Nghị quyết 10/2016/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: 10/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Nguyễn Văn Du
Ngày ban hành: 29/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2016/NQ-HĐND

Bắc Kạn, ngày 29 tháng 4 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 12 - TỔNG KẾT NHIỆM KỲ 2011-2016

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông -Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra số 19/BC-HĐND ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bng xe buýt, giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

1. Quan điểm phát triển

Vận tải hành khách công cộng bng xe buýt phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và điều kiện thực tế mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh. Các tuyến xe buýt phải kết nối được với nhau và kết nối với các phương thức vận tải khác trong đô thị, ngoài đô thị; kết nối được các khu đô thị trên địa bàn, các điểm tập trung dân cư, các khu công nghiệp và các trung tâm huyện trong tương lai, góp phần hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường. Đảm bảo cho người dân dễ dàng tiếp cận với mạng lưới vận tải hành khách công cộng nhằm phát huy lợi thế so với các phương tiện cá nhân, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

Từng bước kiểm soát vận hành hệ thống vận tải bằng xe buýt; tiến tới xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Mục tiêu chung:

- Mục tiêu đến năm 2020, đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại của người dân khu vực đô thị, khu công nghiệp. Đến năm 2030, đáp ứng được 20% nhu cầu đi lại của người dân đô thị, khu công nghiệp. Từng bước tổ chức xe buýt thay thế tuyến vận tải khách cố định nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân ở những cự ly vận chuyển hợp lý.

- Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, có khả năng kết nối cao về tuyến và phương tiện vận chuyển khác, bảo đảm cho người dân dễ tiếp cận và sử dụng mạng lưới vận tải hành khách công cộng. Hình thành mạng lưới tuyến xe buýt từ trung tâm thành phố Bắc Kạn đến trung tâm các huyện, giữa trung tâm các huyện với nhau và kết nối với các tỉnh lân cận.

- Sử dụng chủng loại phương tiện, trọng tải theo đúng tiêu chuẩn quy định đối với vận tải hành khách công cộng, bảo vệ môi trường, từng bước tiếp cận với kỹ thuật mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân và người tàn tật.

b) Mục tiêu cụ thể: Xây dựng mạng lưới xe buýt đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của người dân từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn và được chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn đến hết năm 2017: Thí điểm và mở các tuyến có lưu lượng hành khách lưu thông cao có khả năng khai thác tt và hiệu quả đến trung tâm một số huyện và khu du lịch hồ Ba Bnhằm phục vụ tt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch.

- Giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Mở thêm một số tuyến mới đến trung tâm một số huyện, thị tứ có nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao.

3. Nội dung quy hoạch:

a) Quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt đến năm 2017

- Tuyến số 1: Từ trung tâm thành phố Bắc Kạn đi dọc theo quốc lộ 3 đến thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới và ngược lại. Tần suất hoạt động trung bình 40 phút/chuyến; gồm 25 điểm dừng, đỗ và 05 nhà chờ.

- Tuyến số 2: Từ trung tâm thành phố Bắc Kạn đi thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông- thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể- hồ Ba Bể. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 45 điểm dừng, đỗ và 04 nhà chờ.

- Tuyến số 3: Từ trung tâm thành phố Bắc Kạn đi thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đôn- xã Nam Mu (bờ hồ Ba B) và ngược lại. Tần suất hoạt động trung bình 50 phút/chuyến; gồm 50 điểm dừng, đỗ và 04 nhà chờ.

b) Quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

- Tuyến số 4: Thành phố Bắc Kạn - huyện Ngân Sơn và ngược lại. Tần sut trung bình 60 phút/chuyến; gồm 38 điểm dừng, đỗ và 09 nhà chờ.

- Tuyến số 5: Thành phố Bắc Kạn - Thác Giềng - huyện Na Rì và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 45 điểm dừng, đỗ và 09 nhà ch.

- Tuyến s6: Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể - Bộc Bố, huyện Pác Nặm và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 14 điểm dng, đỗ và 04 nhà chờ.

- Tuyến số 7: Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn - Định Hóa (Thái Nguyên) và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 15 điểm dừng, đỗ và 05 nhà chờ.

- Tuyến số 8: Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì - Lãng Ngâm - Nà Phặc, huyện Ngân Sơn - thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 40 điểm dừng, đỗ và 09 nhà chờ.

- Tuyến số 9: Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì - thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 30 điểm dừng, đỗ và 08 nhà chờ.

4. Nhu cầu quỹ đất là: 2.855,5 m2.

5. Kinh phí thực hiện quy hoạch:

Kinh phí thực hiện chủ yếu là nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác; ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, cắm bin dừng, đỗ và nhà ch. Cụ thể từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 đến năm 2017 là: 19.919,1 triệu đồng, trong đó:

+ Nhà nước đầu tư: 795,5 triệu đồng.

+ Nguồn vốn xã hội hóa: 19.123,6 triệu đồng.

- Giai đoạn 2: Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: 41.397,1 triệu đồng, trong đó:

+ Nhà nước đầu tư: 1.514,1 triệu đồng.

+ Nguồn vốn xã hội hóa: 39.883,0 triệu đồng.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

- Có cơ chế chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư phương tiện, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Tăng cường thu hút đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư mở tuyến. Lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực, uy tín, kinh nghiệm quản lý, khai thác và vận hành hoạt động mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và tuyên truyền vận động người dân tham gia giao thông bằng xe buýt.

- ng dụng công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Khuyến khích các thành phần doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh đồng thời có chính sách ưu đãi phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương như trợ giá hoặc hỗ trợ chi phí cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Tăng cường khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác.

Điều 2. Tổ chức thc hin

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VIII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- C
hính ph;
- VPQH, VPCP, VPCTN;
- Bộ Giao t
hông-Vận tải;
- Ban Cộng tác đại biểu (
UBTVQH);
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp)
;
- TT. T
nh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Các vị Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các sở, ban, ngành, đoàn thể t
nh;
- TT. Huyện (thành)
ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Phòng Công tác ĐBQH, HĐND, TT-DN:
- L
ưu: VT,HS.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Du