Nghị quyết 11/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020
Số hiệu: 11/2007/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Nguyễn Viết Nên
Ngày ban hành: 10/08/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2007/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 10 tháng 08 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2010, CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2001-2010”;

Xét Tờ trình số 1918/TTr-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2007 kèm theo Đề án Quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. HĐND tỉnh nhất trí thông qua Đề án Quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Từ nay đến 2010, tập trung mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo các ngành học, cấp học; phát triển mạng lưới trường lớp trên cơ sở cơ cấu các ngành học, cấp học mang tính đồng bộ, phân bố theo hướng hợp lý theo vùng miền; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất và chính sách đối với giáo viên miền núi và vùng khó; duy trì vững chắc thành quả phổ cập THCS, phát triển phổ cập THPT ở những nơi có điều kiện; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; hoàn thành chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo; phát triển mạnh nguồn nhân lực qua đào tạo và qua đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Giai đoạn sau 2010- 2020, tiếp tục hoàn thiện mạng lưới và quy mô giáo dục- đào tạo; hoàn thành phố cập THPT vào năm 2015, nâng cao chất lượng toàn diện các ngành học, cấp học; tạo chuyển biến mạnh mẽ về xã hội hóa và đa dạng hóa hoạt động sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

2. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010

2.1. Hệ Giáo dục mầm non và phổ thông

- Củng cố vững chắc thành quả phổ cập THCS;

- Phổ cập giáo dục bậc THPT đạt 65- 70%;

- Hoàn thành việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;

- 30% trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia;

- 80% trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia;

- 30% trường THCS đạt chuẩn quốc gia;

- 35% trường THPT đạt chuẩn quốc gia;

- Huy động 85% trẻ từ 3- 5 tuổi đến trường, lớp mầm non; 99,5% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo;

- Tỷ lệ huy động học sinh vào Tiểu học 99,9%; trong đó: Vùng miền núi đạt trên 99%;

- Tỷ lệ huy động học sinh vào THCS 97,2%; trong đó: Vùng miền núi đạt trên 91%;

- Tỷ lệ huy động học sinh vào THPT trên 80%; trong đó: Vùng miền núi đạt trên 70%;

- Quy hoạch bố trí đủ diện tích mặt bằng để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

2.2. Hệ Giáo dục chuyên nghiệp

- Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị: Cơ bản hoàn thành cơ sở vật chất về phòng học, trang thiết bị chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của trường và đảm nhận phục vụ tốt cho việc đào tạo một số ngành của Phân hiệu Đại học Huế đặt tại Quảng Trị;

- Trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị: Phấn đấu nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật;

- Trường Trung học Y tế nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế;

- Tạo điều kiện thuận lợi để Đại học Huế đầu tư phát triển quy mô của Phân viện Đại học Huế.

2.3. Các chỉ tiêu định hướng đến năm 2015 và 2020

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THPT vào năm 2015;

- 60% trường Mầm non công lập, trường THCS, trường THPT đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015 và 90% vào năm 2020;

- 100% trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015;

- Tạo điều kiện để Đại học Huế nâng cấp Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị thành trường Đại học Kỹ thuật vào năm 2015;

- Hoàn thiện cơ sở vật chất và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.4. Chỉ tiêu đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục- đào tạo đến năm 2010

- Chuyển 100% trường Mầm non bán công vùng không thuộc xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (135) sang loại hình dân lập hoặc tư thục;

- Chuyển các trường THPT bán công sang dân lập hoặc tư thục, chuyển một số trường THPT công lập ở những nơi có điều kiện sang dân lập.

- Phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhằm đạt tỷ lệ huy động: Số cháu đi nhà trẻ ngoài công lập khu vực đồng bằng chiếm 80%; mẫu giáo 65- 70%; trung học phổ thông từ 25- 30%. Huy động người học trong tỉnh tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị thông qua xã hội hóa từ 30- 35%. Xây dựng thí điểm một số mô hình trường tiểu học và trung học cơ sở ngoài công lập;

- Đến năm 2010, tỷ lệ lao động của tỉnh qua đào tạo đạt 30- 35%, trong đó đào tạo nghề đạt 23- 25%. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40- 42%, trong đó đào tạo nghề đạt 32- 35%.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch hệ thống giáo dục và quy mô đào tạo theo cấp học, ngành học

1.1. Quy hoạch theo cấp học

a) Hệ Giáo dục mầm non

- Quy mô đào tạo: Có chính sách phát triển mạnh hệ thống mầm non ngoài công lập, để tăng quy mô giáo dục mầm non. Phấn đấu quy mô đào tạo học sinh mầm non đến năm 2010 đạt 32.098 cháu, tăng bình quân hàng năm 5,02%/năm, trong đó:

+ Nhà trẻ: 5.421 cháu, tăng bình quân hàng năm 6,44%/năm;

+ Mẫu giáo: 26.677 cháu, tăng bình quân hàng năm 3,84%/năm;

- Hình thức đào tạo:

Công lập:

+ Năm 2006: Nhà trẻ: 827 em, mẫu giáo: 6.284 em;

+ Năm 2010: Nhà trẻ: 805 em, mẫu giáo: 5.145 em;

Ngoài công lập:

+ Năm 2006: Nhà trẻ: 3.499 em, mẫu giáo: 18.120 em;

+ Năm 2010: Nhà trẻ: 4.616 em, mẫu giáo: 21.532 em;

b) Hệ Giáo dục phổ thông

- Quy mô đào tạo: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để mở rộng quy mô đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; tăng nhanh các hình thức đào tạo ngoài công lập. Quy mô học sinh phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT) đến năm 2010 là 176.887 học sinh. Tăng bình quân hàng năm 2,03%/năm;

Trong đó:

+ Tiểu học: 75.011 học sinh, tăng 0,6%/năm;

+ Trung học cơ sở: 63.661 học sinh, tăng 0,55%/năm;

+ Trung học phổ thông : 38.215 học sinh, tăng 9,94%/năm;

+ Mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện, thị xã; các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp;

- Hình thức đào tạo:

Công lập:

+ Năm 2006: Tiểu học: 61.385 học sinh; THCS: 61.655 học sinh; THPT: 21.446 học sinh;

+ Năm 2010: Tiểu học: 73.476 học sinh; THCS: 60.998 học sinh; THPT: 20.919 học sinh;

Ngoài công lập:

+ Năm 2006: Tiểu học: 420 học sinh; THCS: 0 học sinh; THPT: 8.149 học sinh;

+ Năm 2010: Tiểu học: 1.535 học sinh; THCS: 2.663 học sinh; THPT: 17.296 học sinh;

c) Hệ Giáo dục chuyên nghiệp

- Hệ Trung học chuyên nghiệp: Trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Quy mô đào tạo 400 học sinh; trong đó: Hệ chính quy 200 sinh viên, hệ không chính quy 200 sinh viên; Trường Trung học Y tế: Quy mô đào tạo 500 sinh viên; trong đó: Hệ chính quy 200 sinh viên, hệ không chính quy 300 sinh viên; Trường Trung học tư thục Công- Kỹ nghệ Mai Lĩnh: Quy mô đào tạo bình quân hàng năm là 500 học sinh;

- Hệ Cao đẳng: Bình quân hàng năm quy mô đào tạo 800- 1000 sinh viên có trình độ cao đẳng; trong đó: Hệ chính quy 400 sinh viên; hệ không chính quy 600 sinh viên;

- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị: Phấn đấu hàng năm tuyển sinh đào tạo đại học 150-200 học sinh.

1.2. Quy hoạch theo ngành học

a) Hệ thống các trường chuyên nghiệp

- Trường Cao đẳng sư phạm:

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Mầm non; Tiểu học; Văn; Sử; Địa; Giáo dục công dân; Toán; Lý; Hóa; Sinh; Tin học; Kỹ thuật nông nghiệp; Kỹ thuật công nghiệp; Nhạc; Họa; Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục;

+ Các ngành đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác như: Thông tin- thư viện; Hành chính- Văn thư; Quản lý nghiệp vụ văn hóa; Văn hóa quần chúng; Âm nhạc; Mỹ thuật; Công nghệ- Thông tin;

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Sư phạm tiếng Anh; Sư phạm Thể dục; Kế toán- Tin học; Du lịch...mở rộng hợp tác liên kết đào tạo trong và ngoài nước;

- Các trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Chăn nuôi- Thú y; Trồng trọt- Bảo vệ thực vật; Lâm nghiệp; Kế toán tổng hợp và một số nghề về nông nghiệp và lâm sinh;

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Thủy sản; Cơ khí nông thôn;

- Trường Trung học Y tế:

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Điều dưỡng đa khoa; Hộ sinh trung học; Điều dưỡng cộng đồng; Y tế thôn bản;

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Y sĩ đa khoa; Dược sĩ trung học;

- Trường Trung học tư thục Công- Kỹ nghệ Mai Lĩnh:

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Kế toán; Tin học; Điện công nghiệp và dân dụng;

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Du lịch; Quản trị doanh nghiệp; Điện nước; Xây dựng dân dụng...;

b) Hệ thống Trung tâm Giáo dục thường xuyên

- Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh:

+ Các ngành khoa học xã hội nhân văn gồm: Luật; Luật Kinh tế; Lịch sử văn hóa- Du lịch; tiếng Anh;

+ Các ngành khoa kinh tế gồm: Quản trị Kinh doanh; Kế toán; Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kinh tế phát triển;

+ Các ngành kỹ thuật gồm: Kỹ sư Nông học; Kỹ sư Địa chính; Kỹ sư Điện; Kỹ sư Xây dựng dân dụng và Công nghiệp; Kỹ sư Cầu đường;

+ Các ngành đào tạo khác: Cao đẳng Hải quan; Bồi dưỡng Kế toán trưởng; Văn thư- Lưu trữ...;

- Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã:

Thực tế hiện nay, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã chủ yếu dạy bổ túc văn hóa cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và thực hiện các hoạt động phổ cập trung học trên địa bàn. Ngoài ra, một số trung tâm có điều kiện cơ sở vật chất đang phối hợp với chính quyền địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ, các dự án đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chuyển giao công nghệ cho cộng đồng dân cư địa phương với quy mô nhỏ.

2. Quy hoạch bố trí mạng lưới trường, lớp và cấp quản lý

2.1. Quy hoạch bố trí theo mạng lưới trường, lớp

- Hệ Giáo dục mầm non:

Việc quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường Mầm non thực hiện theo Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Quảng Trị đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 3.5/2004/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2004;

Đến năm 2010 có 28 trường mầm non được thành lập mới (Trong đó: Có 6 đơn vị mẫu giáo độc lập ở huyện Đakrông). Phát triển trường mầm non ở các xã miền núi, vùng ven biển và vùng biển thuộc diện xã khó khăn, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các cháu thụ hưởng một nền giáo dục tiến bộ;

- Hệ Giáo dục phổ thông;

a) Trung học phổ thông: Những nơi có mật độ dân cư cao phải thành lập mới thêm trường trung học phổ thông để huy động học sinh trong độ tuổi đi học và thực hiện giảm lớp ở những trường có số lượng trên 33 lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở vùng kinh tế mới đang phát triển hoặc nơi có số lượng học sinh mà mỗi khối có từ 2 lớp trở lên nhưng do phương tiện giao thông khó khăn hoặc học sinh ở xa trường không có điều kiện trọ học ở khu vực khác thì phải thành lập mới trường trung học phổ thông hoặc trường trung học cấp 2 + 3 (Có nhà nội trú).

Giai đoạn 2007- 2010, có 8 trường THPT được thành lập mới là: THPT cấp 2 + 3 tư thục Bùi Dục Tài Đông Hà (2007), THPT Hướng Phùng (2007), THPT Lìa (2008), THPT cấp 2 + 3 La Lay (2007), THPT Chế Lan Viên (2008), THPT Triệu Đại (2009), THPT Lâm Sơn Thủy (2009), THPT Cửa Việt (2010);

Sau năm 2010 có kế hoạch thành lập thêm 4 trường THPT mới theo thứ tự ưu tiên như sau: THPT Năng khiếu Thể dục- Thể thao (2011), THPT Năng khiếu Nghệ thuật (2012), THPT Nam Sông Bến Hải (2015), THPT đa cấp Cồn Cỏ (2019). Tăng cường xây dựng bổ sung phòng học mới cho các trường THPT hiện có trên địa bàn để mở rộng quy mô đào tạo.

b) Trung học cơ sở: Trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có tối thiểu một trường trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2010 có kế hoạch mở thêm 17 trường trung học cơ sở ở các địa bàn (Trong đó có một số trường do việc tách từ trường PTCS );

Sau năm 2010 thành lập thêm 14 trường để đảm bảo tách 100% trường phổ thông cơ sở ở miền núi thành hai loại hình trường là tiểu học và trung học cơ sở và phấn đấu không còn loại hình trường phổ thông cơ sở (Trường cấp 1+2);

c) Tiểu học: Bậc Giáo dục tiểu học đã có nề nếp khá ổn định và đang phát triển vững chắc, trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 1- 2 trường tiểu học. Tính đến năm 2010 toàn tỉnh cần có 179 trường tiểu học. Có kế hoạch thành lập mới 15 trường tiểu học, trong đó: Đầu tư xây dựng mới 6 trường, 9 trường khác do tách ra từ các trường phổ thông cơ sở;

Sau năm 2010 thực hiện chia tách các trường phổ thông cơ sở còn lại;

d) Các trường Phổ thông Dân tộc nội trú: Các trường phổ thông dân tộc nội trú là nơi đào tạo cán bộ nguồn cho thôn bản và con em người dân tộc thiểu số thuộc các gia đình chính sách. Số lượng trường vẫn giữ nguyên 5 trường như hiện nay. Chỉ đầu tư sửa chữa và xây dựng thêm một số phòng học mới theo nhu cầu đào tạo thực tế;

e) Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp:

- Duy trì và tổ chức tốt các Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh, huyện, thị xã hiện có. Phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã;

- Thành lập mới thêm 2 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp (Huyện Vĩnh Linh và Hướng Hóa) để đến năm 2010 toàn tỉnh có 10 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp;

Sau năm 2010 có phương án thành lập thêm Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp Đakrông và một số trung tâm, đơn vị giáo dục khác theo định hướng phát triển giáo dục của Quốc gia;

- Hệ Giáo dục chuyên nghiệp;

- Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị: Cơ bản hoàn thiện cơ sở vật chất về phòng học, nhà nội trú và từng bước trang cấp thiết bị theo yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo. Trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật vào năm 2010. Trường Trung học Y tế nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế vào năm 2008. Trường Công nhân kỹ thuật và Nghiệp vụ giao thông vận tải nâng cấp thành trường Trung học Nghiệp vụ Giao thông- Vận tải vào năm 2008 và trường Trung cấp Nghề nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề vào 2010. Thành lập mới và đưa 4 Trung tâm dạy nghề của các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa vào Trung tâm dạy nghề trọng điểm của tỉnh;

Tạo điều kiện để Đại học Huế xây dựng cơ sở vật chất, phát triển Phân viện Đại học Huế thành trường Đại học kỹ thuật vào năm 2015.

Có kế hoạch hỗ trợ các trường chuyên nghiệp ngoài công lập phát triển ổn định và mở rộng ngành nghề đào tạo.

2.2. Quy hoạch theo cấp quản lý

- Cấp xã, phường, thị trấn có đủ các loại hình cấp học gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở;

- Cấp huyện, thị xã: Có các loại hình cấp học: Giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Đối với các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa có thêm trường dân tộc nội trú;

- Cấp tỉnh: Có thêm các loại hình cấp học giáo dục chuyên biệt như: Giáo dục khuyết tật, năng khiếu (Chuyên thể dục- thể thao, nghệ thuật), dân tộc nội trú, giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp (Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp).

