Nghị quyết 20/2015/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 20/2015/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Dương Văn Thống
Ngày ban hành: 15/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2015/NQ-HĐND

Yên Bái, ngày 15 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVII – KỲ HỌP 15

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 1154/2012/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 354/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, tiếp thu ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu của Đề án: Đến năm 2020 kiên cố ít nhất 435 km đường liên xã, liên thôn bản, ngõ xóm và mở mới, mở rộng ít nhất 600 km đường thôn bản.

2. Tổng vốn nhà nước đầu tư để thực hiện đề án: 270,65 tỷ đồng, trong đó:

+ Kiên cố mặt đường: 205,59 tỷ đồng

+ Mở mới, mở rộng đường đất: 27,00 tỷ đồng

+ Công trình thoát nước: 33,75 tỷ đồng

+ Hỗ trợ lập hồ sơ và chi phí quyết toán: 4,31 tỷ đồng.

3. Về quy mô xây dựng:

a) Loại 1: Các tuyến đường liên xã, liên thôn được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp B (Theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải). Bề rộng mặt đường 4,5m và 3,5m (tùy từng địa hình loại mặt đường 3,5m cho phép làm từ 3,0m đến 3,5m); lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75 m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dầy H = 20cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bê tông không nứt vỡ khi khai thác đường.

b) Loại 2: Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp C (Theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải). Bề rộng mặt đường từ 2,0m đến dưới 3,0m; lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dầy H = 18cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bê tông không nứt vỡ khi khai thác đường.

(Riêng loại 1 và loại 2 tại các xã phải đảm bảo lề đường mỗi bên 0,5m, tại thành phố, thị xã tùy theo điều kiện thực tế có thể không làm lề, nhưng có rãnh thoát nước dọc).

c) Loại 3: Các tuyến đường đất mở mới bề rộng nền đường tối thiểu bằng 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.

d) Loại 4: Các tuyến đường đất mở rộng nền đường lên tới 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.

e) Công trình thoát nước: Xây dựng các công trình thoát nước tùy theo điều kiện thoát nước thực tế có thế lắp ghép tại chỗ bằng ống cống bê tông cốt thép hoặc có thể kiên cố bằng xây đá, gạch, bê tông.

4. Nguồn vốn và cơ chế đầu tư:

a) Nguồn vốn: Đề án này được thực hiện bằng Nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và các nguồn vốn vay, hỗ trợ giao thông nông thôn hợp pháp khác. Trong tổng giá trị hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước thì ngân sách cấp tỉnh bố trí 70%, ngân sách cấp huyện 30%.

b) Cơ chế đầu tư: Thông qua cơ chế hỗ trợ đầu tư được quy định trong Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020 kèm theo Tờ trình số 354/TTr-UBND ngày 04/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với các nội dung chủ yếu sau:

- Đối với các tuyến đường liên xã, liên thôn, bản, ngõ xóm: Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) đến chân công trình tính trên m³ bê tông thực tế (có thuế VAT).

- Đối với các tuyến đường đất mở mới nền đường tối thiểu bằng 3,5m: Nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng/1 km, cống thoát nước, chi phí quyết toán và 3 triệu đồng/1km cho chi phí quản lý thi công, lập hồ sơ thi công, thanh toán. Các tuyến đường đất mở mới phải tuân thủ quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 của các xã và quy hoạch giao thông nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Đối với các tuyến đường đất mở rộng nền đường lên tới 3,5m: Nhà nước hỗ trợ theo tỷ lệ bề rộng mặt đường tương ứng đối với hỗ trợ đường mở mới 3,5m, cống thoát nước, chi phí quyết toán và 3 triệu đồng/1km cho chi phí quản lý thi công, lập hồ sơ thi công, thanh toán.

- Trong trường hợp các tuyến mở mới, mở rộng đường đất có khối lượng địa chất là đá cần phải nổ mìn, ngoài các khoản hỗ trợ như trên, Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí vật liệu nổ (thuốc nổ, kíp nổ, dây điện), chi phí khoan, chi phí vận chuyển và công kỹ thuật được tính theo định mức của Bộ Xây dựng ban hành.

- Đối với địa bàn có các doanh nghiệp, tổ chức (nhất là các doanh nghiệp khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản) sử dụng phương tiện vận tải lưu thông trên tuyến đường dân đóng góp đầu tư, có trách nhiệm đóng góp để thực hiện dự án, khoản đóng góp này được tính vào phần đóng góp của dân.

