Nghị quyết 38/2006/NQ-HĐND về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang năm 2007
Số hiệu: | 38/2006/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Võ Thanh Khiết |
Ngày ban hành: | 08/12/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2006/NQ-HĐND |
Long Xuyên, ngày 08 tháng 12 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG NĂM 2007
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA VII KỲ HỌP THỨ 8
(Từ ngày 06 đến ngày 08/12/2006)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Sau khi xem xét Tờ trình số 13/TTr-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Thường trực HĐND tỉnh về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang năm 2007 và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang năm 2007 như Tờ trình số 13/TTr-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
(Kèm theo Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2007).
Điều 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, phối hợp với các Ban của Hội đồng nhân dân xây dựng kế hoạch giám sát, cùng với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiến hành hoạt động giám sát đúng theo luật định.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang Khóa VII Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: - Lưu: VT, NCTH-D2. |
CHỦ TỊCH |
CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG NĂM 2007
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006)
I. NHỮNG NỘI DUNG HĐND GIÁM SÁT TẠI KỲ HỌP:
1. Kỳ họp lần thứ 9:
- Việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách 6 tháng đầu năm 2007 và nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm.
- Kết quả việc thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Xem xét và cho ý kiến về các tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh (và các tổ chức khác - nếu có).
2. Kỳ họp lần thứ 10:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008.
- Xem xét và cho ý kiến về thực hiện ngân sách năm 2007 và dự toán thu, chi ngân sách năm 2008.
- Kết quả thực hiện các Nghị quyết chuyên đề.
- Xem xét và cho ý kiến về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước địa phương năm 2006.
- Xem xét và cho ý kiến về các tờ trình của UBND tỉnh (và các tổ chức khác - nếu có).
* Tổ chức họp chuyên đề khi có yêu cầu hoặc theo đề nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân.
II. NHỮNG NỘI DUNG DO THƯỜNG TRỰC, CÁC BAN HĐND, ĐẠI BIỂU HĐND GIÁM SÁT GIỮA 2 KỲ HỌP:
1. Về kinh tế và ngân sách:
a) Lĩnh vực nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Sản xuất giống cây, con đảm bảo chất lượng cao phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất màu và nuôi thuỷ sản. Công tác bảo vệ vật nuôi, cây trồng, phòng chống dịch bệnh. Công tác thủy lợi, lâm nghiệp, liên kết công – nông nghiệp.
b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Việc quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên toàn tỉnh và hiệu quả của quá trình triển khai thực hiện. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Việc phối hợp các ngành, các cấp hỗ trợ và khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng đổi mới kỹ thuật, cải tiến công nghệ, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
c) Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch:
Việc triển khai xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển kinh tế biên giới, việc tổ chức thực hiện chương trình phát triển du lịch, khai thác tiềm năng du lịch lễ hội mùa nước nổi.
d) Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:
Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thi công kéo dài, hiệu quả đầu tư không cao.
Việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư, tăng cường năng lực đầu tư. Cải tiến quy trình, thủ tục đầu tư, thẩm định dự án, phê duyệt thiết kế dự toán và trách nhiệm của chủ đầu tư. Kết quả chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng và nợ tồn đọng trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
e) Lĩnh vực tài chính – ngân sách:
Cải tiến công tác thu, nộp thuế theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, đơn giản, thuận lợi. Về điều hành thu chi ngân sách. Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
f) Lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
Việc thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh. Công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, khu du lịch, vùng nuôi thủy sản tập trung, xử lý rác thải.
g) Lĩnh vực khoa học và công nghệ:
Việc chuyển đổi cơ chế hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ.
2. Về văn hóa – xã hội:
a) Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh:
- Phổ cập giáo dục THCS và PCGD tiểu học đúng độ tuổi.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, môi trường…
- Phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và các loại tệ nạn xã hội khác.
- Thực hiện mục tiêu mức chất lượng tối thiểu các trường tiểu học.
- Nâng cao cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Phát triển bảo hiểm y tế giai đoạn 2006 – 2010 tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010.
b) Giám sát chuyên đề:
- Việc thực hiện chính sách dân tộc trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế.
- Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.
- Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo công lập.
- Công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới.
3. Về pháp chế:
- Công tác cải cách hành chính, kỷ luật hành chính, hiệu quả điều hành chấp hành của cơ quan nhà nước. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và các lĩnh vực liên quan đến đất đai.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2007.
- Việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Các hoạt động tư pháp (thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan Thi hành án).
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng chống tội phạm của các ngành, các cấp.
4. Các biện pháp đảm bảo thực hiện Chương trình giám sát:
Để thực hiện tốt Chương trình giám sát trong năm 2007, đề nghị HĐND tỉnh giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND phối hợp với Ban thường trực UBMTTQ tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát, tiến hành các hoạt động giám sát theo đúng kế hoạch đề ra.
Các vị đại biểu HĐND tham gia đoàn giám sát tại địa bàn ứng cử.
Thường trực HĐND thực hiện điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các Ban HĐND, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của HĐND năm 2007 trong kỳ họp cuối năm.
Văn phòng HĐND tỉnh chuẩn bị các điều kiện để phục vụ có hiệu quả cho các cuộc giám sát, cử chuyên viên khảo sát từng vấn đề để nắm thông tin đầy đủ nhằm cung cấp cho các đại biểu HĐND./.