Nghị quyết 26/2008/NQ-HĐND phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới nhân viên khuyến nông cơ sở tỉnh do hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa VIII kỳ họp thứ 15 ban hành
Số hiệu: | 26/2008/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận | Người ký: | Trương Xuân Thìn |
Ngày ban hành: | 10/12/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2008/NQ-HĐND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 10 tháng 12 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI NHÂN VIÊN KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHOÁ VIII, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Thông tư số 60/2005/TT-BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 56/2005/NĐ-CP ;
Xét Tờ trình số 102/TTr-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới nhân viên khuyến nông cơ sở tỉnh Ninh Thuận;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới nhân viên khuyến nông cơ sở tỉnh Ninh Thuận với những nội dung như sau:
1. Về số lượng nhân viên khuyến nông cơ sở toàn tỉnh: tổng cộng 61 nhân viên khuyến nông cơ sở không chuyên trách cho 61 xã, phường, thị trấn (trừ phường Kinh Dinh và Mỹ Hương của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm).
2. Về nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên khuyến nông cơ sở:
a) Nhiệm vụ:
- Tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn) và phát triển kinh tế nông thôn bằng nhiều hình thức trên địa bàn xã.
- Hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hộ, trang trại, nuôi trồng thủy sản, kinh tế tập thể và các ngành nghề khác ở nông thôn.
- Làm đầu mối tổ chức triển khai sản xuất nông nghiệp, chuyển giao công tác khuyến nông, khuyến ngư, phối hợp với thú y, bảo vệ thực vật ở cơ sở trong phòng chống dịch bệnh xảy ra; hướng dẫn hoạt động các cộng tác viên và câu lạc bộ khuyến nông tự nguyện.
- Nắm tình hình và báo cáo định kỳ, đột xuất, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn những vấn đề về nông nghiệp - nông thôn và chỉ đạo sản xuất gắn với Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông và Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện;
b) Quyền hạn:
- Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nông nghiệp - nông thôn được giao, báo cáo đề xuất cho cấp có thẩm quyền xử lý những khó khăn, vướng mắc hoặc thiên tai, dịch bệnh tại địa phương.
- Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, phường, thị trấn; được tham dự học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước do địa phương tổ chức.
- Được quan hệ và làm việc với các ban, ngành, đoàn thể ở xã, thôn và được góp ý, đề xuất các chương trình, dự án của huyện, tỉnh và ngành Nông nghiệp đầu tư trên địa bàn xã.
- Được học tập, bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn ở các tỉnh, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức.
3. Chế độ tuyển dụng và quản lý sử dụng:
- Thực hiện việc xét tuyển đối với nhân viên Khuyến nông cơ sở: về trình độ chuyên môn, yêu cầu phải có trình độ từ Trung cấp chuyên môn trở lên; đối với các xã vùng sâu, vùng xa, các xã miền núi khó khăn ít nhất có trình độ phổ thông trung học trở lên hoặc là nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín và khả năng khuyến nông;
- Việc tuyển chọn và cho thôi việc đối với nhân viên khuyến nông cơ sở do Trạm Khuyến nông huyện, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thống nhất đề nghị bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét ra quyết định;
- Nhân viên khuyến nông cơ sở do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý trực tiếp, đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Trạm Khuyến nông huyện, thành phố.
4. Chế độ sinh hoạt phí: chế độ sinh hoạt phí đối với nhân viên Khuyến nông cơ sở được hưởng bằng mức lương tối thiểu với hệ số 1,0 theo quy định tại Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung. Chế độ sinh hoạt phí thay đổi khi mức lương tối thiểu do Chính phủ điều chỉnh thay đổi.
5. Nguồn kinh phí và quản lý kinh phí:
- Nguồn kinh phí để chi phụ cấp hàng tháng cho nhân viên Khuyến nông cơ sở trích từ nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh chi trả;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý nguồn kinh phí, thực hiện chế độ chi trả phụ cấp cho nhân viên Khuyến nông cơ sở (hàng tháng) và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khoá VIII kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị định 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung Ban hành: 16/11/2007 | Cập nhật: 21/11/2007
Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Ban hành: 06/09/2006 | Cập nhật: 13/09/2006
Thông tư 60/2005/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2005/NĐ-CP về Khuyến nông, khuyến ngư Ban hành: 10/10/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư Ban hành: 26/04/2005 | Cập nhật: 14/01/2010