Nghị quyết 44/NQ-HĐND năm 2019 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2019-2021
Số hiệu: | 44/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Nguyễn Hồng Diên |
Ngày ban hành: | 13/12/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/NQ-HĐND |
Thái Bình, ngày 13 tháng 12 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021;
Căn cứ Văn bản số 3511/BNV-CQĐP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nội vụ về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2019-2021;
Xét Tờ trình số 208/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2019-2021; Báo cáo thẩm tra số 24/BC-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
Điều 1. Thông qua Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2019 - 2021, gồm các nội dung sau:
1. Huyện Tiền Hải
a) Thành lập xã Đông Trà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 5,747 km2, quy mô dân số 3.010 người của xã Đông Hải và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,971 km2, quy mô dân số 3.845 người của xã Đông Trà. Sau khi thành lập, xã Đông Trà có diện tích tự nhiên 10,718 km2, quy mô dân số 6.855 người.
Địa giới hành chính xã Đông Trà: Phía Đông giáp với biển Đông; phía Tây giáp xã Đông Quý (huyện Tiền Hải); phía Nam giáp xã Đông Xuyên và xã Đông Long (huyện Tiền Hải); phía Bắc giáp sông Trà Lý.
b) Thành lập thị trấn Tiền Hải trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,76 km2, quy mô dân số 3.227 người của xã Tây An; toàn bộ diện tích tự nhiên 4,045 km2, quy mô dân số 3.721 người của xã Tây Sơn và toàn bộ diện tích tự nhiên 1,583 km2, quy mô dân số 6.614 người của thị trấn Tiền Hải. Sau khi thành lập, thị trấn Tiền Hải có diện tích tự nhiên 9,388 km2, quy mô dân số 13.562 người.
Địa giới hành chính thị trấn Tiền Hải: Phía Đông giáp xã Đông cơ và xã Đông Phong (huyện Tiền Hải); phía Tây giáp xã Vũ Lăng và xã An Ninh (huyện Tiền Hải); phía Nam giáp xã Tây Giang và xã An Ninh (huyện Tiền Hải); phía Bắc giáp xã Tây Lương và xã Tây Ninh (huyện Tiền Hải).
a) Thành lập xã Đông Quan trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 2,583 km2, quy mô dân số 2.357 người của xã Đông Phong; toàn bộ diện tích tự nhiên 3,422 km2, quy mô dân số 2.515 người của xã Đông Huy và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,605 km2, quy mô dân số 3.652 người của xã Đông Lĩnh. Sau khi thành lập, xã Đông Quan có diện tích tự nhiên 10,61 km2, quy mô dân số 8.524 người.
Địa giới hành chính xã Đông Quan: Phía Đông Bắc giáp xã Thái Giang (huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Đông Á (huyện Đông Hưng); phía Nam giáp sông Trà Lý; phía Bắc giáp xã Đông Tân và xã Đông Vinh (huyện Đông Hưng).
b) Thành lập xã Hồng Bạch trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 4,575 km2, quy mô dân số 3.286 người của xã Bạch Đằng và toàn bộ diện tích tự nhiên 3,923 km2, quy mô dân số 3.565 người của xã Hồng Châu. Sau khi thành lập, xã Hồng Bạch có diện tích tự nhiên 8,498 km2, quy mô dân số 6.851 người.
Địa giới hành chính xã Hồng Bạch: Phía Đông giáp xã Liên Hoa (xã mới huyện Đông Hưng); phía Đông Bắc giáp xã Thăng Long (huyện Đông Hưng); phía Đông Nam giáp xã Hồng Giang (huyện Đông Hưng) và sông Trà Lý; phía Tây giáp xã Chí Hòa (huyện Hưng Hà); phía Nam giáp sông Trà Lý; phía Bắc giáp xã Hồng Việt (huyện Đông Hưng).
c) Thành lập xã Liên Hoa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,179 km2, quy mô dân số 2.988 người của xã Hoa Nam và toàn bộ diện tích tự nhiên 3,3 km2, quy mô dân số 3.000 người của xã Hoa Lư. Sau khi thành lập, xã Liên Hoa có diện tích tự nhiên 6,479 km2, quy mô dân số 5.988 người.
Địa giới hành chính xã Liên Hoa: Phía Đông giáp xã Minh Phú (xã mới huyện Đông Hưng); phía Đông Bắc giáp xã Chương Dương (huyện Đông Hưng); phía Tây giáp xã Hồng Bạch (xã mới huyện Đông Hưng); phía Tây Nam giáp xã Hồng Giang (huyện Đông Hưng); phía Nam giáp sông Trà Lý; phía Bắc giáp xã Thăng Long (huyện Đông Hưng).
d) Thành lập xã Minh Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,125 km2, quy mô dân số 3.215 người của xã Minh Châu và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,002 km2, quy mô dân số 4.325 người của xã Đồng Phú. Sau khi thành lập, xã Minh Phú có diện tích tự nhiên 7,127 km2, quy mô dân số 7.540 người.
Địa giới hành chính xã Minh Phú: Phía Đông giáp xã Phú Châu, xã Trọng Quan (huyện Đông Hưng); phía Tây giáp xã Liên Hoa (xã mới huyện Đông Hưng); phía Nam giáp sông Trà Lý; phía Bắc giáp xã Hợp Tiến (huyện Đông Hưng); phía Bắc - Tây Bắc giáp xã Chương Dương (huyện Đông Hưng).
đ) Thành lập xã Hà Giang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,916 km2, quy mô dân số 3.852 người của xã Đông Giang và toàn bộ diện tích tự nhiên 5,297 km2, quy mô dân số 5.315 người của xã Đông Hà. Sau khi thành lập, xã Hà Giang có diện tích tự nhiên 9,213 km2, quy mô dân số 9.167 người.
Địa giới hành chính xã Hà Giang: Phía Đông giáp xã Đông Kinh (huyện Đông Hưng); phía Tây giáp xã Đông Các (huyện Đông Hưng); phía Tây Nam giáp xã Đông Động (huyện Đông Hưng); phía Tây Bắc giáp xã Đông La (huyện Đông Hưng); phía Nam giáp xã Đông Vinh (huyện Đông Hưng); phía Bắc giáp xã Đông Xá (huyện Đông Hưng);
3. Huyện Thái Thụy
a) Thành lập xã Hồng Dũng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 4,347 km2, quy mô dân số 3.930 người của xã Thụy Hồng; toàn bộ diện tích tự nhiên 4,768 km2, quy mô dân số 3.819 người của xã Thụy Dũng và toàn bộ diện tích tự nhiên 3,059 km2, quy mô dân số 2.622 người của xã Hồng Quỳnh. Sau khi thành lập, xã Hồng Dũng có diện tích tự nhiên 12,174 km2, quy mô dân số 10.371 người.
Địa giới hành chính xã Hồng Dũng: Phía Đông giáp xã An Tân (xã mới huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Thụy Quỳnh (huyện Thái Thụy); phía Nam giáp xã Thụy Trình (huyện Thái Thụy); phía Bắc giáp với sông Hóa.
b) Thành lập xã Dương Hồng Thủy trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 4,043 km2, quy mô dân số 3.335 người của xã Thái Dương; toàn bộ diện tích tự nhiên 6,482 km2, quy mô dân số 3.556 người của xã Thái Hồng và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,295 km2, quy mô dân số 2.459 người của xã Thái Thủy. Sau khi thành lập, xã Dương Hồng Thủy có diện tích tự nhiên 14,82 km2, quy mô dân số 9.350 người.
Địa giới hành chính xã Dương Hồng Thủy: Phía Đông giáp xã Thái Nguyên, xã Thái Hưng (huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Thái Phúc và xã Sơn Hà (xã mới huyện Thái Thụy); phía Nam giáp xã Thuần Thành (xã mới huyện Thái Thụy); phía Bắc giáp xã Thụy Sơn, xã Thụy Liên và xã Thụy Phong (huyện Thái Thụy).
c) Thành lập xã Dương Phúc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,157 km2, quy mô dân số 3.181 người của xã Thụy Phúc và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,18 km , quy mô dân số 5.003 người của xã Thụy Dương. Sau khi thành lập, xã Dương Phúc có diện tích tự nhiên 7,337 km2, quy mô dân số 8.184 người.
Địa giới hành chính xã Dương Phúc: Phía Đông giáp xã Thụy Văn, xã Thụy Bình (huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Thụy Dân (huyện Thái Thụy); phía Nam giáp xã Thụy Sơn và xã Thụy Liên (huyện Thái Thụy); phía Bắc giáp xã Thụy Việt và xã Thụy Hưng (huyện Thái Thụy).
d) Thành lập xã An Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 5,495 km2, quy mô dân số 3.556 người của xã Thụy Tân và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,111 km2, quy mô dân số 3.960 người của xã Thụy An. Sau khi thành lập, xã An Tân có diện tích tự nhiên 9,606 km2, quy mô dân số 7.516 người.
Địa giới hành chính xã An Tân: Phía Đông giáp xã Thụy Trường, xã Thụy Xuân (huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Hồng Dũng (xã mới huyện Thái Thụy); phía Nam giáp xã Thụy Hải và thị trấn Diêm Điền (mới) (huyện Thái Thụy); phía Bắc giáp Sông Hóa.
đ) Thành lập xã Sơn Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 4,325 km2, quy mô dân số 3.909 người của xã Thái Hà và toàn bộ diện tích tự nhiên 5,885 km2, quy mô dân số 5.589 người của xã Thái Sơn. Sau khi thành lập, xã Sơn Hà có diện tích tự nhiên 10,21 km2, quy mô dân số 9.498 người.
Địa giới hành chính xã Sơn Hà: Phía Đông giáp xã Thái Phúc và xã Dương Hồng Thủy (xã mới huyện Thái Thụy); phía Tây giáp với Đông Lĩnh (huyện Đông Hưng); phía Nam giáp sông Trà Lý; phía Bắc giáp xã Thái Giang và xã Thụy Phong (huyện Thái Thụy).
e) Thành lập xã Thuần Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 7,266 km2, quy mô dân số 3.840 người của xã Thái Thành và toàn bộ diện tích tự nhiên 5,148 km2, quy mô dân số 3.341 người của xã Thái Thuần. Sau khi thành lập, xã Thuần Thành có diện tích tự nhiên 12,414 km2, quy mô dân số 7.181 người.
Địa giới hành chính xã Thuần Thành: Phía Đông giáp xã Tân Học (xã mới), xã Thái Thịnh và xã Thái Thọ (huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Thái Phúc (huyện Thái Thụy) và sông Trà Lý; phía Nam giáp sông Trà Lý; phía Bắc giáp xã Dương Hồng Thủy (xã mới), xã Thái Hưng (huyện Thái Thụy).
f) Thành lập xã Tân Học trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,822 km2, quy mô dân số 3.191 người của xã Thái Học và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,063 km2, quy mô dân số 3.370 người của xã Thái Tân. Sau khi thành lập, xã Tân Học có diện tích tự nhiên 7,885 km2, quy mô dân số 6.561 người.
Địa giới hành chính xã Tân Học: Phía Đông giáp xã Thái Xuyên, xã Mỹ Lộc (huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Thuần Thành (xã mới) và xã Thái Thịnh (huyện Thái Thụy); phía Nam giáp xã Thái Thọ (huyện Thái Thụy); phía Bắc giáp xã Thái Hưng (huyện Thái Thụy).
g) Thành lập xã Hòa An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 2,764 km2, quy mô dân số 2.733 người của xã Thái An và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,858 km2, quy mô dân số 6.260 người của xã Thái Hòa. Sau khi thành lập, xã Hòa An có diện tích tự nhiên 7,622 km2, quy mô dân số 8.993 người.
Địa giới hành chính xã Hòa An: Phía Đông giáp xã Thái Thượng và xã Thái Đô (huyện Thái Thụy); phía Tây giáp xã Thái Hưng và xã Thái Xuyên (huyện Thái Thụy); phía Nam giáp xã Mỹ Lộc (huyện Thái Thụy); phía Bắc giáp xã Thái Nguyên (huyện Thái Thụy).
h) Thành lập thị trấn Diêm Điền trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,534 km2, quy mô dân số 4.927 người của xã Thụy Lương; toàn bộ diện tích tự nhiên 7,09 km2, quy mô dân số 6.080 người của xã Thụy Hà và toàn bộ diện tích tự nhiên 2,201 km2, quy mô dân số 11.163 người của thị trấn Diêm Điền. Sau khi thành lập, thị trấn Diêm Điền có diện tích tự nhiên 12,825 km2, quy mô dân số 22.170 người.
Địa giới hành chính thị trấn Diêm Điền: Phía Đông giáp xã Thụy Hải, xã An Tân (xã mới huyện Thái Thụy), biển Đông; phía Tây giáp xã Thụy Liên (huyện Thái Thụy); phía Nam giáp xã Thái Thượng và xã Thái Nguyên (huyện Thái Thụy); phía Bắc giáp xã Thụy Trình (huyện Thái Thụy).
a) Thành lập thị trấn Kiến Xương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 4,313 km2, quy mô dân số 3.040 người của xã An Bồi và toàn bộ diện tích tự nhiên 6,95 km2, quy mô dân số 9.214 người của thị trấn Thanh Nê. Sau khi thành lập, thị trấn Kiến Xương có diện tích tự nhiên 11,263 km2, quy mô dân số 12.254 người.
