Nghị quyết 229/2010/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVI, kỳ họp thứ 20 ban hành
Số hiệu: | 229/2010/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ | Người ký: | Ngô Đức Vượng |
Ngày ban hành: | 14/12/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 229/2010/NQ-HĐND |
Việt Trì, ngày 14 tháng 12 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3989/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành thông qua Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau: 1. Mục tiêu a. Mục tiêu chung: - Khẳng định tiềm năng, triển vọng và hiệu quả của cây cao su trên đất Phú Thọ. Sau trồng thử nghiệm thành công sẽ phát triển thành dự án với quy mô lớn, sản xuất tập trung, đưa cây cao su thành chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh. - Phát triển cây cao su phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đồi rừng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến; góp phần thay đổi tập quán canh tác, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm bền vững cho người dân. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh quốc phòng. b. Mục tiêu cụ thể: - Quy hoạch diện tích trồng cây cao su đến năm 2020 là 13.450 ha (quy mô đại điền là 10.305 ha, tiểu điền là 3.145 ha). + Giai đoạn 1 (2010 - 2012): Trồng 2.000 ha cao su tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê; + Giai đoạn 2 (2013 - 2020): Trồng 11.450 ha cao su tại 5 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Yên Lập. - Xây dựng 3 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 7.000 - 9.000 tấn mủ/năm tại huyện Tân Sơn (02 nhà máy), Thanh Sơn (01 nhà máy) và xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ cao su sau khi cao su kết thúc chu kỳ khai thác. 2. Nội dung quy hoạch a. Quy hoạch quỹ đất phục vụ trồng cây cao su: Đến năm 2020 là 13.450 ha, tập trung tại 5 huyện: Tân Sơn 6.720 ha; Thanh Sơn 3.560 ha; Yên Lập 1.880 ha; Hạ Hòa 650 ha; Cẩm Khê 640 ha. Trong đó: - Quỹ đất trồng cao su đại điền là 10.305 ha; tiểu điền là 3.145 ha (chi tiết tại phụ biểu số 01). - Việc bố trí quỹ đất phục vụ kế hoạch trồng cao su theo tiến độ hàng năm (chi tiết tại phụ biểu số 02). b. Quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ cây cao su: - Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su: Tại huyện Tân Sơn và Thanh Sơn xây 03 nhà máy (huyện Tân Sơn: 02 nhà máy, mỗi nhà máy có công suất 7.500 - 8.000 tấn mủ/năm; huyện Thanh Sơn: 01 nhà máy có công suất 9.000 tấn mủ/năm). Các huyện còn lại xây dựng các trạm thu mua mủ cao su, sau đó vận chuyển đến nhà máy chế biến. - Xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ cao su: Căn cứ vào điều kiện thực tế sẽ tiến hành xây dựng vào giai đoạn cuối của thời kỳ khai thác cây cao su. c. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây cao su: - Về giao thông: Quy hoạch xây dựng một số tuyến đường trục vào vùng cao su tập trung, vào trụ sở các đội sản xuất, các nông trường và nhà máy chế biến. - Về điện: Quy hoạch một số tuyến đường điện vào vùng quy hoạch phát triển cây cao su, nhà máy chế biến, các điểm dân cư lân cận. - Về nước: Quy hoạch xây dựng một số hồ, đập thuỷ lợi để tạo nguồn cung cấp cho vùng quy hoạch trồng và chế biến cao su. 3. Kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư a. Kinh phí thực hiện: 1.756 tỷ đồng. Trong đó phân kỳ đầu tư giai đoạn 2010 - 2012: 261 tỷ đồng; giai đoạn 2013 - 2020: 1.495 tỷ đồng b. Dự kiến nguồn vốn đầu tư: - Vốn tự có của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia trồng cao su: 1.067 tỷ đồng (chiếm 60,8% tổng vốn đầu tư). - Vốn vay: 682 tỷ đồng (chiếm 38,8 % tổng vốn đầu tư). - Vốn Ngân sách: 7 tỷ đồng (chiếm 0,4% tổng vốn đầu tư). 4. Các giải pháp chủ yếu a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Phổ biến các chủ trương, chính sách, lợi ích, hiệu quả kinh tế của việc trồng và phát triển cây cao su; tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình trồng thí điểm, từ đó vận động, thuyết phục các hộ gia đình và cá nhân trong vùng quy hoạch tham gia góp vốn cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, góp công lao động và tích cực thực hiện kế hoạch trồng và phát triển cây cao su. b. Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất chi tiết: Trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su, giải quyết dứt điểm các tranh chấp, chồng lấn đất đai, thu hồi những diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với chuyển đổi trồng cây cao su; đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm cơ sở pháp lý trong việc giao đất, cho thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để trồng và phát triển cây cao su. c. Huy động vốn: Thành lập Công ty cổ phần để huy động vốn tự có của các cổ đông (có thể bằng tiền hoặc bằng đất); vay vốn từ nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn để thực hiện dự án trồng cây cao su. d. Về cơ chế chính sách: - Nghiên cứu, cụ thể hoá cơ chế chính sách đầu tư phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đối với từng loại hình (người dân góp vốn cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp trồng cao su; liên doanh liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trồng cao su); nghiên cứu ban hành hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi nghề nghiệp, khắc phục rủi ro, tuyển dụng và sử dụng lao động,... để bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. - Chính sách về đất đai: Nhà đầu tư được giao đất, thuê đất và hưởng các hỗ trợ đầu tư hiện hành của tỉnh để trồng cao su và xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây cao su. - Về chính sách tín dụng: Các thành phần kinh tế tham gia trồng cao su được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn tín dụng phục vụ chương trình phát triển cây cao su. - Về chính sách trợ cước, trợ giá: Vật tư sản xuất phục vụ Chương trình phát triển cây cao su được hưởng chính sách trợ cước, trợ giá theo quy định hiện hành của Nhà nước. đ. Về kỹ thuật: - Lựa chọn các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh; thực hiện đa dạng chủng loại giống và bố trí cơ cấu giống hợp lý để tránh rủi ro. Nghiên cứu xây dựng vườn ươm, vườn nhân cây giống tại chỗ để giảm chi phí, hạ giá thành và chủ động nguồn giống có chất lượng phục vụ sản xuất. - Tuân thủ quy trình kỹ thuật từ khâu thiết kế, làm đất, trồng, chăm sóc, khai thác mủ cây cao su phù hợp với độ dốc của từng vùng; có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, cải tạo độ phì của đất. - Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến cao su; làm tốt công tác cung ứng, dịch vụ vật tư kỹ thuật đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra. e. Đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực: - Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo, công nhân kỹ thuật và các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng cao su; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; tuyển chọn lao động có đủ điều kiện tham gia làm công nhân; có phương án hợp đồng thời vụ với số lao động tại chỗ và lao động dư thừa có kinh nghiệm ở địa bàn không trồng cao su để tránh tình trạng thiếu lao động trong những công đoạn và thời vụ cần sử dụng nhiều lao động. - Tổ chức tham quan học tập các đơn vị, địa phương có kinh nghiệm về trồng và phát triển cây cao su. g. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Củng cố, duy trì các thị trường đã có, kết hợp tìm kiếm và phát triển thêm các thị trường tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm cao su. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao: - Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết; - Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ hai mươi thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2010./. CHỦ TỊCH |
PHỤ BIỂU SỐ 01:
QUY HOẠCH QUỸ ĐẤT TRỒNG CAO SU ĐẠI ĐIỀN VÀ TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 229/2010/NQ-HĐND Ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
STT |
Huyện |
Quỹ đất trồng cao su (ha) |
||
Tổng |
Hình thức trồng đại điền |
Hình thức trồng tiểu điền |
||
1 | Tân Sơn | 6.720 |
6.720 |
- |
2 | Thanh Sơn | 3.560 |
3.340 |
220 |
3 | Yên Lập | 1.880 |
- |
1.880 |
4 | Hạ Hoà | 650 |
- |
650 |
5 | Cẩm Khê | 640 |
245 |
395 |
Tổng cộng | 13.450 |
|
3.145 |
PHỤ BIỂU SỐ 02:
BỐ TRÍ QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ KẾ HOẠCH TRỒNG CAO SU THEO TIẾN ĐỘ HÀNG NĂM
Năm |
Địa điểm trồng |
Hình thức trồng |
Diện tích trồng (ha) |
2010 | Cẩm Khê | Đại điền | 200 |
2011 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê | Đại điền | 700 |
2012 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.100 |
2013 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.400 |
2014 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.400 |
2015 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.400 |
2016 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.400 |
2017 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.400 |
2018 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.400 |
2019 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.400 |
2020 | Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà | Đại điền, tiểu điền | 1.650 |
Tổng cộng | 13.450 |
Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2018 về xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 20/06/2018 | Cập nhật: 25/06/2018
Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành: 01/06/2015 | Cập nhật: 02/06/2015
Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Ban hành: 27/11/2009 | Cập nhật: 04/12/2009
Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 03/06/2009 | Cập nhật: 17/06/2009
Quyết định 750/2006/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học dân lập Quản lý - Kinh doanh Hà Nội Ban hành: 19/05/2006 | Cập nhật: 03/06/2006