Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu: 194/2019/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Xuân Ký
Ngày ban hành: 30/07/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/2019/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 30 tháng 7 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Công nghệ cao năm 2014;

Căn cứ Nghị định s 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định s 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.

Xét Tờ trình s 4361/TTr-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 496/BC-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận thống nhất ca các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định cụ thể ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại các Nghị định Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và một số ưu đãi, hỗ trợ đặc thù cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; dự án liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP); các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Các nội dung khác không quy định trong Nghị quyết này áp dụng theo các chính sách quy định hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng

a) Đối tượng hưởng chính sách

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Áp dụng đối với doanh nghiệp nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có dự án đầu tư quy định tại khoản 3, 4, 5, Điều 3 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp đặc thù khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm: Đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (bao gồm cả địa bàn phường thuộc thị xã, thành phố) phù hợp với mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của tỉnh đạt quy mô theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP: Áp dụng đối với doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với nhóm nông dân, hộ gia đình, nông dân, cá nhân tham gia thực hiện Dự án liên kết theo Điều 4 và đảm bảo điều kiện để được hỗ trợ theo Điều 11 của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ thuộc danh mục sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh, của địa phương hoặc gắn với vùng sản xuất tập trung, các tàu khai thác thủy sản xa bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá theo quy hoạch (cung cấp dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, cung cấp vật tư khai thác thủy sản...) và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh.

- Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ: Áp dụng đối với doanh nghiệp, hp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.

3. Nguyên tắc áp dụng

a) Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.

b) Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuộc Chương trình OCOP thực hiện theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

c) Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ thực hiện theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ.

d) Các nguyên tắc áp dụng chung:

- Trong cùng một thời gian, nếu dự án được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có các mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì đối tượng hưởng chính sách được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.

- Chỉ thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản dư nợ trong kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án.

- Giá trị tài sản hình thành từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước hỗ trợ được phép dùng để bảo đảm tiền vay khi doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án.

4. Cụ thể hóa một số chính sách theo quy định của Trung ương

a) Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Hỗ trợ lãi suất:

Mức hỗ trợ: Bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.

Hạn mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất 70% tổng mức đầu tư của dự án; tổng mức hỗ trợ không quá 03 tỷ đồng/dự án/năm.

Thời gian hỗ trợ lãi suất: 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập; 06 năm đi với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.

Phương thức thực hiện: Ngân sách hỗ trợ sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; thực hiện giải ngân hỗ trợ lãi suất theo dư nợ thực tế, tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại.

- Htrợ tập trung đất đai:

Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp đặc thù khuyến khích đầu tư thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư thì được hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo mức giá ưu đãi của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cho 05 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; tng mức hỗ trợ không quá 03 tỷ đồng/dự án.

Phương thức thực hiện: Ngân sách hỗ trợ sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; thực hiện giải ngân, chi trả theo năm.

b) Chính sách ưu đãi, hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

- Dự án liên kết sản xuất được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà lưới, nhà xưởng, bến bãi, máy móc, thiết bị (bao gồm cả tàu dịch vụ hậu cần đối với nuôi trồng thủy sản trên biển), lồng bè bằng vật liệu thân thiện môi trường (đối với nuôi trồng thủy sản trên biển), kho tàng phục vụ cho quá trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (bao gồm cả sản xuất giống nông lâm thủy sản); tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.

- Ngân sách hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; tổng mức hỗ trợ không quá 01 tỷ đồng/dự án.

- Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.

5. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù của tỉnh

a) Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

- Hỗ trợ đầu tư mới: Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư mới nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.

- Hỗ trợ đầu tư mở rộng: Đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đã đầu tư đúng quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, nếu tiếp tục đầu tư mở rộng nâng công suất sẽ được xem xét hỗ trợ phần đầu tư mở rộng; mức hỗ trợ 60% chi phí phần đầu tư mở rộng đối với các hạng mục về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án để nâng công suất, nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án. Mỗi dự án chỉ được hỗ trợ 01 lần để đầu tư mở rộng nâng công suất.

b) Chính sách hỗ trợ đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Dự án đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh tổ chức giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư tổ chức thực hiện dự án.

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào: Nhà nước đầu tư đường giao thông, cấp điện, nước đến chân hàng rào, đê bao khu vực dự án (nếu có) khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Phương thức thực hiện: Theo trình tự Luật Đầu tư công, Luật Đất đai và quy định đặc thù xây dựng hạ tầng thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới.

c) Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP

- Hỗ trợ lãi suất:

Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án liên kết sản xuất được hỗ trợ lãi suất theo các dự án liên kết khác nhau; Mỗi dự án liên kết sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ lãi suất có mức dư nợ tối thiểu là 100 triệu đồng và tối đa 10 tỷ đồng. Mức hỗ trợ lãi suất là 6%/năm/số dư nợ thực tế.

Trong cùng một dự án liên kết, tổ chức, cá nhân được nhiều lần hỗ trợ lãi suất theo hợp đồng dự án liên kết; thời gian hỗ trợ không quá 03 năm/dự án; đối với các dự án liên kết ở vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn thời gian hỗ trợ không quá 05 năm/dự án.

