Nghị quyết 18/2011/NQ-HĐND về Đề án quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn năm 2011-2015, có xét đến năm 2020
Số hiệu: 18/2011/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Hà Ban
Ngày ban hành: 05/08/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2011/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 05 tháng 8 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KON TUM  GIAI ĐOẠN NĂM 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc ban hành quy định, nội dung, trình trự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;

Sau khi xem xét Tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 01/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn năm 2011-2015, có xét đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn năm 2011-2015, có xét đến năm 2020 (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn năm 2011-2015, có xét đến năm 2020 trình Bộ Công thương thẩm định, phê duyệt và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện. Hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủỷ ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản pháp luật);
- Bộ Công thương;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ

CHỦ TỊCH




Hà Ban

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 05/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển

1. Mục tiêu phát triển

Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn năm 2011-2015, có xét đến năm 2020 nhằm đảm bảo việc cung cấp điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

2. Phương hướng phát triển

- Phát triển hệ thống lưới điện cao áp, mở rộng lưới điện trung hạ áp đảm bảo cung cấp điện cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án lớn của tỉnh; phù hợp với phát triển hạ tầng đô thị, đẩy nhanh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 của tỉnh và một số định hướng đến năm 2020.

II. Dự báo nhu cầu điện I

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum, để đạt mức tăng trưởng GDP bình quân năm là 15,0% /năm giai đoạn 2011-2015 và 14,5% /năm giai đoạn 2016-2020, nhu cầu phụ tải điện của Kon Tum theo phương án sau:

Năm 2010: Công suất cực đại Pmax = 45MW; điện thương phẩm đạt 154,6 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 14,1%/năm, điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 347kWh/người.năm.

Năm 2015: Dự kiến công suất cực đại Pmax = 132MW; điện thương phẩm 560,38 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2011-2015 là 29,4%/năm, điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.094kWh/người.năm.

Năm 2020: Dự kiến công suất cực đại Pmax = 240MW; điện thương phẩm 1.101 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2020 là 14,5%/năm, điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.805kWh/người.năm.

III. Sơ đồ phát triển điện lực

Các tiêu chí và tiêu chuẩn thiết kế lưới điện 1.

1.1.Các tiêu chí chung

- Từng bước nâng cao độ tin cậy an toàn cung cấp điện, đảm bảo chất lượng điện năng lưới điện toàn tỉnh.

- Kết cấu lưới điện phải đảm bảo yêu cầu cấp điện trước mắt, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu phát triển trong những năm tới.

1.2. Tiêu chuẩn thiết kế 

a. Hệ thống truyền tải cao áp

+ Cấu trúc lưới điện

Lưới điện truyền tải được thiết kế mạch vòng hoặc được cấp điện từ 2 đường dây đến đảm bảo cung cấp điện an toàn cho các phụ tải, ngoài ra còn phải có độ dự phòng cho phát triển các năm tiếp theo.

+ Tiết diện dây dẫn

Lưới điện 220, 110kV tỉnh Kon Tum sử dụng đường dây trên không; đối với lưới 220kV dùng dây dẫn có tiết diện ≥ 400mm2, hoặc dây phân pha có tiết diện tổng ≥ 600mm2; lưới 110kV dùng dây dẫn có tiết diện ≥ 240mm2 ở khu vực đô thị hoặc khu công nghiệp và ≥ 185mm2 đối với khu vực nông thôn, miền núi.

+ Các quy định về thiết bị

Gam máy biến áp: Các trạm biến áp được thiết kế với quy chuẩn lắp đặt ít nhất 2 máy biến áp, trong chế độ vận hành bình thường các trạm biến áp 220, 110kV mang tải từ (75-80)% công suất. Máy biến áp trạm 220kV công suất định hình ≥125MVA; máy biến áp trạm 110kV công suất định hình ≥ 16MVA, các trạm khách hàng chuyên dùng tùy theo nhu cầu khách hàng sẽ được tính toán chọn công suất gam máy cho thích hợp.

