Nghị quyết 218/NQ-HĐND năm 2015 về bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: 218/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Văn Đọc
Ngày ban hành: 15/07/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
--------------------

Số: 218/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 15 tháng 07 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 21

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020";

Sau khi xem xét Tờ trình số 3819/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 56/BC-HĐNĐ ngày 08/7/2015 của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến thảo luận của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nội dung về việc bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015 - 2020, như sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đảm bảo tỷ lệ tăng ngân sách nhà nước ở địa phương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020.

b) Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chổng HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước ở địa phương, đảm bảo được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

c) Huy động nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 50% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015, 25% vào năm 2020.

d) Đảm bảo 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp.

e) Đảm bảo 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

g) Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này.

h) Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

2. Định hướng các giải pháp chủ yếu

2.1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí

a) Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước ở địa phương cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020.

- Tăng tính chủ động của các ban, ngành, đoàn thể trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý.

b) Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của các địa phương, đơn vị trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, đơn vị:

- Xây dựng và ban hành quy định về vai trò, trách nhiệm của các địa phương, đơn vị trong việc lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là các hoạt động thường xuyên của địa phương, đơn vị.

c) Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

- Xây dựng và ban hành các quy định, cơ chế về vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và phân bổ kinh phí hàng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.

d) Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS:

- Thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của người nhiễm HIV khi tham gia bảo hiểm y tế.

- Thực hiện kế hoạch bảo hiểm y tế nhằm tăng tính chủ động của địa phương trong việc mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

- Khuyến khích, đẩy mạnh công tác xã hội hóa chương trình điều trị Methadone theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ, trong đó ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho một số đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này.

- Mở rộng tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và có cơ chế sử dụng nguồn thu từ hoạt động này.

2.2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

a) Xây dựng cơ chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được:

- Hoàn thiện tiêu chí và cơ cấu phân bổ nguồn kinh phí của địa phương cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các nguồn kinh phí huy động khác phù hợp với tình hình dịch, tình hình kinh tế - xã hội.

- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin giữa cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS, các sở, ngành, các nhà tài trợ và liên tục cập nhật về các lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cần ưu tiên can thiệp nhằm chủ động bố trí và điều phối nguồn lực cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được thực hiện bởi kinh phí của các nhà tài trợ quốc tế theo từng giai đoạn, lĩnh vực và địa bàn.

b) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí:

- Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban nhân dân các cấp và Ban chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

- Định kỳ, các cơ quan tài chính và kế hoạch đầu tư phối hợp với cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS cùng cấp tiến hành kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các chương trình, dự án và của các cơ quan, đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí

- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến nhằm tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí.

- Định kỳ nghiên cứu xác định các ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS (địa bàn, lĩnh vực, hoạt động, đối tượng) để có sự phân bổ kinh phí hợp lý.

- Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương, đơn vị.

- Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ có tính chi phí - hiệu quả; mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ này, đặc biệt là người nhiễm HIV có thể tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hệ thống, thiết chế kinh tế - xã hội hiện có, đặc biệt là hệ thống y tế và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng của các địa phương, đơn vị.

3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của Kế hoạch

3.1. Nguồn kinh phí

Kinh phí thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn:

- Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Kinh phí địa phương.

- Ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị thực hiện.

- Nguồn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác.

3.2. Kinh phí cụ thể

Tổng nhu cầu kinh phí cần có: 406,748 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn kinh phí có khả năng huy động được là 256,876 tỷ đồng, bao gồm: Kinh phí viện trợ Quốc tế; kinh phí Trung ương cấp qua Chương trình mục tiêu Quốc gia; một phần kinh phí do bảo hiểm y tế chi trả; kinh phí do người dân tự chi trả.

- Kinh phí ngân sách bổ sung thiếu hụt là 149,872 tỷ đồng.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện có nội dung phát sinh về kinh phí theo yêu cầu thực tế, cần thiết phải bổ sung điều chỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Khóa XII, Kỳ họp thứ 21 thông qua ngày 15/7/2015 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ (b/c);
- Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (b/c)
- Các Bộ: Y tế, GD và ĐT, LĐTB và XH, Tài chính, Tư pháp, Nội vụ (b/c);
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XII;
- Các Ban và VP Tỉnh ủy;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo QN, Trung tâm TT-Văn
phòng UBND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Lãnh đạo, CV VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, VX2.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đọc

 

KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

(Kèm theo Nghị quyết số: 218/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2015 của HĐND tỉnh)

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2015-2020

Phân tích

Tổng nhu cầu

56,677

59,649

66,491

69,836

71,495

82,600

406,748

Tổng huy động được

42,526

42,413

42,35

42,868

40,445

46,274

256,876

Nguồn ngân sách tỉnh bổ sung thiếu hụt

14,151

17,236

24,141

26,968

31,05

36,326

149,872

1

Dự phòng

Tổng nhu cầu

18,472

19,478

22,445

23,555

24,718

28,528

137,196

Huy động

8,120

8,220

8,270

8,432

7,744

9,083

49,869

Thiếu hụt

10,352

11,258

14,175

15,123

16,974

19,445

87,327

2

Chăm sóc điều trị

Tổng nhu cầu

36,368

37,601

42,746

44,162

45,61

51,799

258,286

Huy động

34,022

34,193

34,080

34,435

32,701

37,191

206,622

Thiếu hụt

2,346

3,408

8,666

9,727

12,909

14,608

51,664

3

Tăng cường năng lực

Tổng nhu cầu

0,762

1,138

0,616

0,543

0,483

0,541

4,083

Huy động

0

0

0

0

0

0

-

Thiếu hụt

0,762

1,138

0,616

0,543

0,483

0,541

4,083

4

Theo dõi, giám sát

Tổng nhu cầu

1,075

1,432

0,684

1,575

0,684

1,732

7,182

Huy động

0,383

-

-

-

-

-

0,383

Thiếu hụt

0,692

1,432

0,684

1,575

0,684

1,732

6,799