3. Về bộ máy, hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

3.1. Về bộ máy, hệ thống quản lý

- Khối trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: Việc kiện toàn bộ máy, hệ thống quản lý đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo đúng quy trình tổ chức. Việc kiện toàn bộ máy và hệ thống quản lý khối đơn vị trực thuộc Sở đảm bảo nguyên tắc tăng cường thêm sức mạnh và tính chủ động;

Tuyển dụng giáo viên mới đúng chuẩn, bố trí đồng bộ về bộ môn để các đơn vị thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho các cháu mầm non, học sinh phổ thông và dạy được nhiều nghề cho sinh viên và người lao động.

- Khối cơ sở: Việc kiện toàn bộ máy, hệ thống quản lý thuộc địa bàn huyện, thị xã theo sự phân cấp quản lý nhà nước sẽ do UBND huyện, thị xã quyết định, dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

- Có kế hoạch bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phù hợp với các ngành học, đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô đào tạo và công tác quản lý nhà nước của ngành. Chú trọng chất lượng nguồn giáo viên tuyển dụng mới; có chính sách ưu đãi cho cán bộ và giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tích cực thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, tăng nhanh tỷ lệ chuẩn hóa giáo viên các cấp học. Thực hiện việc phân cấp quản lý, bố trí đào tạo và sử dụng giáo viên theo quy định của nhà nước;

- Đến năm học 2010- 2011, tổng số cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên (Kể cả hợp đồng) của toàn ngành là: 14.256 người;

Trong đó:

+ Cán bộ quản lý nhà nước 185 người

+ Ngành Mầm non 2.469 người

+ Cấp Tiểu học 4.552 người

+ Cấp Trung học cơ sở 4.260 người

+ Cấp Trung học phổ thông 1.965 người

+ Ngành Giáo dục thường xuyên 305 người

+ Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp 255 người

+ Ngành Giáo dục chuyên nghiệp (Cao đẳng + THCN trên địa bàn tỉnh):

265 người;

Dự kiến số cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên tuyển dụng và hợp đồng đến 2010- 2011: 2.860 người (Kể cả số bổ sung cho 1.532 người thuộc diện nghỉ hưu và nghỉ thôi việc).

4. Về nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất và nguồn lực đầu tư trong đó bao gồm: Bố trí quỹ đất xây dựng trường học; danh mục đầu tư; nhu cầu kinh phí đầu tư và các nguồn vốn huy động

4.1. Bố trí quỹ đất xây dựng trường học

Tổng nhu cầu quỹ đất sử dụng cho xây dựng các trường học đến năm 2010 là 421,8ha, trong đó: Quỹ đất cho xây dựng mới 54ha, quỹ đất cần mở rộng các trường hiện có 11ha (Không tính các trường dạy nghề, các trường và trung tâm đào tạo chính trị).

Sau năm 2010, các địa phương quy hoạch bố trí quỹ đất để xay dựng các trường học mới theo đề án đã xây dựng (Khoảng 85ha);

4.2. Danh mục đầu tư

STT

Tên đơn vị

Năm đầu tư

Số phòng xây dựng

Kinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

1

THPT Gio Linh

2007

18

6,0

Xây dựng mới

2

THPT La Lay

2007

10

3,2

Thành lập mới

3

THPT Hướng Phùng

2007

10

3,2

Thành lập mới

4

THPT Cồn Tiên

2007

12

3,5

Giai đoạn 2

5

THPT Bán công Đông Hà

2007

8

0,7

Giai đoạn 2

6

THPT Lìa

2007

10

3,2

Thành lập mới

7

Nhà Hiệu bộ+ Phòng thực hành PTDTNT tỉnh

2007

 

6,0

Vốn CTMT

8

Nhà học thực hành, thư viện phổ thông DTNT Vĩnh Linh

2007

 

3,0

Vốn CTMT

9

Nhà học thực hành, thư viện PTDTNT Đakrông

2007

 

3,0

Vốn CTMT

10

Nhà học thực hành, thư viện PTDTNT Hướng Hóa

2007

 

