Nghị quyết 582/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài
Số hiệu: 582/NQ-UBTVQH14 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 05/10/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 02/11/2018 Số công báo: Từ số 1019 đến số 1020
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 582/NQ-UBTVQH14

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY NƯỚC NGOÀI

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 412/2017/NQ-UBTVQH14 ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018 và Nghị quyết số 424/NQ-UBTVQH14 ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016”;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 309/BC-ĐGS ngày 09 tháng 08 năm 2018 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài

Cơ bản thống nhất với Báo cáo số 309/BC-ĐGS ngày 09/08/2018 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về: “Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016”.

Trong điều kiện nguồn thu ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và yêu cầu đầu tư phát triển rất lớn, việc vay và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài (gm vn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài) trong giai đoạn 2011 - 2016 là cần thiết. Nguồn lực tài chính này là khá lớn, góp phần bù đắp thiếu hụt về ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng, kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, giao thông vận tải, nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường, tác động thúc đy chuyn giao công nghệ và tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, tạo việc làm, khai thông các nguồn lực tim năng của nn kinh tế. Nguồn vốn vay nước ngoài tăng 59% so với giai đoạn trước thể hiện sự ủng hộ của các Chính phủ và các định chế tài chính quốc tế với Việt Nam do vị thế, uy tín của đất nước tăng cao. Để có cơ sở triển khai và tăng cường quản lý nguồn vốn vay nước ngoài, hệ thống pháp luật đã từng bước được hoàn thiện và phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đáp ứng được u cầu quản lý và sử dụng vốn nước ngoài. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này đã đạt được nhiều mặt tích cực, nhìn chung các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài là có hiệu quả, việc giải ngân khá kịp thời, khắc phục dần tình trạng thiếu vốn đối ứng. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã được tăng cường, góp phần uốn nắn, chấn chỉnh các sai sót, sai phạm và tăng cường hiệu quả của một số dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hệ thống pháp luật và công tác quản lý vốn vay nước ngoài, bao gồm cả vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được ban hành kịp thời; chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Một số dự án chưa phù hợp với khnăng trả nợ; còn tồn tại những điều kiện ràng buộc từ phía nhà tài trợ gây khó khăn cho tổ chức thực hiện và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội. Việc xây dựng kế hoạch, phân bổ và giải ngân vốn có thời điểm còn chậm, chưa chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính; có dự án chưa được bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ng; có trường hợp chưa tuân thủ cam kết với nhà tài trợ. Một số dự án có chất lượng chuẩn bị chưa cao, hiệu quả thấp, tiếp nhận công nghệ lạc hậu, thời gian chuẩn bị kéo dài làm tăng tng mức đầu tư, chưa đng bộ giữa các hạng mục thành phần, thiếu tính liên kết giữa các vùng, miền làm giảm hiệu quả đầu tư, gây lãng phí nguồn lực. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương trong quản lý dự án trong một số trường hợp chưa chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra, kim toán, giám sát việc thực hiện dự án sử dụng vốn vay nước ngoài chưa được thường xuyên, đặc biệt là đánh giá hiệu quả đầu tư, khi phát hiện ra vấn đề xử lý chưa kịp thời và chưa nghiêm.

Những hạn chế, vướng mắc, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khuôn khpháp luật chưa hoàn thiện, việc phân công, phân nhiệm còn phân tán, chưa gắn trách nhiệm đi vay và trách nhiệm trả nợ, trách nhiệm quản lý và giải trình chưa rõ. Nhận thức về ý nghĩa của nguồn lực vn vay nước ngoài trong một số trường hợp còn hạn chế, còn quan niệm nguồn vốn này là được cấp phát, cho không nên chưa thực sự chú trọng đến trách nhiệm phải quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Năng lực quản lý còn chưa đáp ng yêu cầu, việc tổ chức thực hiện dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp; phương pháp triển khai chưa phù hợp, chưa chủ động xây dựng những tiêu chí đánh giá cụ thể từ phía Việt Nam.

Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp

Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn khó khăn, nhu cầu đầu tư lớn, việc tiếp tục huy động nguồn vốn vay nước ngoài trong giai đoạn 2016-2020 và các giai đoạn tiếp theo là cần thiết. Đhoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài và giữ vững kỷ luật tài chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1. Rà soát lại hệ thống pháp luật và tình hình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về nguồn vốn vay nước ngoài. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Nghiên cứu, hoàn thiện và sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, thống nhất, đồng bộ với Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công, Luật Đấu thầu và các luật có liên quan; bảo đảm tính khả thi, công khai, minh bạch, công bằng trong quá trình thực hiện, tăng cường hiệu quả huy động, quản lý, tạo sự chủ động trong sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài gn với trách nhiệm của các bộ, địa phương, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tập trung chỉ đạo việc ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai việc thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý nợ công và các văn bản liên quan.

2. Xây dựng chiến lược huy động vốn vay nước ngoài phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, điều kiện, mức độ ưu đãi của các nguồn vốn dành cho Việt Nam, cân đối với khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước và của các tổ chức sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài. Từng bước cơ cấu lại tỷ trọng vay nước ngoài trong nợ công, tập trung vay vốn nước ngoài cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội quyết định. Tập trung cho các dự án lớn có tính lan tỏa trong một số lĩnh vực thiết yếu, quan trọng như: ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai, năng lượng sạch, giao thông, thủy lợi, đồng thời cân đi hợp lý, kết hợp với các nguồn lực tài chính khác đđảm bảo nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tránh lãng phí và kém hiệu quả.

Điều hành việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài theo hướng cân đối giữa vốn vay nước ngoài với vn vay trong nước một cách hợp lý, hiệu quả và đảm bảo lợi ích quốc gia trong cả ngn hạn và dài hạn, không được vượt tỷ lệ bội chi, giữ vững mức trần tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 2.000.000 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020 và các chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định, nhất là nợ nước ngoài của Chính phủ.

3. Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn vay nước ngoài, tiêu chí đánh giá hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, tạo cơ sở đbảo đảm tính chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch trong ký kết hiệp định; rà soát, loại bỏ các d án không thực scấp bách, không phù hợp với điều kiện, tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ; nhất là các dự án có những điều kiện gây bất lợi cho Việt Nam hoặc hiệu quả kém so với vay trong nước; kiên quyết không vay cho chi thường xuyên.

4. Xử lý số vốn vượt trần 300.000 tđồng tổng mức đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài theo Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội:

a) Chỉ đạo sơ kết, đánh giá toàn diện, khách quan 3 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020, trong đó đánh giá đầy đủ, chính xác về việc huy động, ký kết, giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, số vốn đối ứng, số vốn chưa đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp tng thể cân đối, điều hòa nguồn lực tài chính đã được Quốc hội quyết định trong những năm còn lại của kế hoạch 5 năm (năm 2019-2020), báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018).

b) Chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện giải ngân và hiệu quả của các dán sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trong đó: (i) Những d án chưa triển khai khi chưa xác định rõ hiệu quả thì có thể tạm dừng để rà soát, đánh giá lại; (ii) Những d án đã trin khai, cần đánh giá giữa giai đoạn thực hiện, nhận diện những vướng mắc, bất cập đkịp thời khắc phục; (iii) Những dán đã kết thúc, cần đánh giá toàn diện hiệu quả thc tế của dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

5. Chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan trong đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn; nâng cao hiệu quả công tác giải ngân, công tác giám sát, đánh giá hiệu quả của dán. Cung cấp thông tin công khai, minh bạch, kịp thời cho các địa phương về Nhà tài trợ, các lĩnh vực, điều kiện cung cấp nguồn vn ODA, vốn vay ưu đãi của từng Nhà tài trợ.

6. Hiện đại hóa công tác quản lý nguồn vốn vay nước ngoài thông qua nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, bảo đảm thường xuyên, kịp thời cập nhật việc đàm phán, ký kết, triển khai thực hiện, tình hình giải ngân... nhằm sớm phát hiện những bất cập phát sinh để có giải pháp xử lý kịp thời.

7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát theo thẩm quyền; xây dựng cơ chế phòng, chống tham nhũng, lãng phí về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài.

8. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh các sai phạm và khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế thời gian qua và xử lý trách nhiệm của tập th, cá nhân để xảy ra vi phạm làm thất thoát, sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài. Thực hiện hiệu quả việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- VPTW Đảng, VPCTN, VPQH, VPCP;
- Thường trực
HĐDT và các Ủy ban ca Quốc hội; Tổng thư ký Quốc hội;
- UBTWMTTQVN, KTNN, TANDTC, VKSNDTC;
- Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND các tỉnh, thành, phố trực thuộc Trung ương;
- Thành viên Đoàn giám sát;
- Các Vụ, đơn vị thuộc VPQH;
- Lưu: HC, GS, TCNS;
- E-pas:
77872

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH





Nguyễn Thị Kim Ngân

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.