Nghị quyết số 48/2003/NQ-HĐND về việc dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách thành phố Hà Nội năm 2004 do Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 48/2003/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Phùng Hữu Phú |
Ngày ban hành: | 18/12/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2003/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2003 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2004
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - KHOÁ XII
(Kỳ họp thứ 11 từ ngày 16 đến ngày 18/12/2003)
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi )
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi )
Sau khi xem xét báo cáo của UBND thành phố về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2003, dự toán và phân bổ dự toán ngân sách thành phố năm 2004; ý kiến của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND Thành phố và ý kiến của các đại biểu HĐND thành phố
QUYẾT NGHỊ
I. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2004
1 - Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn : 23.139,28 tỷ đồng
(hai mươi ba nghìn một trăm ba chín tỷ hai trăm tám mươi triệu đồng )
Trong đó : + Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu : 3.074 tỷ đồng
(ba nghìn không trăm bảy tư tỷ đồng)
+ Thu nội địa : 20.065,28 tỷ đồng
(hai mươi nghìn không trăm sáu năm tỷ hai trăm tám mươi triệu đồng).
Có 700 tỷ đồng thu từ đấu giá quyền sử dụng đất
2 - Tổng số thu ngân sách địa phương: 5.387,856 tỷ đồng
(năm nghìn ba trăm tám bảy tỷ tám trăm năm sáu triệu đồng)
Trong đó :- Số thu được hưởng theo tỷ lệ điều tiết : 4.156,03 tỷ đồng
- Số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất : 700 tỷ đồng
- Số thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách TW: 531,83 tỷ đồng
3 - Tổng số chi ngân sách địa phương: 5.387,856 tỷ đồng
(năm nghìn ba trăm tám bảy tỷ tám trăm năm sáu triệu đồng )
(kèm theo phụ lục số 1 về cân đối dự toán ngân sách, phụ lục số 2 về dự toán chi ngân sách địa phương cho các ngành, .lĩnh vực)
II. PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐIA PHƯƠNG NĂM 2004
Tổng số chi ngân sách địa phương là 5.387,856 tỷ đồng được phân bổ như sau :
1. Tổng chi ngân sách cấp thành phố là 3.697,23 tỷ đồng được bố trí cho các lĩnh vực chi và phân bổ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phụ lục số 3
2. Tổng số chi ngân sách cho các quận, huyện, xã, phường là 1.690,623 tỷ đồng.
3. Số bổ sung từ ngân sách thành phố cho các quận, huyện, xã, phường là 898,237 tỷ đồng (tám trăm chín tám tỷ hai trăm ba bảy triệu đồng).
4. Dự toán thu - chi và số bổ sung từ ngân sách thành phố cho ngân sách các quận, huyện năm 2004 theo biểu phụ lục số 4 và số 5.
5. Bố trí 106,730 tỷ đồng (một trăm không sáu tỷ bảy trăm ba mươi triệu đồng) chi cho các chương trình mục tiêu, cụ thể theo phụ lục số 6
6. Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2004 là 50 tỷ đồng (năm mươi tỷ).
III. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2004 .
Thông qua các biện pháp triển khai thực hiện dự toán ngân sách năm 2004 do UBND trình tại kỳ họp lần thứ 11 HĐND Thành phố khoá XII, đồng thời nhấn mạnh một số nguyên tắc sau:
1. Căn cứ Nghị quyết HĐND thành phố, UBND thành phố giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách cho các cấp, các ngành tăng 5% so với nhiệm vụ thu ngân sách đã được HĐND thành phố thông qua. Tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác thu ngân sách và triển khai các biện pháp nhằm khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách, các biện pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển như : Đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất; triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô; triển khai một số dự án trọng điểm bằng hình thức đầu tư BT, BOT, trái phiếu công trình; thành lập Quỹ đầu tư phát triển trên cơ sở Quỹ phát triển nhà ở thành phố; nâng cao hiệu quả hoạt động xổ số, nghiên cứu phát hành các loại hình xổ số mới phù hợp, phát hành xổ số trong các ngày lễ lớn để tạo thêm nguồn vốn đầu tư cho các công trình phúc lợi công cộng; tiến hành kiểm kê, có biện pháp quản lý chặt chẽ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài sản công như: đất đai, nhà cửa, trụ sở làm việc và các tài sản có giá trị lớn thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Lập phương án quy hoạch, xây dựng trụ sở các cơ quan trong hệ thống chính trị từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
2. Ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách thành phố cho các quận, huyện theo nhiệm vụ được phân cấp và định mức phân bổ ngân sách thành phố đã ban hành. Thời kỳ ổn định là 3 năm (2004 - 2006). Riêng đối với 2 quận mới, trong quá trình thực hiện, UBND Thành phố kịp thời giải quyết những vấn đề bức xức phát sinh, kết thúc thực hiện năm 2004, UBND xem xét và điều chỉnh cho hợp lý, trình HĐND thành phố quyết định.
Thực hiện cơ chế thưởng cho các quận, huyện 50% các khoản thu vượt dự toán nộp về ngân sách Thành phố và Trung ương đối với các khoản thu được phân cấp cho các quận, huyện nhưng tối đa không quá số chênh lệch thực hiện thu năm sau so với năm trước.
3. Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Tăng cường xã hội hoá các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, TDTT, khoa học - công nghệ, cấp nước, vận tải hành khách công cộng và vệ sinh môi trường ... Hoàn thiện cơ chế chính sách và mở rộng xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác trên phạm vi 2- 3 quận và một số phường xã vùng ven đô, thí điểm đấu thầu công tác vệ sinh môi trường tại 2 quận mới thành lập; đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích và các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch; điều chỉnh giá nước máy tiêu dùng sinh hoạt theo hướng giá luỹ tiến; xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi những cơ chế chính sách hiện hành về hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm định hướng cho quá trình phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho các doanh nghiệp.
4. Tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư XDCB . Không bố trí vốn cho các công trình , dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không phù hợp với quy hoạch hoặc chưa cấp bách để tập trung vốn cho các chương trình và dự án trọng điểm. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các quận, huyện , xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý ngân sách và quản lý đầu tư XDCB trong phạm vi được phân cấp, đồng thời chú trọng vai trò hướng dẫn, kiểm soát, giám sát của các cơ quan chuyên môn cấp thành phố. Tăng chi đầu tư cho hạ tầng đô thị, đặc biệt là các vùng nghèo, khu nghèo. Tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh bức xức.
5. Thực hiện biện pháp tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2004. UBND Thành phố và các Quận, Huyện thực hiện việc giữ lại 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể chi lương và các khoản có tính chất lương) của các sở, ban, ngành thuộc thành phố và Quận, Huyện; dành 50% số tăng thu ngân sách các cấp được hưởng năm 2003 và 50% số tăng thu thực hiện năm 2004 so với dự toán để thực hiện cải cách tiền lương năm 2004. Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính có thu sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại năm 2004 tăng so với dự toán năm 2003 (riêng ngành y tế 35%) để chi cải cách tiền lương.
6. UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện những quy định của Luật Ngân sách nhà nước nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.
Giao UBND Thành phố lập phương án bố trí đối với các nguồn vốn phát sinh tăng trong năm theo nguyên tắc: Tập trung cho đầu tư phát triển các công trình, dự án trọng điểm và những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất mới phát sinh, thống nhất với Thường trực HĐND thành phố xem xét, quyết định và báo cáo lại với HĐND tại kỳ họp gần nhất.
7. Thực hiện công khai ngân sách theo quy định của Chính phủ.
8. Giao Thường trực HĐND Thành phố tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |