Nghị quyết 120/2008/NQ-HĐND về Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, chất thải rắn do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 12 ban hành
Số hiệu: 120/2008/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Giàng Páo Mỷ
Ngày ban hành: 04/08/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Môi trường, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/2008/NQ-HĐND

Lai Châu, ngày 04 tháng 8 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh phí, lệ phí ban hành năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, Lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 625/TTr-UBND ngày 16/7/ 2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và không thu phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở giáo dục bậc Trung học phổ thông, Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (Có nội dung quy định chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao cho UBND tỉnh ban hành Quyết định và tổ chức thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

Điều 3. Giao cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát UBND tỉnh, các cấp, các ngành thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Khoá XII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 30 tháng 7 năm 2008.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH, VP Chính phủ;
- Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND, UBND tỉnh;
- Các ĐBQH, ĐB HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh uỷ, HĐND và ĐĐBQH tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT HĐND - UBND các huyện, thị xã;
- Báo Lai Châu, Đài PT-TH tỉnh, Công báo tỉnh. Phân xã TTxã VN tại Lai Châu
- Lưu VT-CVHĐND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Giàng Páo Mỷ

 

QUY ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN.
(Kèm theo Nghị quyết số120 /2008/NQ-HĐND ngày 04// 8/2008 của HĐND tỉnh)

A. Phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

I. Quy định chung:

1. Phạm vi áp dụng:

Quy định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng chịu phí là Đá, Fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan, các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít.

3. Đối tượng nộp phí đối với khai thác khoáng sản tại quy định này là các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác các loại khoáng sản quy định tại điểm 2 mục I phần A quy định này.

II. Mức thu, Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

Được xác định trên cơ sở sản lượng khoáng sản khai thác cụ thể như sau:

STT

Danh mục

Mức thu

1.1

Đá:

 

-

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa...)

25.000đ/ m3

-

Quặng đá quý (kim cương, ru bi, saphia, emôrôt, alexandrit, opan quý màu đen, a dit, rôđôlit, pyrốp, berin, spinen, tôpaz, thạch anh tinh thể, crizôlit, pan quý, birusa, nờftit...)

25.000đ/ m3

-

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

500đ/ m3

-

Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp...)

750đ/ m3

1.2

Fenspat:

10.000đ/ m3

1.3

Sỏi, cuội, sạn:

1.500đ/ m3

1.4

Cát:

 

-

Cát vàng (cát xây tô):

1.500đ/ m3

-

Cát thuỷ tinh:

2.500đ/ m3

-

Các loại cát khác:

1.000đ/ m3

1.5

Đất:

 

-

Đất sét, làm gạch, ngói:

750đ/ m3

-

Các loại đất khác:

500đ/ m3

1.6

Than:

 

-

Than đá:

3.000đ/ tấn

-

Than bùn:

1.000đ/ tấn

-

Các loại than khác:

2.000đ/ tấn

1.7

Nước khoáng thiên nhiên:

1.000đ/ m3

1.8

Sa khoáng titan (ilmenit):

25.000đ/ tấn

1.9

Quặng apatít:

1.500đ/ tấn

1.10

Quặng khoáng sản kim loại:

 

-

Quặng mangan:

12.500đ/ tấn

-

Quặng sắt:

15.000đ/Tấn

-

Quặng chì:

75.000đ/ tấn

-

Quặng kẽm:

75.000đ/ tấn

-

Quặng đồng:

15.000đ/ tấn

-

Quặng bô xít:

10.000đ/ tấn

-

Quặng thiếc:

75.000đ/ tấn

-

Quặng cromit:

15.000đ/ tấn

-

Quặng khoáng sản kim loại khác:

5.000đ/ tấn

2. Chế độ thu, nộp phí:

a) Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định trong thời gian chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép khai thác khoáng sản; đồng thời, phải chấp hành các quy định sau:

- Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán theo quy định của nhà nước áp dụng đối với từng loại đối tượng.

- Kê khai số tiền phí phải nộp hàng tháng với cơ quan thuế theo quy định và tự nộp tiền phí vào NSNN tại KBNN nơi khai thác khoáng sản theo đúng số liệu đã kê khai chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo, Trường hợp trong tháng không phát sinh phí thì tổ chức cá nhân vẫn phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.

- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc có sự thay đổi trong hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kê khai số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp với cơ quan thuế và tự nộp tiền phí vào NSNN tại Kho bạc nơi khai thác khoáng sản chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc thay đổi hoạt động khai thác.

- Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và hồ sơ tài liệu khác liên quan đến việc tính và nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoặc khi phát hiện đối tượng nộp phí vi phạm quy định này.

- Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, đối tượng nộp phí phải quyết toán việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với cơ quan thuế.

b) Phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác các loại khoáng sản được quy định tại điểm 2 mục I phần A của quy định này là khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%

3. Quản lý và sử dụng:

Toàn bộ số thu phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được sử dụng như sau:

- Chi phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

- Chi khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

- Chi cho công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

B. Phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:

I. Quy định chung:

1. Phạm vi áp dụng:

Quy định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

2. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn quy định tại Quy định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác.

3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định tại điểm 2 mục I phần B quy định này.

4. Đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là:

- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt hàng ngày và chất thải rắn thông thường phát sinh trong việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa đã thực hiện nộp phí vệ sinh môi trường theo Quyết định số 55/2006/QĐ-UBND ngày 18/8/2006 của UBND tỉnh.

- Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí quy định tại điểm 2 mục I phần B nêu trên nhưng tự xử lý chất thải rắn hoặc hợp đồng xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.

II. Mức thu, Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:

1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được phân loại theo địa bàn và nhóm loại chất thải rắn quy định như sau:

STT

Danh mục

Mức thu

Ghi chú

Trên địa bàn đô thị

Trên địa bàn nông thôn

A

PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG:

 

 

 

 

Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế:

 

 

 

1

Phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất

14.000đ/ tấn

12.000đ/ tấn

 

2

Các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp.

14.000đ/ tấn

12.000/ tấn

 

3

Các phương tiện giao thông.

16.000đ/ tấn

14.000đ/ tấn

 

4

Các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đó hết hạn sử dụng.

16.000đ/ tấn

14.000đ/ tấn

 

5

Bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh hoặc chất dẻo khác...

14.000đ/ tấn

12.000đ/ tấn

 

B

PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

 

 

 

I

Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản:

 

 

 

1

Chất thải từ quá trình chế biến quặng sắt bằng phương pháp hóa lý:

 

 

 

a

Cặn thải có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến quặng sunfua.

2.400.000đ/ m3

2.100.000đ/ m3

 

b

Các loại cặn thải khác có chứa các thành phần nguy hại.

2.100.000đ/ m3

1.800.000đ/ m3

 

c

Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ qỳa trình chế biến quặng sắt.

2.100.000đ/ m3

1.800.000đ/ m3

 

2

Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý:

 

 

 

 

Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ qỳa trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý.

2.100.000đ/ m3

1.800.000đ/ m3

 

II

Chất thải từ ngành luyện kim:

 

 

 

1

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện chì:

 

 

 

a

Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp.

2.700.000đ/ tấn

2.400.000đ/ tấn

 

b

Xỉ (cứt sắt) và váng bọt từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp.

2.700.000đ/ tấn

2.400.000đ/ tấn

 

c

Bụi khí thải.

2.700.000đ/ tấn

2.400.000đ/ tấn

 

d

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải .

2.550.000đ/ tấn

2.250.000đ/ tấn

 

e

Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải.

2.550.000đ/ m3

2.250.000đ/ m3

 

2

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện kẽm, đồng

 

 

 

a

Bụi khí thải.

2.700.000đ/ tấn

2.400.000đ/ tấn

 

 

b

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải .

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

c

Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải.

2.400.000đ/ m3

2.100.000đ/ m3

 

d

Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước.

2.100.000đ/ tấn

1.800.000đ/ tấn

 

III

Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng:

 

 

 

 

Chất thải từ quá trình sản xuất xi măng, vôi, thạch cao và các sản phẩm của chúng:

 

 

 

a

Chất thải có chứa amiăng từ quá trình sản xuất ximăng, amiăng.

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

b

Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

IV

Chất thải từ ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy:

 

 

 

 

Chất thải từ quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, giấy:

 

 

 

 

Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn có chứa các thành phần nguy hại.

2.100.000đ/ tấn

1.800.000đ/ tấn

 

V

Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm):

 

 

 

1

Bê tụng, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải (hỗn hợp hay phân lập) có chứa các thành phần nguy hại.

2.100.000đ/ m3

2.100.000đ/ m3

 

2

Hỗn hợp bitum, nhựa than đá và sản phẩm có hắc ín thải:

 

 

 

a

Hỗn hợp bitum có chứa nhựa than đá thải.

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

b

Nhựa than đá và các sản phẩm có hắc ín thải.

2.550.000đ/ tấn

2.250.000đ/ tấn

 

VI

Chất thải từ ngành y tế (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này):

 

 

 

 

Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và phũng ngừa bệnh ở người:

 

 

 

a

Chất thải có chứa các tác nhân gây lây nhiễm.

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

b

Hóa chất thải có chứa các thành phần nguy hại.

2.100.000đ/ tấn

1.800.000đ/ tấn

 

c

Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic thải).

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

d

Các loại dược phẩm thải khác có chứa các thành phần nguy hại.

2.100.000đ/ tấn

1.800.000đ/ tấn

 

VII

Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

 

 

 

 

Chất thải từ việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật:

 

 

 

a

Hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng.

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

b

Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật thải.

2.100.000đ/ tấn

1.800.000đ/ tấn

 

c

Các loại chất thải khác có chứa các thành phần nguy hại.

2.400.000đ/ tấn

2.100.000đ/ tấn

 

2. Chế độ thu, nộp, Quản lý và sử dụng:

Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu NSNN, số tiền phí thu được phải nộp kịp thời và đầy đủ vào NSNN và được quản lý và sử dụng như sau:

- Tỷ lệ trích, nộp: + 10% để lại cho cơ quan đơn vị trực tiếp thu phí

+ 90% nộp NSNN (ngân sách tỉnh hưởng 100%)

* Quản lý sử dụng:

- Phần để lại 10% cho cơ quan đơn vị trực tiếp thu để trang trải chi phí cho việc thực hiện nhiệm vụ thu phí trên địa bàn.

- Phần nộp ngân sách: (90%) đây là khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100% để chi dùng cho các nội dung sau:

+ Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: Đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn, lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải;

+ Chi hỗ trợ cho việc xử lý chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn;

+ Chi hỗ trợ, đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.