3,0

Vốn CTMT

11

Nhà học thực hành THCS Nguyễn Trãi

2007

 

3,0

DA PTGDTHCS II

12

THPT Lao Bảo

2007

6

1,6

Giai đoạn 2

13

THPT Chế Lan Viên

2008

18

6,8

Thành lập mới

14

THPT BC Gio Linh

2008

4

0,7

Giai đoạn 2

15

THPT Vĩnh Linh

2008

6

1,0

Giai đoạn 2

16

Nhà Hiệu bộ THPT Triệu Phong

2008

 

1,0

Giai đoạn 2

17

THPT Tự chủ tài chính Triệu Đại

2009

10

3,2

Thành lập mới

18

THPT Lâm Sơn Thủy

2009

15

4,0

Thành lập mới

19

THPT Trần Thị Tâm

2009

8

1,3

Giai đoạn 2

20

THPT Chu Văn An

2009

15

4,0

Giai đoạn 2

21

THPT Cửa Việt

2010

8

3,2

Thành lập mới

22

THPT BC Hải Lăng

2010

8

1,3

Giai đoạn 2

23

THPT Hải Lăng

2010

10

3,2

Giai đoạn 2

24

THPT Triệu Phong

2010

12

3,5

Giai đoạn 2

25

THPT Lê Thế Hiếu

2010

6

1,0

Giai đoạn 2

26

THPT Hướng Hóa

2010

15

4,0

Giai đoạn 2

27

Trụ sở Văn phòng Sở Giáo dục

2008

 

0,6

Giai đoạn 2

28

TTKTTH- HN Sông Hiếu

2007

8

2,5

Vốn CTMT

29

TTKTTH- HN Ngô Tuân

2007

8

2,5

Vốn Tài trợ

30

TTKTTH- HN Triệu Phong

2007

8

2,5

Vốn CTMT

31

TTKTTH- HN thị xã Quảng Trị

2008

6

1,0

KCHTLH

32

TTKTTH- HN Vĩnh Linh

2008

8

1,3

Giai đoạn 2

33

TTKTTH- HN Cửa Tùng

2009

10

3,2

Thành lập mới

34

TTKTTH- HN tỉnh QT

2009

10

3,2

Giai đoạn 2

35

TTGDTX Cam Lộ

2008

8

1,3

KCHTLH

36

TTGDTX Triệu Phong

2008

8

1,3

KCHTLH

37

TTGDTX thị xã Quảng Trị

2008

6

1,0

KCHTLH

38

TTGDTX tỉnh Quảng Trị

2008

6

1,0

Giai đoạn 2

39

TTGDTX Hướng Hóa

2009

6

1,1

Giai đoạn 2

40

TTGDTX Hải Lăng

2010

6

1,0

Giai đoạn 2

 

Cộng:

 

 

101,1

 

4.3. Nhu cầu kinh phí đầu tư và các nguồn vốn huy động

Tên công việc

Tổng cộng

Phân theo nguồn vốn (tỷ đồng)

XDCB tập trung

CTMT

Học phí, xây dựng

Viện trợ

Xã hội hóa

Năm 2007:

1. Xây dựng cơ bản

2. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa

3. Phổ cập giáo dục

4. Phát triển Công nghệ- Thông tin

5. Sư phạm và Bồi dưỡng đào tạo

6. Tăng cường cơ sở vật chất PT

7. Tăng cường giáo dục miền núi

85,6

35,3

9,8

3,5

2,0

6,3

16,0

12,7

6,0

6,0

50,3

9,8

3,5

2,0

6,3

16,0

12,7

3,0

3,0

13,3

13,3

13,0

13,0

Năm 2008:

1. Xây dựng cơ bản

2. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa

3. Phổ cập giáo dục

4. Phát triển Công nghệ- Thông tin

5. Sư phạm và Bồi dưỡng đào tạo

6. Tăng cường cơ sở vật chất PT

7. Tăng cường giáo dục miền núi

117,9

38,0

15,2

5,2

4,0

10,5

25,0

20,0

6,0

6,0

 

79,9

15,2

5,2

4,0

10,5

25,0

20,0

3,0

3,0

12,0

12,0

17,0

17,0

Năm 2009:

1. Xây dựng cơ bản

2. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa

3. Phổ cập giáo dục

4. Phát triển Công nghệ- Thông tin

5. Sư phạm và Bồi dưỡng đào tạo

6. Tăng cường cơ sở vật chất PT

7. Tăng cường giáo dục miền núi

109,5

36,0

10,0

4,0

4,0

10,5

25,0

20,0

6,0

6,0

 

73,5

10,0

4,0

4,0

10,5

25,0

20,0

3,0

3,0

10,0

10,0

17,0

17,0

Năm 2010:

1. Xây dựng cơ bản

2. Đổi mới Chương trình và sách giáo khoa

3. Phổ cập Giáo dục

4. Phát triển Công nghệ- Thông tin

5. Sư phạm và Bồi dưỡng đào tạo

6. Tăng cường cơ sở vật chất PT

7. Tăng cường giáo dục miền núi

98,0

35,0

10,0

4,5

3,0

10,5

20,0

15,0

6,0

6,0

 

63,0

10,0

4,5

3,0

10,5

20,0

15,0

3,0

3,0

9,0

9,0

17,0

17,0

Tổng cộng 2007 - 2010

411,0

24,0

266,7

12,0

44,0

64,0

Sau năm 2010 các nguồn vốn sẽ tập trung vào việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới trường học của tỉnh; hoàn thiện các phòng học bộ môn trong trường học (Thư viện, các phòng thực hành thí nghiệm, lab, phòng phục vụ,...) và mua sắm đủ trang thiết bị dạy- học để đảm bảo tất cả học sinh được học tập và hoạt động 2 buổi/ngày.

(Về nhu cầu và quy mô đầu tư cơ sở vật chất đối với các trường Cao đẳng; Trung học chuyên nghiệp; Dạy nghề, xã hội sẽ có các đề án riêng).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn

Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo giai đoạn 2007- 2010 ước chi 411 tỷ đồng (Không kể vốn sự nghiệp chi thường xuyên hàng năm, gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2000- 2006). Trong đó vốn ngân sách nhà nước (Ngân sách tỉnh, huyện, Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác của TW đầu tư cho giáo dục) khoảng 290,7 tỷ đồng, chiếm 70,7%; huy động từ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước, vốn cộng đồng tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục....khoảng 120,3 tỷ đồng, chiếm 29,3%. Vì vậy, cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Đối với nguồn vốn ngân sách tập trung ưu tiên đầu tư cho những trường công lập trọng điểm, vùng khó khăn; phân kỳ đầu tư phù hợp với định mức của Luật Ngân sách và đúng thứ tự ưu tiên của Đề án. Thực hiện phân cấp mạnh cho các địa phương quản lý và đầu tư. Đối với nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác của Trung ương, cần có kế hoạch, chương trình cụ thể về đầu tư để thực hiện các mục tiêu quốc gia về giáo dục, cần kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đưa vào kế hoạch đầu tư của Trung ương;

- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước và sử dụng có hiệu quả cho việc thực hiện những nội dung cụ thể của đề án.

2. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

- Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học. Chú trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên. Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý, thư viện phù hợp với cấp học, ngành học; tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm thực hiện tốt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010” của Thủ tướng Chính phủ; có kế hoạch bổ sung lực lượng giáo viên theo yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và định mức tiêu chuẩn giáo viên đứng lớp;

- Tiếp tục thực hiện và tham mưu các chính sách địa phương ưu đãi cho cán bộ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, giáo viên mầm non. Giải quyết chế độ, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các cấp học, ngành học, tiến tới bố trí đủ định biên giáo viên theo quy định của nhà nước;

- Có kế hoạch hàng năm đào tạo, tuyển dụng giáo viên đạt chuẩn cho các cấp học, ngành học để bổ sung tăng nguồn giáo viên theo yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo nguồn giáo viên trong giai đoạn 2007- 2010.

