Nghị quyết 65/2018/NQ-HĐND quy định về chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: 65/2018/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 20/07/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2018/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 20 tháng 7 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND;

Xét Tờ trình số 2688/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết Quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này; cân đối, đảm bảo nguồn kinh phí để bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định tại Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 31 tháng 7 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Ban công tác Đại biểu Quốc hội;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Thuận;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- Các Văn phòng: HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Website Chính phủ;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu VT, (TH.09) T.Duy.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

QUY ĐỊNH

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 65/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị quyết này quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

2. Các chế độ chi khác bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp không quy định trong Nghị quyết này thì thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm: Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách và đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân được bố trí trong dự toán thu - chi ngân sách nhà nước của địa phương hàng năm, bảo đảm nguồn kinh phí đáp ứng kịp thời, thống nhất về nội dung chi, mức chi, đối tượng chi trên cơ sở chế độ, chính sách, định mức chi quy định tại Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

2. Trường hợp các khoản chi có tính chất đột xuất, cần thiết nhưng chưa được bố trí trong dự toán thì Thường trực Hội đồng nhân dân chuyển Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, cân đối nguồn kinh phí để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Việc chi phục vụ cho các đoàn công tác (giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri) của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và thành viên khác cùng tham gia đoàn công tác do Hội đồng nhân dân cùng cấp bảo đảm.

4. Các chế độ, chính sách của đại biểu Hội đồng nhân dân, gồm: tiền lương, tiền công lao động (đối với đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước); hoạt động phí; các chế độ, chính sách khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng, khen thưởng), thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 của Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.

5. Kinh phí chi phục vụ hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân do ngân sách nhà nước cùng cấp bảo đảm.

6. Các chương trình, kế hoạch giám sát, khảo sát của các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt hoặc giao nhiệm vụ.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I: ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND CÁC CẤP

Điều 4. Chi cho công tác giám sát, khảo sát

Chi cho Đoàn giám sát, khảo sát giữa hai kỳ họp do Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND chủ trì bao gồm: chi xây dựng nội dung, tổ chức đoàn đi, báo cáo kết quả giám sát, khảo sát. Ngoài chế độ công tác phí được thanh toán theo quy định hiện hành (chỉ được thanh toán một lần ở cơ quan HĐND), mức chi bồi dưỡng cho đại biểu HĐND, cán bộ, công chức tham gia phục vụ đoàn giám sát, khảo sát như sau:

1. Chi xây dựng văn bản:

a) Chi xây dựng các văn bản liên quan (bao gồm chương trình, kế hoạch, đề cương báo cáo, lịch làm việc,...) của một đợt giám sát, khảo sát của HĐND, Thường trực HĐND:

- Cấp tỉnh : 500.000 đồng/đợt.

- Cấp huyện : 300.000 đồng/đợt.

- Cấp xã : 200.000 đồng/đợt.

b) Chi xây dựng các văn bản liên quan (bao gồm chương trình, kế hoạch, đề cương báo cáo, lịch làm việc,...) của một đợt giám sát, khảo sát của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND theo kế hoạch được Thường trực HĐND phê duyệt hoặc giao nhiệm vụ:

- Cấp tỉnh : 200.000 đồng/đợt.

- Cấp huyện : 150.000 đồng/đợt.

- Cấp xã : 100.000 đồng/đợt.

c) Chi xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, khảo sát của HĐND, Thường trực HĐND trình ra kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh : 1.500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 500.000 đồng/báo cáo.

d) Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND (chỉ gửi đại biểu nghiên cứu, không trình bày trước kỳ họp):

- Cấp tỉnh : 700.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 300.000 đồng/báo cáo.

đ) Chi xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, khảo sát của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh : 600.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 400.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 200.000 đồng/báo cáo.

2. Chi Đoàn giám sát, khảo sát:

a) Chủ trì buổi giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND, HĐND:

- Cấp tỉnh : 200.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 150.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 100.000 đồng/người/buổi.

b) Chủ trì buổi giám sát, khảo sát của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh : 120.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 80.000 đồng/người/buổi.

c) Thành viên Đoàn giám sát, khảo sát:

- Cấp tỉnh : 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 60.000 đồng/người/buổi.

d) Công chức phục vụ Đoàn giám sát, khảo sát:

- Cấp tỉnh : 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 60.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 40.000 đồng/người/buổi.

