Nghị quyết 10/2008/NQ-HĐND quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Số hiệu: 10/2008/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Nguyễn Sáng Vang
Ngày ban hành: 31/07/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2008/NQ-HĐND

Tuyên Quang, ngày 31 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010";

Căn cứ Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về "Chính sách phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 2010";

Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 09/BC-VHXH16 ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (có Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Điều 3. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 31 tháng 7 năm 2008./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Sáng Vang

 

QUY HOẠCH

TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 10/2008/NQ-HĐND ngày 31/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 10)

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển giáo dục và đào tạo với ý nghĩa tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo đảm để Tuyên Quang có đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh mới. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần dành ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo về các mặt: lãnh đạo và chỉ đạo; sắp xếp bộ máy và bố trí nhân sự; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phân bổ ngân sách; thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lượng, bảo đảm sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; đảm bảo việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố cơ bản để hoàn thành các mục tiêu đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020".

3. Hệ thống giáo dục và đào tạo phải đa dạng hóa nội dung và phương thức cung ứng dịch vụ giáo dục đồng thời khai thác tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là những thành tựu công nghệ thông tin - truyền thông để cá biệt hóa quá trình giáo dục, tạo điều kiện cho người học có cơ hội lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu, năng lực và điều kiện của bản thân, thực hiện nguyên tắc tôn trọng sự phát triển cá nhân, khuyến khích và phát huy tính năng động sáng tạo của tuổi trẻ.

4. Xây dựng mạng lưới trường theo hướng đa dạng, linh hoạt, có hiệu quả; khuyến khích và huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng một xã hội học tập. Phát triển loại hình trường phù hợp với điều kiện địa lý và đặc thù của các vùng dân tộc thiểu số. Huy động thêm nguồn lực cho giáo dục và đào tạo từ ngân sách nhà nước, địa phương, xã hội và nguồn hỗ trợ quốc tế.

5. Mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp và hòa nhập với các vùng trong cả nước, cũng như với quốc tế. Có những chính sách hợp lý khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Tuyên Quang có chất lượng; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người; giáo dục những công dân của tỉnh có phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm; làm động lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu phát triển quy mô giáo dục

a) Giáo dục mầm non:

- Đến năm 2010:

+ Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ: 40%;

+ Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo: 98%; trong đó tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo: Trên 99%;

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi: dưới 15%;

+ Tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày: trên 60%.

- Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ: 50%;

+ Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo: Trên 99% ;

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi: dưới 10%;

+ Tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày: Trên 80%.

b) Giáo dục tiểu học:

- Đến năm 2010:

+ Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi đi học tiểu học: 98%.

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1: Trên 99%;

+ Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày: 45%;

+ Duy trì 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi đi học tiểu học: 98,5%.

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1: Trên 99%;

+ Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ ngày: 70%;

+ Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

c) Giáo dục trung học cơ sở (THCS):

- Đến năm 2010:

+ Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 14 vào học THCS: 97%; trong đó tỷ lệ học sinh 11 tuổi vào học lớp 6: 98%;

+ Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày: 4%;

+ Duy trì 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

- Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 14 vào học THCS: 98%; trong đó tỷ lệ học sinh 11 tuổi vào học lớp 6: 99%;

+ Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày: 15%;

+ Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS.

d) Giáo dục trung học phổ thông (THPT):

- Đến năm 2010:

+ Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi 15 - 17 tuổi vào học THPT: 70%.

+ 100% học sinh được học Ngoại ngữ, Tin học và Giáo dục hướng nghiệp.

- Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi 15-17 tuổi vào học THPT: 60%.

+ Duy trì tỷ lệ 100% học sinh được học Ngoại ngữ, Tin học và Giáo dục hướng nghiệp.

e) Giáo dục thường xuyên:

+ Đến năm 2010: Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ: Trên 99%;

+ Đến năm 2020: Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ: Trên 99%.

f) Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học:

+ Đến năm 2010: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 30%;

+ Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%.

2.2. Mục tiêu về trường đạt chuẩn quốc gia

- Đến năm 2010:

+ Tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 10%;

+ Tỷ lệ các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: 20%;

+ Tỷ lệ các trường THCS đạt chuẩn quốc gia: 20%;

+ Tỷ lệ các trường THPT đạt chuẩn quốc gia: 15%.

- Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 20%;

+ Tỷ lệ các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: 80%;

+ Tỷ lệ các trường THCS đạt chuẩn quốc gia: 75%;

+ Tỷ lệ các trường THPT đạt chuẩn quốc gia: 50%.

2.3. Mục tiêu về đội ngũ giáo viên

- Đến năm 2010:

+ Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo: 100%;

+ Tỷ lệ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 15%;

+ Tỷ lệ giáo viên THPT đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 5%;

+ Tỷ lệ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 5%;

+ Tỷ lệ giảng viên cao đẳng đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên: 30%.

- Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo: 100%;

+ Tỷ lệ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 30%

+ Tỷ lệ giáo viên THPT đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 15%

+ Tỷ lệ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 15%

+ Tỷ lệ giảng viên cao đẳng đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên: 50%.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non

- Năm 2010:

+ Tỷ lệ nhập học nhà trẻ (dưới 3 tuổi) là 40%, dân số trong độ tuổi từ 0 đến dưới 3 tuổi là 29.961 người. Số trẻ nhập học nhà trẻ là: 29.961 x 40% = 11.984 (trẻ).

+ Tỷ lệ nhập học mẫu giáo (3 - 5 tuổi) là 98%, dân số trong độ tuổi 3 - 5 tuổi là 33.887 người. Số trẻ nhập học mẫu giáo là: 33.887 x 98% = 33.209 (trẻ).

- Năm 2020:

+ Tỷ lệ nhập học nhà trẻ (dưới 3 tuổi) là 50%, dân số trong độ tuổi từ 0 đến dưới 3 tuổi là 32.652 người. Số trẻ nhập học nhà trẻ là: 32.652 x 50% = 16.326 (trẻ).

+ Tỷ lệ nhập học mẫu giáo (3 - 5 tuổi) là 99%, dân số trong độ tuổi 3 - 5 tuổi là 36.930 người. Số trẻ nhập học mẫu giáo là: 36.930 x 99% = 36.560 (trẻ).

Bảng 1: Quy hoạch phát triển số trẻ mầm non

STT

Đối tượng

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Số trẻ nhà trẻ

8.902

11.984

16.326

1.1. Số trẻ trường công lập

8.838

11.714

15.915

Trong đó:

- Số trẻ do giáo viên công lập dạy

- Số trẻ do GV dân nuôi có hỗ trợ NSNN dạy

1.2. Số trẻ trường tư thục

 

3.975

4.863

64

 

5.714

6.000

270

 

8.715

7.200

411

2

Số trẻ mẫu giáo

30.727

33.209

36.560

2.1. Số trẻ trường công lập

30.637

32.949

36.240

Trong đó:

- Số trẻ do giáo viên công lập dạy

- Số trẻ do GV dân nuôi có hỗ trợ NSNN dạy

2.2. Số trẻ trường tư thục

5.637

25.000

90

5.949

27.000

260

8.240

28.000

320

Bảng 2: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường MN công lập, ngoài công lập

Đơn vị

Năm 2007

(122 trường)

Năm 2010

(145 trường)

Năm 2020

(154 trường)

Công lập

Bán công, Tư thục

Công lập

Ngoài công lập

(Tư thục)

Công lập

Ngoài công lập

(Tư thục)

Toàn tỉnh

120

2

144

1

145

9

Na Hang

6

 

17

 

17

1

Chiêm Hoá

19

 

29

 

29

1

Hàm Yên

18

 

18

 

18

1

Yên Sơn

36

 

31

 

31

2

Sơn Dương

31

 

33

 

33

1

Thị xã

10

2

16

1

17

3

2. Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông

2.1. Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học

- Năm 2010: Tỷ lệ nhập học tiểu học (6 - 10 tuổi) là 98%, dân số trong độ tuổi 6 - 10 tuổi là 58.166 người. Số học sinh đi học tiểu học là: 58.166 x 98% = 57.000 (HS).

- Năm 2020: Tỷ lệ nhập học tiểu học (6 - 10 tuổi) là 98,5%, dân số trong độ tuổi 6 - 10 tuổi là 63.336 người. Số học sinh đi học tiểu học là: 63.336 x 98,5% = 62.385 (HS).

Bảng 3: Quy hoạch phát triển lớp, học sinh giáo dục tiểu học

STT

Nội dung

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Tổng số học sinh học tiểu học

56.522

57.000

62.385

 

- Số học sinh công lập

- Số học sinh ngoài công lập

56.522

0

56.650

350

59.935

2.450

2

Tổng số lớp

3.070

2.991

3.224

 

- Số lớp công lập

- Số lớp ngoài công lập

3.070

0

2.981

10

3.154

70

Bảng 4: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường tiểu học

Đơn vị

Năm 2007

(164 trường)

Năm 2010

(153 trường)

Năm 2020

(153 trường)

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Toàn tỉnh

164

 

152

1

146

7

Na Hang

17

 

12

 

12

1

Chiêm Hoá

36

 

32

 

30

1

Hàm Yên

27

 

27

 

26

1

Yên Sơn

42

 

37

 

34

1

Sơn Dương

34

 

31

 

31

1

Thị xã

8

 

13

1

13

2

2.2. Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở

- Năm 2010: Tỷ lệ nhập học THCS (11-14 tuổi) là 97%, dân số trong độ tuổi 11-14 tuổi là 58.770 người. Số học sinh đi học THCS là: 58.770 x 97% = 57.000 (HS).

- Năm 2020: Tỷ lệ nhập học THCS (11 - 14 tuổi) là 98%, dân số trong độ tuổi 11 - 14 tuổi là 64.048 người. Số học sinh đi học THCS là: 64.048 x 98% = 62.760 (HS).

Bảng 5: Quy hoạch phát triển lớp, học sinh giáo dục THCS

STT

Nội dung

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Tổng số học sinh học THCS

57.900

57.000

62.760

 

Trong đó:

- Số HS dân tộc nội trú

- Số HS dân tộc bán trú

405

1.395

2.250

3.000

2.250

5.000

2

Tổng số lớp

1.790

1.540

1.570

Bảng 6: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường trung học cơ sở

Đơn vị

Năm 2007

(151 trường)

Năm 2010

(145 trường)

Năm 2020

(143 trường)

Công lập

Công lập

Công lập

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Dân tộc nội trú

Có HS dân tộc bán trú

Dân tộc nội trú

Có HS dân tộc bán trú

Dân tộc nội trú

Có HS dân tộc bán trú

Toàn tỉnh

151

1

23

141

5

19

135

5

19

Na Hang

18

1

8

13

1

7

13

1

7

Chiêm Hoá

32

 

7

30

1

6

28

1

6

Hàm Yên

22

 

5

22

1

4

21

1

4

Yên Sơn

36

 

3

31

1

2

28

1

2

Sơn Dương

35

 

 

32

1

 

32

1

 

Thị xã

8

 

 

13

 

 

13

 

 

2.3. Quy hoạch phát triển giáo dục trung học phổ thông

- Năm 2010: Tỷ lệ nhập học THPT (15 - 17 tuổi) là 70%, dân số trong độ tuổi 15 - 17 tuổi là 54.969 người. Số học sinh đi học THPT là: 54.969 x 70% = 38.478 (HS).

- Năm 2020: Tỷ lệ nhập học THPT (15 - 17 tuổi) là 60%, dân số trong độ tuổi 15 - 17 tuổi là 37.124 người. Số học sinh đi học THPT là: 37.124 x 60% = 22.274 (HS).

Bảng 7: Quy hoạch phát triển lớp, học sinh giáo dục THPT

STT

Nội dung

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Tổng số học sinh học THPT

38.908

38.478

22.274

1.1

Số HS công lập

Trong đó: - Số HS dân tộc nội trú

- Số HS dân tộc bán trú

38.908

405

1.300

38.118

450

2.500

20.924

675

4.500

1.2

Số HS ngoài công lập

0

360

1.350

2

Tổng số lớp

907

855

495

 

- Số lớp công lập

- Số lớp ngoài công lập

907

0

847

8

465

30

Bảng 8: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường THPT công lập, Dân tộc nội trú, Dân tộc bán trú và ngoài công lập

Đơn vị

Năm 2007 (28 trường)

Năm 2010 (29 trường)

Năm 2020 (29 trường)

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

T.số

Trong đó

T.số

Trong đó

T.số

Trong đó

Dân tộc nội trú

Có HS D.tộc B.trú

Dân tộc nội trú

Có HS D.tộc B.trú

Dân tộc nội trú

Có HS D.tộc B.trú

Toàn tỉnh

28

1

8

 

28

2

8

1

27

2

8

2

Na Hang

3

 

2

 

3

 

2

 

3

 

2

 

Chiêm Hoá

6

 

4

 

7

1

4

 

6

1

4

1

Hàm Yên

3

 

 

 

3

 

 

 

3

 

 

 

Yên Sơn

7

1

2

 

5

 

2

 

4

 

2

 

Sơn Dương

6

 

 

 

6

 

 

 

6

 

 

 

Thị xã

3

 

 

 

4

1

 

1

5

1

 

1

2.4. Quy hoạch phát triển trường phổ thông có nhiều cấp học
Bảng 9: Quy hoạch phát triển trường phổ thông có 2 cấp học (Tiểu học và THCS)

STT

Đơn vị

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

 

Toàn tỉnh

0

11

17

1

Huyện Na Hang

 

5

5

2

Huyện Chiêm Hoá

 

2

4

3

Huyện Hàm Yên

 

0

1

4

Huyện Yên Sơn

 

0

3

5

Huyện Sơn Dương

 

4

4

6

Thị xã Tuyên Quang

 

0

0

3. Quy hoạch phát triển các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề và Trung tâm học tập cộng đồng.

3.1. Quy hoạch phát triển lớp, học sinh

Bảng 10: Quy hoạch phát triển lớp, học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng

Trung tâm

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

Số TTâm

Số lớp

Số HS

Số TTâm

Số lớp

Số HS

Số TTâm

Số lớp

Số HS

Giáo dục thường xuyên

1

6

221

1

15

600

1

15

600

Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp

2

52

2558

1

10

500

1

10

500

GDTX-Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp-Dạy nghề

 

 

 

5

80

3200

5

160

6400

Trung tâm học tập cộng đồng

 

 

 

80

 

 

140

 

 

3.2. Quy hoạch phát triển các trung tâm

- Đến năm 2010:

+ 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên (tại thị xã Tuyên Quang)

+ 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề (tại thị xã Tuyên Quang)

+ 05 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề (tại các huyện)

+ 80 Trung tâm học tập cộng đồng.

- Đến năm 2020: Có thêm 60 Trung tâm học tập cộng đồng[1].

4. Quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp

4.1. Quy hoạch phát triển học sinh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Bảng 11: Quy hoạch phát triển học sinh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị tính: Người

STT

Nội dung

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp

2.691

4.500

3.600

2

Số học sinh cơ sở dạy nghề

6.400

8.000

11.000

4.2. Quy hoạch phát triển các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề

- Năm 2010:

+ Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật.

+ Nâng cấp Trường Trung cấp Y tế lên thành trường Cao đẳng Y tế.

+ Nâng cấp Trường Trung cấp nghề lên thành Trường Cao đẳng nghề.

+ Thành lập 5 Trung tâm dạy nghề cấp huyện (mỗi huyện thành lập 01 Trung tâm dạy nghề).

+ Toàn tỉnh có ít nhất 03 cơ sở dạy nghề tư thục.

- Đến năm 2015: Thành lập thêm Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở Trung tâm giới thiệu việc làm[2].

- Đến năm 2020: Toàn tỉnh tăng thêm 03 cơ sở dạy nghề tư thục.

5. Quy hoạch phát triển trường đại học, cao đẳng

5.1. Quy hoạch phát triển sinh viên cao đẳng và đại học

Bảng 12: Quy hoạch phát triển sinh viên cao đẳng và đại học
Đơn vị tính: Người

STT

Nội dung

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Số sinh viên cao đẳng

656

1.000

2.000

2

Số sinh viên đại học (không kể số sinh viên được các cơ sở giáo dục hợp đồng liên kết đào tạo)

0

0

800

5.2. Quy hoạch phát triển trường cao đẳng, đại học:

- Năm 2010:

+ Thành lập trường Cao đẳng Y tế (nâng cấp từ trường Trung cấp Y tế).

+ Thành lập trường Cao đẳng đa ngành (từ trường Cao đẳng Sư phạm).

+ Thành lập trường Cao đẳng nghề (nâng cấp từ trường Trung cấp nghề).

- Năm 2015: Thành lập trường Đại học đa ngành (nâng cấp từ trường Cao đẳng đa ngành).

- Năm 2020:

+ Trường Cao đẳng Y tế

+ Trường Cao đẳng nghề

+ Trường Đại học đa ngành

6. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý các cấp học, các ngành học; đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, phường, thị trấn.

6.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên

Bảng 13: Quy hoạch đội ngũ giáo viên các cấp học
Đơn vị tính: Người

STT

Giáo viên theo cấp học

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo (không tính GV trường tư thục)

2.988

3.661

4.578

1.1

Giáo viên nhà trẻ

1.197

1.464

1.989

- Số trẻ trường công lập

8.838

11.714

15.915

- Tỷ lệ trẻ/GV

7,383

8

8

1.2

Giáo viên mẫu giáo

1.791

2.197

2.589

- Số trẻ

30.637

32.949

36.240

- Tỷ lệ trẻ/GV

17,106

15

14

2

Giáo viên tiểu học (không tính GV trường ngoài công lập)

4.095

4.024

4.573

- Số học sinh công lập

56.522

56.650

59.935

- Số lớp công lập

3.070

2.981

3.154

- Tỷ lệ GV/lớp

1,334

1,35

1,45

3

Giáo viên THCS

3.393

2.926

2.983

- Số học sinh công lập

57.900

57.000

62.760

- Số lớp công lập

1.790

1.540

1.570

- Tỷ lệ GV/lớp

1,896

1,9

1,9

4

Giáo viên THPT (không tính GV trường ngoài công lập)

1.686

1.905

1.046

- Số học sinh công lập

38.908

38.118

20.924

- Số lớp công lập

907

847

465

- Tỷ lệ GV/lớp

1,859

2,25

2,25

5

Giáo viên cơ sở GD thường xuyên, trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp

38

70

120

6

Giáo viên cơ sở nghề nghiệp

132

370

450

7

Giáo viên cao đẳng, đại học

105

150

190

 

Cộng:

12.437

13.106

13.940

6.2. Quy hoạch đội ngũ nhân viên các cấp học

Bảng 14: Quy hoạch đội ngũ nhân viên các cấp học
Đơn vị tính: Người

STT

Chia theo cấp học

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

 

Tổng số nhân viên các loại

509

1.997

2.039

1

Các trường mầm non (tối thiểu 3 nhân viên/trường theo Điều lệ trường mầm non)

26

432

435

2

Các trường tiểu học (tối thiểu 3 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

149

456

456

3

Các trường trung học cơ sở (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

151

725

715

4

Các trường trung học phổ thông (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

97

140

140

5

Các trường phổ thông nhiều cấp (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

0

70

90

6

Các trung tâm GDTX và KTTHHN

9

17

17

7

Các trường trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề (trung bình mỗi trường có 16 nhân viên)

48

128

128

8

Các trường cao đẳng, đại học (khi lên đại học dự kiến tăng gấp đôi)

29

29

58

6.3. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và cán bộ xã, phường, thị trấn

Bảng 15: Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp học
Đơn vị tính: Người

STT

Chia theo cấp học

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2020

1

Cán bộ QLGD mầm non

244

290

310

2

Cán bộ QLGD tiểu học

367

330

350

3

Cán bộ QLGD THCS

308

290

290

4

Cán bộ quản lý trường liên cấp (tiểu học và THCS)

0

42

54

5

Cán bộ QLGD THPT

67

90

90

6

Cán bộ QLGD các TT GDTX, KTTH-HN-DN

8

14

20

7

Cán bộ QLGD cơ sở nghề nghiệp

6

24

24

8

Cán bộ QLGD Cao đẳng, Đại học

3

7

8

 

Cộng

1.003

1.087

1.146

Bảng 16: Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện
Đơn vị tính: Người

STT

Nội dung

Năm 2010

Năm 2020

1

Đào tạo

570

1.400

1.1

Đào tạo sau đại học

260

800

1.2

Đào tạo đại học, cao đẳng[3] (hệ vừa học vừa làm)

310

600

2

Bồi dưỡng

940

2.750

2.1

QL nhà nước chương trình chuyên viên chính

300

750

2.2

Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

350

1.000

2.3

Quản lý giáo dục

290

1.000

Bảng 17: Quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Đơn vị tính: %

 

Năm 2010

Năm 2020

Tổng số[4]

100

100

Phân theo trình độ đào tạo:

 

 

+ Trung cấp chuyên nghiệp

60

 

+ Từ cao đẳng trở lên

40

100

7. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và thông tin của các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

7.1. Quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục

- Đến năm 2010: Cơ bản hoàn thành việc quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục đào tạo.

- Đến năm 2020: 80% số trường được qui hoạch có đủ sân chơi, bãi tập, hệ thống sân vườn, đường đi nội bộ.

7.2. Quy hoạch đầu tư xây dựng kiên cố hóa phòng học của giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

- Đến năm 2010:

+ Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng phòng học tạm ở giáo dục trung học và các điểm trường chính, phân trường của giáo dục mầm non, tiểu học.

+ 15% phòng học mầm non, 15% phòng học tiểu học, 70% phòng học THCS và 100% phòng học THPT được xây dựng kiên cố.

+ Có đủ nhà ở bán trú dân nuôi cho học sinh; đủ nhà ở công vụ cho giáo viên. Tỷ lệ nhà ở bán trú, nhà ở công vụ được xây 1 tầng, cấp 45 đạt 60%.

- Đến năm 2015:

+ Xoá bỏ hoàn toàn tình trạng phòng học tạm ở các điểm trường và phân trường, lớp học thôn bản của giáo dục mầm non, tiểu học.

+ 100% số gian nhà ở bán trú và nhà công vụ được xây 1 tầng, cấp 4.

- Đến năm 2020:

+ 70% phòng học mầm non, 100% phòng học tiểu học và trung học được xây dựng kiên cố.

7.3. Quy hoạch đầu tư xây dựng phòng thư viện, bộ môn và các phòng chức năng khác của giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.

- Đến năm 2010:

+ 40% số trường học có thư viện, trong đó 20% đạt chuẩn Quốc gia.

+ 30% cơ sở giáo dục trung học có đủ phòng học bộ môn.

+ 15% cơ sở giáo dục mầm non, 20% cơ sở giáo dục tiểu học, 30% cơ sở giáo dục trung học có các phòng chức năng.

- Đến năm 2020:

+ 80% số trường học có thư viện, trong đó 50% đạt chuẩn Quốc gia.

+ 90% cơ sở giáo dục trung học có đủ phòng học bộ môn.

+ 70% cơ sở giáo dục mầm non, 90% cơ sở giáo dục tiểu học và giáo dục trung học có các phòng chức năng.

7.4. Quy hoạch đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục và đào tạo

- Đến năm 2010:

+ 30% trường phổ thông được trang bị phòng máy tính và dạy tin học. Các cơ sở giáo dục thực hiện kết nối mạng Internet.

+ 40% giáo viên phổ thông, 50% giáo viên, giảng viên các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học.

- Đến năm 2020:

+ 80% trường phổ thông được trang bị phòng máy tính và dạy tin học.

+ 100% giáo viên, giảng viên các trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục và đào tạo

- Các huyện, thị xã rà soát lại mạng lưới trường, lớp mẫu giáo, tiểu học, THCS hiện có để kịp thời điều chỉnh, thành lập các trường liên cấp nhằm tập trung đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Các cấp, các ngành có kế hoạch bố trí đủ diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục trên địa bàn ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu phát triển; bảo đảm các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Quy hoạch và giành quỹ đất cho các trường theo quy định tại Điều lệ các trường học.

- Tiếp tục đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, chương trình kiên cố hóa trường học và các nguồn vốn đầu tư khác nhằm tiếp tục đầu tư kinh phí, triển khai và hoàn thành mục tiêu về cơ sở vật chất trường học.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, điểm trường tại các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa và các trường, lớp chuyên biệt.

- Tăng cường về cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên.

+ Năm 2010: Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh được phê duyệt đề án quy hoạch xây dựng, mở rộng và tăng cường trang thiết bị dạy học.

+ Năm 2015: Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề được trang bị các thiết bị dạy học tiếp cận kịp với tiến bộ kỹ thuật.

2. Về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh giáo dục Quốc phòng - An ninh, giáo dục Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục - Thể thao. Dựa trên chuẩn của chương trình giáo dục quốc gia, xây dựng các chương trình môn học hay các chủ đề tự chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục của địa phương.

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường cho học sinh, sinh viên. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về các hình thức và đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Tăng cường các hoạt động xã hội của học sinh để bảo tồn truyền thống văn hóa các dân tộc, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

- Thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học các môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh.

- Khai thác tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là những thành tựu công nghệ thông tin - truyền thông để cá biệt hóa quá trình giáo dục, tạo điều kiện cho người học có cơ hội lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu, năng lực và điều kiện của bản thân, thực hiện nguyên tắc tôn trọng sự phát triển cá nhân, khuyến khích và phát huy tính năng động sáng tạo của tuổi trẻ.

- Đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo học sinh có năng khiếu. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp với đặc thù của trường chuyên và các chương trình đào tạo học sinh năng khiếu. Tăng cường hệ thống dữ liệu theo dõi việc đào tạo và sử dụng học sinh có năng khiếu.

3. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

- Thực hiện việc đánh giá cán bộ lãnh đạo các trường theo Chuẩn Hiệu trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Thực hiện việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Có kế hoạch và phân bổ ngân sách trong 1 - 2 năm để giải quyết chế độ chính sách cho những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và không thể tiếp tục đào tạo bồi dưỡng.

- Lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, tuyển mới giáo viên, giảng viên các cấp học để có đủ đội ngũ giáo viên theo đúng cơ cấu đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

- Thực hiện các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Khuyến khích giáo viên và cán bộ quản lý thuộc diện quy hoạch đi đào tạo để nâng cao trình độ.

- Xây dựng đề án đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

4. Về đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo

- Tăng cường phân cấp quản lý cho các cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng mở rộng quyền chủ động, sáng tạo của các cơ sở, nâng cao tính trách nhiệm; đổi mới công tác thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục; tiếp tục chấn chỉnh nền nếp kỷ cương trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Quản lý chặt chẽ chất lượng giáo dục - đào tạo của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bảo đảm quyền lợi của người học.

- Tập trung đầu tư các cơ sở đào tạo trọng điểm, làm đòn bẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Đổi mới công tác kế hoạch hoá giáo dục, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Các ngành, các cấp là những đơn vị dự báo và đề xuất chỉ tiêu kế hoạch giáo dục và đào tạo đồng thời là những đơn vị được giao kế hoạch giáo dục và đào tạo như các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác.

- Tin học hoá hệ thống quản lý giáo dục của tỉnh: Trang bị máy tính, bồi dưỡng cho cán bộ và nhân viên sử dụng tốt các phầm mềm hỗ trợ quản lý giáo dục, kết nối và khai thác có hiệu quả mạng thông tin Internet giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục.

5. Về xã hội hóa giáo dục

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về xã hội hoá giáo dục.

- Xây dựng mức thu học phí cho các cấp học, ngành học trên cơ sở chính sách học phí của Nhà nước, đảm bảo sự chia sẻ chi phí hợp lý giữa Nhà nước, người học và cộng đồng trong các trường công lập; học phí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ở các trường ngoài công lập.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội đối với các đối tượng ưu tiên.

- Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập nhằm thu hút các nhà đầu tư vào phát triển giáo dục.

6. Các cơ chế chính sách

- Có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường đại học về công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục học tập nâng cao trình độ.

- Có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động nghiên cứu và áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng có uy tín trong nước và trên thế giới.

- Mở rộng quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực phục vụ đào tạo; tạo điều kiện đầu tư các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo và quản lý đào tạo.

- Có chính sách khuyến khích liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất - dịch vụ nhằm tăng điều kiện thực hành, thực tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của từng trường. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp. Ban hành quy định về việc các cơ sở giáo dục công lập hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất và việc huy động vốn của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

- Xây dựng cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học nghề theo chương trình đào tạo dài hạn để thực hiện chính sách xã hội (trợ cấp xã hội, chính sách học bổng,...) và hỗ trợ các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn. Sở Lao động, Thương binh và xã hội thống nhất quản lý để chi trả cho đối tượng học nghề dài hạn trong các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn và tài trợ cho các chương trình dạy nghề cho lao động ở nông thôn.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành và các huyện, thị trong tỉnh nhằm thực hiện công tác điều tra cơ bản và dự báo nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và tổ chức triển khai thực hiện.

- Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với học sinh vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, con em thuộc diện ưu tiên và học sinh khuyết tật. Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục giữa các vùng trong tỉnh.

- Ưu tiên trong việc cấp đất cho những cá nhân hoặc các tổ chức bỏ vốn mở trường tư thục.

V. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhu cầu về tổng vốn đầu tư cho quy hoạch: 1.680 tỷ đồng

Trong đó:

- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục: 1.350 tỷ đồng;

- Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: 90 tỷ đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên: 240 tỷ đồng;

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách Trung ương: 1.522 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 129 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 29 tỷ đồng;

3. Phân kỳ đầu tư

3.1. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2008 - 2010: 380 tỷ đồng

Trong đó:

- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục: 330 tỷ đồng;

- Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: 10 tỷ đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên: 40 tỷ đồng.

3.2. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020: 1.300 tỷ đồng

Trong đó:

- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục: 1.020 tỷ đồng;

- Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: 80 tỷ đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên: 200 tỷ đồng.

 


[1] Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án thành lập các trung tâm học tập cộng đồng gắn với các nhà văn hoá hoặc trường học để không phải đầu tư xây dựng cơ bản.

[2] Trung tâm này có nhiệm vụ quan trắc thị trường lao động; tư vấn cho các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội; làm đầu mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng nhân lực được đào tạo nhằm tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ của các cơ sở sử dụng nhân lực, góp phần tạo nguồn nhân lực được đào tạo phục vụ việc xuất khẩu lao động.

[3] Sau 2010 tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng hệ tại chức có thể giảm dần, song số cán bộ, công chức có nhu cầu học lấy văn bằng đại học 2 và học chương trình chuyển đổi từ cao đẳng lên đại học sẽ tăng.

[4] Tổng số cán bộ, công chức xã phường, thị trấn năm 2007: 2.645 người.