Nghị quyết 152/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 152/2015/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Trịnh Văn Chiến
Ngày ban hành: 11/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/2015/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp; giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

Sau khi xem xét Tờ trình số 129/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 551/BC-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành Tờ trình số 129/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 với các nội dung sau:

1. Hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới (lúa lai F1, lúa thuần chất lượng, ngô, mía)

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp), trang trại, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, chọn tạo thành công các loại giống cây trồng mới trên địa bàn tỉnh, gồm: lúa lai F1, lúa thuần chất lượng, ngô, mía đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức, được phép sản xuất kinh doanh trên địa bàn ít nhất thuộc khu vực Bắc Trung bộ.

- Nằm trong cơ cấu bộ giống cây trồng chủ lực của tỉnh.

- Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ giống.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

Hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới:

- Giống lúa lai F1: 700 triệu đồng/01 giống.

- Giống lúa thuần chất lượng: 500 triệu đồng/01 giống.

- Giống ngô: 500 triệu đồng/01 giống.

- Giống mía: 300 triệu đồng/01 giống.

2. Hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 và giống lúa thuần chất lượng

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hoặc liên kết sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần chất lượng trong vùng quy hoạch sản xuất của tỉnh, đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất được Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận.

- Các giống lúa lai F1, giống lúa thuần chất lượng phải thuộc cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh.

- Giống bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.

- Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ hạt giống.

- Có hợp đồng kiểm soát chất lượng với đơn vị có thẩm quyền theo quy định.

- Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 từ 15 ha/giống/vụ trở lên; sản xuất lúa thuần chất lượng từ 20 ha/giống/vụ trở lên.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ mua giống bố mẹ, hóa chất, chi phí thuê chuyên gia, chi phí bảo quản hạt giống.

- Mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/ha/vụ đối với sản xuất hạt giống lúa lai F1; 4 triệu đồng/ha/vụ đối với sản xuất giống lúa thuần chất lượng.

3. Hỗ trợ sản xuất giống mía có năng suất và chữ đường cao

a) Đi tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ các Công ty mía đường trên địa bàn tỉnh du nhập, khảo nghiệm giống mía mới và thực hiện việc sản xuất giống mía mới phục vụ sản xuất đại trà, đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Các giống mía nguyên liệu mới du nhập là giống được phép sản xuất kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; được du nhập và khảo nghiệm sinh thái trên địa bàn tỉnh ít nhất 1 vụ sản xuất, có năng suất từ 120 tấn/ha trở lên, chữ đường từ 12 CCS trở lên.

- Thực hiện việc sản xuất giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô (Invitro) với diện tích sản xuất mỗi giống ít nhất 10 ha (tương đương 350.000 cây giống).

- Có hợp đồng sử dụng giống với các chủ trang trại trồng mía.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ du thập, mua giống, khảo nghiệm sinh thái các giống mía có năng suất và chữ đường cao: 200 triệu đồng/giống.

- Hỗ trợ sản xuất giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô bắt đầu từ lấy mẫu đến khi đưa cây mía ra ruộng sản xuất giống mía thương phẩm (ký hiệu từ cây mía G0 sản xuất ra cây giống G1): 1.000 đồng/cây.

4. Hỗ trợ giống gốc vật nuôi

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản cấp ông, bà và gia cầm giống gốc (gà lông màu, vịt, ngan pháp) trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các yêu cầu của cơ sở nuôi giữ giống theo quy định, được đặt hàng sản xuất và cung ứng giống theo các quy định hiện hành của pháp luật.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Đối với đàn lợn nái ngoại hướng nạc đạt tiêu chuẩn phẩm cấp giống ông, bà theo quy định của nhà nước, có quy mô/trang trại, gia trại/cơ sở chăn nuôi từ 50 con trở lên, thì được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/nái/năm.

- Đối với đàn gia cầm giống gốc (gà, vịt, ngan) đạt tiêu chuẩn giống theo quy định của nhà nước, có quy mô/trang trại, gia trại/cơ sở chăn nuôi từ 2.000 gà mái sinh sản, 4.000 vịt mái sinh sản và 500 ngan Pháp mái sinh sản, được hỗ trợ:

+ Hỗ trợ nuôi 01 con gà mái lông màu giống gốc sinh sản 41.000 đồng/gà mái/năm.

+ Hỗ trợ nuôi 01 con vịt mái giống gốc sinh sản 49.000 đồng/vịt mái/năm.

+ Hỗ trợ nuôi 01 con ngan Pháp mái giống gốc sinh sản 124.000 đồng/ngan Pháp mái/năm.

5. Hỗ trợ du nhập, chọn lọc, nuôi dưỡng, tuyển chọn cá chép, cá rô phi bố mẹ thuần chủng để sản xuất giống có năng suất, chất lượng

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp), trang trại, hộ gia đình, cá nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt (cá chép, cá rô phi) trên bàn tỉnh, đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất được UBND huyện chấp thuận.

- Giống bố mẹ phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, có hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.

- Đáp ứng yêu cầu các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường; QCVN 01-81: 2011/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống - điều kiện vệ sinh thú y; TCVN 9586: 2014 - Cá nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật.

- Quy mô của cơ sở sản xuất giống cá chép 20 triệu cá bột/năm, tương đương với 700 kg cá bố mẹ, với diện tích tối thiểu 01 ha.

- Quy mô công suất của cơ sở sản xuất giống cá rô phi 5 triệu cá bột/năm trở lên, tương đương với 2.000 kg cá bố mẹ, với diện tích tối thiu 01 ha.

- Phải thực hiện duy trì đàn cá hậu bị để thường xuyên bổ sung đàn cá bố mẹ; sản xuất và cung cấp giống lai có chất lượng cho người nuôi.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ một lần chi phí mua cá giống bố mẹ thuần chủng, chi phí chăm sóc nuôi dưỡng (gồm: chi phí mua thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, quản lý môi trường ao nuôi, tuyn chọn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn ngành).

- Mức hỗ trợ:

+ Hỗ trợ cá chép bố mẹ: 160 triệu đồng/tấn.

+ Hỗ trợ cá rô phi bố mẹ: 200 triệu đồng/tấn.

6. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế phân bhàng năm của ngân sách tỉnh.

7. Thời gian thực hiện: 5 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành của pháp luật tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng: QH, CTN, CP;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu QH, đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- TTr HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

- Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 191/2019/NQ-HĐND

Điều 1. Bãi bỏ một số nội dung quy định tại ... Điều 1, Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
...
2. Bãi bỏ Khoản 2 (hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 và giống lúa thuần chất lượng) ... Điều 1, Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020.

Xem nội dung VB
- Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 191/2019/NQ-HĐND

Điều 1. Bãi bỏ một số nội dung quy định tại ... Điều 1, Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
...
2. Bãi bỏ ... Khoản 5 (hỗ trợ du nhập, chọn lọc, nuôi dưỡng, tuyển chọn cá chép bố mẹ, cá rô phi bố mẹ thuần chủng để sản xuất giống có năng suất, chất lượng), Điều 1, Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020.

Xem nội dung VB