Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 19 ban hành
Số hiệu: | 17/2009/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Ngô Thị Doãn Thanh |
Ngày ban hành: | 11/12/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2009/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 11tháng 12 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN
(Từ ngày 08/12/2009 đến ngày 11/12/2009)
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng Chiến lược Phát triển thuỷ lợi Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 90/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 3963/BNN-ĐĐ ngày 03/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thỏa thuận quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và báo cáo giải trình số 183/BC-UBND ngày 07/12/2009 của UBND Thành phố; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 được nêu tại Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 27/11/2009 và báo cáo giải trình số 183/BC-UBND ngày 07/12/2009 của UBND Thành phố với những nội dung chủ yếu sau:
1.Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch
Toàn bộ địa giới hành chính thành phố Hà Nội, bao gồm các quận, huyện, thị xã:
1.1. Các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên và Hà Đông .
1.2. Các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Từ Liêm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và thị xã Sơn Tây.
Các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghiên cứu trong quy hoạch gồm sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy và sông Mỹ Hà.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch
2.1. Xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn, xác định chỉ giới thoát lũ, giải pháp thực hiện quy hoạch đối với từng tuyến sông có đê trên địa bàn Thành phố, đảm bảo tiêu chuẩn phòng chống lũ của hệ thống sông Hồng, bảo vệ an toàn cho thủ đô Hà Nội.
2.2. Đánh giá khả năng phân lũ từ sông Đà qua Lương Phú vào sông Tích và khu chậm lũ Quảng Oai. Đánh giá khả năng phân lũ của hệ thống công trình phân lũ sông Đáy và đưa ra các giải pháp phòng chống lũ khi có phân lũ từ sông Hồng vào sông Đáy, làm cơ sở kiến nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 về Quy chế phân, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng bảo vệ an toàn thủ đô Hà Nội cho phù hợp với thực tế.
2.3. Kết quả của quy hoạch là cơ sở để lập Quy hoạch đê điều, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng và các Quy hoạch khác liên quan của các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.4. Sắp xếp, tổ chức lại dân cư vùng bãi sông đảm bảo an toàn, ổn định; chống lấn chiến lòng sông, bãi sông; chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật vùng ven sông đảm bảo cảnh quan môi trường sinh thái, đồng bộ với phát triển đô thị của Thành phố.
2.5. Khai thác vùng bãi ven sông, làm sống lại các dòng sông, cải thiện môi trường nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nội dung và giải pháp quy hoạch
3.1. Phân vùng quy hoạch: Toàn thành phố Hà Nội được phân làm 8 vùng bảo vệ như sau:
a) Vùng hữu Hồng gồm: Quận Ba Đình, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm. Tổng diện tích bảo vệ khoảng 25.800 ha.
b) Vùng hữu Hồng - hữu Đáy - tả Tích gồm: diện tích trong lưu vực của các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây. Tổng diện tích bảo vệ khoảng 56.400 ha.
c) Vùng hữu Hồng - tả Đáy gồm: quận Hà Đông và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên và Ứng Hòa. Tổng diện tích bảo vệ khoảng 81.300 ha.
d) Vùng tả Hồng - hữu Đuống gồm: quận Long Biên và phần diện tích nằm trong lưu vực của huyện Gia Lâm. Tổng diện tích bảo vệ khoảng 13.800 ha.
đ) Vùng tả Hồng - tả Đuống - hữu Cà Lồ gồm: huyện Mê Linh, Đông Anh và phần diện tích nằm trong lưu vực của huyện Gia Lâm. Tổng diện tích bảo vệ khoảng 36.000 ha.
e) Vùng hữu Cầu - tả Cà Lồ bao gồm: Toàn bộ huyện Sóc Sơn. Tổng diện tích bảo vệ 30.651 ha.
g) Vùng hữu Tích - hữu Bùi gồm: phần diện tích nằm trong lưu vực của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. Tổng diện tích bảo vệ khoảng 67.400 ha.
h) Vùng hữu Đáy, tả và hữu Mỹ Hà gồm: toàn bộ huyện Mỹ Đức. Tổng diện tích bảo vệ 23.004 ha.
3.2. Mức đảm bảo phòng, chống lũ:
a) Đối với các khu vực do đê sông Hồng, sông Đuống bảo vệ, mức đảm bảo phòng chống lũ thực hiện theo Quyết định 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và tiêu chuẩn ngành 14TCN 122-2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT cụ thể:
- Khu vực nội thành Hà Nội, mức đảm bảo chống lũ 500 năm (P=0,2%) sau khi điều tiết lũ thượng lưu và phân lưu sông Đuống, lưu lượng thoát qua Hà Nội tại trạm Long Biên là 20.000 m3/s, tương ứng mực nước không vượt quá 13,40m.
- Các khu vực khác, mức đảm bảo chống lũ 300 năm (P=0,33%), tương ứng mực nước 13,1m tại trạm Long Biên.
b) Đối với các khu vực do đê hữu sông Đà bảo vệ, mức đảm bảo chống lũ với lưu lượng 15.500 m3/s tại Luơng Phú.
c) Đối với các khu vực do đê sông Cầu bảo vệ, mức đảm bảo chống lũ P=1%.
d) Đối với các khu vực do đê sông Cà Lồ, sông Tích, sông Bùi bảo vệ, mức đảm bảo chống lũ P=2%.
đ) Đối với các khu vực do đê sông Mỹ Hà bảo vệ, mức đảm bảo chống lũ P=5%.
e) Đối với các khu vực do đê sông Đáy bảo vệ, mức đảm bảo chống lũ sẽ do Chính phủ quy định cụ thể khi ban hành Nghị định điều chỉnh nhiệm vụ các khu phân, chậm lũ thay thế Nghị định số 62/1999/NĐ-CP .
3.3. Mực nước và lưu lượng lũ thiết kế:
Mực nước và lưu lượng lũ thiết kế của từng tuyền sông tại một số vị trí như sau:
TT |
Tên sông |
Vị trí |
Mực nước (m) |
Lưu lượng (m3/s) |
1 |
Sông Đà |
Khánh Thượng |
21,09 |
15.319 |
Lương Phú |
20,24 |
15.467 |
||
Sơn Đà |
19,66 |
15.472 |
||
Trung Hà |
18,82 |
15.475 |
||
2 |
Sông Hồng |
Sơn Tây |
16,00 |
27.978 |
Liên Mạc |
14,25 |
27.635 |
||
Hà Nội |
13,40 |
20.300 |
||
An Cảnh |
11,4 |
20.740 |
||
Quang Lãng |
9,08 |
20.748 |
||
3 |
Sông Đuống |
Thượng Cát |
12,64 |
6.863 |
Cầu Phù Đổng |
11,76 |
6.855 |
||
4 |
Sông Cà Lồ |
Mạnh Tân |
9,69 |
892 |
Lương Phúc |
9,41 |
928 |
||
5 |
Sông Cầu |
Kè Tân Hưng |
10,00 |
2.200 |
Ngã 3 Cầu- Cà Lồ (Lương Phúc) |
9,75 |
2.258 |
||
6 |
Sông Đáy |
Đập Đáy |
9,96 |
2.043 |
Mai Lĩnh |
8,48 |
2.096 |
||
Ba Thá |
6,83 |
2.340 |
||
7 |
Sông Tích |
Vật Lại |
12,55 |
427 |
Văn Miếu |
11,33 |
448 |
||
Kim Quan |
9,50 |
476 |
||
Tân Trượng |
9,33 |
512 |
||
8 |
Sông Bùi |
Tân Trượng |
9,33 |
580 |
Yên Duyệt |
8,38 |
576 |
||
9 |
Sông Mỹ Hà |
Cầu Dậm |
5,74 |
280 |
3.4. Chỉ giới thoát lũ đối với từng tuyến sông có đê:
a) Chỉ giới thoát lũ hữu sông Đà
Từ xã Khánh Thượng (điểm đầu huyện Ba Vì): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bao Khánh Thượng, Minh Quang đến trạm bơm Lương Phú dài khoảng 20km.
- Từ K0 của đê chính (trạm bơm Lương Phú) đến K2+400: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối kết hợp đường giao thông của xã Thuần Mỹ.
- Đoạn từ K2+400 đến K9+700 (cầu Trung Hà): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
b) Chỉ giới thoát lũ hữu sông Hồng
- Từ K0 (hạ lưu cầu Trung Hà; đầu tuyến đê hữu Hồng) đến K10: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K10 đến K17 (thuộc bãi Phú Châu): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối thuộc các xã Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương, Phú Châu.
- Từ K17 đến K36+730: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K36+730 (tương ứng K0 của đê Vân Cốc) đến K3 (đê Vân Cốc): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối thuộc xã Cẩm Đình.
- Từ K3 (đê Vân Cốc) đến K4 (đê Vân Cốc): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê Vân Cốc.
- Từ K4 (đê Vân Cốc) đến K10 (đê Vân Cốc): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối thuộc các xã Vân Phúc, Vân Hà (huyện Phúc Thọ), Trung Châu (huyện Đan Phượng).
