Nghị quyết 61/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2019
Số hiệu: 61/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 14/08/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/NQ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THÁNG 8 NĂM 2019

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức vào ngày 05 tháng 8 năm 2019,

QUYẾT NGHỊ:

1. Về nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; bảo đảm thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình; chủ động thực hiện kế hoạch xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là bảo đảm tiến độ và chất lượng của các dự án luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải chủ động lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động; rà soát, kịp thời phát hiện các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất hp lý, không phù hợp với tình hình thực tiễn và đề xuất hướng giải quyết; nghiên cứu tiếp thu và giải trình đầy đủ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của các cơ quan liên quan trước khi hoàn thiện dự án, dự thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Tư pháp tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao cht lượng thm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản, chịu trách nhiệm trước Chính phủ vbảo đảm tính hp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thng pháp luật. Tại Phiên họp Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biu ý kiến vviệc cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hp ý kiến Thành viên Chính phủ đối vi dự án, dự thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế làm việc của Chính phủ

2. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Đây là dự án Luật rất quan trọng, nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp trong việc hoàn thiện khung pháp lý về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức liên quan, về quy trình soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, về một số vấn đề quan trọng của dự án Luật, Chính phủ yêu cu Bộ Tư pháp chỉnh lý, hoàn thiện một snội dung sau:

a) Sửa đổi, bổ sung các quy định về quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội theo hướng:

- Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình y ban Thường vụ Quc hội; báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;

- Các cơ quan thẩm tra của Quốc hội phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo trong việc chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; thẩm tra báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết xây dựng. Trường hp cơ quan thẩm tra có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

b) Sửa đổi, bổ sung các quy định về quy trình xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo hướng: bỏ yêu cầu lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ; tiếp tục nghiên cứu toàn diện các vướng mắc, bất cập khác của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2019 để trình Quốc hội.

3. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp:

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành và thông qua dự án Luật với phạm vi sửa đổi tập trung vào vấn đề tăng cường công tác giám định phục vụ yêu cầu phòng chống tham nhũng theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và với các nội dung chính sau: bổ sung quy định liên quan đến thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan thanh tra; bổ sung quy định về “phân tuyến” trong trưng cầu và thực hiện giám định.

Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan rà soát kỹ nội dung dự thảo Luật và các quy định của pháp luật về tố tụng có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thng pháp luật; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2019 để trình Quốc hội.

4. Về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi):

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng, ban hành Luật Thanh niên (sửa đổi) nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thanh niên; hoàn thiện các chính sách, bảo đảm thiết thực, tạo điều kiện và động lực phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Chính phủ thống nhất đối với nội dung cơ bản của dự án Luật và yêu cầu chỉnh lý một số nội dung của dự án Luật theo hướng sau đây:

- Tiếp tục kế thừa các quy định về tổ chức thanh niên trong Luật Thanh niên hiện hành, đồng thời quy định v nguyên tc tchức và hoạt động của từng tchức, bảo đảm không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ;

- Dự thảo Luật quy định nguyên tắc chung về trách nhiệm của Bộ, các cơ quan ngang bộ trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên, đặc biệt là trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực thanh niên, với tinh thần là tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên;

- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định của dự thảo Luật về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển thanh niên có tài năng đthanh niên có điều kiện phát huy thế mạnh của mình;

- Cần quy định trong dự thảo Luật về nghĩa vụ lao động công ích của thanh niên nhằm huy động sức lao động và trách nhiệm của thanh niên đi với xã hội, cộng đồng, phù hp với các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2019 để trình Quốc hội.

5. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật đê điều:

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật và nội dung của dự án Luật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật; giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, trình Quc hội dự án Luật này.

6. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng:

Chính phủ thống nhất về các nội dung cơ bản của dự án Luật. Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát nội dung dự án Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân cấp mạnh mẽ hơn, hạn chế “xin - cho”; bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng.

Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam rà soát, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật: doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai, bảo vệ môi trường,... bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Bộ Xây dựng nghiên cứu tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ về các vấn đề: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân loại nguồn vốn, chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng (định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá), cấp phép xây dựng công trình nhà ở, cấp chứng chỉ hành nghcá nhân hoạt động xây dựng, theo tinh thn phân cấp, cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết và phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động xây dựng; rà soát, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2019 để trình Quốc hội.

7. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp.

Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung dự án Luật. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp nhằm thể chế hóa các Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XII, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, huy động các nguồn lực cho đầu tư, phát triển đất nước, cải thiện thực chất xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhà nước; bám sát, thể chế hóa Nghị quyết đang trình Bộ Chính trị về “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030” trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới, cạnh tranh thu hút đầu tư, dịch chuyển dòng vốn đầu tư trong khu vực và trên thế giới...

Chính phủ thống nhất chủ trương tách dự án Luật thành dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do nội dung sửa đổi nhiu, quy mô lớn, cần xác định rõ phạm vi sửa đổi và thuận lợi trong áp dụng pháp luật. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động chuẩn bị hồ sơ, Tờ trình của Chính phủ theo hướng tách thành 02 dự án Luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Chính phủ thống nhất theo hướng:

- Về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng của dự án Luật: phân định rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng của Luật này, tháo gỡ triệt đcác vướng mắc, thiếu đồng bộ với các quy định về đất đai, xây dựng, nhà ở, đu thu, quy hoạch, đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quy định rõ phạm vi trách nhiệm thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành các lĩnh vực như: hàng hải, hàng không, năng lượng...

- Về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư: thống nhất hoàn thiện quy định theo hướng phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đu tư một số dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư hiện hành; rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường hậu kim; chỉ quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đi với các dự án có quy mô vốn lớn, hạ tầng trọng yếu của quốc gia, tác động lớn đến kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện trên địa bàn nhiu địa phương, liên quan đến thẩm quyền của cấp Trung ương. Đối với những dự án thuộc thẩm quyn chp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, cần nghiên cứu cải tiến rút gọn thủ tục theo hướng nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đBộ Kế hoạch và Đu tư xin ý kiến các bộ, cơ quan và địa phương có liên quan, thm định, trình Thủ tướng Chính phủ.

- Về quy định đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài: thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhất là đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, chủ động trong quản lý các nguồn lực đầu tư trong nước, bảo đảm an ninh tiền tệ, phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

- Tiếp tục rà soát, cắt giảm thực chất các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kin; có quy định chuyển tiếp áp dụng đối với quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ; quy định giao Chính phủ quy định quản lý ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện đối với hình thức đầu tư mới có thể phát sinh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phân định rõ các trường hp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu... bảo đảm khả thi, minh bạch trong thực hiện; quy định rõ giá trị pháp lý của văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; quy định về đình chỉ, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, hết thời hạn dự án.

- Về quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài: nghiên cứu, bổ sung quy định ngăn chặn và chế tài đối với hoạt động đầu tư “núp bóng”, hoạt động đu tư vi phạm pháp luật.

Đi với một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, Chính phủ thống nhất theo hướng:

- Tiếp thu, thể chế hóa đầy đủ tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XII) về doanh nghiệp nhà nước; rà soát các quy định tại dự thảo Luật, bảo đảm đồng bộ với Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, các luật có quy định về doanh nghiệp nhà nước.

- Hoàn thiện các quy định liên quan đến các loại hình doanh nghiệp, thời hạn góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần bảo đảm quyền chủ động, thuận lợi trong hoạt động và quản trị doanh nghiệp.

- Quy định khung, nguyên tắc chung về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh; cơ chế tài chính, kế toán phù hợp đối với hộ kinh doanh; giao Chính phủ quy định về quyền và nghĩa vụ, chính sách phát triển hộ kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2019 để trình Quốc hội.

