Nghị quyết 82/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu: 82/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Muôn
Ngày ban hành: 09/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Khiếu nại, tố cáo, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2017/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 09 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC CHI BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHÁN ÁNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

Xét Tờ trình số 3507/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành quy định mức chi bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số 61/BC-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Ban Pháp chế - Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Mức chi bồi dưỡng áp dụng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, Điều 20 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, cụ thể:

a) Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; địa điểm tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.

b) Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; địa điểm tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.

c) Địa điểm tiếp công dân cấp xã.

d) Địa điểm tiếp công dân tại đơn vị sự nghiệp công lập khác.

2. Đối tượng áp dụng

Mức chi bồi dưỡng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, cụ thể:

a) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

c) Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

d) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng, mức chi, nguồn kinh phí thực hiện

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Mức chi bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc theo quy định đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1.

b) Mức chi bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế đối với các đối tượng quy định tại Điểm b, c, d, Khoản 2, Điều 1. Trường hợp các đối tượng này khi tham gia tiếp công dân xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng tại quy định này.

2. Mức chi

a) Mức chi bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc cho các đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 chưa hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề được bồi dưỡng với mức chi như sau:

Các đối tượng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh được bồi dưỡng 50.000 đồng/1 ngày/1 người.

Các đối tượng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo tại trụ sở tiếp công dân cấp huyện, địa điểm tiếp công dân các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh được bồi dưỡng 30.000 đồng/1 ngày/1 người.

Các đối tượng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, địa điểm tiếp công dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và địa điểm tiếp công dân tại các đơn vị sự nghiệp công lập khác được bồi dưỡng 20.000 đồng/1 ngày/1 người.

Trường hợp các đối tượng được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 đang hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng bằng 80% mức chi nêu trên.

b) Mức chi bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế đối với các đối tượng được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1 chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân thì được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng mức 80.000 đồng/1 ngày/1 người.

c) Các đối tượng quy định tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 1 được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/1 ngày/1 người.

3. Nguồn kinh phí thực hiện

a) Nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gồm:

- Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành;

- Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Các nguồn kinh phí khác (nếu có).

b) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại Điểm a, d, Khoản 2, Điều 1 thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.

c) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại Điểm b, c, Khoản 2, Điều 1 do cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.

4. Thời điểm áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 279/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về việc quy định mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lò Văn Muôn

 

 

 

- Điều này được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 130/NQ-HĐND năm 2019

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2019 tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:

1. Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020, bao gồm:

1.1. Vốn cân đối ngân sách địa phương: điều chỉnh 463 tỷ 997 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn của 115 dự án để bổ sung vốn cho 10 dự án mới và tăng vốn cho 03 dự án.

(Chi tiết như Biểu số 01 kèm theo)

1.2. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia: điều chỉnh 76 tỷ 776 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn của 214 dự án để bổ sung vốn cho 42 dự án.

(Chi tiết như Biểu số 02, 03, 04, 05 kèm theo)

1.3. Phân bổ 10% vốn dự phòng trung hạn 2016-2020 Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên: Tổng số vốn phân bổ 102 tỷ 910 triệu đồng.

(Chi tiết như Biểu số 06 kèm theo).

1.4. Thông qua nội dung điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu, vốn nước ngoài giai đoạn 2016-2020, trong đó:

- Vốn chương trình mục tiêu: điều chỉnh 14 tỷ 940 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn của 06 dự án để bổ sung vốn cho 03 dự án.

- Vốn ODA (vốn nước ngoài): điều chỉnh 28 tỷ 541 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn của 03 dự án để bổ sung vốn cho 02 dự án.

(Chi tiết như Biểu số 07, 08 kèm theo)

2. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2019, bao gồm:

2.1. Bổ sung chi tiết vốn đầu tư phát triển năm 2019 từ nguồn vốn kết dư năm 2018 là 17 tỷ 972,606 triệu đồng, trong đó:

- Vốn cân đối NSĐP (bao gồm cả vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất): 17 tỷ 639,374 triệu đồng.

- Vốn xổ số kiến thiết: 333,232 triệu đồng.

(Chi tiết như Biểu số 09, 10 kèm theo)

2.2. Điều chỉnh vốn cân đối ngân sách địa phương: điều chỉnh 28 tỷ 641 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn của 17 dự án để bổ sung vốn cho 12 dự án.

(Chi tiết như Biểu số 11 kèm theo)

2.3. Điều chỉnh vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: Tổng số 86 tỷ 462,92 triệu đồng, trong đó:

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: điều chỉnh 51 tỷ 450 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn đã duyệt của 10 huyện, thị xã, thành phố bổ sung cho 04 huyện theo Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016 - 2020.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững: điều chỉnh 35 tỷ 012,92 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn của 13 dự án để bổ sung vốn cho 15 dự án.

(Chi tiết như Biểu số 12 kèm theo).

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 144/NQ-HĐND năm 2019

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020, phân bổ chi tiết, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2019 và phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2020, tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:

1. Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 bao gồm:

1.1. Vốn cân đối ngân sách địa phương: Tổng Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 là 3.165 tỷ 992 triệu đồng, tăng 7 tỷ 889 triệu đồng so với đầu kỳ.

(Chi tiết như Biểu số 01 kèm theo)

1.2. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia: Tổng Kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 là 2.701 tỷ 704 triệu đồng, tăng 393 tỷ 863 triệu đồng so với đầu kỳ.

(Chi tiết như Biểu số 2a, 2b, 2c kèm theo)

2. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2019

2.1. Điều chỉnh vốn cân đối ngân sách địa phương: điều chỉnh 48 tỷ 796 triệu đồng từ việc cắt giảm vốn của 35 dự án để bổ sung vốn cho 21 dự án.

(Chi tiết như Biểu số 03 kèm theo)

2.2. Điều chỉnh vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: Tổng số 59 tỷ 621 triệu đồng.

(Chi tiết như Biểu số 04 kèm theo)

2.3. Điều chỉnh vốn nước ngoài thuộc Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả (vốn WB): Điều chỉnh giảm vốn 14 tiểu dự án để điều chỉnh tăng vốn cho 02 tiểu dự án thuộc Chương trình tổng số vốn ODA là 2 tỷ 230 triệu đồng (Ngân sách trung ương cấp phát 2 tỷ 013 triệu đồng, vay lại 217 triệu đồng).

(Chi tiết như Biểu số 05 kèm theo)

2.4. Phân bổ chi tiết Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2019.

Tổng kế hoạch vốn chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2019 là 10 tỷ 743 triệu đồng, trong đó: Thanh toán khối lượng trồng rừng phòng hộ năm 2018 là 3 tỷ 708 triệu đồng; Chăm sóc rừng trồng 5 tỷ 412 triệu đồng; Trồng rừng tập trung 1 tỷ 623 triệu đồng.

(Chi tiết như Biểu số 06 kèm theo)

3. Giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2020: Tổng số vốn là 2.297 tỷ 807 triệu đồng, trong đó:

- Vốn cân đối ngân sách địa phương: 726 tỷ đồng;

- Vốn Chương trình mục tiêu: 515 tỷ 174 triệu đồng;

- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: 633 tỷ 533 triệu đồng;

- Vốn nước ngoài: 423 tỷ 100 triệu đồng.

(Chi tiết như Biểu số 34, 35, 35a, 35b, 35c, 42 kèm theo)

Xem nội dung VB