Nghị quyết 73/2012/NQ-HĐND quy định chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Phú Yên
Số hiệu: | 73/2012/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên | Người ký: | Huỳnh Tấn Việt |
Ngày ban hành: | 13/12/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2012/NQ-HĐND |
Tuy Hòa, ngày 13 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH PHÚ YÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 524/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Quốc hội khóa XIII;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 05/TTr-HĐND ngày 07/12/2012 của Thường trực HĐND tỉnh về việc quy định một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Phú Yên; ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Phú Yên, có chi tiết kèm theo Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày được HĐND tỉnh thông qua.
Một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Phú Yên được áp dụng từ ngày 01/01/2013.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 133/2009/NQ-HĐND ngày 09/7/2009 của HĐND tỉnh về quy định một số chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động HĐND các cấp tỉnh Phú Yên và Nghị quyết 166/2010/NQ-HĐND ngày 18/10/2010 của HĐND tỉnh về bổ sung khoản 1, Điều 13 của Nghị quyết số 133/2009/NQ- HĐND.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, tăng cường đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 13/12/2012./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 73/2012/NQ – HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh Phú Yên)
Quy định này áp dụng đối với HĐND các cấp, đại biểu mời dự và các đối tượng khác tham gia phục vụ hoạt động của HĐND.
1. Việc chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động HĐND phải có trong dự toán được giao, đảm bảo đúng chế độ, định mức, đối tượng theo quy định này và các quy định khác của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Các khoản chi phục vụ hoạt động HĐND cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo và được cân đối vào dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng có hiệu quả kinh phí được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Một số từ ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
- Phục vụ gián tiếp: Là những cá nhân không tham gia trực tiếp vào công tác tham mưu, phục vụ các hoạt động HĐND, như: lái xe, nhân viên bảo vệ, nhân viên lễ tân, kế toán, cảnh vệ, văn thư - lưu trữ,…
- Phục vụ trực tiếp: Là những cá nhân tham gia thực hiện những công việc như: chuẩn bị tài liệu, thư ký, viết báo cáo và những công việc khác để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp HĐND, hoạt động khảo sát, giám sát, tiếp xúc cử tri, các cuộc họp do Thường trực HĐND, các Ban HĐND tổ chức.
- Cấp xã: Được hiểu là HĐND xã, phường, thị trấn.
Điều 4. Chi cho công tác xây dựng các báo cáo phục vụ kỳ họp HĐND và chỉnh lý dự thảo nghị quyết
1. Chi công tác dự thảo, tổng hợp ý kiến và hoàn thiện báo cáo thẩm tra:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo.
- Cấp thành phố, thị xã: 300.000 đồng/báo cáo.
- Cấp xã: 200.000 đồng/báo cáo.
2. Chi công tác dự thảo và hoàn thiện báo cáo kết quả hoạt động giám sát 6 tháng đầu năm, cả năm và tổng kết nhiệm kỳ của HĐND:
- Cấp tỉnh: 250.000 đồng/báo cáo.
- Cấp thành phố, thị xã: 200.000 đồng/báo cáo.
- Cấp xã: 150.000 đồng/báo cáo.
3. Chi công tác chỉnh lý dự thảo nghị quyết của HĐND:
- Cấp tỉnh: 150.000 đồng/nghị quyết.
- Cấp thành phố, thị xã: 100.000 đồng/nghị quyết.
- Cấp xã: 50.000 đồng/nghị quyết.
Điều 5. Chi tham gia góp ý xây dựng các dự án luật, pháp lệnh do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức
1. Chi cho đại biểu dự họp:
- Người chủ trì: 150.000 đồng/người/buổi.
- Đại biểu dự họp: 100.000 đồng/người/buổi.
2. Chi cho các thành viên tham gia góp ý bằng văn bản: 250.000 đồng/văn bản (khi có yêu cầu).
Điều 6. Chi cho công tác khảo sát, giám sát do Thường trực HĐND, Ban HĐND quyết định thành lập
1. Chi xây dựng quyết định, kế hoạch, đề cương và các tài liệu liên quan phục vụ khảo sát, giám sát:
- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/bộ tài liệu.
- Cấp thành phố, thị xã: 200.000 đồng/bộ tài liệu.
- Cấp xã: 100.000 đồng/bộ tài liệu.
2. Chi xây dựng nghị quyết về giám sát trên cơ sở kết quả giám sát (cấp tỉnh): 1.000.000/nghị quyết.
3. Chi cho đoàn giám sát, khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện Nghị quyết của HĐND các cấp.
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, các đoàn giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND, Ban của HĐND được chi bồi dưỡng như sau:
a) Đối với người chủ trì:
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/ngày.
- Cấp thành phố, thị xã: 150.000 đồng/người/ngày.
- Cấp xã: 100.000 đồng/người/ngày.
b) Đối với đại biểu HĐND, thành viên chính thức và thư ký của đoàn giám sát:
- Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/ngày.
- Cấp thành phố, thị xã: 100.000 đồng/người/ngày.
- Cấp xã: 50.000 đồng/người/ngày.
c) Đối với phóng viên báo đài, nhân viên phục vụ gián tiếp (cấp tỉnh, thị xã, thành phố): 50.000 đồng/người/ngày.
4. Tổng hợp lập kết quả giám sát, khảo sát:
- Cấp tỉnh: 350.000 đồng/báo cáo.
- Cấp thành phố, thị xã: 250.000 đồng/báo cáo.
- Cấp xã: 100.000 đồng/báo cáo.
5. Chi giám sát văn bản quy phạm pháp luật:
Mức chi áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
1. Chi hỗ trợ cho mỗi điểm tiếp xúc cử tri để chi phí các khoản cần thiết như:
Trang trí, nước uống, bảo vệ và các khoản chi khác:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/điểm/lần.
- Cấp thành phố, thị xã: 300.000 đồng/điểm/lần.
- Cấp xã: 200.000 đồng/điểm/lần.
2. Chi cho đại biểu HĐND, đại diện chính quyền, tổ chức tham gia:
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi.
- Cấp thành phố, thị xã: 70.000 đồng/người/buổi.
- Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.
3. Chi cho cán bộ, chuyên viên phục vụ trực tiếp:
- Cấp tỉnh: 70.000 đồng/người/buổi.
- Cấp thành phố, thị xã: 50.000 đồng/người/buổi.
- Cấp xã: 30.000 đồng/người/buổi.
4. Chi cho nhân viên phục vụ gián tiếp; phóng viên báo, đài:
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/buổi.
- Cấp thành phố, thị xã: 30.000 đồng/người/buổi.
- Cấp xã: 20.000 đồng/người/buổi.
5. Chi công tác dự thảo và hoàn thiện báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri trình tại kỳ họp HĐND:
- Cấp tỉnh: 350.000 đồng/báo cáo.
- Cấp thành phố, thị xã: 250.000 đồng/báo cáo.
- Cấp xã: 150.000 đồng/báo cáo.
Điều 8. Chế độ chi tiêu phục vụ kỳ họp HĐND, kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ HĐND các cấp
1. Hỗ trợ phòng nghỉ
- Cấp tỉnh:
Đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu khách mời dự họp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước nếu có nhu cầu nghỉ tại nhà khách, khách sạn thì đề nghị Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh bố trí chỗ nghỉ tại nhà khách, khách sạn theo mức quy định chung của tỉnh hoặc tự liên hệ chỗ nghỉ thanh toán theo mức quy định chung của tỉnh (có chứng từ hợp lệ kèm theo).
Đại biểu HĐND tỉnh và khách mời được hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện theo quy định chung của tỉnh về chế độ công tác phí.
- Đối với HĐND cấp thành phố, thị xã và HĐND cấp xã: đại biểu tự túc chỗ nghỉ.
2. Chi hỗ trợ tiền ăn đối với đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian tham dự kỳ họp HĐND thực hiện theo quy định chung của tỉnh.
3. Chế độ trong thời gian tham dự kỳ họp HĐND
a) Chế độ đối với đại biểu HĐND và khách mời tham dự kỳ họp:
- Cấp tỉnh:
+ Chủ tọa: 200.000 đồng/người/ngày.
+ Thư ký: 150.000 đồng/người/ngày.
+ Đại biểu và khách mời tham dự: 100.000 đồng/người/ngày.
- Cấp thành phố, thị xã:
+ Chủ tọa: 150.000 đồng/người/ngày.
+ Thư ký: 100.000 đồng/người/ngày.
+ Đại biểu và khách mời tham dự: 70.000 đồng/người/ngày.
- Cấp xã:
+ Chủ tọa: 100.000 đồng/người/ngày.
+ Thư ký: 70.000 đồng/người/ngày.
+ Đại biểu và khách mời tham dự: 50.000 đồng/người/ngày.
b) Chế độ đối với cán bộ, chuyên viên phục vụ trực tiếp kỳ họp HĐND:
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/ngày.
- Cấp thành phố, thị xã: 50.000 đồng/người/ngày.