Yêu cầu về công suất dự phòng đều được tính tại các trạm 110kV. Ngoài ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các trạm 110kV còn được thực hiện trong lưới trung thế bằng các đường dây 22kV liên lạc.

b. Lưới điện trung áp

- Xây dựng kết cấu lưới giai đoạn trước không bị phá vỡ ở giai đoạn sau;

- Kết cấu lưới điện đảm bảo yêu cầu cung cấp điện trước mắt, đáp ứng được nhu cầu phát triển phụ tải trong tương lai;

- Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo chất lượng điện áp ở những điểm bất lợi nhất;

- Truyền tải tối đa công suất các nhà máy điện vào hệ thống.

+ Cấu trúc lưới điện

Đối với khu vực thành phố, khu đô thị mới, lưới điện trung áp được thiết kế mạch vòng, vận hành hở. Mạch vòng được cấp điện từ 2 trạm 110kV hoặc từ 2 thanh cái phân đoạn của 1 trạm 110kV có 2 máy biến áp.

Đối với lưới khu vực nông thôn, miền núi được thiết kế hình tia.

+ Tiết diện dây dẫn

Đường trục trung áp sử dụng đường dây 3 pha: khu vực thành phố Kon Tum các tuyến phố chính, khu du lịch có yêu cầu về mặt mỹ quan đô thị, sử dụng cáp ngầm hoặc cáp treo tiết diện ³ 120mm2; khu vực khác sử dụng dây trần với tiết diện ³ 95mm2.

Đường nhánh trung áp: có tiết diện ³ 50mm2.

+ Gam máy biến áp phụ tải

Công suất trạm: được lựa chọn phù hợp mật độ phụ tải với hệ số mang tải từ ≥75% công suất.

Trạm biến áp công cộng ở thành phố và trung tâm các huyện sử dụng các gam máy công suất ≥ 75kVA. Khu vực nông thôn ngoại thị sử dụng các gam máy có công suất ≥31,5kVA.

Các trạm chuyên dùng của khách hàng tùy theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

+ Tổn thất điện áp lưới trung áp cho phép

- Các đường dây trung áp mạch vòng, khi vận hành hở thiết kế sao cho tổn thất điện áp lớn nhất £ 5% ở chế độ vận hành bình thường và £ 10% ở chế độ sau sự cố.

- Các đường dây trung áp hình tia, tổn thất điện áp cho phép £ 10% ở chế độ vận hành bình thường.

c. Lưới điện hạ áp

Áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp.

+ Khu vực thành phố Kon Tum, khu đô thị mới

- Đường trục dùng cáp ABC cách điện XLPE có tiết diện ³ 4x95mm2

- Đường nhánh dùng cáp ABC cách điện XLPE có tiết diện ³ 4x70mm2

+ Khu vực các huyện

- Đường trục: dùng dây ACV hoặc AV có tiết diện ³ 70mm2

- Đường nhánh: dùng dây ACV hoặc AV có tiết diện ³ 50mm2

+ Bán kính cấp điện lưới điện hạ áp: Theo quy định của Bộ Công thương

2. Về phát triển nguồn và lưới điện

2.1. Lưới truyền tải 220 kV

a. Giai đoạn 2011-2015

- Xây dựng mới trạm 220kV Kon Tum quy mô 2 máy, trước mắt lắp đặt 1 máy công suất 125MVA (vận hành cuối năm 2012).

- Nâng công suất trạm 220kV Kon Tum từ 125MVA thành 2x125MVA (vận hành năm 2015)

- Xây dựng 38,38km đường dây 220kV mạch kép từ thanh cái 220kV trạm 500kV PleiKu - Kon Tum dây dẫn phân pha ACSR-400 đồng bộ với trạm 220kV Kon Tum, trong đó phần đi trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 20km (vận hành năm 2013).

- Xây dựng 42km đường dây mạch đơn 220kV dây dẫn ACSR-500 từ nhà máy thủy điện Đăk Mi 1 đấu về thanh cái 220kV thủy điện Đăk Mi 2&3, trong đó phần đường dây đi trên địa phận tỉnh Kon Tum là 7km.

- Xây dựng 76,4km đường dây mạch kép 220kV dây dẫn ACSR-700 từ nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum đấu về thanh cái 220kV trạm 220kV Quảng Ngãi, trong đó phần đường dây đi trên địa phận tỉnh Kon Tum là 3km.

b. Giai đoạn 2016 - 2020

- Duy trì công suất trạm 220kV Kon Tum 2x125MVA

- Xây dựng mới 4km đường dây 220kV bốn mạch dây dẫn ACSR-400 xuất tuyến từ trạm 500kV Kon Tum đấu chuyển tiếp trên hai mạch đường dây 220kV Pleiku - Kon Tum.

2.2. Lưới cao áp 110kV

a. Giai đoạn 2011-2015

- Cải tạo 32km đường dây 110kV Kon Tum - Pleiku từ dây dẫn AC-150 thành AC-240. Riêng đoạn đường dây đi qua khu vực Ngục Kon Tum đề án kiến nghị chọn hướng tuyến mới để tránh gây ảnh hưởng đến khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum.

- Xây dựng 7km đường dây 110kV mạch kép dây dẫn AC-240 từ trạm 220kV Kon Tum đến thanh cái 110kV trạm 110kV Kon Tum.

- Xây dựng 0,5km đường dây 110kV mạch kép dây dẫn AC-240 đấu chuyển tiếp trên đường dây từ thủy điện Plei Krông để đấu nối thủy điện Plei Krông về thanh cái 110kV trạm 220kV Kon Tum.

- Xây dựng 0,5km đường dây 110kV mạch kép dây dẫn AC-240 đấu chuyển tiếp trên đường dây từ thủy điện Plei Krong đến. Khi đó từ trạm 220kV Kon Tum có một mạch đi trạm 110kV Đăk Tô, mạch còn lại đi đến trạm 110kV Kon Tum và chuyển đấu nối sang đường dây 110kV đi Kon Plong.

- Nâng công suất trạm 110kV Kon Tum từ (16+25)MVA thành 2x25MVA-110/22kV.

- Xây dựng trạm 110kV Đăk Hà công suất 16MVA-110/22kV (máy 16MVA được chuyển từ trạm 110kV Kon Tum về).

- Xây dựng 0,5km đường dây mạch kép AC-240 đấu chuyển tiếp trạm 110kV Đăk Hà trên một mạch đường dây 110kV Kon Tum - 220kV Kon Tum.

- Xây dựng trạm 110kV Kon Tum 2 công suất 25MVA-110/22kV.

- Xây dựng 0,5km đường dây mạch kép AC-240 đấu chuyển tiếp trạm Kon Tum 2 trên đường dây 110kV Kon Tum - Pleiku.

- Xây dựng 58km đường dây 110kV dây dẫn AC-185 đấu nối nhà máy thủy điện Thượng Sa Thầy về thanh cái 110kV trạm 110kV Ia Grai của tỉnh Gia Lai.

- Xây dựng 8km đường dây 110kV dây dẫn AC-120 đấu nối nhà máy thủy điện Đăk Psi 5 về thanh cái 110kV thủy điện Đăk Psi.

- Xây dựng 11km đường dây 110kV dây dẫn AC-185 đấu nối nhà máy thủy điện Đăk La về thanh cái 110kV trạm Kon Tum 2.

- Xây dựng trạm biến áp 110kV Giấy Tân Mai công suất 2x63MVA-110/6kV cấp điện cho nhà máy Giấy Tân Mai.

- Xây dựng 0,5km đường dây 110kV mạch kép dây dẫn AC-240 đấu chuyển tiếp trạm 110kV Giấy Tân Mai trên đường dây 110kV từ trạm 220kV Kon Tum - Đăk Tô.

- Xây dựng 36km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-240 từ trạm 220kV Kon Tum - Giấy Tân Mai - Đăk Tô cấp điện cho nhà máy Giấy Tân Mai và truyền tải công suất các nhà máy thủy điện khu vực về trạm 220kV Kon Tum.

- Xây dựng trạm 110kV Đăk Glei công suất 2x25MVA-110/22kV cấp điện cho phụ tải huyện Đăk Glei và gom công suất các thủy điện Đăk Ruồi 1,2,3; Đăk Mek 1,2,3; Đăk Pru, Đăk Pru 3 và Đăk Krin (vào vận hành trước năm 2012).