8. Về dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP):

Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung dự án Luật. Việc xây dựng Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đồng thời với sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nhằm thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về huy động các nguồn lực khu vực tư cho đầu tư, xây dựng kết cu hạ tng, phát trin kinh tế xã hội; hình thành khung pháp lý đng bộ đquản lý, điều hành thống nhất, ổn định hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; luật hóa trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thm quyn, nhà đu tư, cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, chế tài xử lý vi phạm trong đầu tư PPP, bảo đảm minh bạch, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân, kiểm soát rủi ro pháp lý cho Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về một số vấn đề cụ thể, Chính phủ đã thảo luận và thống nhất:

Xác định rõ nguyên tắc áp dụng, giới hạn, phạm vi áp dụng luật, bảo đảm đồng bộ với các quy định của pháp luật v đu tư, đu tư công, đt đai, xây dựng, đấu thầu, ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, tài sản công...; nghiên cứu thu hẹp lĩnh vực đầu tư PPP, giao Chính phủ quy định quy mô tổng mức đu tư của dự án PPP bảo đảm linh hoạt trong điều hành, phù hợp thực tế từng lĩnh vực, thời kỳ; hoàn thiện quy định cơ chế sử dụng, phân định rõ phạm vi, cơ chế quản lý vn nhà nước trong dự án PPP đồng bộ với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; làm rõ cơ chế bảo lãnh, bảo đảm và cơ chế thực hiện hình thức đầu tư theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), bảo đảm khả thi, phù hợp vi thực tiễn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2019 để trình Quốc hội.

9. Về đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

Chính phủ thống nhất thông qua đề xuất của Bộ Công an về nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bộ Công an chủ trì, phối hp với Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng thủ tục rút gọn, bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, tháng 10 năm 2019. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về đề nghị xây dựng dự án Luật.

10. Về dự thảo Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014-2019):

Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 của Chính phủ được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, tổng hp từ các báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền đa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ Tư pháp chủ trì, phi hp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo. Giao Bộ trưởng BTư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, ký Báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

11. Về dự thảo Báo cáo chung về sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014-2019):

Chính phủ đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Bộ Tư pháp trong thời gian ngắn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành việc xây dựng Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, bảo đảm đúng mục đích, yêu cu, tiến độ theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ.

Trong 05 năm qua, bám sát yêu cầu, mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác trin khai thi hành Hiến pháp năm 2013 được tiến hành nghiêm túc, bài bản, toàn diện trong cả hệ thống chính tr và toàn xã hội; đã thu được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng từng bước đưa các quy định của Hiến pháp đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, việc triển khai thi hành Hiến pháp cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong hoạt động tuyên truyền, phbiến về Hiến pháp; rà soát, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật phù hp với Hiến pháp; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Với các bài học kinh nghiệm được rút ra qua sơ kết, đánh giá 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong những năm tới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tiếp tục tổ chức thi hành Hiến pháp cần phải thực hiện đầy đủ, thường xuyên, liên tục theo vị trí, vai trò, thẩm quyền được Hiến pháp và pháp luật phân công. Đồng thời, cần phải huy động, phát huy đầy đủ trách nhiệm của cả xã hội trong thi hành, giám sát thi hành và bảo vệ Hiến pháp, ngày càng nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong xã hội. Mặt khác, việc chỉ đạo và tổ chức thi hành Hiến pháp cần đi vào chiều sâu, theo đó, tinh thần và các giá trị của Hiến pháp cần phải đưa vào cuộc sống một cách hiệu quả và thiết thực, tạo cơ sở củng cố khi đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định xã hội, thúc đẩy phát trin các mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.

Bộ Tư pháp tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát
triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nạm;
- Cơ quan Trung ư
ơng của các đoàn th;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, TGĐ Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, PL(3b), PC.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

Điều 19. Nghị định của Chính phủ

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
...
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Xem nội dung VB
Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
...

2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

4. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB