Nghị quyết 340/NQ-HĐND năm 2014 về thông qua Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên” giai đoạn 2014-2020
Số hiệu: | 340/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Nguyễn Thanh Tùng |
Ngày ban hành: | 23/07/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 340/NQ-HĐND |
Điện Biên, ngày 23 tháng 7 năm 2014 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp Lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 92/2009/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 2265 /TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc trình thông qua Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên” giai đoạn 2014 - 2020 và Báo cáo thẩm tra số: 22/BC-PC ngày 12 tháng 7 năm 2014 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
QUYẾT NGHỊ:
- Quán triệt quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, trong đó đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng.
- Xây dựng Đề án phải phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao, phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu của lực lượng Công an xã trong chiến lược bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội; bảo đảm các điều kiện hoạt động và chế độ, chính sách cho lực lượng Công an xã; xác định rõ hơn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp trong xây dựng lực lượng Công an xã, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, đảm bảo an ninh nông thôn, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của tỉnh Điện Biên trong tình hình mới.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã); các ban, ngành, đoàn thể, mặt trận có trách nhiệm quan tâm, chăm lo xây dựng, chỉ đạo hoạt động bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng Công an xã theo quy định của Pháp luật; tạo điều kiện động viên lực lượng Công an xã cả về vật chất và tinh thần, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, xây dựng lực lượng Công an xã tỉnh Điện Biên trong sạch, vững mạnh, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị, phục vụ tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, góp phần cùng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa bàn tỉnh Điện Biên trong tình hình mới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo cơ cấu tổ chức Công an xã hợp lý, hiệu quả, vững mạnh
+ Xây dựng mô hình tổ chức Công an xã theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
+ Khung số lượng Phó Trưởng Công an xã: Bố trí đủ số lượng Phó Trưởng Công an xã ở các xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1, xã loại 2 theo quy định của Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ;
+ Khung số lượng Công an viên thường trực: Bố trí đủ số lượng Công an viên làm nhiệm vụ thường trực tại nơi làm việc của Công an xã
+ Khung số lượng Công an viên ở thôn, bản: Bố trí Công an viên làm nhiệm vụ ở các thôn, bản phù hợp với tình hình an ninh, trật tự từng xã, bản, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh, tật tự, an toàn xã hội ở cơ sở và ngân sách chi trả của tỉnh
+ Tuyển chọn, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp Công an xã theo đúng quy trình, quy định.
- Nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, chính trị
+ Về trình độ văn hóa: Đến năm 2016 Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã phải có trình độ văn hóa Trung học phổ thông; đến năm 2018 Công an viên phải có trình độ Trung học phổ thông (đối với các xã vùng sâu, vùng xa Công an viên phải có trình độ Trung học cơ sở trở lên);
+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đến năm 2017, Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã có trình độ nghiệp vụ Trung cấp Công an, Trung cấp pháp lý trở lên.
Hằng năm tiến hành huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho trên 95% Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên.
+ Về trình độ lý luận chính trị: Đến năm 2017, Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã có trình độ Trung cấp lý luận chính trị.
- Luôn giữ vững ổn định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, giải quyết dứt điểm các vụ việc ngay tại cơ sở, không để đột xuất bất ngờ xấu xảy ra.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ, chính sách phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở của lực lượng Công an xã.
3. Về mô hình tổ chức Công an xã
Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã, Công an viên làm nhiệm vụ thường trực tại nơi làm việc của Công an xã và Công an viên làm nhiệm vụ ở các thôn, bản.
3.1. Khung số lượng Phó Trưởng Công an xã
Mỗi xã bố trí 01 Phó Trưởng Công an xã. Xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự, xã loại 1, xã loại 2 bố trí 02 Phó Trưởng Công an xã.
3.2. Khung số lượng Công an viên
- Khung số lượng Công an viên làm nhiệm vụ thường trực
Mỗi xã bố trí 02 Công an viên làm nhiêm vụ thường trực tại nơi làm việc của Công an xã;
- Khung số lượng Công an viên làm nhiệm vụ ở thôn, bản
Mỗi thôn, bản bố trí 01 Công an viên. Đối với bản có đủ tiêu chuẩn sau được bố trí 02 Công an viên (không áp dụng đối với thôn):
+ Bản thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự, xã loại 1, xã loại 2 có từ 50 hộ trở lên nhưng có các nhóm hộ cách xa nhau trên 3 km;
+ Bản có từ 80 hộ trở lên ở các xã biên giới (không áp dụng đối với thôn, đội các xã biên giới thuộc huyện Điện Biên; tổ dân phố thuộc xã Mường Nhé huyện Mường nhé; bản có Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn bản);
+ Bản có từ 100 hộ trở lên ở các xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1, xã loại 2 thuộc 3 huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà (không áp dụng đối với bản có Đồn Công an đóng trên địa bàn bản);
+ Bản có từ 120 hộ trở lên ở các xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1, xã loại 2 thuộc 5 huyện Điện Biên Đông, Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa (không áp dụng đối với bản có Đồn Công an đóng trên địa bàn bản).