Điều 5. Chi bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đang công tác tại các Cơ quan Hội đồng nhân dân các cấp

1. Chi cho đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ.

- Cấp tỉnh : 50.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 40.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 30.000 đồng/người/buổi.

2. Chi cho công chức thực hiện nhiệm vụ.

- Cấp tỉnh : 25.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 20.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 15.000 đồng/người/buổi.

Điều 6. Chi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề của đại biểu HĐND và Tổ đại biểu HĐND

1. Thực hiện khoán chi công tác phí và chế độ tiếp xúc cử tri cho đại biểu HĐND như sau:

a) Đối với các đại biểu HĐND không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu công tác tại các cơ quan thuộc trung ương, đại biểu không có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô công và đại biểu đã nghỉ hưu: Văn phòng HĐND trực tiếp thanh toán cho đại biểu theo mức khoán chi công tác phí do Thường trực HĐND quyết định.

b) Đối với đại biểu HĐND đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Hàng năm, Thường trực HĐND quyết định mức khoán chi công tác phí và chế độ bồi dưỡng tiếp xúc cử tri cho đại biểu HĐND cùng cấp, đại biểu HĐND cấp nào thì được thanh toán công tác phí khoán tại Văn phòng HĐND cấp đó từ nguồn kinh phí ngân sách cấp cho HĐND hàng năm.

2. Đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri:

- Cấp tỉnh : 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 60.000 đồng/người/buổi.

3. Chi cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viết báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri cho mỗi kỳ tiếp xúc cử tri trước hoặc sau kỳ họp HĐND:

Cấp tỉnh : 500.000 đồng/báo cáo.

Cấp huyện : 300.000 đồng/báo cáo.

Cấp xã : 200.000 đồng/báo cáo.

4. Chi sinh hoạt Tổ đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh : 1.000.000 đồng/người/năm.

- Cấp huyện : 700.000 đồng/người/năm.

5. Chi cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp: 100.000 đồng/người/buổi.

6. Chi nước uống và trang trí tại mỗi điểm tiếp xúc cử tri:

- Cấp tỉnh : 1.000.000 đồng/điểm.

- Cấp huyện : 700.000 đồng/điểm.

- Cấp xã : 500.000 đồng/điểm.

Trường hợp đại biểu HĐND các cấp cùng tiếp xúc cử tri tại một điểm áp dụng mức chi và sử dụng kinh phí của cấp cao nhất chi trả.

Điều 7. Chi các kỳ họp HĐND

1. Chi kỳ họp.

a) Chủ tọa kỳ họp:

- Cấp tỉnh : 150.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 125.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

b) Đại biểu dự họp:

- Cấp tỉnh : 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 60.000 đồng/người/buổi.

c) Công chức phục vụ:

- Cấp tỉnh : 50.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 40.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 30.000 đồng/người/buổi.

d) Chi tiền nước uống:

- Cấp tỉnh : 20.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 20.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 20.000 đồng/người/buổi.

2. Chi xây dựng văn bản phục vụ kỳ họp:

a) Chi xây dựng báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết cá biệt, báo cáo chuyên đề, đề án, Tờ trình của Ban HĐND, Thường trực HĐND:

- Cấp tỉnh : 500.000 đồng/văn bản.

- Cấp huyện : 300.000 đồng/văn bản.

- Cấp xã : 200.000 đồng/văn bản.

b) Chi xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả tiếp thu, giải trình các dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp:

- Cấp tỉnh : 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 300.000 đồng/báo cáo.

c) Chi viết các báo cáo tổng hợp chất vấn của đại biểu tại kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh : 300.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 200.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 100.000 đồng/báo cáo.

d) Chi viết báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh : 1.000.000 đồng/văn bản.

- Cấp huyện : 700.000 đồng/văn bản.

- Cấp xã : 400.000 đồng/văn bản.

đ) Chi xây dựng kết luận chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh và Nghị quyết chất vấn của HĐND tại kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh : 1.000.000 đồng/kết luận.

- Cấp huyện : 600.000 đồng/kết luận.

- Cấp xã : 400.000 đồng/kết luận.

e) Chi viết báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến cử tri trước và sau kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh : 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 700.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 400.000 đồng/báo cáo.

g) Chi viết biên bản kỳ họp:

- Cấp tỉnh : 1.000.000 đồng/biên bản.

- Cấp huyện : 700.000 đồng/biên bản.