Địa giới hành chính thị trấn Kiến Xương: Phía Đông giáp xã An Ninh (huyện Tiền Hải); phía Tây giáp xã Quang Bình (huyện Kiến Xương); phía Nam giáp xã Quang Minh và xã Quang Trung (huyện Kiến Xương); phía Bắc giáp xã Bình Minh và xã Thượng Hiền (huyện Kiến Xương).
b) Thành lập xã Minh Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 4,15 km2, quy mô dân số 3.447 người của xã Minh Hưng và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,07 km2, quy mô dân số 6.003 người của xã Quang Hưng. Sau khi thành lập, xã Minh Quang có diện tích tự nhiên 8,22 km2, quy mô dân số 9.450 người.
Địa giới hành chính xã Minh Quang: Phía Đông giáp xã Quang Trung và xã Nam Bình (huyện Kiến Xương); phía Tây giáp xã Minh Tân và xã Quang Minh (huyện Kiến Xương); phía Nam giáp xã Nam Bình, xã Bình Thanh và xã Minh Tân (huyện Kiến Xương); phía Bắc giáp xã Quang Minh và xã Quang Trung (huyện Kiến Xương).
c) Thành lập xã Lê Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 2,188 km2, quy mô dân số 2.401 người của xã Quyết Tiến và toàn bộ diện tích tự nhiên 6,467 km2, quy mô dân số 7.263 người của xã Lê Lợi. Sau khi thành lập, xã Lê Lợi có diện tích tự nhiên 8,655 km2, quy mô dân số 9.664 người.
Địa giới hành chính xã Lê Lợi: Phía Đông giáp xã Vũ Lăng (huyện Tiền Hải); phía Tây giáp xã Bình Nguyên và xã Thanh Tân (huyện Kiến Xương); phía Nam giáp xã Nam Cao, xã Thanh Tân và xã Thượng Hiền (huyện Kiến Xương); phía Bắc giáp xã Hồng Thái (huyện Kiến Xương) và sông Trà Lý.
d) Thành lập xã Tây Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 2,697 km2, quy mô dân số 2.734 người của xã Vũ Sơn và toàn bộ diện tích tự nhiên 7,044 km2, quy mô dân số 9.138 người của xã Vũ Tây. Sau khi thành lập, xã Tây Sơn có diện tích tự nhiên 9,741 km2, quy mô dân số 11.872 người.
Địa giới hành chính xã Tây Sơn: Phía Đông giáp xã An Bình, xã Bình Nguyên (huyện Kiến Xương); phía Tây giáp xã Vũ Đông (TP Thái Bình); phía Nam giáp xã Vũ Lễ và xã Bình Nguyên (huyện Kiến Xương) và xã Vũ Lạc (TP Thái Bình); phía Bắc giáp sông Trà Lý.
Thành lập xã Châu Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,033 km2, quy mô dân số 3.368 người của xã Quỳnh Châu và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,992 km2, quy mô dân số 4.970 người của xã Quỳnh Sơn. Sau khi thành lập, xã Châu Sơn có diện tích tự nhiên 8,025 km2, quy mô dân số 8.338 người.
Địa giới hành chính xã Châu Sơn: Phía Đông giáp xã Quỳnh Hồng, xã Quỳnh Mỹ (huyện Quỳnh Phụ); phía Tây giáp xã Dân Chủ (huyện Hưng Hà) và xã Quỳnh Ngọc (huyện Quỳnh Phụ); phía Nam giáp xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà) và xã Quỳnh Nguyên (huyện Quỳnh Phụ); phía Bắc giáp xã Quỳnh Khê và xã Quỳnh Giao (huyện Quỳnh Phụ).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI Kỳ họp thứ chín thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2019 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 Ban hành: 14/05/2019 | Cập nhật: 17/05/2019
Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2013 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 Ban hành: 07/03/2013 | Cập nhật: 08/03/2013
Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 27/08/2010 | Cập nhật: 31/08/2010
Nghị quyết số 32/NQ-CP về việc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2009 Ban hành: 07/08/2009 | Cập nhật: 11/08/2009