- Từ K10 (đê Vân cốc; điểm đầu đê La Thạch) đến K15+160 (đê Vân Cốc - ứng với K40+250 đê hữu Hồng): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê Vân Cốc.
- Từ K40+250 đến K48+160: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K48+160 đến K52+700 (thuộc bãi Thượng Cát, Liên Mạc): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối Đông Ba - Thượng Cát - Liên Mạc.
- Từ K52+700 đến K58+200 (thuộc xã Thuỵ Phương, phường Phú Thượng): đường chỉ giới thoát lũ đi theo với tuyến đê chính.
- Từ K58+200 đến K62+500 (thuộc bãi Nhật Tân, Tứ Liên): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối Nhật Tân - Tứ Liên.
- Từ K62+500 đến K64+000 (thuộc bãi Yên Phụ): Đường chỉ giới thoát lũ nối giữa đê bối Tứ Liên với đường phố Nghĩa Dũng.
- Từ K64+000 đến K65+200 (thuộc bãi Phúc Xá): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đường trục trong khu dân cư Tân Ấp - Phúc Xá.
- Từ K65+200 (phường Phúc Xá) đến K70+400 (phường Vĩnh Tuy): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đường phố Phúc Tân - Chương Dương - Bạch Đằng.
- Từ K70+400 (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) đến K89+600 (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín): đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K89+600 đến K93+500 (thuộc bãi xã Thư Phú, huyện Thường Tín): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối xã Thư Phú.
- Từ K93+500 đến K103+000 (xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K103+000 đến K105+600 (thuộc bãi Hồng Thái, huyện Phú Xuyên): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối Hồng Thái.
- Từ K105+600 đến K116+000: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K116+000 đến K117+850 (thuộc bãi Quang Lãng, huyện Phú Xuyên): đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê quai Quang Lãng.
c) Chỉ giới thoát lũ tả sông Hồng
- Đầu tuyến từ K28+500 (cống 23 cửa, đầu sông Cà Lồ thuộc xã Vạn Yên, huyện Mê Linh) đến K31+700 (thôn Thọ An, xã Tiến Thịnh), tuyến đê tả Hồng đoạn này thuộc địa giới hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội (vùng bãi sông thuộc địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc): Đường chỉ giới thoát lũ sẽ thống nhất khi tỉnh Vĩnh Phúc lập quy hoạch.
- Từ K31+700 đến K37+000 (thuộc xã Tiến Thịnh): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K37+000 đến K48+150 (xã Tráng Việt): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo đường bao ven làng Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt - huyện Mê Linh.
- Từ K48+150 đến K52+100 (thuộc các xã Đại Mạch, Võng La): Đường chỉ giới thoát lũ từ xóm Bãi, xã Đại Mạch đi theo tuyến đường dân sinh nội bãi đến thôn Đại Độ, xã Võng La.
- Từ K52+100 đến K55+000: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K55+000 đến K64+120 (thuộc bãi Hải Bối, Tầm Xá): Đường chỉ giới thoát lũ từ xóm bãi Hải Bối đi theo đường bãi cao đến Xuân Canh.
- Từ K64+120 đến K65+500 (thuộc bãi Ngọc Thụy, quận Long Biên): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đường ven khu dân cư Bắc Biên, thuộc phường Ngọc Thụy.
- Từ K65+500 đến K67+500 (cầu Chương Dương): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K67+500 đến K73+900 (thuộc vùng bãi các phường Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo đường quản lý nhà máy nước.
- Từ K73+900 đến K77+280 (thuộc vùng bãi hai xã Đông Dư, Bát Tràng): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo đường bao dân sinh thôn Hồng Hà (xã Đông Dư), Bát Tràng đến cống Xuân Quan.
- Từ cửa vào cống lấy nước Xuân Quan đến hết địa phận hành chính Hà Nội (thuộc các xã Kim Lan, Văn Đức): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo ven khu dân cư xã Kim Lan, sau đó đi theo tuyến đê bối xã Văn Đức, huyện Gia Lâm.
d) Chỉ giới thoát lũ hữu sông Đuống
- Điểm đầu từ K0 (phường Ngọc Thụy) đến K6 (phường Thượng Thanh): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K6 đến K10+500 thuộc vùng bãi các phường Giang Biên, Phúc Lợi, quận Long Biên: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến bờ bao.
- Từ K10+500 đến K13+400 (cuối kè Lời): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K13+400 đến K18+500 thuộc vùng bãi các xã Đặng Xá, Kim Sơn, huyện Gia Lâm: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo bờ bao.
- Từ K18+500 đến K19+900 thôn Chi Nam xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K19+900 đến K21+440 (điểm cuối địa phận Hà Nội) thuộc bãi Chi Nam, xã Lệ Chi: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến bờ bao xã Lệ Chi.
đ) Chỉ giới thoát lũ tả sông Đuống
- Điểm đầu từ K0 xã Xuân Canh, huyện Đông Anh đến K5 xã Mai Lâm, huyện Đông Anh: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K5 đến K8 (dốc Vân, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo đường bờ bao.
- Từ K8 đến K12 (thuộc thôn Hạ, xã Dương Hà): Đường chỉ giới đi theo tuyến đê chính.
- Từ K12 đến K18 (thuộc bãi các xã Dương Hà, Phù Đổng): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo bờ bãi cao và ven xóm 4, xóm Chùa (xã Phù Đổng).
- Từ K18 đến K18+700: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
- Từ K18+700 đến K21 (cống Thịnh Liên cũ; thuộc vùng bãi Thịnh Liên): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo đường bờ bao và bãi cao.
- Từ K21+000 đến K22+458 (điểm cuối địa phận Hà Nội): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.
e) Chỉ giới thoát lũ sông Cầu
Đường chỉ giới thoát lũ đi trùng với tuyến đê chính và đê bối hiện tại.
g) Chỉ giới thoát lũ sông Cà Lồ
Đường chỉ giới thoát lũ trùng với tuyến đê chính, đê bao, đê bối hiện có.
h) Chỉ giới thoát lũ sông Tích, sông Bùi, sông Mỹ Hà
- Đường chỉ giới thoát lũ cơ bản đi theo như tuyến đê hiện tại.
- Đối với bờ tả: nâng cấp, cải tạo mặt đê, cơ đê, mái đê đảm bảo chống lũ rừng ngang an toàn, kết hợp làm đường giao thông.
- Đối với bờ hữu: khoanh vùng chống úng cục bộ; gia cố cải tạo mặt, mái đê đảm bảo chống lũ rừng ngang trong điều kiện cho phép, kết hợp làm đường giao thông và bảo vệ an toàn đê bờ tả khi lũ lên cao.
i) Chỉ giới thoát lũ sông Đáy
Sông Đáy với nhiệm vụ cấp nước, tiêu úng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường và tham gia thoát lũ khi nước sông Hồng lên cao. Hiện nay, việc phân lũ sông Đáy đang thực hiện theo Quy chế phân, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng bảo vệ an toàn thủ đô Hà Nội ban hành kèm theo Nghị định 62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 của Chính phủ. Trong điều kiện Hà Nội đã được mở rộng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo nghiên cứu rà soát quy hoạch phòng chống lũ sông Đáy để trình Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh nhiệm vụ phân lũ sông Đáy. HĐND Thành phố thống nhất với đề xuất trong Quy hoạch, kiến nghị Chính phủ:
Cho phép hoàn thiện đê hữu Đáy, nâng cấp đê tả Đáy, nắn chỉnh những đoạn co thắt với chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê quy hoạch đảm bảo khoảng cách giữa hai tuyến đê từ 450 đến 500 m, lòng dẫn từ 150 m đến 200 m và hoàn chỉnh công trình đầu mối kết hợp với nạo vét cải tạo lòng dẫn đảm bảo đưa lũ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng cao nhất là 2.000m3/s coi như cầu chì để đảm bảo an toàn cho Hà Nội khi có các tình huống bất khả kháng; lũ bình thường đưa vào lưu lượng khoảng 700 m3/s, mùa kiệt đưa vào lưu lượng tối đa 100 m3/s làm sống lại dòng sông Đáy, đảm bảo tiêu thoát úng ngập trong lưu vực, hỗ trợ tiêu thoát úng ngập cho khu vực nội thành.
4. Giải pháp kỹ thuật thực hiện quy hoạch
4.1. Công bố công khai Qui hoạch, tiến hành việc cắm mốc chỉ thoát lũ, chỉ giới xây dựng ( khoảng cách giữa chỉ giới thoát lũ và chỉ giới xây dựng là 50m) trên thực địa;
4.2. Tổ chức di chuyển, tái định cư các hộ dân nằm trong chỉ giới thoát lũ;
4.3. Triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều: xây dựng, tu bổ đê điều kết hợp làm đường giao thông, chỉnh trang đô thị đối với những đoạn qua khu dân cư, thị trấn, thị tứ, thi xã và khu đô thị; kè chống sạt lở bờ bãi sông; nạo vét hạ cao trình bãi sông trong chỉ giới thoát lũ; cải tạo lòng dẫn, xây dựng công trình đầu mối, công trình điều tiết.