- Cấp xã : 400.000 đồng/biên bản.

h) Chi viết thông báo kết quả kỳ họp.

- Cấp tỉnh : 400.000 đồng/thông báo.

- Cấp huyện : 300.000 đồng/thông báo.

- Cấp xã : 200.000 đồng/thông báo.

i) Chi viết báo cáo rút kinh nghiệm kỳ họp:

- Cấp tỉnh : 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 300.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 200.000 đồng/báo cáo.

3. Chi viết báo cáo tổng kết năm và tổng kết nhiệm kỳ:

a) Báo cáo tổng kết hàng năm của HĐND, Thường trực HĐND:

- Cấp tỉnh : 2.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 500.000 đồng/báo cáo.

b) Báo cáo tổng kết hàng năm của các Ban HĐND:

- Cấp tỉnh : 1.200.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 700.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 500.000 đồng/báo cáo.

c) Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của HĐND, Thường trực HĐND:

- Cấp tỉnh : 5.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 3.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 2.000.000 đồng/báo cáo.

d) Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của các Ban HĐND:

- Cấp tỉnh : 3.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện : 2.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã : 1.000.000 đồng/báo cáo.

4. Chi rà soát kỹ thuật, hoàn thiện nghị quyết cá biệt của HĐND để ban hành:

a) Từ 1- 4 trang:

- Cấp tỉnh : 200.000 đồng/nghị quyết.

- Cấp huyện : 150.000 đồng/nghị quyết.

- Cấp xã : 100.000 đồng/nghị quyết,

b) Từ trang thứ 5 trở đi:

- Cấp tỉnh: tính thêm mỗi trang là 40.000 đồng nhưng mức chi tối đa không quá 400.000 đồng/nghị quyết.

- Cấp huyện: tính thêm mỗi trang là 30.000 đồng nhưng mức chi tối đa không quá 300.000 đồng/nghị quyết.

- Cấp xã: tính thêm mỗi trang là 20.000 đồng nhưng mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/nghị quyết.

Điều 8. Chi các cuộc họp do Thường trực HĐND hoặc các Ban HĐND chủ trì

1. Chi các cuộc họp do Thường trực HĐND chủ trì:

a) Người chủ trì cuộc họp:

- Cấp tỉnh : 200.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 150.000 đồng/người/buổi,

- Cấp xã : 100.000 đồng/người/buổi.

b) Thành viên tham dự:

- Cấp tỉnh : 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 60.000 đồng/người/buổi.

c) Công chức phục vụ:

- Cấp tỉnh : 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 60.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 40.000 đồng/người/buổi.

2. Chi các cuộc họp do các Ban HĐND chủ trì:

a) Người chủ trì cuộc họp:

- Cấp tỉnh : 150.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 80.000 đồng/người/buổi.

b) Thành viên tham dự cuộc họp:

- Cấp tỉnh : 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 60.000 đồng/người/buổi.

c) Công chức phục vụ:

- Cấp tỉnh : 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện : 60.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã : 40.000 đồng/người/buổi.

3. Chi xây dựng các văn bản phục vụ cuộc họp định kỳ hàng tháng, quý của Thường trực HĐND và các Ban HĐND:

- Cấp tỉnh : 200.000 đồng/văn bản.

- Cấp huyện : 150.000 đồng/văn bản.

- Cấp xã : 100.000 đồng/văn bản.

4. Chi viết kết luận tại phiên chất vấn hoặc phiên giải trình của Thường trực HĐND giữa 02 kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh : 500.000 đồng/kết luận.

- Cấp huyện : 300.000 đồng/kết luận.

- Cấp xã : 200.000 đồng/kết luận.

Điều 9. Chi hỗ trợ hoạt động của các chức danh kiêm nhiệm HĐND các cấp

1. Chủ tịch HĐND (kiêm nhiệm):

- Cấp tỉnh : hệ số 0,5 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp huyện : hệ số 0,4 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp xã : hệ số 0,3 so với mức lương cơ sở/tháng.

2. Trưởng Ban HĐND (kiêm nhiệm):

- Cấp tỉnh : hệ số 0,4 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp huyện : hệ số 0,3 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp xã : hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở/tháng.

3. Phó Trưởng Ban HĐND (kiêm nhiệm):

- Cấp tỉnh : hệ số 0,3 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp huyện : hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp xã : hệ số 0,1 so với mức lương cơ sở/tháng.

