Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2015 thông qua Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 16/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Phạm Văn Hiểu
Ngày ban hành: 04/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/NQ-HĐND

Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Sau khi xem xét Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về đề nghị thông qua Quy hoạch phát triển ngành Thể dục, Thể thao thành phố Cần Thơ giai đoạn năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Thống nhất thông qua Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Sự cần thiết Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao

Thành phố Cần Thơ là trung tâm văn hóa, chính trị lớn của cả nước, là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, có tầm ảnh hưởng rộng đối với khu vực và thế giới. Với vị trí địa lý đặc biệt và điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Cần Thơ đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia. Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao lưu quốc tế về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục, thể dục, thể thao.

Sự tăng trưởng bền vững, nhanh chóng về kinh tế và sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn kết các hoạt động dịch vụ là động lực để phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ hiện tại và trong tương lai.

Trong những năm gần đây, thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ đã có bước phát triển đáng kể trên cả hai mảng: Thể thao cho mọi người (thể thao trường học, thể thao trong lực lượng vũ trang) và thể thao thành tích cao. Lợi thế có tính quyết định lâu dài đến quá trình phát triển thể dục, thể thao đó là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các cấp, các ngành, sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp ủy Đảng, ban ngành, đoàn thể, từ thành phố đến quận, huyện, cơ sở, với sự thông minh, sáng tạo cùng sự đam mê nhiệt tình của huấn luyện viên, vận động viên và đặc biệt là sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân là cơ sở vững chắc cho phát triển phong trào thể dục, thể thao rộng rãi, mạnh mẽ, liên tục qua nhiều thời kỳ, giai đoạn từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay.

Tuy nhiên, phong trào thể dục, thể thao cho người dân, công tác giáo dục thể chất - thể thao trường học, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, công tác xã hội hóa, công tác thông tin truyền thông, phát triển cơ sở vật chất… đặc biệt là thể thao thành tích cao, công tác quản lý và điều hành các lĩnh vực hoạt động thể thao chưa đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả cao nên đã ảnh hưởng đến việc phát triển thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ trong thời gian vừa qua.

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ đến đến 2020, định hướng đến năm 2030 cần phải đánh giá một cách tổng thể và toàn diện trên cơ sở khoa học, hệ thống, đảm bảo tính khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn thể dục, thể thao của quần chúng nhân dân, tương xứng với một thành phố đô thị loại I trực thuộc Trung ương, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao dài hạn là sự cần thiết và cấp bách, là cơ sở để thể dục, thể thao phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, ổn định và vững chắc.

2. Quan điểm phát triển thể dục, thể thao

- Xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển và tiến bộ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao gắn kết giữa các tuyến, các lớp kế cận, có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ thành phố đến cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế, góp phần tích cực thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời cũng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao, đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao. Đổi mới quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao.

- Giữ gìn, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân văn và văn minh.

3. Mục tiêu phát triển thể dục, thể thao

3.1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cơ sở xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ theo hướng chuẩn hóa, quy chế hóa, hiện đại hóa, thực hiện chiến lược nâng cao thể trạng tầm vóc, thể chất người Việt Nam, phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thể dục, thể thao, xã hội hóa thể thao, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ trong việc đào tạo nguồn nhân lực thể dục, thể thao chất lượng cao, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đầu tư ngân sách phát triển các loại hình dịch vụ thể dục, thể thao, thể thao giải trígóp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020:

- Người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên là 33% dân số.

- Gia đình thể thao là 25% dân số.

Đến năm 2030:

- Người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên là trên 38% dân số.

- Gia đình thể thao là trên 28% dân số.

- Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học đến năm 2025 đạt 100% trường học đều thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội, ngoại khóa.

4. Nội dung quy hoạch thể dục, thể thao

4.1. Phát triển thể dục, thể thao quần chúng

a) Phát triển thể dục, thể thao quần chúng

- Đẩy mạnh và thực hiện thường xuyên cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; khuyến khích mọi người dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Thực hiện các chính sách đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể dục, thể thao quần chúng, đặc biệt là phát triển các môn thể thao giải trí; tạo cơ hội cho mọi người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí.

- Xây dựng các công trình thể thao công cộng được bảo đảm về nhân lực quản lý, về chuyên môn, nghiệp vụ thể dục, thể thao; xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên thể dục, thể thao cơ sở đáp ứng yêu cầu hoạt động thể dục, thể thao của cộng đồng dân cư ở các khu vực thuộc các quận, huyện của thành phố.

- Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình thể dục, thể thao quần chúng. Ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển thể dục, thể thao quần chúng. Phát triển thể thao giải trí, kinh doanh dịch vụ thể thao gắn với hoạt động văn hóa, du lịch.

b) Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, nhằm phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản cho học sinh, sinh viên, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng hệ thống giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường thành cơ sở đào tạo nhân tài thể thao.

- Đảm bảo các điều kiện cho công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường về đất đai, cơ sở vật chất, giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao ở các bậc học.

- Xây dựng và phát triển các môn thể thao từ trường học, giúp học sinh có điều kiện tham gia tập luyện nhiều môn thể thao để rèn luyện sức khỏe.

- Xây dựng và đầu tư có trọng điểm môn thể thao thế mạnh của địa phương.

- Bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn sâu thể thao để giúp người dạy bổ sung thêm kiến thức, áp dụng và điều chỉnh để nâng cao năng lực chuyên môn.

c) Phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang

- Phát triển các môn thể thao quần chúng: Điền kinh, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, bóng rổ, cờ, võ thuật.

- Phát triển các nội dung, môn thể thao quân sự: Chạy 3.000m vũ trang; chiến sĩ khỏe; vượt vật cản; 4 môn thể thao quân sự phối hợp của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; 4 môn thể thao quân sự phối hợp của hạ sĩ quan, binh sĩ; bơi mang súng; bơi mang bao gói trang bị; võ chiến đấu. Các nội dung thể thao cho đối tượng hoạt động trên không, trên biển như: vòng lăn, vòng quay trụ, thang quay, đu quay, cầu sóng.

- Phát triển một số môn thể thao quốc phòng như: Bắn súng đạn nước sơn; bắn mô hình máy bay bay thấp.

- 100% đầu mối cấp đại đội và tương đương tổ chức huấn luyện thể lực và kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn quy định.

- Số quân nhân thường xuyên tham gia huấn luyện thể lực theo tiêu chuẩn quy định là 100%.

- Số quân nhân tham gia kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn quy định đạt tỷ lệ 85% - 90%.

- Thường xuyên tổ chức thi đấu thể dục, thể thao từ hội thao cấp cơ sở đến Đại hội thể dục, thể thao ngành Công an.

- Số chiến sĩ công an tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đến năm 2020 đạt 75% - 85% và duy trì đến năm 2030.

4.2. Các phương án phát triển thể thao thành tích cao

a) Các chỉ tiêu phát triển lực lượng vận động viên thành tích cao, huấn luyện viên, trọng tài

- Chỉ tiêu phát triển lực lượng vận động viên 3 tuyến (năng khiếu, trẻ, tuyển) giai đoạn 2015 - 2020 tăng theo tỷ lệ 1,07 và ở giai đoạn tiếp theo tăng theo tỷ lệ 1,03 (thực hiện quy trình tuyển chọn và đào tạo 5 bước), nguồn kinh phí đầu tư cho vận động viên ở giai đoạn sau chủ yếu sử dụng bằng vốn huy động từ xã hội hóa.

- Huấn luyện viên các tuyến ở giai đoạn 2015 - 2030 tăng 1,05%.

- Quy trình huấn luyện vận động viên phải đảm bảo 3 bước: Giai đoạn huấn luyện ban đầu, giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu, giai đoạn hoàn thiện thể thao. Trong quá trình xây dựng kế hoạch huấn luyện cho từng môn thể thao ở 3 giai đoạn, cần phải dựa trên cơ sở đặc điểm môn thể thao, trình độ vận động viên, lứa tuổi, giới tính để xây dựng chương trình huấn luyện theo quy trình phù hợp, đáp ứng được quá trình huấn luyện vận động viên cấp cao.

STT

Năm

Các chỉ tiêu

2015

2020

2030

A

Vận động viên

1.552

2.329

3.224

1

Số lượng VĐV đội tuyển

72

101

212

2

Số lượng VĐV trẻ

113

135

185

3

Số lượng VĐV năng khiếu

300

390

524

4

Số lượng VĐV năng khiếu hệ thống quận, huyện.

877

1.230

1.653

5

Số lượng VĐV cấp cao

22

25

35

B

Huấn luyện viên

439

560

912

1

Huấn luyện viên phong trào

284

362

589

2

Huấn luyện viên năng khiếu tập trung

35

45

73

3

Huấn luyện viên trẻ

38

48

78

4

Huấn luyện viên tuyển

7

8

13

5

Huấn luyện viên cấp cao

02

05

7

C

Trọng tài

7

8

10

1

Trọng tài cấp quốc gia

5

6

7

2

Trọng tài cấp quốc tế

2

3

4

b) Phương án phát triển các môn thể thao

- Thực hiện mục tiêu phát triển các môn thể thao, trên cơ sở các môn thể thao được phân nhóm. Duy trì và phát triển 20 môn thể thao dựa trên căn cứ các môn thể thao nằm trong quy hoạch chiến lược thể thao Việt Nam; các môn thể thao thế mạnh của Cần Thơ; các môn truyền thống của Cần Thơ, đồng thời bổ sung đầu tư môn thi đấu Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc năm 2018.

- Tập trung đầu tư 13 môn thể thao trọng điểm: (1) Vovinam, (2) Karatedo, (3) Cờ vua, (4) Điền kinh, (5) Bơi lội, (6) Bóng rổ, (7) Boxing, (8) Xe đạp, (9) Judo, (10) Taekwondo, (11) Cử tạ, (12) Thể dục, (13) Bóng đá. Tập trung mũi nhọn 3 môn: (1) Vovinam, (2) Karatedo, (3) Cờ vua.

- Ngoài việc tập trung phát triển 13 môn thể thao nói trên, cần duy trì và có mức độ hỗ trợ một phần về kinh phí, để các môn thể thao này phát triển theo hình thức xã hội hóa, cụ thể: (1) Bóng chuyền, (2) Bóng bàn, (3) Thể hình, (4) Bi da, (5) Cầu lông, (6) Cầu mây, (7) Canoing, (8) Bi sắt, (9) Bắn cung, (10) Quần vợt, (11) Võ cổ truyền, (12) Đá cầu, (13) Cờ tướng.

- Huy động các nguồn lực xã hội để phát triển các môn thể thao và thể thao giải trí: (1) Khiêu vũ thể thao, (2) Golf, Bowling, (3) Trượt patin, (4) Dù lượn, (5) Bóng chày, (6) Leo tường, (7) Thể thao điện tử.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tập trung mọi nguồn lực về quy trình đào tạo, quy trình tuyển chọn đào tạo theo công nghệ hiện đại, xây dựng cơ chế chính sách có chế độ đãi ngộ đặc biệt để mời huấn luyện viên giỏi trong nước và quốc tế; xây dựng các cơ sở dành cho tập luyện và thi đấu của 3 môn thể thao trọng điểm.

- Giai đoạn 2020 - 2025: Chú trọng phát triển 3 môn thể thao chính của chương trình thi đấu Olympic gồm Điền kinh, Bơi lội, Thể dục. Mời huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà khoa học của các nước có thế mạnh về các môn thể thao này.

- Giai đoạn 2025 - 2030: Đầu tư tiếp các môn thể thao theo chương trình thi đấu Olympic. Tập trung quy trình đào tạo, quy trình tuyển chọn đào tạo theo công nghệ hiện đại; cơ chế chính sách có chế độ đãi ngộ đặc biệt. Mời huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà khoa học của các nước có thế mạnh về các môn thể thao này để huấn luyện.

c) Phương án đầu tư kinh phí cho thể thao thành tích cao

Dự toán kinh phí đầu tư cho phát triển thể thao thành tích cao được xây dựng phải đáp ứng cho yêu cầu, nhiệm vụ của từng năm. Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, do giá cả tăng, do thay đổi chế độ chi tiêu của các cấp có thẩm quyền, điều chỉnh theo mức độ chuyên nghiệp hóa các môn thể thao. Các nội dung đầu tư kinh phí cho phát triển thể thao thành tích cao ở thành phố Cần Thơ bao gồm: Kinh phí đầu tư cho đào tạo, huấn luyện vận động viên; kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho đào tạo, huấn luyện vận động viên; kinh phí tham gia thi đấu; kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ và y học thể dục, thể thao; các kinh phí đầu tư khác. Cụ thể:

- Kinh phí đầu tư cho đào tạo - huấn luyện vận động viên: Dinh dưỡng (dinh dưỡng thường xuyên và dinh dưỡng đặc thù); trang thiết bị tập luyện; phụ cấp trách nhiệm: Gồm tiền công, tiền đẳng cấp, phụ cấp độc hại cho vận động viên; bảo hiểm tập luyện và thi đấu; học tập văn hóa, ngành nghề; khen thưởng; phúc lợi xã hội: nhà đất, việc làm.

- Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo - huấn luyện vận động viên: Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các Trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên cấp cao; kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các Trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao ở quận, huyện; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho tập luyện.

- Kinh phí thi đấu: Tham gia thi đấu trong nước, ngoài nước; kinh phí tham gia các đại hội thể thao khu vực và thế giới; kinh phí tham gia thi đấu kiểm tra, giao hữu.

- Kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ và y học thể dục thể thao: Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể thao thành tích cao; ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ; đầu tư thuốc và chất bổ sung dinh dưỡng; chữa trị, phòng ngừa chấn thương và hồi phục cho vận động viên; kiểm tra doping.

- Các kinh phí đầu tư khác: Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thể thao thành tích cao; hỗ trợ khó khăn cho vận động viên bị thương tật.

4.3. Phương án xây dựng hệ thống tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ thể dục, thể thao

- Tỷ lệ cán bộ thể dục, thể thao trên số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.

+ Năm 2015 cán bộ thể dục thể thao trên số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên là 6,5/1.000; năm 2020 là 7/1.000 và năm 2030 là 8/1.000.

+ Tỷ lệ giáo viên trên học sinh của các cấp học để xây dựng chỉ tiêu cho các năm tiếp theo; năm 2015 là 1/320; năm 2020 là 1/257; năm 2030 là 1/187.

- Nhu cầu số lượng đào tạo cán bộ

Trình độ cán bộ

2015

2020

2030

Trên Đại học (từ Cao học trở lên, số người)

69

88

143

Có trình độ Đại học

977

1026

1133

Có trình độ chuyên môn Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng

719

425

148

4.4. Các phương án phát triển và phân bố cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục, thể thao

a) Quỹ đất dành cho cơ sở thể dục, thể thao đến năm 2030: Tổng nhu cầu sử dụng đất cơ sở thể dục, thể thao toàn thành phố đến năm 2020 khoảng 780 - 785ha, tăng khoảng 750 - 755ha so với hiện trạng năm 2010, trong đó: Đất để xây dựng các công trình thể dục thể thao cấp thành phố, cấp vùng: Diện tích tăng thêm khoảng 435 - 440ha; Đất để xây dựng các công trình thể dục, thể thao cấp quận/huyện, phường/xã, ấp/khu vực: diện tích tăng thêm khoảng 315 - 320ha.

b) Các công trình thể dục, thể thao ưu tiên đầu tư phát triển: Theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2.

- Phụ lục 1. Danh mục công trình ưu tiên đầu tư giai đoạn 2015 - 2020.

- Phụ lục 2. Danh mục công trình ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030.

c) Các chương trình và đề án trọng điểm

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Chương trình phát triển 6 môn thể thao mũi nhọn, phân bổ theo từng năm;

- Đề án xã hội hóa thể dục, thể thao (cần chi tiết cho xã hội hóa cho từng môn thể thao hoặc nhóm môn thể thao);

- Chương trình phát triển thể thao cho mọi người thực hiện theo Lời kêu gọi Toàn dân rèn luyện thể dục, thể thao của Hồ Chủ Tịch.

Giai đoạn 2020 - 2025:

- Đề án “Phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao” (trình độ năng lực cán bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, các nhà khoa học thể thao, bác sĩ thể thao, dinh dưỡng thể thao, tâm lý thể thao);

- Đề án “Phát triển về cơ sở vật chất thể dục thể thao cho các môn thể thao mũi nhọn” (13 môn thể thao trọng điểm: (1) Vovinam, (2) Karatedo, (3) Cờ vua, (4) Điền kinh, (5) Bơi lội, (6) Bóng rổ, (7) Boxing, (8) Xe đạp, (9) Judo, (10) Taekwondo, (11) Cử tạ, (12) Thể dục, (13) Bóng đá.

- Chương trình về thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thể thao;

- Đề án về “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thể thao”.

Giai đoạn 2025 - 2030:

- Hoàn thiện các chương trình, đề án giai đoạn đến năm 2025 và đặc biệt phải xây dựng Đề án “Ứng dụng khoa học công nghệ trong tuyển chọn và đào tạo vận động viên cấp cao”;

- Xây dựng chương trình phát triển sản phẩm thể thao, dịch vụ thể thao, kinh tế thể thao đến năm 2030.

d) Cơ sở vật chất thể dục, thể thao trong các khu công viên

Dành 10% diện tích đất cho các công trình thể dục thể thao phục vụ việc tập luyện của Nhân dân; đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, phải dành ít nhất 5% quỹ đất phục vụ cho các công trình thể thao để đảm bảo mỗi người dân có ít nhất 2m2 dành cho các hoạt động thể dục, thể thao.

