Nghị quyết 29/2011/NQ-HĐND về Đề án đặt tên đường thị trấn Bình Định và Đập Đá, huyện An Nhơn do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XI, kỳ họp thứ 2 ban hành
Số hiệu: 29/2011/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Thanh Tùng
Ngày ban hành: 18/08/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 29/2011/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 18 tháng 8 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THỊ TRẤN BÌNH ĐỊNH VÀ THỊ TRẤN ĐẬP ĐÁ, HUYỆN AN NHƠN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 52/TTr-UBND ngày 11/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án đặt tên đường thị trấn Bình Định và thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn; Báo cáo thẩm tra số 10/BC-VHXH ngày 11/8/2011 của Ban Văn hóa- Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường thị trấn Bình Định và thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn (có Danh mục tên đường kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THỊ TRẤN BÌNH ĐỊNH VÀ THỊ TRẤN ĐẬP ĐÁ, HUYỆN AN NHƠN
(Kèm theo Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 của HĐND tỉnh )

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thị trấn Bình Định được thành lập năm 1979, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Sau hơn 30 năm thành lập, thị trấn Bình Định tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Đô thị ngày càng được chỉnh trang, mở rộng và hình thành các khu đô thị mới. Hệ thống giao thông nội thị được đầu tư nâng cấp, đa số các tuyến đường chính trong nội thị đều được trải nhựa, số còn lại là bê tông xi măng, đã đáp ứng nhu cầu đi lại, thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương phát triển.

2. Thị trấn Đập Đá cách trung tâm huyện lỵ An Nhơn 5km về phía Bắc trên trục đường Quốc lộ 1A. Là địa phương tập trung phần lớn các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống, dịch vụ thương mại và phát triển khá mạnh, thúc đẩy thị trấn Đập Đá phát triển toàn diện. Năm 1997 được công nhận là đơn vị hành chính cấp thị trấn; cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, các tuyến đường nội thị, liên xã, huyện được hình thành thông thoáng rất thuận lợi cho việc giao dịch, kinh doanh mua bán làm cho đô thị ngày càng khang trang, khởi sắc.

Song, hiện nay hai thị trấn này chưa được đặt tên đường, nên người dân địa phương vẫn sử dụng theo tên gọi quen thuộc trước đây (thôn, xóm, khu vực…) hoặc những con đường có tên nhưng chưa được cấp có thẩm quyền công nhận gây trở ngại trong công tác quản lý, giao dịch và phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương.

II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Xuất phát từ tình hình thực tế tại 2 thị trấn Bình Định, Đập Đá, huyện An Nhơn yêu cầu đặt ra là đường phải có tên, nhà ở phải có số, để thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc. Do đó, việc đặt tên đường cho các tuyến đường tại hai thị trấn nói trên là một yêu cầu cấp thiết.

III. NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TT-BVH ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2005/NĐ-CP.

Việc đặt tên đường trong Đề án này tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây:

- Tất cả các tuyến đường tại thị trấn Bình Định và thị trấn Đập Đá xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ quy mô của đường để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân mà sắp xếp ưu tiên đặt tên cho từng loại đường….

- Việc lấy tên các địa danh, các sự kiện lịch sử, văn hóa, danh nhân qua các thời đại (Anh hùng dân tộc, người có công với nước) để đặt tên đường phải đảm bảo tính khoa học, lịch sử và tính pháp lý; Ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương; đánh giá đúng vai trò, vị trí, công đức đối với dân tộc, địa phương An Nhơn và được nhân dân suy tôn, thừa nhận.

- Việc lấy tên các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo, các anh hùng liệt sĩ trong thời đại Hồ Chí Minh phải hết sức chặt chẽ, thận trọng.

- Quan tâm đến yếu tố tâm lý, tình cảm của nhân dân đối với tên gọi dễ nhớ, dễ thuộc, dễ gọi, quen gọi.

IV. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

(Có Danh sách tên đường kèm theo)

 

DANH SÁCH

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THỊ TRẤN BÌNH ĐỊNH VÀ THỊ TRẤN ĐẬP ĐÁ, HUYỆN AN NHƠN
(Kèm theo Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 của HĐND tỉnh về Đề án đặt tên đường tại thị trấn Bình Định và thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn)

I. Danh sách tên đường tại thị trấn Bình Định

Số TT

Tuyến đường,ký hiệu loại đường

Điểm đầu và điểm cuối của vị trí

Độ dài (m)

Lộ giới

Kết cấu mặt đường

Tên đường

 

Quy hoạch (m)

Hiện Trạng (m)

A

10 TUYẾN ĐƯỜNG ĐÃ CÓ TÊN GỌI QUEN THUỘC LÂU NAY

1a

QL1A (cũ) Nội thị

Ngã ba Nhơn Hưng - Bắc cầu Tân An (Quốc lộ 1A mới - Bắc cầu Tân An)

2560

Đoạn 52 và 22

22

Nhựa

Trần Phú (1904 – 1931)

2a

Nội thị

Từ Cầu Lủng, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước - Cầu Xéo (Từ Cầu lủng - đường Ngô Đức Đệ)

1750

20

20

Nhựa

Ngô Gia Tự (1908 – 1935)

3a

Nội thị

Mẫu giáo TT Bình Định - Ga Bình Định (30/3 - Cần Vương)

1700

20

20

Nhựa

Quang Trung (1753 – 1792)

4a

Nội thị

Từ nhà bà Đoàn Thị Lan (Quán phở 01) - Hồ Thị Hương (Trần Phú - Thanh Niên)

852

25

25

Nhựa

Lê Hồng Phong (1902 – 1942)

5a

Nội thị

Từ nhà ông Trương Mạnh Hùng -trụ sở Mai Xuân Thưởng (Quang Trung-Trụ sở Mai Xuân Thưởng, gần giáp với đường Hàm Nghi)

523

12

12

Nhựa

Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887)

6a

Nội thị

Từ nhà ông Võ Duy Anh - Huyện Đội (Ngô Gia Tự - Lê Hồng Phong)

230

12

12

Nhựa

Nguyễn Trọng Trì  (1854 -1922)

7a

Nội thị

Từ trụ sở làm việc các ban ngành huyện - Đường Đê bao (Lê Hồng Phong - Cần Vương)

750

14

14

Nhựa

Nguyễn Thị Minh Khai (1910 – 1941)

8a

Nội thị

Nhà ông Đoàn Ngọc Ánh - Kho giống của tỉnh (Quang Trung - kho giống của tỉnh, gần giáp với đường Hàm Nghi).

513

12

12

Nhựa

Trần Thị Kỷ (1947 – 1966)

9a

Nội thị

Ngã ba Ngô Gia Tự (Quán café Gia Phố) - nhà ông Nguyễn Văn Đả (Ngã ba Ngô Gia Tự - Cần Vương)

800

14

14

Nhựa + BTXM

Thanh Niên

10a

Nội thị

HTXNN đến nhà ông Nguyễn Thành Lỷ (Đường 30/3 - đường Võ Duy Dương)

1217

Đoạn 13 và16

Đoạn13 và16

Nhựa

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)

B

30 TUYẾN ĐƯỜNG ĐẶT TÊN MỚI

Khu vực 1: Trần Phú - Bắc Ngô Gia Tự

1

Nội thị

Từ HTXNN - cơ sở sản xuất mộc Thanh Dũng (HTXNN - Trần Phú)

947

20

20

Nhựa + Đất

30 tháng 3

2

Nội thị

ĐS 2: Sau lưng Công ty TNHH An Bình. Từ đường 30/3 - Đào Tấn

140

18

18

Nhựa

Trần Quốc Toản (1267 – 1285)

3

Nội thị

 ĐS 1: Song song với mương thủy lợi về phía Bắc (Từ đường 30/3 - Trần Quốc Toản (ĐS2).