Phó trưởng Công an xã; Công an viên làm nhiệm vụ ở thôn, bản; Công an viên làm nhiệm vụ thường trực (hưởng mức phụ cấp như Công an viên làm nhiệm vụ ở thôn, bản) hưởng mức phụ cấp theo quy định tại Nghị quyết số: 198/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2010 của HĐND tỉnh về việc quy định chức danh, số lượng và chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản, tổ dân phố.
5. Nhiệm vụ, giải pháp của Đề án
5.1. Nhiệm vụ
5.1.1. Tuyển chọn nguồn lực tham gia lực lượng Công an xã
Tuyển chọn người tham gia Công an xã phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, theo đúng tiêu chuẩn quy định của Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công an.
Lựa chọn những người là con em các dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tình nguyện về công tác tại địa bàn xã; chiến sỹ hoàn thành nghĩa vụ quân sự, con em dân tộc có quá trình phấn đấu, rèn luyện, sản xuất tốt ở địa phương, đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ưu tiên tuyển chọn chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tham gia lực lượng Công an xã.
Hướng dẫn các thôn, bản, xã chưa bố trí đủ cán bộ Công an xã chủ động tiến hành rà soát tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bố trí sử dụng Công an xã bảo đảm ổn định lâu dài, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở.
Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cùng cấp quy hoạch, tuyển chọn, bố trí sử dụng Công an xã.
5.1.2. Bổ nhiệm, bố trí Công an xã
- Bổ nhiệm Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công an. Trước khi giới thiệu, bổ nhiệm Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã, Ủy ban nhân dân xã phải lấy ý kiến đại diện các thôn, bản và chi bộ nơi người đó sinh hoạt.
- Đối với các xã không có người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động và bổ nhiệm những đồng chí đã có trình độ tốt nghiệp Trung cấp Công an ở các xã khác đến đảm nhận các chức vụ đó.
- Trường hợp đặc biệt ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa không thể có người để đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định để làm Trưởng Công an xã thì phải báo cáo Giám đốc Công an tỉnh trước khi bổ nhiệm Trưởng Công an xã.
- Trong trường hợp cần thiết, do yêu cầu bảo vệ an ninh trật trự, an toàn xã hội, Giám đốc Công an tỉnh sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhận các chức danh Công an xã.
- Thường xuyên rà soát, có kế hoạch thay thế, bổ sung cán bộ Công an xã do được điều động đảm nhận công tác khác, nghỉ hưu, không đủ tiêu chuẩn để tiếp tục giữ chức vụ Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã.
5.1.3. Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã
- Rà soát đội ngũ Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã có độ tuổi dưới 40 chưa tốt nghiệp văn hóa trung học phổ thông đưa đi đào tạo văn hóa để đảm bảo tiêu chuẩn quy định theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 06/2012/TT- BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với Trường trung cấp Công an mở 01 lớp đào tạo Trung cấp Công an chuyên ngành về quản lý trật tự xã hội ở cơ sở cho 95 đồng chí là Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã chưa có trình độ Trung cấp Công an và cán bộ dự nguồn Trưởng Công an xã.
- Mở 01 lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị cho 95 đồng chí là Trưởng Công an xã, cán bộ dự nguồn Trưởng Công an xã, trên cơ sở kéo dài lớp đào tạo Trung cấp Công an chuyên ngành về quản lý trật tự xã hội ở cơ sở thêm 5 tháng.
- Hằng năm tiến hành mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên theo Thông tư số 32/2009/TT- BCA-V19 ngày 28/5/2009 của Bộ Công an về chương trình bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã.
- Hằng năm tổ chức đưa Công an xã tiêu biểu đi thực tế, tham quan để học tập kinh nghiệm ở các tỉnh về công tác bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở.
5.1.4. Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, vũ khí, công cụ hỗ trợ
Nhiệm vụ chi của địa phương: Thực hiện theo Điều 8 Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 4 Thông tư 43/2013/TT-BCA của Bộ Công an.
- Trụ sở làm việc:
Căn cứ vào đặc thù công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, công tác bắt, tạm giữ, đấu tranh khai thác đối tượng và đảm bảo bí mật các biện pháp nghiệp vụ, cần thiết phải xây dựng trụ sở Công an xã. Từ năm 2016-2020 xây dựng 38 trụ sở. Ưu tiên xây dựng trước đối với những xã xa trung tâm huyện; xã xa các đồn Công an, đồn Biên phòng; xã biên giới; xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự. Sau năm 2020 căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh để tiếp tục xây dựng trụ sở cho Công an các xã còn lại.