đ) Cơ sở vật chất thể dục, thể thao thuộc các ban, ngành

Quân đội, Công an, Giáo dục, Văn hóa, Du lịch; đối với quỹ đất thuộc các công trình thể thao dành cho học sinh - sinh viên cần phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định đối với học sinh, tối thiểu từ 2 - 4m2, đối với sinh viên là từ 4 - 8m2.

4.5. Định hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động thể dục, thể thao

Đầu tư trang thiết bị khoa học cho Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao giai đoạn đến năm 2020, đến năm 2030. Chọn lọc các trang thiết bị khoa học để đáp ứng việc nghiên cứu các lĩnh vực khoa học huấn luyện và khoa học về con người, gồm các thiết bị chính sau:

- Hệ thống thiết bị phân tích chuyển động 2D/3D.

- Hệ thống thiết bị kiểm tra y sinh và tố chất thể lực.

- Hệ thống đo công năng, tim, phổi, hô hấp, năng lượng tiêu hao.

- Hệ thống thiết bị huấn luyện độ cao.

- Hệ thống thiết bị đo thành phần kết cấu cơ thể.

- Hệ thống thiết bị đo lực, cơ và kiểm tra đánh giá trương lực cơ.

5. Định hướng phát triển thể dục, thể thao

5.1. Phát triển thể dục, thể thao quần chúng

- Lĩnh vực thể dục, thể thao sẽ phát triển phù hợp với quá trình phát triển của đất nước, người tập luyện thể thao thường xuyên, gia đình thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao sẽ tăng lên về số lượng và chất lượng; Phát triển đồng bộ và tạo chuyển biến mạnh mẽ các hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn, giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, đặc biệt là ở các địa bàn khu vực nông thôn mới.

- Các loại hình thể thao giải trí được mở rộng, du lịch thể thao phát triển; xu thế quốc tế hóa trong thể thao được mở rộng; bộ máy quản lý ngành thể dục, thể thao là một bộ phận độc lập để nâng tầm hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực phát triển các loại hình dịch vụ thể thao; truyền thông thể thao và kinh tế thể thao theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn kinh phí hoạt động cho các lĩnh vực thể thao ở giai đoạn này không lệ thuộc vào ngân sách nhà nước, chuyển sang sử dụng ngân sách bằng các nguồn kinh doanh thể thao, quảng cáo tiếp thị, xổ số thể thao. Các cơ chế chính sách đối với lĩnh vực thể dục, thể thao cần thông thoáng, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư cho thể thao, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

5.2. Phát triển thể thao thành tích cao

- Tập trung đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao; nâng cao chất lượng, hiệu quả quy trình phát hiện, tuyển chọn và huấn luyện - đào tạo các vận động viên trẻ có năng khiếu. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu đào tạo; tập trung đầu tư một số môn thể thao mà thành phố có ưu thế. Xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp để phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp một cách cơ bản và vững chắc.

- Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao, cấp quốc gia và quốc tế, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo tài năng thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao, tạo động lực để nâng cao thành tích thể thao của thành phố để luôn nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành, ngành mạnh nhất của cả nước.

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đăng cai tổ chức các giải thể thao đỉnh cao cấp quốc gia và quốc tế.

- Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo tài năng thể thao, thi đấu thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.

6. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển thể dục, thể thao

6.1. Nhóm giải pháp chung thực hiện quy hoạch

- Nâng cao nhận thức, tư tưởng, quán triệt, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động thể dục, thể thao: Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác phát triển thể dục, thể thao, khẳng định đây là một nội dung trong phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của thành phố Cần Thơ.

- Đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến trong quản lý thể dục, thể thao:

+ Đẩy mạnh chuyển biến trong quản lý thể dục, thể thao; tăng cường quản lý vĩ mô trong các lĩnh vực hoạt động thể dục, thể thao.

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thể dục, thể thao của thành phố; thúc đẩy sự chuyển biến về cơ chế chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, nhà khoa học.… phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thành phố Cần Thơ.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa thể dục, thể thao và phát triển kinh tế thể thao dưới sự điều hành, quản lý của Nhà nước, sự hỗ trợ của xã hội, sự tham gia rộng rãi của Nhân dân trong thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao ở thành phố Cần Thơ.

+ Tăng cường quản lý và giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao ở cấp thành phố và quận, huyện. Các đơn vị cần nghiêm túc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao trong từng cấp; xây dựng cơ chế giám sát, chế độ thống kê để quản lý việc thực hiện quy hoạch một cách hiệu quả, bảo đảm tiến trình thực hiện quy hoạch.

+ Cam kết bảo vệ môi trường trong Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao thành phố Cần Thơ: Môi trường xã hội, giảm ô nhiễm không khí, tiêu thụ nước tiết kiệm và đảm bảo chất lượng nguồn nước, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, đảm bảo tác động đến tính bền vững bảo vệ môi trường.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật:

+ Tập trung công tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực trọng điểm của thể dục, thể thao với phương châm “sáng tạo, đột phá, hướng tới tương lai”; tăng cường đầu tư hệ thống đảm bảo phục vụ công tác khoa học công nghệ và y học thể dục thể thao trong lĩnh vực thể thao thành tích cao.

+ Tăng cường công tác truyền thông và giao lưu, đối ngoại thể thao: Đổi mới công tác thông tin và truyền thông thể thao để phát huy tác dụng của dư luận, quảng bá giá trị xã hội của thể dục, thể thao; mở rộng các mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế theo tinh thần Olympic, hình thành một cục diện mới về đối ngoại thể thao của thành phố Cần Thơ.

+ Đầu tư mở rộng và quản lý hiệu quả tài nguyên cơ sở vật chất thể dục, thể thao: Tập trung đầu tư, mở rộng các cơ sở vật chất được quy hoạch trọng điểm để đáp ứng tổ chức các Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới, đồng thời phục vụ nhu cầu tập luyện càng ngày càng cao của Nhân dân; xây dựng mô hình quản lý hiệu quả các tài nguyên cơ sở vật chất để phát triển ổn định, bền vững, nâng cao năng lực phục vụ, năng lực kinh doanh, tỷ lệ khai thác, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của nhiều đối tượng khác nhau.

6.2. Nhóm giải pháp mang tính đột phá

- Thể thao cho người dân: Đẩy mạnh quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao công cộng trọng điểm tại các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, khu dân cư, tạo nên mạng lưới cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao thuận lợi phục vụ cho việc tập luyện hàng ngày của người dân thành phố. Xây dựng các trung tâm, khu tập luyện đa năng trong khu dân cư với các trang thiết bị đơn giản, tiện lợi phục vụ việc rèn luyện thân thể của Nhân dân. Những công viên, khuôn viên cây xanh hay quảng trường có đủ điều kiện đầu tư thiết bị, dụng cụ tập luyện thể dục, thể thao nơi công cộng nhằm tạo thuận lợi và thu hút nhiều đối tượng tham gia tập luyện thể dục thể thao.

- Thể thao thành tích cao: Nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác tuyển chọn, huấn luyện vận động viên một số môn thể thao trọng điểm. Áp dụng cụ thể đối với từng thời kỳ, giai đoạn huấn luyện trong các môn thể thao. Đưa công nghệ thông tin vào các quy trình thu thập, lưu trữ, xử lý và khai thác số liệu phục vụ cho công tác quản lý quá trình huấn luyện vận động viên.

- Công tác xã hội hóa: Đẩy mạnh xã hội hóa thể dục, thể thao và phát triển kinh tế thể thao với sự điều hành, quản lý của Nhà nước, sự hỗ trợ của xã hội, sự tham gia rộng rãi của Nhân dân trong thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao ở thành phố Cần Thơ. Phát triển các loại hình kinh doanh thể thao giải trí.

- Công tác hợp tác, đối ngoại: Tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước, với các tổ chức đơn môn thể thao quốc tế, với các tổ chức thể thao quốc tế khác thông qua Hiệp định hợp tác của ngành thể dục, thể thao, của Ủy ban Olympic Quốc gia.

7. Kinh phí thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao

Kinh phí thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao, bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và xã hội hóa.

Tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao: Dự kiến 4.383,9 tỷ đồng. Cụ thể:

Giai đoạn 2016 - 2020: 1.678,9 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách địa phương: 379,9 tỷ đồng.