550

21

21

Nhựa

Đào Tấn (1845 – 1907)

4

Nội thị

Từ nhà ông Nguyễn Minh Hiệp - quán ăn Ngọc (Ngô Gia Tự - Quang Trung)

185

12

12

Nhựa

Phan Đăng Lưu (1902 – 1941)

5

Nội thị

Từ Nhà thiếu nhi huyện - Trạm xá TT. Bình Định (Đào Tấn - Quang Trung)

230

20

20

Nhựa

Phạm Hồng Thái (1895-1924)

6

Nội thị

ĐS 4: Song song với mương thủy lợi về phía Nam (từ đường 30/3 - Phạm Hồng Thái)

250

10

10

Nhựa

Hồ Sĩ Tạo (1869 – 1934)

7

Nội thị

Khu vui chơi Quang Trung: Từ nhà ông Nguyễn Duy Sơn - Nguyễn Thị Mai ( từ đường 30/3 - đường Phạm Hồng Thái)

185

14

14

Nhựa

Lương Thế Vinh (1442 – 1496)

Khu vực 2: Liêm Trực

8

Nội thị

Quán Càfe Gia Hưng - nhà ông Hoàng Kim Hoàng (30/3 - nhà ông Hoàng)

339

10

Đoạn 10 và 4

Đất

Mai Dương

9

Nội thị

Nhà ông Nguyễn Vĩ Thanh - Quán café Hương Cau (30/3 - Nguyễn Đình Chiểu)

158

14

Đoạn 14 và 4

BTXM

Trần Bình Trọng (1259 -1285)

10

Nội thị

Từ QL1A mới - Trung tâm KHHGĐ (QL1A mới đến đường Trần Phú)

900

12

5

BTXM

Huỳnh Thúc Kháng (1876 -1947)

11

Nội thị

Từ QL1A mới - Công ty THHH Đinh Phát (QL1A mới - Trần Phú)

1010

10

5

BTXM +  Đất

Võ Xán (1917 – 1945)

Khu vực 3: Thanh Niên

12

Nội thị

ĐS 5: Trước quán café Đồng Văn-nhà ông Mai Hoàng Hùng (Nguyễn Đình Chiểu - đường Hàm Nghi)

230

12

12

Nhựa

Phan Đình Phùng (1847 – 1895)

13

Nội thị

ĐS 4: Từ nhà bà Nguyễn Thị Minh Huệ - quán ăn Vy Vân (Nguyễn Sinh Sắc - Kim Đồng)

200

12

12

Nhựa

Phan Bội Châu (1867 -1940)

14

Nội thị

ĐS 3: Từ nhà thầy Đỗ Hữu Hưng - ĐS 6 trước Ngân hàng chính sách (Nguyễn Khuyến-Hàm Nghi)

180

12

12

Nhựa

Phan Chu Trinh (1872 – 1926)

15

Nội thị

ĐS 2: Từ nhà ông Trương Đình Tân - nhà nghỉ Thanh Niên (Lê Hồng Phong – Hàm Nghi)

470

16

16

Nhựa

Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929)

16

Nội thị

ĐS 1: Từ hiệu cầm đồ Phú Cường đến nhà ông Đặng Hồng Phúc (Nguyễn Sinh Sắc - Hàm Nghi)

370

10

10

Nhựa

Trần Văn Ơn (1931 - 1950)

17

Nội thị

ĐS 6: ĐS 5 - Cổng trường TH số 2 - nhà ông Lương Minh Hùng: Karaoke Hát Việt (Nguyễn Sinh Sắc - Phan Đình Phùng)

140

12

12

Nhựa

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)

18

Nội thị

ĐS 7: gần quán Café 179 - Khách sạn Vy Trang (Trần Văn Ơn - Phan Chu Trinh)

186

12

12

Nhựa

Trần Cao Vân (1866-1916)

19

Nội thị

ĐS 8: Từ ĐS 5 - ĐS 3 (Phan Đình Phùng - Phan Chu Trinh)

93

12

12

Nhựa

Kim Đồng (1928 – 1943)

20

Nội thị

Nhà nghỉ Hương Lan - nhà ông Nguyễn Văn Đã (Trần Phú - nhà ông Nguyễn Văn Đã gần giáp với đường Cần Vương)

1100

14

Đoạn 14 và 6,5

Nhựa + Đất

Hàm Nghi (1871 – 1943)

21

Nội thị

Đường đê bao: QL1A cũ - đường 636B (Trần Phú - Ngô Đức Đệ)

2700

8

8

Đất

Cần Vương

Khu vực 4: Khu Trung tâm

22

Nội thị

Thư Viện huyện - nhà ông Trương Ngọc Ánh (LHP - nhà ông Trương Ngọc Ảnh)

160

10

10

BTXM

Võ Thị Yến (1945 – 1970)

23

Nội thị

Kho bạc - nhà ông Lê Trọng Thư (Lê Hồng Phong-Ng.Đình Chiểu)

182

12

10

BTXM

Nguyễn Mân (1899 – 1968)

24

Nội thị

Đài Truyền thanh huyện - nhà bà Nguyễn Thị Hoa (LHP - nhà bà Nguyễn Thị Hoa gần giáp với đường Hàm Nghi)

289

12

5

BTXM

Võ Duy Dương (1827 -1866)

25

Nội thị

Nhà ông Lê Chánh - Xí nghiệp may - Lê Khắc Bình (Nguyễn Đình Chiểu - Ng.Thị Minh Khai)

148

12

12

BTXM

Phạm Hổ (1926 – 2007)

26

Nội thị

Công viên (Xưởng xây lắp điện) - đường 636B (Ngô Đức đệ gặp lại đường Ngô Đức Đệ)

400

16

16

Nhựa

Chế Lan Viên (1920 – 1989)

27

Nội thị

Nhà Lâm Tiên Tiến - Nguyễn Thị Minh Tâm (Chế Lan Viên - Lâm Văn Thạnh)

125

9

9

Nhựa

Yến Lan (1916 – 1998)

28

Nội thị

Từ đường Chế Lan Viên - Cầu Bà Tân

400

9

9

BTXM

Lâm Văn Thạnh (1957 - 1978)

29

Nội thị

Từ đường Ngô Đức Đệ - Cầu Long Quang

1450

12

5

BTXM

Tăng Bạt Hổ (1859 – 1907)

30

Đường  liên xã

Đường 636B, từ Cầu xéo - Hòa Cư, xã Nhơn Hưng (đường Ngô Gia Tự - Hòa cư, xã Nhơn Hưng)

1120

20

20

Nhựa

Ngô Đức Đệ (1905 – 2001)

II. Danh sách tên đường tại thị trấn Đập Đá:

Khu vực 1: Bả Canh - Bằng Châu

1

QL1A (mới)

Cầu Đập Đá - Cầu Vạn Thuận, xã Nhơn Thành.

2698

29

20

Nhựa

Lê Duẩn (1907 – 1986)

2

Liên thôn

 Từ Quốc lộ 1A - Cống Lỗ sỏi (Lê Duẩn - Cống lỗ sỏi)

1650

9

8

Nhựa + Đất

Đô Đốc Long (TK XVIII)

3

Liên thôn

Từ công viên Bả Canh - Mỹ Hòa (Đô Đốc Long – Ng.Lữ)

1720

9

5

BTXM

Đô Đốc Bảo (TK XVIII)

4

Liên thôn

QL1A - Trường MG Đội 9 - tháp Cánh Tiên (Lê Duẩn - Huyền Trân công chúa)

500

9

5

Đất

Đặng Tiến Đông (1738 - 1797)

5

Liên thôn

QL1A - Tháp Cánh Tiên thuộc xã Nhơn Hậu (Lê Duẩn - Tháp Cánh Tiên, Nhơn Hậu)

750

16

6

BTXM

Huyền Trân Công Chúa (1287 – 1340)

6

Liên thôn

Trạm bơm Đội 11 - nhà ông Trần Hùng Cường (Bả Canh).

