Nghị quyết 68/2007/NQ-HĐND về mức chi công tác phí, hội nghị, tiếp khách đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý do Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVI, kỳ họp thứ 9 ban hành
Số hiệu: 68/2007/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Chu Văn Đạt
Ngày ban hành: 07/12/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 68/2007/NQ-HĐND

Nam Định, ngày 07 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỨC CHI CÔNG TÁC PHÍ, CHI HỘI NGHỊ, CHI TIẾP KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
Căn cứ Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007;
Xét Tờ trình số 161/TTr-UBND ngày 28/11/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị, chi tiếp khách đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị, chi tiếp khách đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý (Có Quy định kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khoá XVI, kỳ họp thứ 9 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Như Điều 3, Điều 4;
- Uỷ ban MTTQ tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Nam Định;
- Công báo tỉnh;
- Website Chính phủ; Website tỉnh;
- Lưu VP HĐND.

CHỦ TỊCH




Chu Văn Đạt

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỨC CHI CÔNG TÁC PHÍ, CHI HỘI NGHỊ, CHI TIẾP KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 68/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

I. Mức chi công tác phí:

1. Phụ cấp lưu trú:

- Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi trả cho người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác);

Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác tối đa không quá 80.000 đồng/ngày/người;

- Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), căn cứ mức chi phụ cấp lưu trú quy định nêu trên thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp nhưng không quá 60.000 đồng/ngày/người và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

2. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

- Người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán theo các mức như sau:

+ Đi công tác ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: Mức tối đa không quá 180.000 đồng/ngày/người;

+ Đi công tác tại các tỉnh, thành phố khác: Mức tối đa không quá 140.000 đồng/ngày/người ;

- Trong trường hợp mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ được cơ quan, đơn vị thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) như sau:

+ Trong trường hợp các cơ quan, đơn vị phải thuê chỗ nghỉ cho đối tượng là Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các chức danh tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 480.000 đồng/ngày/phòng;

+ Đối với các đối tượng là Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các chức danh tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa không vượt quá 420.000 đồng/ngày/phòng;

+ Đối với các chức danh cán bộ, công chức còn lại thanh toán theo giá thuê phòng thực tế của khách sạn thông thường, nhưng mức thanh toán tối đa không vượt quá 350.000 đồng/ngày/phòng 2 người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/phòng;

- Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ là giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác và hoá đơn hợp pháp trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế.

2. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:

- Đối với cán bộ xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng thì được áp dụng thanh toán tiền công tác phí theo hình thức khoán. Mức khoán tối đa không quá 80.000 đồng/tháng/người;

- Đối với cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại, phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư đi gửi công văn, cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng...) thì tuỳ theo điều kiện và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí cho cán bộ đi công tác theo mức khoán tối đa không quá 240.000 đồng/người/tháng;

II. Mức chi tiêu hội nghị:

1. Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi các nội dung sau:

- Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự);

- Tiền tài liệu cho đại biểu tham dự hội nghị;

- Tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức cuộc họp;

- Tiền nước uống trong cuộc họp;

- Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền tàu xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương;

- Các khoản chi khác như: Tiền làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường v.v...

Đối với các khoản chi về khen thưởng thi đua trong cuộc họp tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng, chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.

2. Một số mức chi cụ thể:

- Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định sau:

+ Cuộc họp cấp tỉnh tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 80.000 đồng/ngày/người

+ Cuộc họp cấp huyện tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 60.000 đồng/ngày/người;

+ Cuộc họp cấp xã tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 24.000 đồng/ngày/người;

Trong trường hợp tổ chức ăn tập trung, thỡ cơ quan tổ chức hội nghị tổ chức ăn tập trung cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tối đa theo mức quy định nêu trên và thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương tối đa theo mức quy định nêu trên.

- Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách theo mức thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn thực tế quy định về chế độ thanh toán tiền công tác phí tại quy định này;

- Chi thuê giảng viên, báo cáo viên chỉ áp dụng đối với các cuộc họp tập huấn nghiệp vụ (nếu có), theo mức chi quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phớ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;

- Chi nước uống: Tối đa không quá mức 8.000 đồng/ngày/đại biểu;

- Chi hỗ trợ tiền tàu, xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo quy định về thanh toán chế độ công tác phí tại quy định này.

III. Chế độ chi tiêu tiếp khách :

1. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp phải thực hành tiết kiệm trong việc tiếp khách; việc tổ chức tiếp khách phải đơn giản, không phô trương hình thức, thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại rượu, bia ngoại để chiêu đói, tiếp khách. Không sử dụng ngân sách để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc. Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định; phải công khai, minh bạch và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định.

2. Mức chi tiếp khách trong nước:

a) Đối với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị: Chi nước uống mức chi tối đa không quá 10.000 đồng/người/ngày.

b) Chi mời cơm: Về nguyên tắc các cơ quan, đơn vị không tổ chức chiêu đói đối với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; Trường hợp cần thiết thì tổ chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tối đa không quá 150.000đồng/1suất. Về đối tượng quy định cụ thể như sau: Đoàn lão thành cách mạng; bà mẹ Việt Nam anh hùng; đoàn khách cơ sở là bà con người dân tộc ít người; đoàn khách già làng, trưởng bản, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý, sỹ quan lực lượng vũ trang cao cấp nghỉ hưu trên địa bàn, các nhà đầu tư đến tìm hiểu để đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định, khách của cơ quan Trung ương, địa phương khác đến làm việc và những trường hợp đặc biệt khác. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải công khai việc tiếp khách trong cơ quan, đơn vị.

3. Đối với chi đón tiếp khách nước ngoài về làm việc tại tỉnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính. Riêng chi tiền ăn, tiền thuờ phòng nghỉ được phép chi tối đa không vượt quá 20% mức quy định tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.

IV. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đó thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ được áp dụng theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007, Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 và thông tư số 127/2007/TT- BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chớnh.

V. Chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND: Quy định về một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND các cấp sẽ được quy định tại Nghị quyết khác của HĐND tỉnh./.