Nghị quyết 125/2001/NQ-HĐND về Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu tỉnh Khánh Hoà giai đoạn từ 2001-2005 và đến năm 2010
Số hiệu: 125/2001/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Văn Tự
Ngày ban hành: 12/07/2001 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HOÀ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/2001/NQ-HĐND

Nha trang, ngày 12 tháng 07 năm 2001

 

NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KHOÁ III KỲ HỌP THỨ 4

( Từ ngày 09-07 đến ngày 12-07-2001 )

VỀ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG VÀ HÀNG XUẤT KHẨU TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ ĐẾN NĂM 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994;

Sau khi xem xét tờ trình số 1478/UB ngày 04-07-2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnhvề Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách về Chương trình trên và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

QUYẾT NGHỊ

Thông qua: Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu tỉnh Khánh Hoà giai đoạn từ 2001-2005 và đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I- Đánh giá về tình hình sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu trong thời gian vừa qua:

Sau hơn 10 năm đổi mới công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu ở tỉnh đã đạt một số thành tựu đáng kể. Nhiều mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có uy tín trên thị trường, do luôn được thay đổi mẫu mã, chủng loại, chất lượng ngày càng được nâng cao, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Tuy nhiên, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh. Việc tổ chức sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu chưa có một định huớng thống nhất, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; do thiết bị, công nghệ lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng còn thấp.

Để phát huy thành quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đòi hỏi tỉnh phải cụ thể nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện sự nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo bước thay đổi căn bản về cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010 sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.

II - Nội dung chủ yếu của chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu giai đoạn năm 2001-2005:

1. Mục tiêu của chương trình:

Phấn đấu đến năm 2005 phải đạt được các mục tiêu sau đây:

a) Mục tiêu về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5 - 14,5%/năm.

- Giá trị sản lưọng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đạt từ 4.200 - 4.400 tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1994 ).

- Tốc độ kim ngạch sản xuất hàng xuất khẩu bình quân tăng từ 18%-20%/năm, đến năm 2005 kim ngạch xuât khẩu đạt được từ 330 triệu USD đến 360 triệu USD.

b) Mục tiêu và xã hội:

- Phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh có định hướng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nông thôn, giải quyết cơ bản nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng; tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản; khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống ở nông thôn, vùng ven biển; từng bước tăng tỷ lệ sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và bảo vệ môi trường bền vững.

- Thu hút lao động giải quyết việc làm mới từ 8.000 đến 10.000 lao động công nhiệp/năm, góp phần giải quyết nông nhàn, tăng giá trị lao động ở nông thôn.

2. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình:

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất các giải pháp do Uỷ ban nhân dân tỉnh trình bày và nhấn mạnh thêm:

a) Các giải pháp về chính sách:

- Về khoa học - công nghệ:

+ Đầu tư kinh phí, có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu các đề tài khoa học đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm sản xuất mặt hàng mới có sức cạnh tranh cao, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

+ Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu phải có thiết bị hiện ddại, công nghệ tiên tiến.

- Việc khuyến khích đầu tư cần thực hiện nghiêm túc những chính sách đã có và từng bước nghiên cưú để bổ sung các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn để đầu tư.

- Bổ sung chính sách khuýen khích các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

b) Giải pháp về vốn:

- Tổng vốn đầu tư cho chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu giai đoạn năm 2001-2005 là 4.400 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Vốn đăng ký theo dự án đầu tư: 1.900 tỷ đồng.

( Có 80%-90% vốnvay ưu đãi ).

+ Vốn huy động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư: 500 tỷ đồng.

+ Vốn kêu gọi đầu tư nước ngoài: 2.000 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và đề tài nghiên cứu ứng dụng để sản xuất mặt hàng mới: 50 tỷ đồng/năm.

- Huy động mọi nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển ngành nghề phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

c) Về thực hiện các dự án của chương trình:

- Hàng tiêu dùng và hàng xuât khẩu là lĩnh vục rộng lớn, trong các năm đầu cần chỉ đạo chọn đầu tư đột phá sản xuất một số mặt hàng chủ lực mà tỉnh thực sự có tiềm năng.

III - Về chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu giai đoạn năm 2006-2010:

Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với định hướng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu giai đoạn năm 2006 - 2010 như trong chương trình.

Việc phân chia giai đoạn trong chương trình này chủ yếu là định hướng cho phân kỳ đầu tư, trong quá trình thực hiện, nhất là thực hiện các dự án của chương trình cần có các bước sơ kết, tổng kết để định ra chương trình cụ thể cho giai đoạn đến năm 2010.

IV - Tổ chức thực hiện:

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.Trong qúa trình thực hiện nếu có những thay đổi lớn trong chương trình, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải báo cáo để Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này. Các Ban Hội đồng nhân dân, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá III, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 12 tháng 07 năm 2001.

 

 

CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ




Nguyễn Văn Tự

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.