- Các huyện, thị xã, thành phố nếu có điều kiện, có thể hỗ trợ thêm kinh phí để giảm phần đóng góp của người dân.

- Đối với các địa phương đang hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, thì được áp dụng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVII - kỳ họp thứ 15 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các bộ: KH&ĐT;Giao thông vận tải;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- UBMTTQ Tỉnh;
- Như Điều 3;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra văn bản);
- Các sở, ban, ngành;
- VP UBND tỉnh (Đăng công báo);
- TT. HĐND; UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PVP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, Ban KT&NS.

CHỦ TỊCH




Dương Văn Thống

 

 

- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, như sau:

1. Điểm a Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi như sau:

“a) Loại 1: Các tuyến đường liên xã, liên thôn được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp B (Quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải). Bề rộng mặt đường 4,5m và 3,5m (tùy từng địa hình loại mặt đường 3,5m cho phép làm từ 3,0m đến 3,5m); lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dầy H = 18cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bê tông không nứt vỡ khi khai thác đường”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, như sau:
...
2. Điểm b Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Loại 2: Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp C (Quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải). Bề rộng mặt đường từ 2,0m đến dưới 3,0m; lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dầy H = 14cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bê tông không nứt vỡ khi khai thác đường.

Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế theo quy mô đường cấp D (Quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải), phù hợp với điều kiện thực tế: Loại đường có bề rộng mặt đường từ 1,2m đến dưới 2,0m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng mác 250, chiều dày mặt đường H = 12cm. Áp dụng cho các địa phương: huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải và các xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc các huyện còn lại theo quy định của Chính phủ.

(Riêng loại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp B và cấp C tại các xã phải đảm bảo lề đường mỗi bên 0,5m, tại thành phố, thị xã tùy theo điều kiện thực tế có thể không làm lề, nhưng có rãnh thoát nước dọc).”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, như sau:
...
3. Điểm b Khoản 4 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Cơ chế đầu tư với các nội dung chủ yếu sau:

- Đối với các tuyến đường liên xã, liên thôn, bản, ngõ xóm: Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) đến chân công trình tính trên m3 bê tông thực tế (có thuế VAT).

- Đối với các tuyến đường đất mở mới nền đường tối thiểu bằng 3,5m: Nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng/1 km, cống thoát nước, chi phí quyết toán và 03 triệu đồng/1km cho chi phí quản lý thi công, lập hồ sơ thi công, thanh toán. Các tuyến đường đất mở mới phải tuân thủ quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 của các xã và quy hoạch giao thông nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Đối với các tuyến đường đất mở rộng nền đường lên 3,5m: Nhà nước hỗ trợ theo tỷ lệ bề rộng mặt đường tương ứng đối với hỗ trợ đường đất mở mới 3,5m, cống thoát nước, chi phí quyết toán và 03 triệu đồng/1km cho chi phí quản lý thi công, lập hồ sơ thi công, thanh toán.

- Trong trường hợp các tuyến mở mới, mở rộng đường đất có khối lượng địa chất là đá cần phải nổ mìn, ngoài các khoản hỗ trợ như trên, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí vật liệu nổ (thuốc nổ, kíp nổ, dây điện), chi phí khoan, chi phí vận chuyển và công kỹ thuật được tính theo định mức của Bộ Xây dựng ban hành.

- Đối với những công trình phải sử dụng vật liệu nổ để phá đá nền đường, giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là đầu mối hướng dẫn các địa phương lựa chọn đơn vị có chức năng, năng lực để thực hiện theo quy định.

- Đối với địa bàn có các doanh nghiệp, tổ chức (nhất là các doanh nghiệp khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản) sử dụng phương tiện vận tải lưu thông trên tuyến đường dân đóng góp đầu tư, có trách nhiệm đóng góp để thực hiện dự án, khoản đóng góp này được tính vào phần đóng góp của dân.

- Các huyện, thị xã, thành phố nếu có điều kiện, có thể hỗ trợ thêm kinh phí để giảm phần đóng góp của người dân.

- Đối với các địa phương đang hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, thì được áp dụng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.”

Xem nội dung VB