4.4. Trước mắt trong năm 2010 triển khai để thực hiện thí điểm Quy hoạch ở một đoạn sông, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm tổ chức triển khai trên toàn địa bàn.
5. Vốn, nguồn vốn và giải pháp huy động
5.1. Khái toán kinh phí thực hiện qui hoạch: 100.000 tỷ đồng.
5.2. Nguồn vốn: ngân sách Trung ương, ngân sách Thành phố và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
5.3. Giải pháp huy động vốn
- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm.
- Có cơ chế đặc thù để khai thác các nguồn vốn từ các dự án khác.
- Huy động vốn từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ, chương trình hợp tác như ODA, JICA, ADB, WB…
5.4. Phân kỳ đầu tư thực hiện qui hoạch như sau:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2015: công bố công khai qui hoạch, xây dựng đường chỉ giới thoát lũ, chỉ giới xây dựng; nạo vét hạ thấp bãi sông Hồng trong chỉ giới thoát lũ; cải tạo sông Đáy, sông Tích, sông Bùi; nâng cấp, tu bổ, xây dựng đê theo qui hoạch; tu bổ, xây mới kè chống sạt lở bờ bãi; cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình đầu mối; đền bù di dân trong chỉ giới thoát lũ. Kinh phí thực hiện qui hoạch giai đoạn này khoảng 40.000 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016 đến năm 2020: tiếp tục thực hiện cải tạo sông Đáy, sông Tích, sông Bùi; nâng cấp, tu bổ, xây dựng đê theo qui hoạch; tu bổ, xây mới kè chống sạt lở bờ bãi; cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình đầu mối; đền bù di dân trong chỉ giới thoát lũ. Kinh phí thực hiện qui hoạch giai đoạn này khoảng 60.000 tỷ đồng.
Điều 2. Để triển khai Quy hoạch, tổ chức phòng, chống lũ có hiệu quả, đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội, HĐND Thành phố nhấn mạnh một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo như sau:
1. Công bố công khai, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân về Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội trong suốt kỳ quy hoạch để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện;
2. Căn cứ Qui hoạch phòng chống lũ của từng tuyến sông có đê, tiến hành rà soát, lập, điều chỉnh qui hoạch xây dựng, qui hoạch sử dụng đất, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trong vùng bãi sông.
3. Thường xuyên làm tốt công tác quản lý đê điều, công tác phòng chống lụt bão, củng cố đê hàng năm đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa lũ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân khi có lũ xảy ra.
4. Tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư khi di chuyển các hộ dân trong vùng thoát lũ theo đúng quy định tạo sự ổn định, không gây xáo trộn lớn về mặt xã hội ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân.
4. Ưu tiên bố trí ngân sách hàng năm, Huy động vốn từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ, chương trình hợp tác như ODA, JICA, ADB, WB..., đa dạng hóa các hình thức đầu tư khai thác các nguồn vốn để thực hiện Quy hoạch.
5. HĐND Thành phố thống nhất với những kiến nghị của UBND Thành phố với các cơ quan Trung ương nêu trong tờ trình, giao UBND Thành phố báo cáo các cơ quan Trung ương giải quyết theo thẩm quyền.
6. HĐND Thành phố thống nhất với những kiến nghị của UBND Thành phố với các cơ quan Trung ương nêu trong tờ trình, giao UBND Thành phố báo cáo các cơ quan Trung ương giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 3. Giao UBND Thành phố xây dựng kế hoạch, ban hành các Quyết định cụ thể và tổ chức thực hiện Nghị quyết; giao Thường trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu HĐND Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khoá XIII, kỳ họp 19 thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Báo cáo 183/BC-UBND năm 2016 sơ kết 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 thành phố Hải Phòng Ban hành: 15/09/2016 | Cập nhật: 14/10/2016
Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam Ban hành: 11/08/2016 | Cập nhật: 01/12/2016
Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam" Ban hành: 09/09/2014 | Cập nhật: 10/09/2014
Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam Ban hành: 09/10/2009 | Cập nhật: 20/10/2009
Quyết định 90/2008/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Ban hành: 09/07/2008 | Cập nhật: 02/08/2008
Quyết định 1590/QĐ-TTG năm 2007 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 Ban hành: 23/11/2007 | Cập nhật: 17/12/2007
Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 Ban hành: 16/11/2007 | Cập nhật: 21/11/2007
Quyết định 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình . Ban hành: 21/06/2007 | Cập nhật: 07/07/2007
Nghị định 62/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà nội Ban hành: 31/07/1999 | Cập nhật: 18/01/2011
Quyết định 108/1998/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Ban hành: 20/06/1998 | Cập nhật: 18/12/2009