Nghị quyết 1b/2004/NQBT-HĐND5 sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh
Số hiệu: 1b/2004/NQBT-HĐND5 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Mễ
Ngày ban hành: 07/09/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1b/2004/NQBT-HĐND5

Huế, ngày 7 tháng 9 năm 2004

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

- Căn cứ Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ “ Về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh”;

- Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá IX) “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh”;

- Căn cứ Quyết định số 179/2003/QĐ-TTg ngày 03/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường, quốc doanh”;

- Xét Tờ trình số 2139/TT-UB ngày 03/9/2004 của UBND tỉnh về “Đề nghị xem xét, thông qua Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh tỉnh Thừa Thiên Huế”;

- Sau khi nghe Báo cáo của Ban Kinh tế và Ngân sách về kết quả thẩm tra Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ

I. Tán thành và thông qua “ Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh” do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh”.

II. Để công tác sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh đạt kết tốt, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Chỉ đạo Ban chỉ đạo sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh khẩn trương xây dựng lộ trình sắp xếp, đổi mới cụ thể để tổ chức thực hiện; giúp các lâm trường xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đảm bảo đến cuối năm 2005 hoàn thành xong việc giao đất, giao rừng trên thực địa và ổn định bộ máy tổ chức cho tất cả các lâm trường, các ban quản lý rừng trong tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh, phương án điều chế rừng giai đoạn 2006 – 2010, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-HĐND3 ngày 13/8/1997 của HĐND tỉnh khoá III về nhiệm vụ đóng cửa rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Tiến hành rá soát lại toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do các lâm trường, các ban quản lý rừng quản lý để kịp thời điều chỉnh, phân định ranh giới trên thực địa, xác định lại chủ rừng, chủ đất; đồng thời xây dựng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp phát triển. Kiên quyết thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất lâm nghiệp trước đây đã giao cho các tổ chức, cá nhân tăng gia sản xuất, trồng rừng nhưng hiện nay không sử dụng, sử dụng không có hiệu quả để giao cho các địa phương quản lý, phát triển sản xuất.

3. Khẩn trương rà soát, giao lại diện tích rừng, đất lâm nghiệp gần khu dân cư cho các địa phương quản lý, sử dụng để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc giao rừng, đất lâm nghiệp cho các địa phương để giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng quản lý, bảo vệ, hưởng lợi theo các chính sách của Nhà nước cần được tiến hành thận trọng, có bước đi cụ thể, phù hợp với năng lực quản lý của từng địa phương và trình độ dân trí của nhân dân, tránh tình trạng giao diện tích quá lớn, vượt khả năng quản lý, bảo vệ của đơn vị, cá nhân. Cần lựa chọn hình thức giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp phù hợp, hạn chế thấp nhất tình trạng Nhà nước phải đền bù quá lớn khi thu hồi lại đất đai để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

4. Căn cứ vào phương án sắp xếp đổi mới lâm trường quốc doanh, căn cứ hình thức tồn tại của từng lâm trường, từng ban quản lý rừng, nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức, xác định số lao động hợp lý, giải quyết lao động dôi dư theo quy định của Nhà nước; đồng thời, quyết định giao vốn, tài sản cho từng lâm trường, từng ban quản lý rừng, đảm bảo cho các đơn vị này phát triển sản xuất kinh doanh bền vững thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ phát triển vốn rừng hiện có, làm đầu mối cung cấp dịch vụ lâm nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.

5. Khẩn trường kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu trong lĩnh vực lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, nhất là ở cấp huyện và cấp xã nhằm giúp cho các địa phương có đủ đội ngũ cán bộ để tham mưu, hoạch định chính sách quản lý, phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.

III. Giao trách nhiệm cho UBND tỉnh tiếp thu, chỉnh lý Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh và triển khai thực hiện đề án đúng tiến độ.

Thường trực, các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm giúp HĐND tỉnh đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc chấp hành nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V, kỳ họp bất thường lần thứ nhất thông qua lúc 17 giờ 10 phút ngày 7 tháng 9 năm 2004.

 

 

TM/CHỦ TOẠ KỲ HỌP
CHỦ TỊCH HĐND TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ




Nguyễn Văn Mễ