Nghị quyết 31/2018/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019 do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: 31/2018/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành: 07/12/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2018/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 07 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 151/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nghị quyết phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

Năm 2018, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước và của tnh, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh năm 2018 đạt được nhiều kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,28% so với năm trước; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán; giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá; xuất khẩu tăng cao; các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi; lĩnh vực giáo dục, y tế tiếp tục có bước phát triển; công tác an sinh xã hội được quan tâm và đạt được nhiều kết quả; cải cách thủ tục hành chính được thực hiện mạnh mẽ; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đối ngoại địa phương ngày càng được mở rộng.

Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Nông nghiệp chưa phát huy được yếu tố lợi thế và gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ (sản phẩm nông nghiệp qua chế biến ít, mẫu mã, chủng loại còn hạn chế); ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; hàng nông sản xuất khẩu thô còn chiếm tỷ trọng lớn; tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra một vài nơi; tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm của tỉnh còn chậm; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, có một số vụ việc kéo dài; chất lượng nguồn nhân lực, học lực học sinh vùng sâu, vùng xa chậm được nâng lên; du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; công tác điều chỉnh, quản lý các khu, cụm công nghiệp còn lỏng lẻo, chưa phù hợp với quá trình phát triển; quản lý đô thị, trật tự đô thị còn nhiều bất cập; chất lượng khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế còn hạn chế; vi phạm môi trường, an toàn thực phẩm vẫn còn xảy ra; thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư tuy được cải cách nhưng vẫn còn rườm rà; kỷ luật, kỷ cương hành chính tuy được chú trọng thực hiện nhưng vẫn chưa triệt để; tội phạm, trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp...

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nói trên chủ yếu là do lực lượng công tác quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng và cơ quan chức năng còn mỏng, một số địa phương triển khai giải pháp chưa thật sự quyết liệt. Lĩnh vực khoa học, công nghệ còn yếu; chưa làm tốt công tác định hướng cho người dân trong việc xác định cây trồng vật nuôi phù hợp, Chất lượng đào tạo chưa cao, đào tạo nghề có địa chỉ còn hạn chế. Vai trò tham mưu, đề xuất của người đứng đầu và cán bộ, công chức ở một số đơn vị chưa cao; một vài nơi vẫn còn tình trạng không sát công việc, chất lượng tham mưu, đề xuất thấp, chưa kịp thời; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa tốt. Công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các sai phạm có lúc chưa thường xuyên, kịp thời; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ làm công tác giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, giữ gìn trật tự trị an, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, khiếu nại tố cáo... của một bộ phận người dân còn chưa tốt.

Điều 2. Về các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, lĩnh vực đột phá và nhiệm vụ, giải pháp năm 2019

1. Mục tiêu tổng quát: Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thn của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu và lĩnh vực đột phá:

a) Các chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh đạt khoảng 9,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2019: Nông - lâm - thủy sản 25-26%; Công nghiệp - Xây dựng: 26-27%; Thương mại - Dịch vụ: 39-40%. Thu nhập bình quân đầu người trên 40 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 2.466,7 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa khoảng 2.232,7 tỷ đồng). Giá trị xuất khẩu: 137 triệu USD. Dân số trung bình năm 2019: 547 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 giảm từ 3-4% so với cuối năm 2018. Có thêm 03 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019. Số giường bệnh trên 01 vạn dân đạt 34,2 giường. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Tỷ lệ độ che phủ rừng 62,3%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.

b) Lĩnh vực đột phá: (1) Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới kết hợp với dịch vụ, nhất là trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ; trong đó chú ý công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu và hệ thống xử lý nước thải trong khu, cụm công nghiệp. (2) Phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; bảo tồn, đầu tư phát triển có hiệu quả những loại cây dược liệu, nhất là dược liệu dưới tán rừng; có chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Đẳng sâm Kon Tum và các sản phẩm đặc hữu khác. (3) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hình thành Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư, hỗ trợ khởi nghiệp.