Phương thức thực hiện: Ngân sách hỗ trợ sau khi hợp đồng tín dụng được giải ngân; thực hiện chi trả theo quý trên cơ sở số dư nợ thực tế.

- Hỗ trợ tổ chức dồn điền, đổi thửa: Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/ha.

Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.

- Hỗ trợ hạ tầng dùng chung: Nhà nước đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng dùng chung cho các vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất bao gồm: Đường giao thông trục chính; đường dây và trạm biến áp; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống xử lý nước thải và chất thải theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng kinh phí không quá 15 tỷ đồng/dự án.

Phương thức thực hiện: Theo trình tự Luật Đầu tư công, Luật Đất đai và quy định đặc thù xây dựng hạ tầng thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Hỗ trợ hạ tầng, giống, vật tư phát triển sản xuất: Hỗ trợ không quá 70% chi phí giống (03 vụ cho cây ngắn ngày, giống hoa, giống vật nuôi, giống thủy sản; 01 vụ cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ khác trên một diện tích) và hỗ trợ không quá 70% chi phí vật tư thiết yếu (03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm gồm: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt; thuốc thú y trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản) cho người sản xuất tham gia dự án liên kết sản xuất thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã; tổng mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/dự án.

Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.

- Hỗ trợ tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại:

Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng, cải tạo, mua sắm trang thiết bị, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí theo quy định, đồng thời có cam kết bảo đảm duy trì tối thiểu 05 năm kể từ khi hoàn thành dự án đi vào hoạt động; mức hỗ trợ không quá 2 tỷ/dự án. Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi hạng mục đu tư của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.

Hỗ trợ một lần 50% kinh phí mở trang website riêng quảng cáo bán hàng hoặc thông tin, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổng mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/đơn vị tham gia liên kết sản xuất. Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi các nội dung của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 100% theo nội dung hỗ trợ.

Hỗ trợ đơn vị tham gia liên kết sản xuất đưa sản phẩm tham gia hội chợ, ngoài mức hỗ trợ được quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính, các đơn vị sản xuất còn được hỗ trợ chi phí vận chuyển: Hội chợ OCOP tổ chức ở trong tỉnh hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/lần/đơn vị; hội chợ OCOP trong nước không quá 20 triệu đồng/ln/đơn vị; hội chợ thương mại tổ chức tại nước ngoài không quá 40 triệu đồng/lần/đơn vị (tối đa 01 lần/năm khi tham dự hội chợ, triển lãm tại nước ngoài và khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận). Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đu tư, khi các nội dung của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 100% theo nội dung hỗ trợ.

Hỗ trợ 100% kinh phí không quá 50 triệu đồng/sản phẩm xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận (thiết kế nhãn hiệu, bao bì, bộ nhận diện; đăng ký mã số mã vạch; xây dựng hồ sơ xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu). Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi các nội dung của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 100% theo nội dung hỗ trợ.

- Hỗ trợ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến: Hỗ trợ đơn vị tham gia liên kết kinh phí xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến (thực hành sản xuất tốt VietGAP, GlobalGAP, GMP; Hệ thống kiểm soát mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn - HACCP; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - ISO), mức htrợ 70% và không quá 50 triệu đồng/tiêu chuẩn, hệ thống. Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi các nội dung của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 100% theo nội dung hỗ trợ.

d) Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ:

- Hỗ trợ 70% kinh phí mua vật tư cho các dự án sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; tổng mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự án.

- Phương thức thực hiện: Hỗ trợ sau đầu tư, khi các nội dung của dự án hoàn thành, nghiệm thu thì được giải ngân 100% theo nội dung hỗ trợ.

6. Nguồn vốn thực hiện

Ngân sách nhà nước bố trí lồng ghép từ các nguồn: Nguồn vốn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp kinh tế và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và trong quá trình triển khai, tiếp tục chỉ đạo một số nội dung sau:

- Khẩn trương ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; xác định, phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và thông báo công khai trên địa bàn tnh; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, dự án sản xuất hữu cơ tại địa phương và có quy định các điều kiện ràng buộc để chính sách khả thi, đi vào cuộc sống, tránh trục lợi chính sách.

- Hướng dẫn cụ thể về dự án có liên kết trên các địa bàn huyện, thị xã, thành phố khác nhau để đảm bảo thống nhất cơ chế thực hiện chung và xác định trách nhiệm của tng địa phương trong quá trình triển khai chuỗi liên kết.

- Quy định cụ thể về quy mô cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thuộc mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của tỉnh đảm bảo tạo sự phát triển tương đồng giữa các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo so với các khu vực nông thôn khác.

2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 30 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ (b/c);
- Ban CTĐB của UBTV Quốc hội;
- Các bộ: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII;
- Các Ban và Văn phòng Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc t
nh;
- TT HĐND,
UBND các huyện, TX,TP;
- Trung tâm truyền thông tỉnh;
- Lưu VP, KTNS4.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Ký