Nghị quyết 30/2007/NQ-HĐND về Đề án đặt tên đường thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Số hiệu: 30/2007/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Xuân Dương
Ngày ban hành: 19/12/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2007/NQ-HĐND

Quy Nhơn, ngày 19 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THỊ TRẤN PHÚ PHONG, HUYỆN TÂY SƠN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Ban hành quy chế hoạt động của HĐND tỉnh;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 106/TTr-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh về việc xin ý kiến thông qua Đề án đặt tên đường thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (có Danh mục tên đường kèm theo).

Điều 2. UBND tỉnh theo trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh theo trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Dương

 

DANH MỤC

TÊN ĐƯỜNG THỊ TRẤN PHÚ PHONG, HUYỆN TÂY SƠN
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2007/NQ-HĐND ngày 19/12/2007 của HĐND tỉnh)

TT

Tên dự kiến

Điểm đầu - Điểm cuối vị trí

Độ dài

(m)

Lộ giới

Kết cấu mặt đường (m)

Cấp đường

Lý giải

Ghi chú

Quy hoạch

(m)

Hiện trạng (m)

1

ĐƯỜNG HÙNG VƯƠNG

Từ đường Nguyễn Huệ giáp cầu Đồng Sim (Km 39+641 – Km41+ 117)

1.536

41

41

Bê tông nhựa

3

Thủy tổ dân tộc Việt Nam, họ Hồng Bàng dựng nước, 18 đời đều xưng hiệu Hùng Vương. Hiệu nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu.

Để nhớ ơn trời biến các vua Hùng đã có công dựng nước, nhân dân ta đã lấy ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm làm ngày Quốc tổ.

 

2

ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO

Từ đường Nguyễn Huệ giáp đường Đô đốc Long (Km 0+00 – Km1+630)

1.630

20

20

Đường cấp phối

5

Danh tướng Tôn thất nhà Trần. Ông có tài quân sự, khi quân Nguyên sang cướp nước ta, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm tiết chế các đạo quân Thủy bộ, ông làm “ Hịch tướng sĩ” khích lệ lòng quân, đôn đốc các vương hầu, binh tướng tận trung cứu nước, dưới tài lãnh đạo của ông quân dân ta chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng đuổi giặc ra khỏi nước ông được phong tước Hưng Đạo Vương.

 

3

ĐƯỜNG LÊ LỢI

Từ đường Nguyễn Huệ giáp đường Đô đốc Long (Km 0+00 – Km1+600)

 

1.600

15

15

Đất cấp phối

5

Vua khai sáng Nhà Lê, lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh. Năm Mậu Thân 1428 ông lên ngôi vua tên thụy là Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt, ông có tài lãnh đạo kháng chiến, có tài văn chương; bài Hịch Bình Ngô đại cáo truyền khắp xa gần muôn đời lưu công nghiệp vẻ vang cùng non sông đất nước.

 

4

ĐƯỜNG ĐÔ ĐỐC BẢO

Từ đường Nguyễn Huệ giáp đường Đô đốc Tuyết (Km 0+00 – Km1+ 590)

 

590

14

14

Đất cấp phối

5

Tên thật là Đặng Xuân Bảo, tướng tiên phong, đại đô đốc của triều đại Tây Sơn, chỉ huy đạo quân thứ ba đánh chiếm Ngọc Hồi. Đây là một lực lượng cơ động gồm kỵ binh và tượng binh dũng mạnh bất ngờ quyết chiến tiêu diệt đồn Ngọc Hồi theo kế hoạch của Hoàng đế Quang Trung, giành thắng lợi có ý nghĩa rất quyết định.

Trích Trên đất Nghĩa Bình– Phan Huy Lê.

5

ĐƯỜNG ĐÔ ĐỐC TUYẾT

Từ đường Đô đốc Bảo đến Đô đốc Long (Km 0+590 – Km1+ 590)

 

1.000

14

14

Đất cấp phối

5

Tên thật là Nguyễn Minh Mẫn, hay Nguyễn Văn Tuyết, quê làng Ôn Tuyền, huyện Đăng Xương, Thuận Hóa (nay là Triệu Phong, Quảng Trị) là một trong những “Tây Sơn thất hổ tướng”, lừng danh thời Tây Sơn. Ngày 5 tháng giêng, Kỷ Dậu (1789) ông chỉ huy thủy quân Tây Sơn tiêu diệt quân Thanh ở cửa sông Lục Đầu Giang, Hải Dương.

Trích Trên đất Nghĩa Bình – Phan Huy Lê.

6

ĐƯỜNG ĐÔ ĐỐC LONG

Từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Hùng Vương (Km1+630 – Km2+ 110)

 

480

20

20

Đất cấp phối

5

Sinh năm 1750, tên thật là Nguyễn Tăng Long, quê ở thôn Đông Thanh, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, danh tướng nhà Tây Sơn có công rất lớn trong chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) chống nhà Thanh của vua Quang Trung, ông được phong đô đốc kỵ binh sau có công lớn được phong tước Nghĩa Đức Hầu.

Trích Trên đất Nghĩa Bình – Phan Huy Lê.

7

 

ĐƯỜNG NGUYỄN SINH SẮC

- Đoạn từ Quang Trung đến Đống Đa (Km0+00 - Km0+776)

- Đoạn từ Đống Đa đến Nguyễn Huệ (Km0+776 - Km1+262)

 

776

 

 

 

486

1.262

12

 

 

 

15

5

 

 

 

15

Đường cấp phối

 

 

Đường cấp phối

5

 

 

 

5

Ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929) Chí sĩ cận đại. Quê làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1894 đỗ cử nhân; năm 1901 đỗ phó bảng; năm 1902 làm Hành tầu ở bộ Lễ, sau thăng tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Trong thời gian làm tri huyện Bình Khê, nhiều lần ông chống đối viên công sứ Pháp, giúp đỡ, bảo vệ nhân dân lao động ở Bình Định nên bị chúng cách chức.

Năm 1927 ông ngụ tại Sài Gòn, bị thực dân Pháp theo dõi, chúng cưỡng chế lưu trú tại Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) và tiếp tục làm nghề Đông y; đồng thời, thường liên lạc với các chí sĩ yêu nước. năm 1929 ông qua đời tại Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam năm 1992

8

ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG

Từ đường Mai Xuân Thưởng (ngã ba Mai Xuân Thưởng - Nguyễn Sinh Sắc) đến giáp đường Nguyễn Huệ (Km 0+00 - Km0 + 370)

370

15

15

Đường cấp phối

5

Nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc, Trưng Nhị - (năm 43 sau công nguyên). Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa giành độc lập trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Năm Kỷ Hợi 39 chồng bà Trưng Trắc bị Thái Thú Tô Định giết, hai bà đã lãnh đạo chống quân xâm lược vào năm 40, cuộc khởi nghĩa thành công bà Trưng Trắc lên ngôi vua để chăm lo việc nước.

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản khoa học – xã hội năm 1992

9

ĐƯỜNG NGUYỄN THỊ HỒNG BÔNG

Từ đường Trần Quang Diệu (dưới UBND thị trấn) đến giáp đường Nguyễn Sinh Sắc (Km 0+00 - Km0 + 268)

268

10

10

Đường cấp phối

5

Bà Nguyễn Thị Hồng Bông (liệt sĩ). Quê quán xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn là anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Theo lịch sử lực lượng vũ trang huyện Tây Sơn 1945 - 1975 của Đảng ủy BCH Quân sự huyện Tây Sơn, xuất bản 12/2004

10

ĐƯỜNG PHAN HUY ÍCH

Từ đường Nguyễn Huệ đến giáp đường hẻm đường Quang Trung (khu Lý Thới) (Km 0+00 - Km0 + 267)

267

12

12

Đường cấp phối

5

Ông Phan Huy Ích (1750 - 1822) danh sĩ cuối thời Hậu Lê, văn thần triều Tây Sơn. Quê xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1771 đỗ Giải nguyên; năm 1775 đỗ Hội nguyên; năm 1776 đỗ khoa ứng chế, 14 năm làm quan dưới thời vua Lê – chúa Trịnh. Tháng 5/1788 Nguyễn Huệ ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền ông cùng một số sỹ phu Bắc Hà hợp tác với nhà Tây Sơn được giao phụ trách các công việc ngoại giao. Tham gia đoàn sứ sang triều cống vua Càng Long. Nhà Tây Sơn sụp đổ ông về quê mở trường dạy học.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam năm 1992

11

ĐƯỜNG PHAN THỈNH

Từ đường Quang Trung đến giáp đường Phan Đình Phùng (Km 0+00 - Km0 + 156)

156

12

12

Đường cấp phối

5

 

Ông Phan Thỉnh (liệt sĩ). Là Bí thư Huyện ủy Bình Khê tháng 8/1964.

Lãnh đạo quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược giải phóng hoàn toàn các xã Đông Bắc của huyện; Lãnh đạo nhân dân tăng gia lao động sản xuất, xây dựng hậu phương vùng giải phóng vững mạnh;

Lãnh đạo lực lượng vũ trang đánh thắng quân Mỹ tại Thuận Ninh (xã Bình Tân) vào 07/1965, đồng chí hy sinh năm 1966.

Theo lịch sử Đảng bộ huyện Tây Sơn 1930 - 1975 của BCH Đảng bộ huyện Tây Sơn xuất bản 01/1999

 

12

ĐƯỜNG 31 - 3

Từ đường Quang Trung đến giáp đường Phan Đình Phùng (trước cổng UBND huyện Tây Sơn) (Km 0+00 - Km0 + 140)

140

28

28

Bê tông nhựa

3

Là ngày giải phóng hoàn toàn huyện Bình Khê (31/3/1975), nay là huyện Tây Sơn; đồng thời là ngày giải phóng tỉnh Bình Định.

 

13

ĐƯỜNG NGÔ VĂN SỞ

Từ đường Đống Đa đến giáp đường Nguyễn Nhạc (Km 0+00 - Km0 + 496)

496

14

9

Đường cấp phối

6

Ông Ngô Văn Sở (1764 - 1795) Danh tướng nhà Tây Sơn,

Theo giúp nhà Tây Sơn, rất dày công trận. Năm 1787 được cử làm Tham tán quân vụ và kiêm nhiệm vụ trấn thủ Thăng Long.

Năm 1788 quân Thanh xâm lược nước ta, ông được vua Quang Trung, hạ lệnh cho ông đem quân đi tiên phong tiến đánh giặc lập chiến công vang lừng với chiến thắng trận Hạ Hồi, Bình Vọng, Đống Đa. Sau đó ông được giao nhiệm vụ trấn giữ Bắc Hà.

Năm 1790, được phong làm Thủy sư đô đốc. Năm 1792, được tiến phong chức vụ Đại đổng lý, tước Quận công, coi sóc việc quân dân nơi Thăng Long, ông mất 1795.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam năm 1992

14

ĐƯỜNG TRẦN VĂN KỶ

Từ đường Ngọc Hân đến đường Nguyễn Nhạc (Km 0+00 - Km0 + 266)

266

16

16

Đường cấp phối

5

Ông Trần Văn Kỷ (1755 - 1801) Văn thần triều đại Tây Sơn. Quê Vân Trình, tổng Vĩnh Xương, huyện Hương Trà (Thừa Thiên Huế).

Được trọng dụng, tin cẩn và vua Quang Trung phong ông làm Trung thư lịnh (phụ trách việc văn thư) tước Kỷ Thiện Hầu. Ông có nhiều công lao đóng góp với nhà Tây Sơn.

Năm 1801, Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân (Huế), ông không đầu hàng nhà Nguyễn, tự trầm mình chết.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam năm 1992

15

 

ĐƯỜNG NGUYỄN THIẾP

Từ Nguyễn Huệ đến giáp Nguyễn Nhạc (Km 0+00 - Km1 + 100)

 

1.100

 

16

16

 

Đường đất cấp phối

 

5

 

Ông Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) Xử sĩ, danh sĩ cuối đời hậu Lê. Quê làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1743, đỗ Hương giải, làm huấn đạo, rồi thăng tri phủ. Sau được vua Quang Trung mời ra giúp nhà Tây Sơn lập Viện Sùng Chính, chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Thực hiện các biện pháp cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài. Triều đại Tây Sơn bị sụp đỗ ông về quê, mất năm 1804, người đương thời gọi ông là La Sơn Phu Tử.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam năm 1992

16

ĐƯỜNG TRƯƠNG VĂN HIẾN

Từ đường Nguyễn Huệ đến giáp đường Bùi Thị Nhạn (Km 0+00 - Km0 + 295)

 

295

 

12

 

7

Bê tông xi măng

 

4

 

Quê xứ Nghệ, chán ghét chế độ đương thời nên vào An Thái (Bình Định) mở trường dạy học ở Thắng Công. Là người thầy văn, võ cho 3 anh em nhà Tây Sơn.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam năm 1992

117

BÙI THỊ NHẠN

Từ đường Nguyễn Nhạc đến giáp mương Văn Phong (Km 0+00 - Km0 + 418)

418

12

9

Đường đất

6

Nữ tướng phong trào Tây Sơn, người làng Phú Xuân (Tây Sơn – Bình Định), Bà được xếp trong Tây Sơn ngũ phụng thư, Bà là cô họ đô đốc Bùi Thị Xuân. Trong cuốn nhà Tây Sơn các tác giả Quách Tấn, Quách Giao viết bà Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ sau khi bà Phạm Thị Liên (vợ trước của ông) qua đời.

Trong cuốn Nhà Tây Sơn - Quách Tấn, Quách Giao