- Phương tiện:
+ Xe máy: Trang bị cho Công an mỗi xã 01 chiếc
+ Máy vi tính + máy in: Trang bị cho Công an mỗi xã 01 bộ
+ Điện thoại cố định: Trang bị cho mỗi Công an xã 01 cái
+ Bàn, ghế làm việc: Trang bị Công an mỗi xã 03 bàn 10 ghế
+ Tủ sắt đựng hồ sơ, tài liệu: trang bị mỗi Công an xã 01 cái
+ Văn phòng phẩm: Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác
- Trang phục Công an xã:
Đảm bảo trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận Công an xã theo Điều 6 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phụ cấp cho Phó Trưởng Công an xã và Công an viên bố trí thêm theo Đề án trong 6 năm (2015-2020):
5.1.5. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã
- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với Công an xã về chế độ lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác theo Điều 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ;
- Căn cứ vào đặc thù của lực lượng vũ trang, đặc thù môi trường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của Công an xã và tình hình ngân sách địa phương để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh phụ cấp cho Phó Trưởng Công an xã và Công an viên cho phù hợp.
5. 2. Giải pháp
5.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an xã tỉnh Điện Biên
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác xây dựng lực lượng Công an xã và đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở; phải xác định sâu sắc tầm quan trọng coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đề ra Nghị quyết, Chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, gắn với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện để đề ra chủ trương, đường lối phù hợp.
Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng, hệ thống chính trị cơ sở; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đối với Công an xã; tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.
Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc các ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Công an xã, tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, huấn luyện, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã.
Chỉ đạo, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan, đơn vị và nhân dân vào công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng Công an xã.
5.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác đảm bảo an ninh, trật tự; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đấu tranh, phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội có hiệu quả, không để phát sinh điểm nóng, gây mất ổn định về an ninh trật tự ở cơ sở
- Chủ động nắm chắc tình hình về an ninh trật tự để tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Công an và của tỉnh Điện Biên.
- Thường xuyên nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát thực tế, phù hợp với địa bàn, trình độ nhận thức của nhân dân để họ dễ tiếp thu, dễ thực hiện; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; giáo dục ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, đơn vị về bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
- Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng Công an xã trong sạch vững mạnh, thi đua lao động sản xuất, xây dựng nếp sống văn hóa mới, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, định canh định cư, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân, để nhân dân phát hiện, đấu tranh với các hoạt động vi phạm pháp luật, những việc làm tốt và những hành vi, vi phạm của lực lượng Công an xã để kịp thời uốn nắn, khắc phục.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy chữa cháy, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý người nghiện ma túy.
- Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh với các loại tội phạm; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc về an ninh, trật tự ở cơ sở; quản lý giáo dục, cảm hóa đối tượng lầm lỗi để họ tái hòa nhập cộng đồng;
- Tăng cường việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra kịp thời uốn nắn những sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện. Tiến hành định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm phát huy những mặt tích cực tiến bộ, khắc phục những yếu kém tồn tại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã thực sự tin cậy, chất lượng, hiệu quả.
6. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án
6.1. Dự kiến tổng kinh phí đề án: 100.143.173.540đ (Một trăm tỷ một trăm bốn ba triệu một trăm bảy ba nghìn năm trăm bốn mươi đồng).
- Giai đoạn 2014-2015: 7.642,807.040đ (Bảy tỷ sáu trăm bốn hai triệu tám trăm linh bảy nghìn không trăm bốn mươi đồng).
- Giai đoạn 2016-2020: 92.500.366.500đ (Chín mươi hai tỷ năm trăm triệu ba trăm sáu mươi sáu nghìn năm trăm đồng).
6.2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
- Nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được phân bổ dự toán hàng năm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước;
- Tranh thủ các nguồn kinh phí của các Bộ, Ngành Trung ương, các doanh nghiệp, sự đóng góp của nhân dân trên tinh thần tự nguyện như hiến đất để xây dựng trụ sở, mua sắm công cụ, phương tiện;
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2014./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Ban hành: 08/04/2013 | Cập nhật: 09/04/2013
Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn Ban hành: 05/12/2011 | Cập nhật: 08/12/2011
Thông tư 12/2010/TT-BCA hướng dẫn Pháp lệnh công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP Ban hành: 08/04/2010 | Cập nhật: 17/05/2010
Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 24/10/2009
Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã Ban hành: 07/09/2009 | Cập nhật: 10/09/2009
Pháp lệnh công an xã năm 2008 Ban hành: 21/11/2008 | Cập nhật: 28/02/2009