- Xây dựng 65km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-240 đấu nối trạm 110kV Đăk Glei về trạm 110kV Đăk Tô.

- Xây dựng trạm 110kV Bờ Y công suất 25MVA-110/22kV cấp điện cho phụ tải huyện Ngọc Hồi và gom công suất các thủy điện Đăk Sú 2, Đăk Piu 1 và Đăk Piu 2, Plei Kần 1, 2 (vào vận hành trước năm 2014).

- Xây dựng 0,5km đường dây 110kV mạch kép AC-240 đấu chuyển tiếp trạm 110kV Bờ Y trên đường dây 110kV Đăk Tô - Đăk Glei.

- Xây dựng trạm 110kV Đăk Ruồi 2, trong đó máy T1 để đấu nối thủy điện Đăk Ruồi 2, máy T2 công suất 40MVA-110/22kV gom công suất các thủy điện Đăk Ruồi, Đăk Ruồi 3, Đăk Na 1 và Đăk Na 2.

- Xây dựng 7km đường dây 110kV mạch kép dây dẫn AC-240 đấu chuyển tiếp trạm 110kV Đăk Ruồi 2 trên đường dây 110kV Đăk Tô - Đăk Glei.

- Xây dựng trạm 110kV Đăk Mek 3 công suất 25MVA-110/22kV để gom công suất các thủy điện Đăk Mek 1, Đăk Mek 2 và Đăk Mek 3.

- Xây dựng 25km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-185 đấu nối trạm 110kV Đăk Mek 3 về trạm 110kV Đăk Glei.

- Xây dựng 20km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-240 đấu nối thủy điện Đăk Man về trạm 110kV Đăk Glei.

- Xây dựng 5km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-185 đấu nối thủy điện Plei Kần 1, 2 về trạm 110kV Bờ Y.

- Xây dựng 15km đường dây 110kV mạch đơn dân dẫn AC-185 đấu nối thủy điện Đăk Pô Cô về trạm 110kV Bờ Y.

- Xây dựng 30km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-240 Đăk Tô - Đăk Psi 4 để truyền tải công suất các thủy điện khu vực huyện Tu Mơ Rông vào hệ thống.

- Lắp máy biến áp 16MVA-110/22kV cho trạm Đăk Psi 4 để gom công suất các thủy điện Đăk Ter 1, Đăk Ter 2. Thôn 3 và Thôn 9.

- Xây dựng 5 km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-185 đấu nối thủy điện Đăk Psi về trạm 110kV Đăk Psi 4.

- Xây dựng 5 km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-185 đấu nối thủy điện Đăk Psi 3 về trạm 110kV Đăk Psi 4.

- Xây dựng trạm 110kV Đăk Psi 2B, máy biến áp T1 đấu nối thủy điện Đăk Psi 2B, máy T2, T3 công suất 2x25MVA để gom công suất các thủy điện Đăk Psi 1, Đăk Psi 2, Đăk Lây, Sông Tranh, Đăk Psi 2C, Ngọc Yêu và Nước Chim.

- Xây dựng 16 km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-185 đấu nối thủy điện Đăk Psi 2B về trạm 110kV Đăk Psi 4.

- Nâng công suất trạm 110kV Kon Plong từ 25MVA thành 2x25MVA-110/22kV để gom công suất các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.

- Xây dựng mới trạm 110kV Đăk Lô, máy biến áp T1 để đấu nối thủy điện Đăk Lô, máy T2 40MVA-110/22kV để gom công suất các thủy điện Đăk Lô 2, Đăk Lô 3, Đăk Lô 1, Đăk Xô Rách 4, Đăk Xô Rách 3.

- Xây dựng 23km đường dây 110kV mạch đơn dân dẫn AC-185 đấu nối trạm 110kV Đăk Lô về trạm 110kV Kon Plong.

- Xây dựng 10km đường dây 110kV mạch đơn dẫn dẫn AC-185 đấu nối thủy điện Bo Ko về trạm 110kV Ba Vì (tỉnh Quảng Ngãi).

b. Giai đoạn 2016 - 2020

- Nâng công suất trạm Kon Tum 2 từ 25MVA thành 2x25MVA-110/22kV.

