Nghị quyết 101/NQ-CP năm 2016 về phân công cho Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ thực hiện công việc về điều ước quốc tế
Số hiệu: 101/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 29/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 03/12/2016 Số công báo: Từ số 1221 đến số 1222
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/NQ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CHO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THAY MẶT CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN MỘT SỐ CÔNG VIỆC VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Để thực hiện khoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nội dung phân công

Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mt Chính phủ thực hiện một số công việc trong quy trình điều ước quốc tế sau đây:

1. Trình Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;

2. Trình Chủ tịch nước quyết định phê chuẩn, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực đối với các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê chun;

3. Tổ chức việc đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo y quyền của Chủ tịch nước;

4. Quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ trong trường hợp cần quyết định gấp nhằm bảo đảm yêu cầu đối ngoại; ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi với các nhà tài trợ nước ngoài;

5. Quyết định về việc sa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

Điều 2. Phạm vi, điều kiện thực hiện phân công

1. Việc phân công quy định tại Điều 1 Nghị quyết này không áp dụng đối với các điều ước quc tế thuộc thẩm quyền của Quốc hội phê chun, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Điều ước quốc tế; điều ước quốc tế phải trình xin ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi ký hoặc gia nhập được quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 42 Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

2. Việc phân công theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết này được thực hiện khi trong hồ sơ trình, ý kiến thm định của Bộ Tư pháp, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến đóng góp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan nhất trí về cơ bản với ý kiến của cơ quan đề xuất.

3. Trình tự, thủ tục đối với các điều ước quốc tế khác không thuộc nội dung phân công nêu tại Điều 1 Nghị quyết này được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.

4. Chính phủ chịu trách nhiệm về những công việc đã phân công cho Thủ tướng Chính phủ thực hiện tại Nghị quyết này. Thủ tưng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản giải quyết các công việc được phân công theo Nghị quyết này (trừ các văn bản quy định tại Khoản 3 Điều 1) và có trách nhiệm báo cáo ra phiên họp Chính phủ gần nhất về việc thực hiện các công việc đó.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về việc phân công cho Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ thực hiện một scông việc về điều ước quốc tế.

2. Các Bộ trưởng, Th trưng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Ph
ó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các
UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b),TB.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 29. Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế

1. Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:

a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;

c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;

d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.

Xem nội dung VB
Điều 14. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế

1. Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
...
Điều 42. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập điều ước quốc tế

1. Trước khi quyết định gia nhập điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 43 của Luật này trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định gia nhập của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

Xem nội dung VB




Nghị định 138/2016/NĐ-CP Quy chế làm việc của Chính phủ Ban hành: 01/10/2016 | Cập nhật: 03/10/2016