Nghị quyết 89/NQ-HĐND năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Số hiệu: | 89/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Lê Đình Sơn |
Ngày ban hành: | 18/07/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 7 năm 2018 |
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP , ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP , ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT , ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT , ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng;
Thực hiện Quyết định số 1786/QĐ-TTg , ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Sau khi xem xét Tờ trình số 217/TTr-UBND, ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua điều chỉnh Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
MỤC TIÊU VÀ PHÂN VÙNG QUY HOẠCH
1. Điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2018-2025, định hướng 2035 đối với lĩnh vực tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, đồng thời tạo lập các cơ sở pháp lý cấp thiết cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
2. Đảm bảo sự đồng bộ, liên vùng, liên hồ, khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước tỉnh.
3. Tạo lập các cơ sở pháp lý và khoa học cho việc ban hành các quyết định liên quan lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; đầu tư khoa học công nghệ mới, nâng cao hiệu quả việc quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
1. Phân bổ và chia sẻ tài nguyên nước phải hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt, sử dụng nước mang lại giá trị kinh tế cao, bảo đảm dòng chảy môi trường.
2. Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất, phối hợp với khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt để cung cấp ổn định nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hạn chế xây dựng các công trình khai thác nước tại các nguồn nước không đảm bảo về chất lượng và trữ lượng.
3. Đảm bảo cấp nước tối thiểu cho sinh hoạt và các vùng có tiềm năng phát triển về nông nghiệp mà hiện trạng đang thiếu nước. Đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (đảm bảo đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích ruộng lúa), du lịch, dịch vụ cho các vùng còn lại của tỉnh.
4. Tăng cường tái sử dụng nước thải phục vụ sản xuất công nghiệp sau khi đã được xử lý và các ngành khác nếu chất lượng đảm bảo.
5. Đảm bảo nước cho hệ sinh thái thủy sinh và duy trì môi trường các dòng sông.
6. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh phân chia thành 03 vùng và phân nhỏ thành các tiểu vùng như sau (phụ lục 01):
1. Vùng I: Thuộc lưu vực sông Cả có diện tích tự nhiên 398.791ha (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 3947/QĐ/BNN-KH, ngày 08 tháng 11 năm 2004), bao gồm 68 xã thuộc các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và 10 xã Bắc huyện Thạch Hà.
2. Vùng II: Bao gồm 16 xã, phường của thành phố Hà Tĩnh, 21 xã còn lại của huyện Thạch Hà và 24 xã của huyện Cẩm Xuyên.
3. Vùng III: Bao gồm toàn bộ huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh và 03 xã phía Nam (Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh) của huyện Cẩm Xuyên.
QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 4. Thứ tự ưu tiên trong phân bổ tài nguyên nước
1. Đảm bảo đủ nước sử dụng cho sinh hoạt cả về số lượng và chất lượng.
2. Đảm bảo cung cấp nước cho ngành nông nghiệp.
3. Đảm bảo cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản.
4. Đảm bảo cung cấp nước cho phát triển du lịch - dịch vụ.
5. Đảm bảo yêu cầu nước cho thủy điện, phát triển công nghiệp, ưu tiên các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.
Điều 5. Lượng nước sử dụng để phân bổ
1. Tổng lượng nước mặt đến trên địa bàn tỉnh lên tới 10,7 tỷ m3 nước. Tuy nhiên, có tới gần 5,2 tỷ m3 nước là lượng nước lũ không thể kiểm soát được (trôi ra biển trong mùa lũ) và chỉ có khoảng 5,5 tỷ m3 nước, chiếm 51,4% là có thể sử dụng được;
2. Tổng lượng nước dưới đất tiềm năng là 6.923.220 m3/ngày tương đương với khoảng 2,53 tỷ m3/năm và tổng trữ lượng có thể khai thác được khoảng 0,253 tỷ m3/năm.
(Phụ lục 02)
Điều 6. Phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng
1. Trong những năm trung bình: Tổng lượng nước đến và tích trữ trên địa bàn toàn tỉnh là 11.360,44 triệu m3; nhu cầu nước sử dụng hiện tại là 2.303,69 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 91,37 triệu m3; đến năm 2025 lượng nước đến là 11.948,67 triệu m3, nhu cầu sử dụng là 2.638,31 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 21,38 triệu m3; đến năm 2035 lượng nước đến là 12228,07 triệu m3, nhu cầu sử dụng là 2760,37 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 19,17 triệu m3;
2. Năm nước đến với tần suất P=85%: Tổng lượng nước đến và tích trữ trên địa bàn toàn tỉnh là 7.844,99 triệu m3; nhu cầu sử dụng hiện tại là 2.303,69 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 137,87 triệu m3; đến năm 2025 lượng nước đến là 8.411,65 triệu m3, nhu cầu sử dụng là 2.638,31 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 63,51 triệu m3; đến năm 2035 lượng nước đến là 8635,03 triệu m3, nhu cầu sử dụng là 2.760,37 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 55,73 triệu m3;
3. Năm nước đến với tần suất P=95%: Tổng lượng nước đến và tích trữ trên địa bàn toàn tỉnh là 6.540,28 triệu m3; nhu cầu sử dụng hiện tại là 2.303,69 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 186,79 triệu m3; đến năm 2025 lượng nước đến là 6.917,23 triệu m3, nhu cầu sử dụng là 2.638,31 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 149,33 triệu m3; đến năm 2035 lượng nước đến là 6.923,44 triệu m3; nhu cầu sử dụng là 2.760,37 triệu m3, lượng nước thiếu trong một số tháng là 174,30 triệu m3;
4. Theo tính toán thì lượng nước đến và tích trữ trên địa bàn toàn tỉnh là khá dồi dào, nhiều hơn lượng nước cần sử dụng rất lớn. Tuy nhiên, do phân bổ không đồng đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng, khu vực nên vẫn không đáp ứng hết các nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế xã hội. Trong trường hợp này, cần ưu tiêu phân bổ nước cho sinh hoạt, dòng chảy môi trường, đảm bảo tỷ lệ 100%, ngành nông nghiệp đạt tỷ lệ phân bổ khoảng 85%.
(Phụ lục 03)
Điều 7. Phân vùng chức năng nguồn nước
Chức năng của nguồn nước chính là mục đích khai thác, sử dụng của các sông, suối, hồ, đập được xác định theo nhiệm vụ cấp nước của từng đối tượng. Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh các sông, suối, hồ, đập chủ yếu có các chức năng cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới nước cho nông nghiệp hoặc cấp nước cho thủy sản. Một số ít con sông, hồ ngoài các chức năng trên còn được sử dụng để cấp nước thủy điện như sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, hồ Kẽ Gỗ, hồ Ngàn Trươi.
(Phụ lục 04)
Điều 8. Mạng giám sát tài nguyên nước
1. Giai đoạn 2018-2020: Duy trì, quản lý 02 trạm thủy văn đo lưu lượng đã có (trạm Hòa Duyệt và Sơn Diệm), bổ sung 10 điểm giám sát phân bổ;
2. Giai đoạn 2020-2025: Duy trì, quản lý 02 trạm thủy văn đo lưu lượng, 10 điểm giám sát phân bổ đã có; bổ sung thêm 02 trạm thủy văn đo lưu lượng và 04 điểm giám sát phân bổ.
3. Giai đoạn 2025-2035: Duy trì, quản lý 04 trạm thủy văn đo lưu lượng, 14 điểm giám phân bổ đã có; bổ sung thêm 03 trạm thủy văn đo lưu lượng.
(Phụ lục 05)
QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Bảo vệ nguồn sinh thủy
a) Bảo vệ và phát triển rừng: Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đến năm 2020 nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ đạt 57%; Đến năm 2020 nâng tổng số diện tích rừng phòng hộ (quy hoạch) lên tổng diện tích 113.218ha, trong đó rừng tự nhiên 80.806ha, rừng trồng 22.015ha, đất chưa có rừng 9.658ha và đất khác 739ha. Quy hoạch chuyển đổi hoặc bổ sung chức năng rừng đặc dụng ở một số khu rừng phòng hộ có giá trị đa dạng sinh học cao ở vùng thượng lưu sông Ngàn Phố, Ngàn Trươi, Ngàn Sâu. Tăng cường diện tích trồng rừng phòng hộ ở các vùng/tiểu vùng có độ dốc lớn, đồng thời tích cực trồng rừng tại những nơi có độ dốc thấp, thảm thực bì thuộc đối tượng trồng rừng để nâng cao hiệu quả của rừng phòng hộ. Quy hoạch rừng phòng hộ gắn liền với các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện đầu nguồn: Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi...
b) Bảo vệ hồ chứa: Tăng cường các biện pháp bảo vệ, duy trì diện tích rừng trong phạm vi lưu vực hồ, cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa, ưu tiên các hồ đang cấp nước đa mục tiêu.
c) Duy trì, phục hồi các nguồn nước: Duy trì dòng chảy tối thiểu trên dòng chính sông Ngàn Phố, Ngàn Trươi, Ngàn Sâu, sông La, sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Quyền... và các sông độc lập ven biển. Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm không đáp ứng được cho mục đích sử dụng sinh hoạt trên các tại các vùng/tiểu vùng (Vùng I, Vùng II, Vùng III). Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm không đáp ứng được cho mục đích tưới, nuôi trồng thủy sản trên các đoạn sông tại các vùng/tiểu vùng, đặc biệt là Vùng III.
d) Lượng nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu (Phụ lục 06).
2. Bảo vệ chất lượng nước mặt
a) Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các khu dùng nước, các sông suối chính, các hộ khai thác sử dụng nước lớn như các hồ thủy điện, thủy lợi, các khu công nghiệp… nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong khai thác tài nguyên nước đặc biệt các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.
b) Xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP , ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
c) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải. Các nguồn nước thải trước khi xả vào nguồn nước phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép.
d) Xác định dòng chảy tối thiểu cho các sông, suối và cần giám sát chặt chẽ để duy trì được dòng chảy tối thiểu.
đ) Tăng cường bảo vệ nguồn sinh thủy bằng cách duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn. Nghiêm cấm khai thác rừng thuộc lưu vực các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh như hồ Bộc Nguyên, hồ Ngàn Trươi, hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác... Đối với các nguồn nước bị cạn kiệt do bồi lấp dòng sông như sông Nghèn, sông Già, sông Rào Cái, sông Quyền... cần rà soát và tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy.
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng nước.
1. Xác định chỉ số hạ thấp mực nước; xác định mực nước hạ thấp cho phép của các tầng chứa nước, ngưỡng giới hạn khai thác nước dưới đất tại các khu vực có nguy cơ hạ thấp mực nước. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác sử dụng nước dưới đất, đảm bảo 100% các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất phải có giấy phép; các hộ gia đình khai thác phải đăng ký khai thác nước với chính, quyền địa phương.
2. Thực hiện bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào, khai thác nước dưới đất theo quy định tại Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT , ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo Thông tư 24/2016/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 11. Mạng giám sát chất lượng nước mặt, nước dưới đất và nước thải
1. Giai đoạn năm 2018-2020: Tổng số điểm quan trắc, giám sát: 167 điểm.
2. Giai đoạn năm 2020-2025: Tổng số điểm quan trắc, giám sát: 173 điểm (tăng 06 điểm so với giai đoạn 2018-2020).
3. Giai đoạn năm 2025- 2035: Tổng số điểm quan trắc, giám sát: 208 điểm quan trắc (tăng 35 điểm so với năm 2020-2025).
Điều 12. Giải pháp phi công trình
1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền:
a) Công bố điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp cơ sở (cấp huyện và cấp xã);
c) Thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong nhân dân: phát tờ rơi, phát động phong trào và khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước...;
d) Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước;
đ) Xây dựng các chương trình phổ biến kiến thức trong nhà trường: phát động cuộc thi tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; tổ chức tham quan đến các địa điểm ô nhiễm và các địa điểm làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên nước.
2. Giải pháp tăng cường năng lực tổ chức bộ máy quản lý
a) Bộ máy quản lý: Thống nhất và củng cố hệ thống quản lý tài nguyên nước từ cấp sở đến các phòng, ban của các huyện, thành phố, thị xã, bảo đảm phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện bố trí cán bộ chuyên môn phù hợp phụ trách quản lý tài nguyên nước.
b) Cơ chế chính sách: Ngoài các quy định về quản lý tài nguyên nước hiện hành, giao các cơ quan chức năng nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung và xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng nhu cầu của người dân, phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh.
3. Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước
a) Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước: Xây dựng chương trình cụ thể để tuyển dụng cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn phù hợp. Tăng cường tập huấn cho các cán bộ về các văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước: Luật tài nguyên nước, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn dưới Luật; nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý tài nguyên nước;
b) Xây dựng, hoàn thiện quy trình vận hành chứa các hồ chứa; điều tiết liên hồ cấp nước; xây dựng qui hoạch phòng chống tác hại của nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác sử dụng, xả thải đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, tiêu thụ công nghiệp, các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung;
c) Xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, cơ chế trách nhiệm giữa các cộng đồng ven sông với các đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên nước và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước;
d) Tăng cường các hoạt động giám sát của các bên liên quan thông qua mạng giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước.
4. Công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước
a) Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước tập trung những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh trong kỳ quy hoạch;
b) Thực hiện chương trình kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo định kỳ; kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước;
c) Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của sở Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương;
d) Thực hiện việc quy hoạch chi tiết khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở từng địa bàn hành chính. Đồng thời, căn cứ diễn biến nguồn tài nguyên nước, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn nước và khai thác, sử dụng nước, định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế;
đ) Xây dựng chương trình giám sát và báo cáo về tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các khu vực thuộc địa bàn tỉnh;
e) Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức cá nhân khai thác nước mặt chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký;
f) Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin;
g) Lập danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước bị kiểm tra, xử lý và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
h) Hoàn tất việc đăng ký, cấp phép, xử lý đối với các công trình khai thác tài nguyên nước đã có để đưa vào quản lý theo quy định;
i) Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước lớn, các công trình có quy mô khai thác lớn và đối với các khu vực nằm trong vùng hạn chế, vùng cấm khai thác;
5. Giải pháp trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn
Trên mỗi lưu vực sông cần ưu tiên trồng vào rừng đầu nguồn và những vùng đất dốc, có cường độ mưa lớn để giảm lượng dòng chảy mặt, tăng khả năng lưu trữ nước ngầm vào mùa lũ, bổ sung nước vào mùa kiệt, từ đó tăng hệ số khai thác nước.
6. Giải pháp xây dựng ngân hàng dữ liệu tài nguyên nước
a) Để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước, xây dựng ngân hàng dữ liệu tài nguyên nước là rất cần thiết. Đây là công cụ đắc lực giúp cho cơ quan quản lý nắm bắt, cập nhật thông tin liên quan đến tài nguyên nước một cách nhanh chóng, đầy đủ.
b) Ngân hàng dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh bao gồm: thông tin về tình hình nguồn nước (số lượng chất lượng), thông tin về công trình khai thác, xả thải trên nguồn nước, thông tin về tình hình cấp phép, thông tin về mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước...
7. Giải pháp về khoa học công nghệ
a) Trong quan trắc, giám sát tài nguyên nước sử dụng công nghệ tự động và truyền số liệu kỹ thuật số từ các trạm quan trắc về trung tâm quản lý dữ liệu;
b) Sử dụng công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) kết hợp với các công cụ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý; công nghệ phân tích ảnh viễn thám;
c) Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để phòng, chống, giảm nhẹ tác động của hạn hán;
d) Áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng tiết kiệm nước, tái sử dụng nước trong các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.
1. Xây dựng mạng quan trắc giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới giám sát tài nguyên nước có nhiệm vụ giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên khu vực; đồng thời theo dõi việc thực hiện quy hoạch phân bổ tài nguyên nước và phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước.
2. Cải tạo và nâng cấp xây dựng công trình điều hòa nguồn nước: Đầu tư kinh phí cho việc thực hiện các dự án, chương trình đề xuất của quy hoạch. Ưu tiên việc xây dựng, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi, Cẩm Trang, sửa chữa các hồ chứa thuộc dự án WB8.
3. Xây dựng phương án và cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với:
a) Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
b) Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;
c) Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
d) Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên
4. Từng bước đầu tư hòa mạng đấu nối giữa các hồ chứa lớn trong toàn tỉnh: Đầu tư nghiên cứu, xây dựng đấu nối hệ thống kênh cấp nước hạ lưu (hoặc trước đập) các hồ chứa lớn nhằm sử dụng tối ưu, bổ sung hỗ trợ, trữ nước, cấp nước của các hồ chứa, tiến tới hoàn thiện hệ thống hòa mạng cấp nước liên hồ trong toàn tỉnh.
Điều 14. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện 19 dự án ưu tiên trong quy hoạch là 144,5 tỷ đồng.
1. Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025: tổng mức đầu tư là 92 tỷ đồng;
2. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2035: tổng mức đầu tư là 52,5 tỷ đồng.
(Phụ lục 07)
Điều 15. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 16. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
|
CHỦ TỊCH |
BẢNG PHÂN VÙNG DÙNG NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)
Diện tích đất Vùng |
Đất tự nhiên (ha) |
Đất nông nghiệp (ha) |
Nuôi trồng thủy sản (ha) |
Hồ chứa |
Trạm bơm |
Đập dâng |
Vùng I |
|
|||||
Tiểu vùng 1.1: Gồm toàn bộ huyện Nghi Xuân |
22.000 |
13.210,8 |
563 |
17 |
8 |
5 |
Tiểu vùng 1.2: Gồm toàn bộ huyện Can Lộc, Lộc Hà, thị xã Hồng Linh, 16 xã vùng giữa huyện Đức Thọ, 10 xã vùng phía Bắc huyện Thạch Hà. |
66.372,73 |
55.994,51 |
789,2 |
36 |
215 |
3 |
Tiểu vùng 1.3: Gồm toàn bộ huyện Hương Sơn |
110.400 |
17.832 |
369 |
88 |
22 |
5 |
Tiểu vùng 1.4: Gồm huyện Hương Khê, Vũ Quang và 05 xã vùng thượng huyện Đức Thọ |
196.448 |
182.012 |
173,2 |
131 |
12 |
17 |
Tiểu vùng 1.5: Gồm 7 xã ngoài đê La Giang, huyện Đức Thọ |
3.571 |
2.731,67 |
65,17 |
|
30 |
1 |
Vùng II: Gồm 16 xã, phường thành phố Hà Tĩnh, 21 xã huyện Thạch Hà và 24 xã huyện Cẩm Xuyên. |
88.323 |
70.807,68 |
1.174,6 |
28 |
82 |
10 |
Vùng III |
|
|||||
Tiểu vùng 3.1: Gồm 03 xã phía Nam huyện Cẩm Xuyên, 07 xã phí Bắc huyện Kỳ Anh. |
22.133,97 |
.18.272,39 |
261,03 |
|
|
|
Tiểu vùng 3.2: Gồm 14 xã phía Nam huyện Kỳ Anh và 12 xã, phường thị xã Kỳ Anh. |
90.551 |
66.321 |
851 |
45 |
12 |
16 |
LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN BỔ
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)
a) Lượng nước mặt sử dụng để phân bổ
TT |
Huyện/thị |
Tổng lượng nước mặt (tr.m3) |
Lượng nước lũ không kiểm soát được (tr.m3) |
Lượng nước mặt có thể sử dụng (tr.m3) |
1 |
Tp. Hà Tĩnh |
112,75 |
21,95 |
90,80 |
2 |
Tx. Hồng Lĩnh |
83,38 |
6,03 |
77,34 |
3 |
Hương Sơn |
1.670,03 |
1.079,62 |
590,42 |
4 |
Đức Thọ |
301,93 |
0,00 |
301,93 |
5 |
Vũ Quang |
1.056,71 |
778,97 |
277,74 |
6 |
Nghi Xuân |
323,08 |
127,90 |
195,18 |
7 |
Can Lộc |
450,06 |
0,00 |
450,06 |
8 |
Hương Khê |
2.244,82 |
1.556,54 |
688,28 |
9 |
Thạch Hà |
692,46 |
183,86 |
508,60 |
10 |
Cẩm Xuyên |
1.323,52 |
136,99 |
1.186,54 |
11 |
Kỳ Anh |
1.621,74 |
847,27 |
774,47 |
12 |
Lộc Hà |
199,60 |
19,89 |
179,71 |
13 |
Tx. Kỳ Anh |
620,47 |
439,75 |
180,72 |
|
Tổng |
10.700,57 |
5.198,78 |
5.501,79 |
b) Lượng nước ngầm sử dụng để phân bổ
STT |
Huyện |
Tổng tiềm năng NDĐ theo huyện (m3/ngày) |
Tổng trữ lượng có thể khai thác trong huyện (m3/ngày) |
1 |
Hương Sơn |
1.149.555 |
114.955 |
2 |
Đức Thọ |
221.982 |
22.198 |
3 |
TX Hồng Lĩnh |
59.551 |
5.955 |
4 |
Nghi Xuân |
278.167 |
27.817 |
5 |
Lộc Hà |
144.507 |
14.451 |
6 |
Can Lộc |
235.323 |
23.532 |
7 |
TP Hà Tĩnh |
105.391 |
10.539 |
8 |
Thạch Hà |
428.750 |
42.875 |
9 |
Cẩm Xuyên |
478.265 |
47.826 |
10 |
Huyện Kỳ Anh |
541.383 |
54.138 |
11 |
TX Kỳ Anh |
161.559 |
16.156 |
12 |
Hương Khê |
2.418.894 |
241.889 |
13 |
Vũ Quang |
699.893 |
69.989 |
|
Tổng |
6.923.220 |
692.320 |
|
(Tính ra tỷ m3/năm) |
2,527 |
0,253 |
TỶ LỆ PHÂN BỔ NƯỚC CHO CÁC VÙNG
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)
(đơn vị: triệu m3)
Kỳ QH |
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
XII |
Tổng |
Năm nước đến Trung Bình |
||||||||||
Hiện trạng |
Wđến |
10,74 |
8,09 |
9,74 |
11,52 |
24,42 |
18,24 |
20,10 |
11,42 |
341,26 |
Wdùng |
9,09 |
10,46 |
11,47 |
11,13 |
8,35 |
5,32 |
5,75 |
10,73 |
95,73 |
|
Wđ-Wd |
1,65 |
-2,37 |
-1,73 |
0,39 |
16,07 |
12,92 |
14,35 |
0,69 |
245,53 |
|
2025 |
Wđ |
11,68 |
8,77 |
10,16 |
12,04 |
25,60 |
17,61 |
19,40 |
12,45 |
342,75 |
Wd |
9,21 |
10,61 |
11,62 |
11,28 |
8,50 |
5,50 |
5,94 |
10,91 |
98,15 |
|
Wđ-Wd |
2,48 |
-1,83 |
-1,46 |
0,75 |
17,10 |
12,11 |
13,46 |
1,53 |
244,60 |
|
2035 |
Wđ |
12,71 |
9,52 |
10,66 |
12,65 |
27,00 |
17,14 |
18,88 |
13,56 |
347,40 |
Wd |
9,40 |
10,80 |
11,81 |
11,47 |
8,69 |
5,69 |
6,13 |
11,10 |
100,44 |
|
Wđ-Wd |
3,31 |
-1,28 |
-1,15 |
1,17 |
18,31 |
11,45 |
12,75 |
2,46 |
246,96 |
|
Năm nước đến 85% |
||||||||||
Hiện trạng |
Wđến |
7,80 |
5,96 |
7,13 |
8,31 |
17,03 |
12,81 |
14,08 |
8,22 |
236,58 |
Wdùng |
9,09 |
10,46 |
11,47 |
11,13 |
8,35 |
5,32 |
5,75 |
10,73 |
95,73 |
|
Wđ-Wd |
-1,29 |
-4,50 |
-4,34 |
-2,82 |
8,68 |
7,48 |
8,33 |
-2,51 |
140,85 |
|
2025 |
Wđ |
8,44 |
6,42 |
7,41 |
8,66 |
17,84 |
12,39 |
13,61 |
8,92 |
237,70 |
Wd |
9,21 |
10,61 |
11,62 |
11,28 |
8,50 |
5,50 |
5,94 |
10,91 |
98,15 |
|
Wđ-Wd |
-0,77 |
-4,19 |
-4,21 |
-2,62 |
9,34 |
6,89 |
7,67 |
-1,99 |
139,55 |
|
2035 |
Wđ |
9,14 |
6,93 |
7,75 |
9,08 |
18,80 |
12,08 |
13,27 |
9,68 |
240,96 |
Wd |
9,40 |
10,80 |
11,81 |
11,47 |
8,69 |
5,69 |
6,13 |
11,10 |
100,44 |
|
Wđ-Wd |
-0,26 |
-3,87 |
-4,06 |
-2,40 |
10,11 |
6,39 |
7,14 |
-1,43 |
140,51 |
|
Năm nước đến 95% |
||||||||||
Hiện trạng |
Wđến |
6,27 |
4,85 |
5,76 |
6,63 |
13,18 |
9,97 |
10,94 |
6,55 |
181,92 |
Wdùng |
9,09 |
10,46 |
11,47 |
11,13 |
8,35 |
5,32 |
5,75 |
10,73 |
95,73 |
|
Wđ-Wd |
-2,82 |
-5,62 |
-5,71 |
-4,50 |
4,83 |
4,65 |
5,19 |
-4,18 |
86,19 |
|
2025 |
Wđ |
6,75 |
5,20 |
5,98 |
6,90 |
13,79 |
9,66 |
10,59 |
7,07 |
182,82 |
Wd |
9,21 |
10,61 |
11,62 |
11,28 |
8,50 |
5,50 |
5,94 |
10,91 |
98,15 |
|
Wđ-Wd |
-2,46 |
-5,41 |
-5,64 |
-4,38 |
5,29 |
4,16 |
4,65 |
-3,84 |
84,67 |
|
2035 |
Wđ |
6,75 |
5,20 |
5,98 |
6,90 |
13,79 |
9,66 |
10,59 |
7,07 |
182,82 |
Wd |
9,40 |
10,80 |
11,81 |
11,47 |
8,69 |
5,69 |
6,13 |
11,10 |
100,44 |
|
Wđ-Wd |
-2,65 |
-5,60 |
-5,83 |
-4,57 |
5,09 |
3,97 |
4,46 |
-4,03 |
82,37 |
Ghi chú: Lượng nước đến phân bổ ở bảng trên có kể thêm lượng nước từ các hồ chứa và trạm bơm lấy nước trên sông Lam
PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)
TT |
Tên sông |
Từ vị trí |
Đến vị trí |
Chức năng chính của nguồn nước |
1 |
Sông Lam |
Ngã 3 chợ Tràng (sông La đổ vào sông Cả) |
Cửa Hội |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho công nghiệp 4. Cấp nước cho giao thông thủy 5. Cấp nước cho thủy sản |
2 |
Sông Ngàn Phố |
Từ thượng nguồn tại xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn |
Ngã 3 Linh cảm (Ngàn Phố giao Ngàn Sâu) |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho công nghiệp 4. Cấp nước cho giao thông thủy 5. Cấp nước cho thủy sản 6. Cấp nước cho thủy điện |
3 |
Sông Ngàn Trươi |
Từ sau hồ Ngàn Trươi |