- Vốn xã hội hóa: 1.299 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2030: 2.705 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 500 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương: 1.895 tỷ đồng.

- Vốn xã hội hóa: 310 tỷ đồng.

Điều 2.

Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa VIII, kỳ họp thứ mười tám thông qua ngày 04 tháng 12 năm 2015 và được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hiểu

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố)

1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

ĐVT: Triệu đồng

STT

DANH MỤC CÔNG TRÌNH

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

NSĐP

NSTW

 

Tổng

 

379.900

379.900

 

1

Xây dựng Khu nhà ở cho VĐV, HLV thể thao thành tích cao tại khu liên hợp thể dục thể thao TP. Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

2.700

2.700

 

2

Sửa chữa Trường Trung cấp TDTT

Q. Ninh Kiều

4.200

4.200

 

3

Cải tạo Sân vận động Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

10.000

10.000

 

4

Đường nội bộ, hệ thống cấp thoát nước Khu liên hợp TDTT

Q. Ninh Kiều

50.000

50.000

 

5

Hệ thống cấp điện khu liên hợp thể dục thể thao thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

10.000

10.000

 

6

Sân bóng đá quận Ô Môn

Q. Ô Môn

12.000

12.000

 

7

Sân bóng đá quận Thốt Nốt

Q. Thốt Nốt

11.000

11.000

 

8

Sân bóng đá huyện Cờ Đỏ

H. Cờ Đỏ

20.000

20.000

 

9

Sân bóng đá huyện Thới Lai

H. Thới Lai

20.000

20.000

 

10

Sân bóng đá huyện Phong Điền

H. Phong Điền

20.000

20.000

 

11

Sân bóng đá huyện Vĩnh Thạnh

H. Vĩnh Thạnh

20.000

20.000

 

12

Nhà thi đấu đa năng huyện Cờ Đỏ

H. Cờ Đỏ

30.000

30.000

 

13

Nhà thi đấu đa năng huyện Thới Lai

H. Thới Lai

30.000

30.000

 

14

Nhà thi đấu đa năng huyện Phong Điền

H. Phong Điền

30.000

30.000

 

15

Nhà thi đấu đa năng huyện Vĩnh Thạnh

H. Vĩnh Thạnh

30.000

30.000

 

16

Hồ bơi huyện Cờ Đỏ

H. Cờ Đỏ

20.000

20.000

 

17

Hồ bơi huyện Thới Lai

H. Thới Lai

20.000

20.000

 

18

Hồ bơi huyện Phong Điền

H. Phong Điền

20.000

20.000

 

19

Hồ bơi huyện Vĩnh Thạnh

H. Vĩnh Thạnh

20.000

20.000

 

2. Nguồn vốn xã hội hóa:

ĐVT: Triệu đồng

STT

DANH MỤC CÔNG TRÌNH

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Vốn XHH

 

Tổng

 

1.299.000

1.299.000

1

Hồ bơi trung tâm thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

167.000

167.000

2

Hồ bơi quận Cái Răng

Q. Cái Răng

15.000

15.000

3

Hồ bơi quận Bình Thủy

Q. Bình Thủy

15.000

15.000

4

Hồ bơi quận Ô Môn

Q. Ô Môn

15.000

15.000

5

Hồ bơi quận Thốt Nốt

Q. Thốt Nốt

15.000

15.000

6

Hồ bơi huyện Thới Lai

H. Thới Lai

5.000

5.000

7

Hồ bơi huyện Phong Điền

H. Phong Điền

5.000

5.000

8

Hồ bơi huyện Cờ Đỏ

H. Cờ Đỏ

5.000

5.000

9

Hồ bơi huyện Vĩnh Thạnh

H. Vĩnh Thạnh

5.000

5.000

10

Sân bóng đá, bóng chuyền quận Cái Răng

Q. Cái Răng

5.000

5.000

11

Sân bóng đá, bóng chuyền quận Bình Thủy

Q. Bình Thủy

5.000

5.000

12

Sân bóng đá, bóng chuyền quận Ô Môn

Q. Ô Môn

5.000

5.000

13

Sân bóng đá, bóng chuyền quận Thốt Nốt

Q. Thốt Nốt

5.000

5.000

14

Sân bóng đá, bóng chuyền huyện Thới Lai

H. Thới Lai

2.000

2.000

15

Sân bóng đá, bóng chuyền huyện Phong Điền

H. Phong Điền

2.000

2.000

16

Sân bóng đá, bóng chuyền huyện Cờ Đỏ

H. Cờ Đỏ

2.000

2.000

17

Sân bóng đá, bóng chuyền huyện Vĩnh Thạnh

H. Vĩnh Thạnh

2.000

2.000

18

Sân Tennis quận Cái Răng

Q. Cái Răng

4.000

4.000

19

Sân Tennis quận Bình Thủy

Q. Bình Thủy

4.000

4.000

20

Sân Tennis quận Ô Môn

Q. Ô Môn

4.000

4.000

21

Sân Tennis quận Thốt Nốt

Q. Thốt Nốt

4.000

4.000

22

Sân Tennis huyện Thới Lai

H. Thới Lai

2.000

2.000

23

Sân Tennis huyện Phong Điền

H. Phong Điền

2.000

2.000

24

Sân Tennis huyện Cờ Đỏ

H. Cờ Đỏ

2.000

2.000

25

Sân Tennis huyện Vĩnh Thạnh

H. Vĩnh Thạnh

2.000

2.000

26

Sân Golf

Cồn Ấu, Q. Cái Răng

1.000.000

1.000.000

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố)

1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

ĐVT: Triệu đồng

STT

DANH MỤC CÔNG TRÌNH

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

NSĐP

NSTW

 

Tổng

 

2.395.000

1.895.000

500.000

1

Trung tâm giáo dục thể chất quận Ninh Kiều (sân bóng, hồ bơi, nhà thi đấu...)

Q. Ninh Kiều

300.000

300.000

 

2

Trung tâm giáo dục thể chất quận Bình Thủy (sân bóng, hồ bơi, nhà thi đấu...)

Q. Bình Thủy

300.000

300.000

 

3

Trung tâm thể thao vùng đồng bằng sông Cửu Long

Q. Bình Thủy

1.000.000

500.000

500.000

4

Trường Cao đẳng thể dục thể thao thành phố Cần Thơ

Q. Bình Thủy

300.000

300.000

 

5

Xây dựng, cải tạo Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

100.000

100.000

 

6

Khu Nhà nghỉ vận động viên - huấn luyện viên

Q. Ninh Kiều

50.000

50.000

 

7

Nhà tập luyện thi đấu nhiều môn tại khu liên hợp thể dục thể thao TP. Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

50.000

50.000

 

8

Cụm Sân thể thao ngoài trời và nhà phụ trợ tại khu liên hợp thể dục thể thao thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

30.000

30.000

 

9

Cải tạo, sửa chữa Nhà thi đấu đa năng thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

15.000

15.000

 

10

Trụ sở làm việc trung tâm TDTT thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

30.000

30.000

 

11

Sân bãi xe tại khu liên hợp thể dục thể thao thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

10.000

10.000

 

12

Hồ bơi quận Cái Răng

Q. Cái Răng

20.000

20.000

 

13

Hồ bơi quận Ô Môn

Q. Ô Môn

20.000

20.000

 

14

Hồ bơi quận Thốt Nốt

Q. Thốt Nốt

20.000

20.000

 

15

Sân bóng đá quận Cái Răng

Q. Cái Răng

20.000

20.000

 

16

Sân bóng đá quận Ô Môn

Q. Ô Môn

20.000

20.000

 

17

Sân bóng đá quận Thốt Nốt

Q. Thốt Nốt

20.000

20.000

 

18

Nhà thi đấu đa năng quận Cái Răng

Q. Cái Răng

30.000

30.000

 

19

Nhà thi đấu đa năng quận Ô Môn

Q. Ô Môn

30.000

30.000

 

20

Nhà thi đấu đa năng quận Thốt Nốt

Q. Thốt Nốt

30.000

30.000

 

2. Nguồn vốn xã hội hóa:

ĐVT: Triệu đồng

STT

DANH MỤC CÔNG TRÌNH

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Vốn XHH

 

Tổng

 

310.000

310.000

1

Cụm khách sạn Dịch vụ du lịch

Q. Ninh Kiều

150.000

150.000

2

Sân bóng đá mini và các công trình phụ trợ

Q. Ninh Kiều

50.000

50.000

3

Nhà dịch vụ phục vụ thể dục thể thao

Q. Ninh Kiều

30.000

30.000

4

Khu dịch vụ hồ bơi trung tâm và các công trình phụ trợ

Q. Ninh Kiều

50.000

50.000

5

Cải tạo, nâng cấp cụm sân quần vợt khu liên hợp thể dục thể thao thành phố Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

30.000

30.000