- Cấp xã: 30.000 đồng/người/ngày.
c) Chế độ đối với nhân viên phục vụ gián tiếp, phóng viên báo đài, lực lượng công an bảo vệ (nếu có):
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/ngày.
- Cấp thành phố, thị xã: 30.000 đồng/người/ngày.
- Cấp xã: 20.000 đồng/người/ngày.
1. Đối với các thành viên tham dự cuộc họp:
- Cấp tỉnh:
+ Người chủ trì: 150.000 đồng/người/buổi.
+ Thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi.
- Cấp thành phố, thị xã:
+ Người chủ trì: 100.000 đồng/người/buổi.
+ Thành viên tham dự: 70.000 đồng/người/buổi.
- Cấp xã:
+ Người chủ trì: 70.000 đồng/người/buổi.
+ Thành viên tham dự: 50.000 đồng/người/buổi.
Đại biểu HĐND, đại biểu được mời (kể cả cán bộ, công chức, viên chức được trưng tập nhưng không phải là đại biểu HĐND) tham gia các hoạt động của HĐND đều được HĐND thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành.
Điều 10. Chi hỗ trợ đối với đại biểu HĐND
1. Chi hỗ trợ may trang phục và trang bị cặp xách đựng tài liệu:
- Cấp tỉnh: 5.000.000 đồng/đại biểu/nhiệm kỳ.
- Cấp thành phố, thị xã: 3.000.000 đồng/đại biểu/nhiệm kỳ.
- Cấp xã: 2.000.000 đồng/đại biểu/nhiệm kỳ.
2. Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ đại biểu HĐND :
- Tổ đại biểu HĐND tỉnh: 500.000 đồng/kỳ họp thường lệ.
- Tổ đại biểu HĐND thành phố, thị xã: 300.000 đồng/kỳ họp thường lệ.
- Tổ đại biểu HĐND xã: 100.000 đồng/kỳ họp thường lệ.
3. Chế độ tài liệu và báo chí phục vụ hoạt động HĐND (thực hiện theo chế độ khoán):
- Đối với đại biểu HĐND tỉnh: 500.000 đồng/người/tháng.
- Đối với đại biểu HĐND thị xã, thành phố: 300.000đồng/người/tháng.
- Đối với đại biểu HĐND xã: 200.000 đồng/người/tháng.
4. Căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động tại một số tỉnh, thành phố trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh theo quy chế hoạt động của HĐND.
5. Chế độ chi thuê chuyên gia: Căn cứ chương trình hoạt động của HĐND (cấp tỉnh) hàng năm, Thường trực HĐND tỉnh được bố trí 01 khoản kinh phí để thuê chuyên gia (chế độ trên không áp dụng đối với tổ chức được bảo đảm kinh phí từ ngân sách, các cá nhân là cán bộ công chức) nhằm tư vấn chuyên sâu một số chương trình giám sát, khảo sát, nghiên cứu các tờ trình, đề án, phương án, chiến lược phát triển chung của tỉnh, của ngành, lĩnh vực cụ thể để HĐND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền, mức chi cụ thể hàng năm do Thường trực HĐND quyết định nhưng tổng kinh phí thực hiện không vượt quá 100 triệu đồng/năm.
Điều 11. Chi hỗ trợ đối với CBCC và người lao động phục vụ hoạt động HĐND:
CBCC, người lao động đang công tác tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh được hưởng ½ mức hỗ trợ của đại biểu HĐND cấp tỉnh, riêng đối với CBCC được phân công trực trực tiếp tham mưu, giúp việc cho HĐND thị xã, thành phố và HĐND cấp xã được hưởng ½ mức của đại biểu HĐND cùng cấp theo quy định tại khoản 1 điều 10 của quy định này.
Điều 12. Chế độ chi khác phục vụ hoạt động HĐND
1. Chế độ tặng quà đối với các đối tượng chính sách- xã hội:
Các đối tượng chính sách gồm: gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945; các cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, gia đình và cá nhân gặp rủi ro do thiên tai… và các tập thể thuộc diện chính sách xã hội (như: Trại điều dưỡng thương, bệnh binh, trại trẻ mồ côi, người khuyết tật; trường dân tộc nội trú, các đơn vị bộ đội, công an.v.v.) khi Đoàn của Thường trực HĐND các cấp tổ chức thăm hỏi thì được tặng quà.
a) Đối với tập thể:
- Cấp tỉnh: 2.500.000 đồng/suất, không quá 30 suất/năm. Ngoài ra tuỳ theo tình hình thực tế Thường trực HĐND tỉnh quyết định bổ sung thêm khi có phát sinh.
- Cấp thành phố, thị xã: 1.500.000 đồng/suất, không quá 20 suất/năm.