700

9

5

BTXM

Đô đốc Lân (Thế kỷ XVIII)

7

Liên thôn

QL1A - thôn Lý Tây, xã Nhơn Thành (Lê Duẩn - Lý Tây, xã Nhơn Thành)

2700

17

8

BTXM

Nguyễn Lữ (TK.XVIII)

Khu vực 2: Nam Phương Danh

8

Liên thôn

QL1A - Quán Ngọc Lan (Lê Duẩn - Nguyễn Lữ)

300

20

10

BTXM

Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871)

9

Liên thôn

QL1A - Quán Loan - nhà ông Nguyễn Thành Minh (Lê Duẩn - Nguyễn Thiếp)

240

9

8

BTXM

Đinh Văn Nhưng (TK XVIII)

10

Liên thôn

QL1A - nhà ông Ngô Khôn Đào (Lê Duẩn - Nguyễn Lữ)

190

9

7

BTXM

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)

11

Liên thôn

Sau nhà ông Trần Văn Cho - nhà ông Nguyễn Văn Sáng (Võ Văn Dũng - nhà ông Nguyễn Văn Sáng)

600

14

14

Đất

Đô Đốc Lộc (Thế kỷ XVIII)

12

Liên thôn

Từ cống ông Kỷ - nhà ông Nguyễn Văn Minh - cầu ông Đây (Hồng Lĩnh - Nguyễn Nhạc)

920

20

20

Đất

Võ Văn Dũng (Thế kỷ XVIII)

13

Liên thôn

Ngã tư bà Két - Sân vận động mới Đập Đá (Hồng Lĩnh - Nguyễn Nhạc)

960

14

9

BTXM

Trần Quang Diệu (1746 – 1802)

14

Liên thôn

QL1A - nhà ông Nguyễn Thế Kỷ (Lê Duẩn – Nguyễn Bèo)

1650

9

4

BTXM

Đào Duy Từ (1572 –1634)

15

Liên thôn

QL1A - Cụm CN Gò Đá Trắng, xã Nhơn Hậu (Lê Duẩn - Cụm công nghiệp Gò Đá Trắng, Nhơn Hậu)

950

30

20

Nhựa

Nguyễn Nhạc (TK XVIII)

16

Liên thôn

 Nhà ông Nguyễn Hoàn - Chợ Rèn (Hồng Lĩnh - Ngô Văn Sở)

650

9

5

BTXM

Nguyễn Bèo (1941-1969)

17

Liên thôn

Dốc Bà Hay - nhà ông Phạm Văn Khế (Hồng Lĩnh - Nguyễn Bèo)

150

9

7

BTXM

Võ Đình Tú (TK XVIII)

18

Liên thôn

Nhà ông Bùi Hoành - Bàu Sen, xã Nhơn Hậu (Huỳnh Đăng Thơ - Bàu Sen)

1700

14

4,7

BTXM

Ngô Văn Sở (?-1795)

19

Liên thôn

Nhà ông Nguyễn Văn Đức - Bàu Sen, xã Nhơn Hậu (Ngô Văn Sở - Bàu Sen, Nhơn Hậu)

500

9

6

BTXM

Nguyễn Bá Huân (1850 - ?)

20

Liên thôn

Mộ tập thể liệt sĩ - Lớp Mẫu giáo Tây Phương Danh (Hồng Lĩnh - Nguyễn Bá Huân)

380

9

5

BTXM

Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803)

21

Liên xã

Đập Đá - thôn Ngãi Chánh, Nhơn Hậu (Huỳnh Đăng Thơ - thôn Ngãi Chánh, Nhơn Hậu)

1400

20

15

BTXM

Hồng Lĩnh

22

Liên thôn

Từ cổng làng Nam Phương Danh - Ruộng Ngãi Chánh (Hồng Lĩnh - Ngô Văn Sở)

450

9

4

BTXM

Đô Đốc Tuyết (TK XVIII)

23

Liên thôn

Nhà ông Quốc Thụy - Chùa Liên Trì - Nhà Kim Loan (Ngô Văn Sở - Bùi Thị Xuân)

300

9

5

BTXM

Đô đốc Mưu (TK XVIII)

24

Liên thôn

Võ Cang - ngã tư Bảy Lưới (Hồng Lĩnh - Ngô Văn Sở)

700

14

9

BTXM

Bùi Thị Xuân (? – 1802)

25

Liên thôn

Nhà bà Hàn Thị Hạnh - Cầu Đập Đá cũ (Lê Duẩn - Cầu Đập Đá cũ)

350

20

12

Nhựa

Huỳnh Đăng Thơ (1889 -1982)

Tổng cộng: 65 tuyến đường