Nghị quyết 36/2010/NQ-HĐND về lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2011, cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2011
Số hiệu: 36/2010/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành: 10/12/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2010/NQ-HĐND

Hạ Long, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ LẬP DỰ TOÁN VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NĂM 2011; CƠ CHẾ, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NĂM 2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHOÁ XI - KỲ HỌP THỨ 22

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính Phủ “Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương”; Quyết định số 2145/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Quyết định số 3051/QĐ-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011;

Sau khi xem xét báo cáo về thu, chi ngân sách, công tác quản lý tài chính năm 2010 tại Tờ trình số 4534/TT-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh “ về việc đề nghị phê duyệt dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách tỉnh năm 2011; sửa đổi, bổ sung một số cơ chế và biện pháp điều hành ngân sách nhà nước năm 2011”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách địa phương năm 2011 như sau:

1. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là: 22.789.030 triệu đồng

a) Thu nội địa (cân đối NSĐP): 9.945.000 triệu đồng

b) Thu hoạt động xuất nhập khẩu: 12.700.000 triệu đồng

c) Các khoản thu được để lại quản lý qua NSNN: 144.030 triệu đồng

2. Thu ngân sách địa phương: 8.608.733 triệu đồng

+ Thu NSĐP hưởng theo phân cấp: 7.981.753 triệu đồng

+ Thu được để lại quản lý qua NSNN: 144.030 triệu đồng

+ Bổ sung từ ngân sách trung ương: 482.950 triệu đồng

3. Tổng chi ngân sách địa phương: 8.608.733 triệu đồng

a) Chi đầu tư phát triển: 2.542.763 triệu đồng

- Nguồn vốn trong nước: 1.174.000 triệu đồng

- Đầu tư từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất: 700.000 triệu đồng

- Nguồn vốn TW bổ sung có mục tiêu: 477.500 triệu đồng

- Nguồn vốn khác: 191.263 triệu đồng

b) Chi bù lỗ, bù giá, trợ cước các MHCS: 50.382 triệu đồng

c) Chi thường xuyên:  5.379.778 triệu đồng

- Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế: 1.018.212 triệu đồng

- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: 1.702.786 triệu đồng

- Chi sự nghiệp y tế:  627.544 triệu đồng

- Chi sự nghiệp văn hoá thông tin: 125.166 triệu đồng

- Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình: 64.038 triệu đồng

- Chi sự nghiệp thể dục thể thao: 59.324 triệu đồng

- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: 26.250 triệu đồng

- Chi đảm bảo xã hội: 264.048 triệu đồng

- Chi quản lý hành chính: 1.252.657 triệu đồng

- Chi an ninh- quốc phòng: 138.219 triệu đồng

- Chi khác: 101.533 triệu đồng

d) Dự phòng ngân sách: 240.180 triệu đồng

e) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.600 triệu đồng

f) Dự phòng nguồn tăng lương: 250.000 triệu đồng

g) Chi từ nguồn thu để lại QL qua NSNN: 144.030 triệu đồng

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế và biện pháp điều hành ngân sách nhà nước năm 2011 cụ thể như sau:

1. Sửa đổi cơ chế cấp lại nguồn thu cấp quyền sử dụng đất các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng do tỉnh quản lý theo hướng tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp huyện:

- Nguồn thu cấp quyền sử dụng đất của các cấp được dành tối thiểu 30% để trích lập quỹ phát triển đất theo đúng quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư.

- Nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất các dự án do tỉnh phê duyệt được điều tiết 100% cho ngân sách cấp huyện để đầu tư cho các dự án và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện quản lý (trừ thành phố Hạ Long);

Riêng địa bàn Thành phố Hạ Long, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất các dự án do tỉnh phê duyệt được thực hiện như sau:

+ Đối với các dự án đấu giá đất do tỉnh làm chủ tịch hội đồng đấu giá, số thu được điều tiết 100% về ngân sách tỉnh;

+ Đối với các dự án do tỉnh quản lý, số thu tiền cấp quyền sử dụng đất được điều tiết 70% về ngân sách tỉnh để đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh, 30% để lại cho thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

2. Sửa đổi cơ chế quản lý, sử dụng nguồn phí, lệ phí như: Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, phí tham quan Vịnh Hạ Long.

- Đối với nguồn thu phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản (ngoài than) được điều tiết 100% về ngân sách huyện, thị xã, thành phố.

- Đối với nguồn thu phí BVMT từ hoạt động khai thác than: Điều tiết 100% về ngân sách huyện đối với các huyện Đông Triều, Hoành Bồ; 50% về ngân sách huyện đối với thành phố Hạ Long và thị xã Uông Bí; 70% về ngân sách thị xã Cẩm Phả để các địa phương chủ động bố trí đảm bảo vệ sinh môi trường, thị chính công cộng trên địa bàn. Số còn lại tập trung về tỉnh để đầu tư trở lại theo danh mục dự án được duyệt.

- Đối với phí tham quan Vịnh Hạ Long: Số thu phí thăm quan Vịnh Hạ Long sau khi trừ số chi phục vụ công tác thu, nhiệm vụ chi hoạt động thường xuyên của Ban quản lý Vịnh Hạ Long theo quy định; phần còn lại dành 100% chi đầu tư tôn tạo cảnh quan,vệ sinh môi trường, đầu tư bảo vệ vùng Vịnh Hạ Long và vùng đệm Bái Tử Long, chi bổ sung thêm một phần vào nguồn quảng bá xúc tiến du lịch; chi hỗ trợ thành phố Hạ Long đề thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, vệ sinh môi trường, quảng bá xúc tiến đầu tư...theo danh mục dự án do tỉnh phê duyệt.

3. Phân cấp thêm một số nguồn thu cho ngân sách cấp huyện:

+ Thuế thu nhập cá nhân: Điều tiết 100% phần NSĐP được hưởng (NSTW 30% - NSĐP 70%) về cho ngân sách các huyện; riêng thành phố Hạ Long, được điều tiết 18%.

+ Thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên của doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn thị xã Uông Bí: Điều tiết 6% cho ngân sách thị xã.

4. Số thu từ chống buôn lậu và thu phạt vi phạm an toàn giao thông được dành 100% để chi phục vụ cho công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và đảm bảo công tác an toàn trật tự giao thông trên địa bàn (không giao trong cân đối ngân sách, giao thu để lại chi quản lý qua NSNN).

Điều 3. Trong quá trình chấp hành ngân sách, định kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương. Giữa hai kỳ họp nếu có sự thay đổi, phát sinh về thu, chi ngân sách cần có sự điều chỉnh ngân sách (về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phương án huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ...) giao Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để xử lý và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI, kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2010, và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Quân