Ngã 3 Hòa Duyệt (Ngàn Trươi đổ vào Ngàn Sâu) |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho công nghiệp 4. Cấp nước cho giao thông thủy 5. Cấp nước cho thủy sản 6. Cấp nước cho thủy điện |
4 |
Sông Ngàn Sâu |
Từ thượng nguồn tại xã Hương Lâm |
Ngã 3 Linh cảm (Ngàn Phố giao Ngàn Sâu) |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho công nghiệp 4. Cấp nước cho giao thông thủy 5. Cấp nước cho thủy sản 6. Cấp nước cho thủy điện |
5 |
Sông Nghèn |
Cống Trung Lương |
Nhập lưu sông Rào Cái (xã Hộ Độ) |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho công nghiệp 4. Cấp nước cho giao thông thủy 5. Cấp nước cho thủy sản |
6 |
Sông Già |
Núi Động Bút |
Nhập lưu sông Nghèn |
1. Cấp nước cho nông nghiệp 2. Cấp nước cho thủy sản |
7 |
Sông Cày |
Núi Tắc Cam |
Nhập lưu sông Nghèn |
1. Cấp nước cho nông nghiệp 2. Cấp nước cho thủy sản |
8 |
Sông Rào Cái |
Hồ Kẻ Gỗ |
Đến sông Gia Hội |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho thủy sản 4. Giao thông thủy 5. Cấp nước cho thủy điện |
9 |
Sông Gia Hội |
Thượng nguồn tại xã Cẩm Thạch, Cẩm Xuyên |
Đổ vào sông Cửa Nhượng |
1. Cấp nước cho thủy sản |
10 |
Sông Đồng Kèn |
Núi Ông Bảng |
Biển |
1. Cấp nước cho thủy sản |
11 |
Sông Cửa Sót |
Từ Hộ Độ (hợp lưu Rào Cái và sông Nghèn) |
Biển |
1. Cấp nước cho thủy sản 2. Giao thông thủy |
12 |
Sông Rác |
Sau hồ Sông Rác huyện Kỳ Anh |
Cửa Nhượng |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho thủy sản 4. Cấp nước cho công nghiệp |
13 |
Sông Quyền |
Núi Phượng Hoàng, xã Cẩm Sơn |
Đổ vào sông Cửa Nhượng |
1. Cấp nước cho nông nghiệp 2. Cấp nước cho thủy sản |
14 |
Sông Trí |
Sau hồ Thượng Sông Trí |
Cửa Khẩu, xã Kỳ Hải, Kỳ Anh |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3 . Cấp nước cho thủy sản 4. Cấp nước cho công nghiệp |
15 |
Sông Rào Trổ |
Sau hồ Rào Trổ (huyện Kỳ Anh) |
Ranh giới tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình |
1. Cấp nước cho sinh hoạt 2. Cấp nước cho nông nghiệp 3. Cấp nước cho thủy sản 4. Cấp nước cho công nghiệp |
16 |
Sông Quyền |
Núi Hoành Sơn, Kỳ Anh |
Cửa Khẩu, xã Kỳ Ninh, Kỳ Anh |
1. Cấp nước cho nông nghiệp 2. Cấp nước cho thủy sản 3. Cấp nước cho công nghiệp |
MẠNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)
a) Mạng giám sát phân bổ nguồn nước tại các trạm thủy văn do lưu lượng
TT |
Tên trạm |
Tên Sông |
Địa điểm |
Vị trí |
Kỳ quy hoạch |
Ghi chú |
||||
Xã |
Huyện |
Kinh độ |
Vĩ độ |
đến 2020 |
đến 2025 |
đến 2035 |
||||
1 |
Chu Lễ |
Ngàn Sâu |
Hương Thủy |
Hương Khê |
1054300 |
181100 |
|
|
x |
KP-XM |
2 |
Hòa Duyệt |
Ngàn Sâu |
Đức Liên |
Đức Thọ |
1053556 |
182244 |
x |
x |
x |
ĐHĐ |
3 |
Kẻ Gỗ |
Rào Cái |
Cẩm Mỹ |
Cẩm Xuyên |
1055507 |
181226 |
|
x |
x |
KP-XM |
4 |
La Khê |
Ngàn Sâu |
Hương Trạch |
Hương Khê |
1054900 |
180400 |
|
|
x |
KP-XM |
5 |
Sông Rác |
Rác |
Cẩm Lạc |
Cẩm Xuyên |
1060500 |
181100 |
|
|
x |
KP-XM |
6 |
Sơn Diệm |
Ngàn Phố |
Sơn Diệm |
Hương Sơn |
1052140 |
183027 |
x |
x |
x |
ĐHĐ |
7 |
Trại Trụ |
Tiêm |
Hương Phú |
Hương Khê |
1053452 |
181056 |
|
x |
x |
KP-XM |
Tổng cộng |
02 |
04 |
07 |
|
b) Mạng giám sát phân bổ nguồn nước tại các công trình khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nước
Ký hiệu |
Vị trí |
Địa điểm |
Giai đoạn |
|||
Xã |
Huyện |
2018-2020 |
2020-2025 |
2025-2035 |
||
PB1 |
Hồ Bộc Nguyên |
Cẩm Thạch |
Cẩm Xuyên |
x |
x |
x |
PB2 |
Hồ Kẻ Gỗ |
Cẩm Mỹ |
Cẩm Xuyên |
x |
x |
x |
PB3 |
Hồ Sông Rác |
Cẩm Minh |
Cẩm Xuyên |
x |
x |
x |
PB4 |
Hồ Thượng Tuy |
Cẩm Sơn |
Cẩm Xuyên |
x |
x |
x |
PB5 |
Hồ Thượng Sông Trí |
Kỳ Hoa |
Kỳ Anh |
x |
x |
x |
PB6 |
Hồ Kim Sơn |
Kỳ Hoa |
Kỳ Anh |
x |
x |
x |
PB7 |
Hồ Đá Hàn |
Hòa Hải |
Hương Khê |
x |
x |
x |
PB8 |
Hồ Cửa Thờ-Trại Tiểu |
Đồng Lộc, Mỹ Lộc |
Can Lộc |
|
x |
x |
PB9 |
Hồ Vực Trống |
Phú Lộc |
Can Lộc |
|
x |
x |
PB10 |
Hồ Cu Lây-Trường Lão |
Phúc Lộc |
Can Lộc |
|
x |
x |
PB11 |
Hồ Bình Hà |
Thường Nga |
Can Lộc |
|
x |
x |
PB12 |
Hồ Ngàn Trươi |
- |
Vũ Quang |
x |
x |
x |
PB13 |
Đập Vũ Quang |
- |
Vũ Quang |
x |
x |
x |
PB14 |
Hồ Rào Trổ |
- |
TX Kỳ Anh |
x |
x |
x |
Tổng cộng |
|
|
|
10 |
14 |
14 |
LƯỢNG NƯỚC ĐẢM BẢO DÒNG CHẢY TỐI THIỂU
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)
a) Lượng nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu theo địa giới hành chính
(Đơn vị: m3/s)
Huyện |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Tổng |
Tp. Hà Tĩnh |
0,80 |
0,72 |
0,80 |
0,78 |
0,80 |
0,78 |
0,80 |
0,80 |
0,78 |
0,80 |
0,78 |
0,80 |
9,44 |
Hồng Lĩnh |
0,56 |
0,51 |
0,56 |
0,54 |
0,56 |
0,54 |
0,56 |
0,56 |
0,54 |
0,56 |
0,54 |
0,56 |
6,58 |
Hương Sơn |
11,35 |
10,25 |
11,35 |
10,99 |
11,35 |
10,99 |
11,35 |
11,35 |
10,99 |
11,35 |
10,99 |
11,35 |
133,65 |
Đức Thọ |
2,04 |
1,85 |
2,04 |
1,98 |
2,04 |
1,98 |
2,04 |
2,04 |
1,98 |
2,04 |
1,98 |
2,04 |
24,05 |
Vũ Quang |
7,29 |
6,58 |
7,29 |
7,05 |
7,29 |
7,05 |
7,29 |
7,29 |
7,05 |
7,29 |
7,05 |
7,29 |
85,83 |
Nghi Xuân |
2,18 |
1,97 |
2,18 |
2,11 |
2,18 |
2,11 |
2,18 |
2,18 |
2,11 |
2,18 |
2,11 |
2,18 |
25,64 |
Can Lộc |
3,05 |
2,75 |
3,05 |
2,95 |
3,05 |
2,95 |
3,05 |
3,05 |
2,95 |
3,05 |
2,95 |
3,05 |
35,88 |
Hương Khê |
15,67 |
14,15 |
15,67 |
15,16 |
15,67 |
15,16 |
15,67 |
15,67 |
15,16 |
15,67 |
15,16 |
15,67 |
184,47 |
Thạch Hà |
4,91 |
4,43 |
4,91 |
4,75 |
4,91 |
4,75 |
4,91 |
4,91 |
4,75 |
4,91 |
4,75 |
4,91 |
57,78 |
Cẩm Xuyên |
9,47 |
8,55 |
9,47 |
9,16 |
9,47 |
9,16 |
9,47 |
9,47 |
9,16 |
9,47 |
9,16 |
9,47 |
111,47 |
Kỳ Anh |
11,65 |
10,52 |
11,65 |
11,27 |
11,65 |
11,27 |
11,65 |
11,65 |
11,27 |
11,65 |
11,27 |
11,65 |
137,12 |
Lộc Hà |
1,38 |
1,25 |
1,38 |
1,34 |
1,38 |
1,34 |
1,38 |
1,38 |
1,34 |
1,38 |
1,34 |
1,38 |
16,28 |
Tx Kỳ Anh |
4,47 |
4,04 |
4,47 |
4,33 |
4,47 |
4,33 |
4,47 |
4,47 |
4,33 |
4,47 |
4,33 |
4,47 |
52,69 |
b) Lượng nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu theo phân vùng sử dụng nước
(Đơn vị: m3/s)
Tiểu vùng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Tổng |
Tiểu vùng 1.1 |
2,71 |
2,44 |
2,71 |
2,62 |
2,71 |
2,62 |
2,71 |
2,71 |
2,62 |
2,71 |
2,62 |
2,71 |
31,89 |
Tiểu vùng 1.2 |
8,65 |
7,81 |
8,65 |
8,37 |
8,65 |
8,37 |
8,65 |
8,65 |
8,37 |
8,65 |
8,37 |
8,65 |
101,84 |
Tiểu vùng 1.3 |
14,26 |
12,88 |
14,26 |
13,80 |
14,26 |
13,80 |
14,26 |
14,26 |
13,80 |
14,26 |
13,80 |
14,26 |
167,9 |
Tiểu vùng 1.4 |
28,89 |
26,09 |
28,89 |
27,96 |
28,89 |
27,96 |
28,89 |
28,89 |
27,96 |
28,89 |
27,96 |
28,89 |
340,16 |
Tiểu vùng 1.5 |
0,43 |
0,39 |
0,43 |
0,41 |
0,43 |
0,41 |
0,43 |
0,43 |
0,41 |
0,43 |
0,41 |
0,43 |
5,02 |
Tiểu vùng 2 |
15,51 |
14,01 |
15,51 |
15,01 |
15,51 |
15,01 |
15,51 |
15,51 |
15,01 |
15,51 |
15,01 |
15,51 |
182,64 |
Tiểu vùng 3.1 |
3,84 |
3,47 |
3,84 |
3,72 |
3,84 |
3,72 |
3,84 |
3,84 |
3,72 |
3,84 |
3,72 |
3,84 |
45,25 |
Tiểu vùng 3.2 |
16,50 |
14,90 |
16,50 |
15,96 |
16,50 |
15,96 |
16,50 |
16,50 |
15,96 |
16,50 |
15,96 |
16,50 |
194,22 |
DANH MỤC DỰ ÁN THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)
(Đơn vị: triệu đồng)
STT |
Tên dự án |
Nguồn kinh phí |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Kinh phí |
|
Đến 2025 |
Đến 2035 |
|||||
I |
NHÓM GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH |
76.000 |
39.500 |
|||
1 |
Chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về TNN |
NSNN |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
1.000 |
1.000 |
2 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về TNN phục vụ công tác quản lý TNN tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
8.000 |
|
3 |