3. Giải pháp về quy hoạch quỹ đất trường học

- Ngành Giáo dục và Đào tạo tham mưu về công tác Quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020 để trình chính quyền theo phân cấp quản lý phê duyệt quy hoạch quỹ đất đảm bảo đủ chuẩn quy định về diện tích sử dụng đất cho trường học. Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh, chính quyền các cấp bố trí quỹ đất, thực hiện giải tỏa, đền bù, mở rộng diện tích khuôn viên các trường chưa đủ chuẩn để mỗi trường học có đủ diện tích theo chuẩn quốc gia;

- Thực hiện công tác điều chỉnh kế hoạch số lượng lớp, học sinh những trường học một cách hợp lý nhằm đảm bảo đủ điều kiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia;

- Ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác tham mưu cho HĐND, UBND các cấp có liên quan và vận động nhân dân thực hiện quy hoạch quỹ đất cho trường học.

4. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học

- Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật trường học dài hạn, ngắn hạn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bám sát các tiêu chuẩn trường học đạt chuẩn quốc gia và nội dung đầu tư cơ sở vật chất theo đề án được duyệt;

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra về cơ sở vật chất- kỹ thuật trường học định kỳ để tăng tuổi thọ công trình và thiết bị;

- Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường, huy động sự đóng góp trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong việc làm thêm đồ dùng dạy học đúng nội dung chương trình để tránh tình trạng dạy chay, học chay;

- Sử dụng các nguồn vốn hợp lý, có sự lồng ghép để xây dựng tốt cơ sở vật chất- kỹ thuật trường học;

-Triển khai xây dựng mô hình trường học chuẩn hóa, hiện đại hóa;

- Các ngành chức năng theo thẩm quyền của mình xây dựng Đề án đầu tư cơ sở vật chất đối với các trường giáo dục nghề nghiệp trình UBND, HĐND tỉnh xem xét đầu tư trong kế hoạch hàng năm.

5. Giải pháp về tuyên truyền, vận động

- Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt Luật Giáo dục và các chế độ, chính sách của nhà nước về Giáo dục- Đào tạo;

- Thông qua các chương trình, kế hoạch phát triển vùng, miền, các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị đầu năm học để tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành;

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh nhận thức và thực hiện tốt sự nghiệp phát triển giáo dục;

- Phát huy vai trò của các mô hình giáo dục cộng đồng ở các xã như trung tâm học tập cộng đồng, câu lạc bộ khuyến học...để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục; cung cấp những kiến thức và vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu về phát triển giáo dục.

6. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

- Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình và cải tiến phương pháp giảng dạy; tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy;

- Tổ chức các hội thi cán bộ quản lý giỏi, giáo viên giỏi...theo định kỳ; khen thưởng, biểu dương kịp thời những giáo viên dạy giỏi, tập thể, nhà trường có sáng kiến cải tiến phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học;

- Phát động các trường học xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhân rộng điển hình trong toàn tỉnh theo ngành học, cấp học; tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tham quan học tập các mô hình giáo dục hiện đại trong và ngoài nước; cải tiến thi cử theo hướng chính xác, công bằng, trung thực, khách quan;

- Thanh tra, kiểm tra toàn diện các đơn vị trường học; kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực, bệnh thành tích trong ngành giáo dục;

- Đẩy mạnh hoạt động của Đoàn Thanh niên- Hội Sinh viên, học sinh trong nhà trường góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ.

7. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục và đào tạo

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hóa hoạt động giáo dục và đào tạo để các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhân dân, để nâng cao nhận thức về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục và đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội;

- Đẩy mạnh thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP về Trao quyền tự chủ về hoạt động chuyên môn, về tổ chức bộ máy, cán bộ và tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo quy định tại Nghị định 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

- Các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 12 tháng 4 năm 2007 của HĐND tỉnh về Xã hội hóa các hoạt động Giáo dục- Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể dục- Thể thao tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2010;

- Tăng cường quan hệ hợp tác, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.

Điều 2. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh, các ngành, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết này

HĐND tỉnh giao Thường trực, các Ban, đại biểu HĐND phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 10 tháng 8 năm 2007./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Viết Nên

 





Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 12/08/2006