4. Tổ Trưởng Tổ đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh : hệ số 0,3 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp huyện : hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở/tháng.

5. Tổ phó Tổ đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh : hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở/tháng.

- Cấp huyện : hệ số 0,1 so với mức lương cơ sở/tháng.

Điều 10. Chế độ khám sức khỏe, thăm hỏi ốm đau, trợ cấp đối với đại biểu HĐND

1. Chế độ khám sức khỏe đối với đại biểu HĐND các cấp:

- Đại biểu HĐND các cấp thuộc đối tượng khám sức khỏe định kỳ thì thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh hoặc Trung ương.

- Đại biểu HĐND còn lại được thanh toán khám sức khỏe 02 lần/nhiệm kỳ theo thực tế, nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/lần. Chứng từ thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

2. Chi thăm hỏi ốm đau, nằm viện đối với các đại biểu HĐND, nguyên đại biểu HĐND chuyên trách: tối đa 500.000 đồng/lần (không quá 02 lần/năm).

3. Đại biểu HĐND bị bệnh hiểm nghèo: được trợ cấp một lần, tối đa 2.000.000 đồng/người.

4. Viếng lễ tang đối với đại biểu, nguyên đại biểu HĐND chuyên trách: tối đa không quá 1.000.000 đồng/người.

5. Viếng lễ tang cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng), vợ (chồng), con của đại biểu HĐND: tối đa 1.000.000 đồng/người.

Điều 11. Một số chế độ khác

1. Trong một nhiệm kỳ HĐND, mỗi đại biểu HĐND được hỗ trợ tiền may 02 bộ trang phục với mức chi:

- Cấp tỉnh : 2.500.000 đồng/bộ.

- Cấp huyện : 2.000.000 đồng/bộ.

- Cấp xã : 1.500.000 đồng/bộ.

Đại biểu HĐND tham gia nhiều cấp thì chỉ hưởng mức chi trang phục ở mức cao nhất.

2. Trong một nhiệm kỳ HĐND, cán bộ, công chức Văn phòng HĐND tỉnh và cán bộ, công chức Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện, cấp xã phục vụ trực tiếp HĐND được hỗ trợ tiền may một bộ trang phục với mức chi:

- Cấp tỉnh : 2.500.000 đồng/bộ.

- Cấp huyện : 2.000.000 đồng/bộ.

- Cấp xã : 1.500.000 đồng/bộ.

Trường hợp cán bộ, công chức Văn phòng HĐND tỉnh, cán bộ, công chức Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện, cấp xã phục vụ trực tiếp HĐND là đại biểu HĐND thì chỉ được hỗ trợ tiền may trang phục theo tiêu chuẩn là đại biểu HĐND, không được hỗ trợ tiền may trang phục theo quy định tại khoản này.

3. Mức chi hỗ trợ báo chí được cấp theo mức khoán hàng tháng cho đại biểu HĐND các cấp:

- Cấp tỉnh : 200.000 đồng/tháng.

- Cấp huyện : 200.000 đồng/tháng.

- Cấp xã : 200.000 đồng/tháng.

Đại biểu HĐND tham gia nhiều cấp thì chỉ hưởng mức chi hỗ trợ báo chí hàng tháng ở cấp cao nhất.

Mục II: ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN CỦA HĐND TỈNH

Điều 12. Chi xây dựng kế hoạch tham vấn

Mức chi: 700.000 đồng/kế hoạch.

Điều 13. Chi lập mẫu lấy ý kiến (điều tra xã hội học), lập bảng câu hỏi tham vấn

Định mức chi: 500.000 đồng/mẫu phiếu, bảng câu hỏi.

Điều 14. Chi hội nghị tập huấn

1. Chủ trì hội nghị : 200.000 đồng/người/buổi.

2. Đại biểu tham dự : 100.000 đồng/người/buổi.

3. Nước uống, giải khát giữa giờ : 20.000 đồng/người/buổi.

4. Giảng viên tập huấn:

a) Trung ương: theo hợp đồng với chuyên gia

b) Địa phương : 400.000 đồng/người/buổi.

c) Chi tiền vé máy bay, tàu xe, phòng nghỉ cho giảng viên Trung ương và địa phương, đại biểu, chế độ công tác phí cho đại biểu được mời tham dự tập huấn thực hiện theo quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức hội nghị hiện hành.

d) Chi nhân viên phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.

e) Chi biên soạn tài liệu tập huấn: 700.000 đồng/tài liệu.

Điều 15. Chi lấy ý kiến cử tri theo chuyên đề, họp ban chỉ đạo, họp lấy ý kiến các chuyên gia các ngành có liên quan đến nội dung tham vấn ý kiến nhân dân, họp tổng kết tham vấn

1. Chủ trì hội nghị : 200.000 đồng/người/buổi

2. Đại biểu tham dự : 100.000 đồng/người/buổi

3. Chi hỗ trợ cho mỗi điểm tổ chức tham vấn (huyện, xã) nhằm trang trải các chi phí cần thiết như trang trí, thuê địa điểm, bảo vệ, nước uống và các chi phí khác: 700.000 đồng/địa điểm.

4. Chi biên soạn tài liệu, viết báo cáo tổng hợp ý kiến: 300.000 đồng/báo cáo.

5. Chi báo cáo tham luận : 300.000 đồng/báo cáo.

6. Chi nhân viên phục vụ : 50.000 đồng/người/buổi.

7. Tiền nước uống, giải khát giữa giờ : 20.000 đồng/người/buổi.

8. Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu lấy ý kiến (điều tra xã hội học): 30.000 đồng/phiếu.

9. Chi xử lý tổng hợp phiếu lấy ý kiến (điều tra xã hội học): 10.000 đồng/phiếu.

10. Chi cho các hướng dẫn viên giúp người dân (là đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng tự điền phiếu ý kiến của mình vào phiếu lấy ý kiến) hiểu và cho ý kiến vào phiếu lấy ý kiến: 10.000 đồng/phiếu điều tra.

Điều 16. Chi tổ chức đoàn khảo sát thực tế tại các điểm được chọn tham vấn

1. Chi cho đại biểu được mời dự họp cuộc khảo sát: 100.000 đồng/người/buổi (ngoài chế độ công tác phí theo quy định hiện hành).

2. Chi hỗ trợ cho mỗi điểm tổ chức khảo sát (huyện, xã) nhằm trang trải các chi phí cần thiết như trang trí, thuê địa điểm, bảo vệ, nước uống và các khoản chi phí khác: 700.000 đồng/địa điểm.

3. Chi nước uống, giải khát giữa giờ : 20.000 đồng/người/buổi.

4. Chi viết báo cáo tổng hợp khảo sát : 300.000 đồng/báo cáo.

5. Chi cho thành viên tham dự cuộc khảo sát:

- Trưởng đoàn : 200.000 đồng/người/buổi.

- Thành viên chính thức của Đoàn : 100.000 đồng/người/buổi.

- Công chức phục vụ : 50.000 đồng/người/buổi.

Điều 17. Chi công tác thông tin, tuyên truyền trên báo, đài phát thanh và truyền hình, trang web HĐND tỉnh

1. Chi viết bài đăng trên báo, trên sóng phát thanh và truyền hình tuyên truyền về hoạt động tham vấn theo hợp đồng phát sinh công việc.

2. Chi viết tin, bài đăng trên trang web HĐND tỉnh: Thực hiện theo quy định của Thường trực HĐND tỉnh.

3. Chi viết báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân qua phương tiện thông tin đại chúng: 300.000 đồng/báo cáo.

Điều 18. Chi hội nghị lấy ý kiến các bên có liên quan đến hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân

1. Chủ trì hội nghị : 200.000 đồng/người/buổi.

2. Đại biểu tham dự : 100.000 đồng/người/buổi.

3. Viết báo cáo tổng hợp ý kiến : 300.000 đồng/báo cáo.

4. Báo cáo tham luận : 300.000 đồng/báo cáo.

5. Chi nhân viên phục vụ :  50.000 đồng/người/buổi.

6. Nước uống, giải khát giữa giờ : 20.000 đồng/người/buổi.

Điều 19. Chi viết báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân

Mức chi: 2.000.000 đồng/báo cáo.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20.

1. Các khoản chi trực tiếp công tác tham vấn ý kiến nhân dân như văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, thuê hội trường, trang trí, làm ngoài giờ, chi khác theo thực tế phát sinh thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước từ nguồn kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh.

2. Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề của các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh từ nguồn kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh, thực hiện các nội dung công việc chi theo Điều 6 Quy định này.

Điều 21. Nội dung và mức chi quy định tại Nghị quyết này thuộc nguồn kinh phí hoạt động của HĐND.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện Quy định này./.