Nghị quyết 111/NQ-CP năm 2017 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án 896 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số hiệu: 111/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 23/10/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/11/2017 Số công báo: Từ số 807 đến số 808
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/NQ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ THEO ĐỀ ÁN 896 THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nội dung Phương án đơn giản hóa được Chính phủ thông qua tại Điều 1 Nghị quyết này, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Điều 3. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp vướng mắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng;
- Ban Chỉ đạo Đề án 896;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2).PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ)

A. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA

I. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, khảo nghiệm, thử nghiệm, kinh doanh sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

Bãi bỏ thủ tục hành chính này quy định tại Điều 23, 24, 25 Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

2. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, khảo nghiệm, thử nghiệm, kinh doanh sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

Bãi bỏ thủ tục hành chính này quy định tại Điều 23, 24, 25 Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

3. Thủ tục cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng máy trưởng tàu cá

a) Bãi bỏ thành phần hồ sơ là sơ yếu lý lịch trong thủ tục hành chính này quy định tại khoản 3 Điều 9 Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng về ban hành Quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá.

b) Sửa một số trường thông tin liên quan đến cá nhân xin đi học đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng về ban hành Quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá.

4. Thủ tục đăng ký thuyền viên

Bỏ nội dung về số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú thay bằng số định danh cá nhân tại Phụ lục 9 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí tàu cá đóng mới

Bỏ nội dung về số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú và thay bằng số định danh cá nhân tại Phụ lục 4 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

6. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu

Bỏ nội dung về số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú và thay bằng số định danh cá nhân tại Phụ lục 4 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

7. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

Bỏ nội dung về số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú và thay bằng số định danh cá nhân tại Phụ lục 7 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

8. Cấp giấy chứng nhận đăng ký an toàn tàu cá

Bỏ nội dung về số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú và thay bằng số định danh cá nhân tại Phụ lục 10 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

II. LĨNH VỰC THÚ Y

1. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập, xuất kho ngoại quan

Bỏ thông tin số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp... thay bằng số định đanh cá nhân tại Phụ lục 18 Mẫu số 2 tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

2. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

Bỏ thông tin số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp... thay bằng số định danh cá nhân tại Phụ lục 18 Mẫu đơn số 03 TS tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

III. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Thủ tục đăng kí kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Bỏ thông tin về chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và thay bằng số định danh cá nhân trong mẫu đơn đề nghị đăng kí kiểm dịch tại Phụ lục 1 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

2. Thủ tục đăng kí kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Bỏ thông tin về chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và thay bằng số định danh cá nhân trong mẫu đơn đề nghị đăng kí kiểm dịch tại Phụ lục 4 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

3. Thủ tục đăng kí kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Bỏ thông tin về chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và thay bằng số định danh cá nhân trong mẫu đơn đề nghị đăng kí kiểm dịch tại Phụ lục 4 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

4. Thủ tục đăng kí kiểm dịch thực vật quá cảnh

Bỏ thông tin về chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và thay bằng số định danh cá nhân trong mẫu đơn đề nghị đăng kí kiểm dịch tại Phụ lục 4 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

5. Thủ tục cấp phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

Bỏ nội dung về chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú và thay bằng số định danh cá nhân trong mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

B. TRÁCH NHIỆM THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA

1. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản sau:

- Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng về ban hành Quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá,

- Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

- Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

- Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

2. Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại khoản 1 nêu trên được thực hiện theo quy trình thủ tục rút gọn./.

Điều 23. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề

Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, cụ thể như sau:

1. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi.

a) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y, dược sỹ; có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.

b) Chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng trung cấp chăn nuôi thú y, thú y. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp;

c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

d) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y.

2. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

a) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tối thiểu phải có bằng cử nhân hóa học hoặc sinh học hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

b) Chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tối thiểu phải có bằng trung cấp sinh học hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp;

c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm tối thiểu phải có bằng cử nhân sinh học hoặc hóa sinh hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã có chứng chỉ lớp đào tạo về chuyên ngành lĩnh vực đăng ký hành nghề và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

d) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu phải có bằng cử nhân sinh học hoặc hoá sinh hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã được cấp chứng chỉ lớp đào tạo về chuyên ngành lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp.

3. Điều kiện về sức khỏe

Điều kiện về sức khỏe đối với người hành nghề thú y được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

Điều 24. Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề

1. Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực sau: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cục Chăn nuôi cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi. Chứng chỉ hành nghề cấp theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo Mẫu CCHN-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

4. Cơ quan quản lý chăn nuôi cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi theo Mẫu CCHN-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Trình tự và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề

1. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;

b) Bản sao chứng thực bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

c) Sơ yếu lý lịch;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường về thời gian đã thực hành tại cơ sở áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1, 2 Điều 23 Thông tư này;

e) Văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác áp dụng đối với trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức.

2. Hồ sơ gia hạn chứng chỉ hành nghề:

a) Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-2 Phụ lục I Thông tư này) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;

b) Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

3. Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề

a) Người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề nêu tại Điều 24 Thông tư này.

b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;

c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiểm tra hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề cho người đăng ký nếu hồ sơ đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp chứng chỉ hành nghề cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề sẽ thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp và nêu rõ lý do.

d) Thời hạn của chứng chỉ hành nghề là 05 năm. Trước khi chứng chỉ hành nghề hết hạn một tháng, người được cấp chứng chỉ hành nghề muốn tiếp tục hành nghề phải gửi 01 hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Trình tự gia hạn chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b và c Khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 23. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề

Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, cụ thể như sau:

1. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi.

a) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y, dược sỹ; có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.

b) Chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng trung cấp chăn nuôi thú y, thú y. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp;

c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

d) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y.

2. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

a) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tối thiểu phải có bằng cử nhân hóa học hoặc sinh học hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

b) Chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tối thiểu phải có bằng trung cấp sinh học hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp;

c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm tối thiểu phải có bằng cử nhân sinh học hoặc hóa sinh hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã có chứng chỉ lớp đào tạo về chuyên ngành lĩnh vực đăng ký hành nghề và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

d) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu phải có bằng cử nhân sinh học hoặc hoá sinh hoặc kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã được cấp chứng chỉ lớp đào tạo về chuyên ngành lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp.

3. Điều kiện về sức khỏe

Điều kiện về sức khỏe đối với người hành nghề thú y được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.

Điều 24. Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề

1. Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực sau: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cục Chăn nuôi cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi. Chứng chỉ hành nghề cấp theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo Mẫu CCHN-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

4. Cơ quan quản lý chăn nuôi cấp tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi theo Mẫu CCHN-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Trình tự và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề

1. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;

b) Bản sao chứng thực bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

c) Sơ yếu lý lịch;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường về thời gian đã thực hành tại cơ sở áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1, 2 Điều 23 Thông tư này;

e) Văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác áp dụng đối với trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức.

2. Hồ sơ gia hạn chứng chỉ hành nghề:

a) Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-2 Phụ lục I Thông tư này) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;

b) Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

3. Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề

a) Người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề nêu tại Điều 24 Thông tư này.

b) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ;

c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiểm tra hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề cho người đăng ký nếu hồ sơ đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp chứng chỉ hành nghề cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề sẽ thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp và nêu rõ lý do.

d) Thời hạn của chứng chỉ hành nghề là 05 năm. Trước khi chứng chỉ hành nghề hết hạn một tháng, người được cấp chứng chỉ hành nghề muốn tiếp tục hành nghề phải gửi 01 hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Trình tự gia hạn chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b và c Khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 9. Hồ sơ nhập học
...
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền.

Xem nội dung VB