- Nâng công suất trạm Đăk Hà từ 16MVA thành (16+25)MVA-110/22kV.

- Xây dựng mới trạm 110kV Sa Thầy công suất 25MVA-110/22kV ở xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy, cấp điện cho phụ tải huyện Sa Thầy.

- Xây dựng mới 22km đường dây 110kV dây dẫn AC-240 từ trạm 110kV Bờ Y cấp điện cho trạm 110kV Sa Thầy.

- Xây dựng mới 40km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-240 từ thanh cái 110kV thủy điện Đăk Man đến thanh cái 110kV thủy điện Phước Sơn, tạo liên kết lưới 110kV giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam.

- Xây dựng mới 27km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-185 từ thanh cái 110kV thủy điện Đăk Psi 2B đến thanh cái 110kV thủy điện Đăk Di 2, tạo liên kết lưới 110kV giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam.

- Nâng công suất trạm 110kV Đăk Tô từ 16MVA thành (16+25)MVA-110/22kV.

- Nâng công suất trạm 11kV Bờ Y từ 25MVA thành 2x25MVA-110/22kV.

- Xây dựng mới 40km đường dây 110kV mạch đơn dây dẫn AC-240 từ trạm 110kV Kon Plong - Ba Vì tạo liên kết lưới 110kV giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.

- Xây dựng 25km đường dây mạch kép 110kV dây dẫn AC-185 từ nhà máy thủy điện Đăk Re về trạm 110kV Ba Vì, trong đó phần đường dây đi trên địa phận tỉnh Kon Tum là 3km.

2.3 .Lưới trung áp giai đoạn 2011-2015

- Xây dựng mới 429 trạm với tổng công suất là 80.500kVA.

- Cải tạo 343 trạm với tổng công suất là 72.086kVA.

- Xây dựng mới 1.064,8km đường dây trung thế trong đó có 342,8km đường dây phục vụ công tác đấu nối các nhà máy thủy điện vào hệ thống.

- Cải tạo nâng tiết diện 677,4 km đường dây trung thế.

2.4. Lưới hạ áp giai đoạn 2011-2015

- Lưới điện hạ áp được phát triển phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cho khu vực thành phố và nông thôn.

- Lưới điện hạ áp thiết kế đúng theo tiêu chuẩn đặt ra, có thể sử dụng cáp bọc và tăng cường ngầm hoá ở các khu ĐTM và khu vực trung tâm thành phố Kon Tum

- Thực hiện đặt bù công suất phản kháng để nâng cao chất lượng điện và giảm tổn thất, đến 2015 cần lắp đặt thêm 9,0MVAr.

- Cải tạo đường dây hạ áp, nâng cao chất lượng và khả năng tải, giai đoạn đến 2015 cần xây dựng mới 250 km đường dây.

- Lắp đặt thêm 26.550 công tơ.

IV. Thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo

1. Thuỷ điện nhỏ: Khai thác tiềm năng các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh, cần tính toán lại cho phù hợp với điều kiện thực tế về môi trường, dân sinh và kinh tế.

2. Năng lượng tái tạo:

- Các khu vực vùng sâu, vùng xa khả năng đưa lưới điện đến khó khăn, không hiệu quả cần phải được nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió quy mô nhỏ.

V. Vốn đầu tư xây dựng lưới điện

Tới 2015, tổng vốn đầu tư cần cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện toàn tỉnh Kon Tum là: 2.876,41 tỷ đồng

Trong đó: + Lưới truyền tải (220,110kV): 2.274,22 tỷ đồng

+ Lưới phân phối trung áp: 539,34 tỷ đồng

+ Lưới phân phối hạ áp: 62,86 tỷ đồng

VI. Thực hiện đầu tư phát triển điện lực:

- Thu hút mọi thành phần để đầu tư xây dựng phát triển nguồn và lưới điện.

- Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện.

- Thực hiện các chính sách đầu tư xây dựng lưới điện, đẩy nhanh quá trình điện khí hoá nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.