Thống kê, kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
8.000 |
|
4 |
Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nguồn nước mặt |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
2.000 |
2.000 |
5 |
Khoanh định khu vực cấm, hạn chế khai thác và khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
4.000 |
4.000 |
6 |
Quy hoạch lưu vực sông tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
5.000 |
|
7 |
Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
2.000 |
|
8 |
Xây dựng, hoàn chỉnh quy trình vận hành hồ chứa của một số hồ chính trên địa bàn tỉnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở NN&PTNT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
2.000 |
|
9 |
Điều tra, đánh giá chi tiết TNN dưới đất phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho vùng núi tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
10.000 |
|
10 |
Xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt chính, quan trọng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
8.000 |
8.000 |
11 |
Điều tra, đánh giá thực trạng về trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước dưới đất tại các giếng khoan, lập kế hoạch khai thác sử dụng nước dưới đất tại các giếng khoan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
10.000 |
20.000 |
12 |
Phát triển rừng phòng hộ các địa bàn đầu nguồn quan trọng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở NN&PTNT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
10.000 |
|
13 |
Điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu TNN tỉnh Hà Tĩnh phục vụ công tác quản lý |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
|
2.000 |
14 |
Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến TNNM, và khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng TNNM trong điều kiện biến đổi khí hậu |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
|
1.500 |
15 |
Nghiên cứu, xây dựng mô hình dự báo hạn hán nhằm khai thác nước hợp lý cho nông nghiệp khu vực Lộc Hà |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
|
1.000 |
16 |
Qui hoạch phòng chống tác hại của nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
3.000 |
|
17 |
Nghiên cứu xác định giải pháp đấu nối hòa mạng và điều tiết cấp nước liên hồ chứa lớn trong toàn tỉnh đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT/ Sở KH&CN |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
3.000 |
|
II |
NHÓM GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH |
16.000 |
13.000 |
|||
1 |
Xây dựng bể, lu chứa nước theo quy mô làng xã phục vụ cấp nước khu vực vùng cao khan hiếm nước tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở NN&PTNT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
16.000 |
10.000 |
2 |
Xây dựng mạng quan trắc, giám sát TNN tỉnh Hà Tĩnh |
NSNN, các nguồn huy động/tài trợ khác |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành, địa phương liên quan |
|
3.000 |
Thông tư 75/2017/TT-BTNMT về quy định bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất Ban hành: 29/12/2017 | Cập nhật: 03/02/2018
Thông tư 64/2017/TT-BTNMT về quy định xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng Ban hành: 22/12/2017 | Cập nhật: 16/01/2018
Thông tư 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt Ban hành: 09/09/2016 | Cập nhật: 19/09/2016
Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước Ban hành: 29/09/2015 | Cập nhật: 23/10/2015
Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước Ban hành: 06/05/2015 | Cập nhật: 07/05/2015
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước Ban hành: 27/11/2013 | Cập nhật: 02/12/2013
Quyết định 1786/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 27/11/2012 | Cập nhật: 03/12/2012