- Cấp xã: 700.000 đồng/suất, không quá 10 suất/năm.
b) Đối với cá nhân:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/suất, không quá 40 suất/năm. Ngoài ra tuỳ theo tình hình thực tế Thường trực HĐND tỉnh quyết định bổ sung thêm khi có phát sinh.
- Cấp thành phố, thị xã: 300.000 đồng/suất, không quá 25 suất/năm.
- Cấp xã: 200.000 đồng/suất, không quá 20 suất/năm.
2. Chế độ thăm hỏi trợ cấp khác:
a) Đối với đại biểu HĐND, nguyên là đại biểu HĐND:
- Thăm đại biểu HĐND, nguyên là đại biểu HĐND ốm đau mỗi năm không quá 2 lần/người:
+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/lần/người.
+ Cấp thành phố, thị xã: 700.000 đồng/lần/người.
+ Cấp xã: 300.000 đồng/lần/người.
- Trợ cấp thuốc men khi đại biểu HĐND bệnh hiểm nghèo (mỗi năm không quá 2 lần/người):
+ Cấp tỉnh: 3.000.000 đồng/lần/người.
+ Cấp thành phố, thị xã: 2.000.000 đồng/lần/người.
+ Cấp xã: 1.500.000 đồng/lần/người.
- Phúng điếu khi đại biểu HĐND, nguyên là đại biểu HĐND từ trần:
+ Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng.
+ Cấp thành phố, thị xã: 1.000.000 đồng.
+ Cấp xã: 500.000 đồng.
- Trợ cấp đại biểu HĐND có cha, mẹ đẻ, cha mẹ của vợ (chồng), vợ (chồng) chết:
+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng.
+ Cấp thành phố, thị xã: 500.000 đồng.
+ Cấp xã: 300.000 đồng.
- Trợ cấp mai táng cho đại biểu HĐND đương nhiệm không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi từ trần được thực hiện theo Mục 3 Điều 75 Chương VIII Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI và Công văn số 8436/BTC-HCSN ngày 11/6/2009 của Bộ Tài chính về việc chế độ mai táng đối với đại biểu HĐND.
b) Đối với cán bộ, công chức, nhân viên Văn phòng.
Chế độ thăm hỏi ốm đau, bệnh hiểm nghèo, trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm viếng khi từ trần… đối với cán bộ, công chức đương nhiệm được áp dụng như đối với đại biểu HĐND được quy định tại khoản 2 điểm a Điều này.
3. Chi tặng quà lưu niệm cho đại biểu HĐND hết nhiệm kỳ:
- Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng/người.
- Cấp thành phố, thị xã: 1.200.000 đồng/người.
- Cấp xã: 1.000.000 đồng/người.
Đối với CBCC, người lao động đang công tác tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh khi chuyển công tác sang cơ quan khác, nghỉ hưu được tặng quà lưu niệm với mức chi tối đa là 1.500.000 đồng.
Điều 13. Thường trực HĐND, UBND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND các cấp tổ chức thực hiện quy định này.
Các chế độ khác không nằm trong quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND các cấp phản ánh về Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp trình HĐND xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
Nghị quyết 166/2010/NQ-HĐND về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định đến năm 2015 Ban hành: 08/12/2010 | Cập nhật: 08/07/2013
Nghị quyết 166/2010/NQ-HĐND về chương trình kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình năm 2011 Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 07/04/2018
Nghị quyết 166/2010/NQ-HĐND về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung giai đoạn 2011 - 2015 Ban hành: 07/12/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Nghị quyết 166/2010/NQ-HĐND bổ sung khoản 1, điều 13 của nghị quyết 133/2009/NQ-HĐND kỳ họp thứ 14 về quy định chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Phú Yên Ban hành: 18/10/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 06/07/2010 | Cập nhật: 13/07/2010
Nghị quyết 133/2009/NQ-HĐND về tổng biên chế hành chính sự nghiệp và biên chế y tế xã, phường, thị trấn năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVI, kỳ họp thứ 13 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 15/03/2010
Nghị quyết 133/2009/NQ-HĐND ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 17/03/2010
Nghị quyết 133/2009/NQ-HĐND thành lập thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV, kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 06/03/2010
Nghị quyết 133/2009/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh Thanh Hóa năm 2010 Ban hành: 16/12/2009 | Cập nhật: 26/11/2014
Nghị quyết 133/2009/NQ-HĐND quy định một số chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Phú Yên Ban hành: 09/07/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân Ban hành: 02/04/2005 | Cập nhật: 09/10/2012