3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016 - 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu sau đây:

a) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cnh tranh. Phát triển toàn diện nông nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; chú trọng phát triển nuôi thủy sản ở các mặt nước lớn, các công trình thủy lợi, thủy điện. Thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra. Phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ. Trước mắt, ưu tiên đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu tập trung đối với 10 loài dược liệu thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhất là Sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm và các loại dược liệu khác. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững gắn với đảm bảo sinh kế của người dân sống gần rừng. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cây trồng; phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng tập trung gắn với bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của ngành như: chế biến nông lâm sản, dược liệu, phát triển thủy điện, điện mặt trời, khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng (ưu tiên vật liệu xây dựng không nung). Khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống. Phát triển mạnh thương mại - dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ của Nhân dân, nhất là vùng nông thôn.

b) Thực hiện tốt việc cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo nguồn thu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, hạn chế nợ đọng thuế phát sinh. Tăng tỷ trọng thu nội địa, tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả tài sản công. Huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

c) Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Tập trung đầu tư phát triển kết cu hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới kết hợp với dịch vụ, nhất là trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ; trong đó chú ý công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu và hệ thng xử lý nước thải trong khu, cụm công nghiệp. Đy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc tập trung của các cơ quan tỉnh; Khu đô thị mới Nam Đăk Bla; các cầu qua sông Đăk Bla; các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các khu, cụm công nghiệp; đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thành phố Kon Turn; đường giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 24; các công trình tại trung tâm hành chính huyện Ia H’Drai; khai thác quỹ đất khu vực các tuyến đường mới mở và hai bên bờ sông Đăk Bla; Cụm công trình thủy lợi Ia H'Drai; Hchứa nước Đăk Pokei,... Kiên quyết điều chuyển, rút vốn công trình chậm tiến độ, không sử dụng hết vốn để bố trí cho công trình cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trong năm.

d) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu cơ, buôn lậu,... Làm tốt công tác ổn định giá cả, nht là các mặt hàng thiết yếu; đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng các nguồn hàng xuất khẩu, khai thác tt các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới. Thông tin kịp thời thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế để doanh nghiệp sn sàng chủ động phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.

đ) Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Cải tạo phục hồi một số dòng sông, đoạn sông, hchứa ở các đô thị bị ô nhim, cạn kiệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu sản xuất tập trung, khu chăn nuôi, khu giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh học đường, công sở trên địa bàn tỉnh, nhất là các trường học vùng sâu, vùng xa, trụ sở Ủy ban cấp xã. Chủ động phòng, chống, ứng cứu kịp thời và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

e) Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương của Trung ương, các chương trình của Tỉnh ủy, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Đẩy mạnh triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Nghiên cứu, hình thành Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh. Triển khai các biện pháp nhanh chóng cải thiện Chỉ số năng lực cnh tranh cấp tỉnh; duy trì và nâng cao Chỉ squản trị hành chính công cấp tỉnh. Thực hiện nghiêm công tác thống kê, công bố các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tăng cường rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Nghiên cứu phân cấp, ủy quyền Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh thực hiện một số thủ tục hành chính theo quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án tại khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

g) Thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, Đề án Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ trí thức tỉnh Kon Tum đến năm 2020, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh hiện đang đảm nhiệm nhm chuẩn hóa nguồn nhân lực trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời gian tới; nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục vùng sâu, vùng xa. Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; triển khai có kết quả Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020.

h) Tạo nhiều việc làm mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm và giảm nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công; các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo bn vững. Phát triển hệ thống y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thu hẹp sự chênh lệch về khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân; chủ động theo dõi, phòng, chống, ngăn chặn sự lây lan các dịch bệnh lây nhiễm. Nâng cao trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ y, bác sĩ. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết các dân tộc; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; tổ chức kết nối các tuyến du lịch giữa thành phố Kon Tum với Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

i) Thanh tra, kiểm tra. theo kế hoạch và đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm. Tập trung giải quyết nhanh chóng những bức xúc của Nhân dân; đề cao trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tcáo. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng. Công khai, minh bạch và thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng.

k) Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đu ở các cấp. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, chủ động tấn công, trn áp các loại tội phạm; triệt xóa các băng, nhóm tội phạm, các hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen, đòi nợ thuê, siết nợ... Quản lý, bảo vệ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ; tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý, ngăn ngừa, kiềm chế tai nạn giao thông. Tăng cường công tác đi ngoại; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác hữu nghị với các tỉnh nước bạn Lào và Campuchia giáp biên với tỉnh Kon Tum; thực hiện có hiệu quả các bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết với các địa phương của Hàn Quốc và mở rộng hợp quan hệ tác với một số tỉnh của Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc...

Điều 3. Tổ chức thc hin

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh; đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, vận động quần chúng, đoàn viên và hội viên tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XI Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực t ngày 17 tháng 12 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu quốc hội;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Đài PTTH tnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng