Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2016 về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017
Số hiệu: 50/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Đặng Tuyết Em
Ngày ban hành: 13/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 13 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017; Báo cáo thẩm tra số 67/BC-HĐND ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tán thành Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017, cụ thể như sau:

I. VỀ THU NGÂN SÁCH NĂM 2017

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 8.838.000 triệu đồng.

a) Thu nội địa: 8.608.000 triệu đồng.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu:110.000 triệu đồng.

c) Các khoản thu được để lại chi quản lý qua ngân sách: 120.000 triệu đồng, bao gồm:

- Thu học phí: 75.000 triệu đồng.

- Thu phí, lệ phí: 45.000 triệu đồng.

Trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 8.838.000 triệu đồng, phân chia ngân sách cấp huyện, cấp xã thu: 1.763.044 triệu đồng.

2. Tổng thu ngân sách địa phương được hưởng: 11.935.204 triệu đồng.

Bao gồm:

a) Thu được hưởng theo phân cấp: 8.107.326 triệu đồng.

b) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 3.701.098 triệu đồng.

Trong đó: + Bổ sung cân đối ổn định: 2.968.049 triệu đồng.

+ Bổ sung có mục tiêu 733.049 triệu đồng.

c) Thu vay để trả nợ: 126.780 triệu đồng.

II. VỀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017

1. Tổng chi ngân sách địa phương: 11.935.204 triệu đồng.

a) Chi đầu tư phát triển: 4.080.950 triệu đồng.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung: 1.019.590 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 1.100.000 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 1.150.000 triệu đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn Trung ương đầu tư có mục tiêu: 684.580 triệu đồng.

- Chi từ nguồn vay để trả nợ gốc: 126.780 triệu đồng.

b) Chi thường xuyên: 7.419.932 triệu đồng.

c) Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương: 50.963 triệu đồng.

d) Chi sự nghiệp các mục tiêu, nhiệm vụ: 9.000 triệu đồng.

đ) Chi lập quỹ dự trữ tài chính: 1.040 triệu đồng.

e) Chi sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia: 39.469 triệu đồng.

g) Dự phòng ngân sách: 213.850 triệu đồng.

h) Các khoản chi quản lý qua ngân sách: 120.000 triệu đồng.

2. Trong tổng chi ngân sách địa phương: 11.935.204 triệu đồng, phân chia ngân sách cấp huyện, cấp xã chi: 5.596.351 triệu đồng.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH NĂM 2017

1. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác dự báo thu, kết hợp với tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách thông qua kiểm soát chặt nguồn thu. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. Rà soát, xác định cụ thể các đối tượng đang được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn.

2. Thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả, nhất là các chính sách điều chỉnh giá, phí do nhà nước quản lý. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài và không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng dự toán được giao.

Chủ động rà soát sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, bố trí kinh phí thực hiện bảo đảm trong phạm vi dự toán đã được phân bổ đầu năm; rà soát chính sách, chế độ đã ban hành để lồng ghép, đảm bảo không chồng chéo.

3. Cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương: Năm 2017, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm so với mức 1.210.000 đồng/tháng (nếu có) theo quy định.

4. Tập trung triển khai thực hiện việc chuyển một số loại phí, lệ phí sang thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ, bao gồm: Y tế, giáo dục,... Tiếp tục thực hiện giao quyn tự chủ đầy đủ cho các đơn vị, tổ chức sự nghiệp công lập đồng thời tính đúng, tính đủ chi phí vào giá các loại dịch vụ công thiết yếu, thực hiện điều chỉnh giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường.

5. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục rà soát các quy chế, quy định, thủ tục trên lĩnh vực tài chính ngân sách để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, khắc phục chồng chéo, sơ hở. Tăng cường phân cấp về tài chính đi đôi với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công.

6. Tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2011 - 2020. Công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm, năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính.

7. Các ngành, các cấp, các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng ngân sách; quản lý, sử dụng đất đai; các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng.

Điều 2. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày.

 

 

CHỦ TỊCH




Đặng Tuyết Em

 

- Nội dung này được điều chỉnh bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 91/NQ-HĐND

Điều 1. Thống nhất phân bổ nguồn tăng thu xổ số kiến thiết và điều chỉnh giảm nguồn vay trả nợ năm 2017, cụ thể như sau:
...
2. Điều chỉnh giảm nguồn vay trả nợ gốc tại Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh là 126,780 tỷ đồng.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.