Nghị quyết số 16/2003/NQ-QH11 về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương
Số hiệu: | 16/2003/NQ-QH11 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Lao động, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2003/NQ-QH11 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2003 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ, DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật phòng, chống ma tuý;
Sau khi xem xét Tờ trình số 689/CP-VX ngày 23 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về việc cho phép thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác có nhu cầu và điều kiện thực hiện thí điểm chủ trương tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý; Báo cáo thẩm tra số 319 BC/UBXH ngày 03 tháng 6 năm 2003 của Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ
Điều 2: Đối tượng áp dụng biện pháp tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này gồm:
1. Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 28 của Luật phòng, chống ma tuý mà tự nguyện đề nghị áp dụng biện pháp này đối với mình;
2. Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 28 của Luật phòng, chống ma tuý tuy không tự nguyện đề nghị áp dụng biện pháp này đối với mình nhưng có khả năng tái nghiện cao nếu được đưa trở lại cộng đồng.
Điều 3: Thời gian áp dụng biện pháp tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý từ 1 năm đến 2 năm, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 3 năm.
Điều 4:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phép thực hiện thí điểm có trách nhiệm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này, kịp thời kiến nghị Quốc hội xử lý các vấn đề phát sinh tại kỳ họp gần nhất.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2003.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |