Nghị quyết 27/2007/NQ-HĐND kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 - 2010
Số hiệu: 27/2007/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Xuân Dương
Ngày ban hành: 19/12/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Lao động, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2007/NQ-HĐND

Quy Nhơn, ngày 19 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ban hành Quy chế hoạt động của HĐND;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND;

Căn cứ Quyết định số 239/2006/QĐ-TT ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/5/2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995; Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 46/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 11/5/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 102/TTr-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 - 2010; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Nhất trí thông qua Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007-2010 với các chỉ tiêu chủ yếu như Phụ lục kèm theo.

Điều 2.

UBND tỉnh theo trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3.

Thường trực HĐND tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh theo trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Dương

 

PHỤ LỤC

VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2007/NQ-HĐND ngày 19/12/2007 của HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 9)

I. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể.

1. Mục tiêu tổng quát.

Từng bước cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người tàn tật; tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn đến quyền lợi của người tàn tật.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010.

a. 100% số huyện, thành phố có tổ chức “tự lực” của người tàn tật;

b. 80% số phụ nữ là người tàn tật được trợ giúp các hình thức khác nhau;

c. 100% số người tàn tật được tiếp cận các dịch vụ y tế, khoảng 200 người/năm được chỉnh hình và phục hồi chức năng;

d. Người tàn tật có nhu cầu học tập được tham gia học tập dưới mọi hình thức; 100% trẻ em tàn tật đi học được miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước;

đ. 1.400 người tàn tật được học nghề và tạo việc làm phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh (350 người/năm được hỗ trợ kinh phí học nghề, tạo việc làm);

e. 100% công trình xây dựng và giao thông công cộng được thiết kế và xây dựng mới phải theo quy định hiện hành; 30% công trình cũ được cải tạo phù hợp với việc tiếp cận của người tàn tật;

g. Tỷ lệ người tàn tật được tiếp cận với Internet và các dịch vụ liên quan bằng ¼ tỷ lệ chung cả tỉnh;

h. 100% số người tàn tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm;

i. Người tàn tật có khả năng tham gia, được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao dành cho người tàn tật;

k. 100% xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý và khám sức khoẻ định kỳ 1 lần/năm cho người tàn tật, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho 50% số đối tượng được khám và quản lý.

l. 100% người tàn tật không có khả năng lao động, không nguồn thu nhập, không nơi nương tựa, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc, được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, được cấp thẻ BHYT và được khám chữa bệnh miễn phí.

II. Các giải pháp thực hiện mục tiêu.

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác trợ giúp người tàn tật.

2. Khảo sát tình hình, thực trạng người tàn tật trên địa bàn tỉnh.

3. Thực hiện chính sách trợ giúp đối với người tàn tật.

4. Thành lập quỹ việc làm cho người tàn tật để thực hiện trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm.

5. Thực hiện xã hội hóa để trợ giúp người tàn tật.

6. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi.

7. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác trợ giúp người tàn tật.

8. Tăng cường giám sát đánh giá.

III. Nguồn kinh phí thực hiện.

Kinh phí để thực hiện kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; tranh thủ sự trợ giúp của Trung ương. Ngoài ra các cấp, các ngành cần chủ động lồng ghép vào các chương trình mục tiêu, chủ động huy động các nguồn lực từ cộng đồng và sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2007 - 2010:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Nội dung

Tổng số

2007

2008

2009

2010

1

Ngân sách tỉnh

9.313,4

1.738,4

2.835

2.495

2.245

2

Ngân sách huyện, thành Ngân sách huyện, thành

12.811,6

1.843,6

3.656

3.656

3.656

3

Nguồn kinh phí lồng ghép các chính sách khác

2.663

482

727

727

727

4

Nguồn huy động

14.666

3.654

3.654

3.704

3.654

Tổng cộng

39.454

7.718

10.872

10.582

10.282

(Bằng chữ: Ba mươi chín tỷ, bốn trăm năm mươi bốn triệu đồng)