Nghị quyết 08/1999/NQ-HĐND ban hành bản Quy định về định hướng nội dung Xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng dân cư ở cơ sở
Số hiệu: 08/1999/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Trần Đình Kháng
Ngày ban hành: 22/02/1999 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/1999/NQ-HĐND

Đàlạt, ngày 22 tháng 02 năm 1999

 

NGHỊ QUYẾT KỲ HỌP THỨ 10
HĐND TỈNH LÂM ĐỒNG KHÓA V

(Từ ngày 09/02/1999 đến ngày 11/02/1999)

V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY ƯỚC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở CƠ SỞ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Nghị định 29/1998/NĐ-CP ngày 15/5/1998 của Chính phủ “về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”;

- Căn cứ Chỉ thị 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ “về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư”;

- Sau khi xem xét Tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh, báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu tham dự kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Nghị quyết này bản Quy định về định hướng nội dung xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng dân cư ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2: Hội đồng nhân dân dân tỉnh giao ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện bản quy định, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Quy ước ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3: Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ở cơ sở tích cực hưởng ứng việc xây dựng và thực hiện Quy ước ở cơ sở.

Nghị quyết này đã được các đại biểu kỳ họp thứ 10 Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng khóa V biểu quyết thông qua ngày 11 tháng 02 năm 1999./.

 

 

 

TM. CHỦ TỌA KỲ HỌP
PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH




Trần Đình Kháng

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY ƯỚC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở CƠ SỞ
 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/1999/NQ-HĐND, Kỳ họp thứ 10, Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng khóa V)

Để phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam, quý trọng tình làn, nghĩa xóm, đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, ổn định đời sống; góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nếp sống mới khu dân cư ở cơ sở.

Quy định này nhằm định hướng nội dung xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng dân cư ở thôn, làng, ấp, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là quy ước cơ sở).

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy ước ở cơ sở là văn bản thể hiện thỏa ước của tập thể cộng đồng dân cư ở từng thôn, làng, ấp, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản trong đời sống cộng đồng dân cư theo định hướng của Nhà nước và được Nhà nước hướng dẫn thực hiện.

Điều 2: Quy ước ở cơ sở phải do chính đại đa số nhân dân ở cơ sở nhất trí xây dựng dưới sự lãnh đạo lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở, với sự tham gia của ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể quần chúng; được hội nghị thôn, làng, ấp, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư thông qua và do Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt mới có hiệu lực thực hiện.

Điều 3: Quy ước ở cơ sở được soạn thảo theo nguyên tắc không trái với các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với trình độ dân trí, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi cộng đồng dân cư, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc ở địa phương.

Nội dung quy ước ở cơ sở thể hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng với các quan hệ xã hội mang tính tự quản trên các lĩnh vực như: Phát huy tình làng, nghĩa xóm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất trong sản xuất và đời sống; giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng; giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản công cộng và tài sản công dân trên địa bàn.

Quy ước ở cơ sở cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Điều 4: Sau khi đã trở thành quy ước tập thể và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, tất cà các thành viên trong cộng đồng dân cư ở cơ sở phải tự giác thi hành quy ước và tự nguyện chấp nhận các điều kiện, các hình thúc chế ước đã đề ra, với phương châm: “lấy gia đình làm nền tảng, đoàn viên, hội viên các đòn thể làm nòng cốt, dùng dư luận rộng rãi của cộng đồng để tác động, lấy động viên thuyết phục làm chính, không đặt ra các điều kiện, các hình thức xử phạt trái pháp luật”.

Chương II:

ĐỊNH HƯỚNG NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY ƯỚC Ở CƠ SỞ.

Mỗi bản quy ước nên có lời nói đầu gợi lại lịch sử hình thành và truyền thống của từng thôn, bản, ấp, khu phố, khối phố, cụm dân cư và mục đích xây dựng quy ước của cộng đồng dân cư.

MỤC 1: VỀ Y TẾ, GIÁO DỤC, VĂN HÓA XÃ HỘI

Điều 5: Tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế.

Nhân dân ở cơ sở cùng nhau vận động mọi người bảo vệ môi trường, thực hiện ăn ở hợp vệ sinh, có khu vực chăn nuôi gia súc - gia cầm và nhà vệ sinh riêng theo đúng quy định; thực hiện phòng và chống các dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế và thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như: tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ...

Điều 6: Phát triển sự nghiệp giáo dục.

Thực hiện chương trình thanh toán mù chữ và phổ cập giáo dục; mọi gia đình có trách nhiệm cho con, em đến trường, không để các em trong độ tuổi phổ cập giáo dục bị thất học, giúp đỡ học sinh bỏ học giữa chừng tiếp tục đến trường; tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác tại vùng sâu, vùng xa và các địa bàn khó khăn; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội để cùng chăm lo việc học tập và rèn luyện nhân cách cho học sinh. Thành lập quỹ khuyến học, trên cơ sở đóng góp tự nguyện của nhân dân ở cơ sở, nhằm khuyến khích con em mình đạt kết quả cao trong học tập và giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Điều 7: Phát triển các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh.

Cộng đồng dân cư ở cơ sở tự nguyện tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và rèn luyện sức khoẻ; tích cực góp phần cùng Nhà nước thực hiện các chương trình phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở, bảo đảm các chương phát thanh - truyền hình đến được mọi nhà, bảo đảm nơi hội họp, nơi sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí cho nhân dân ở cơ sở; góp phần bảo vệ mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở cơ sở.

Điều 8: Thực hiện văn hóa trong việc cưới.

Việc cưới hỏi phải thực hiện đúng các quy định của Luật Hôn nhân gia đình, nghiêm cấm tảo hôn, cưỡng ép, gả bán hoặc ngăn cản trái phép; một số dân tộc, tôn giáo có tục lệ riêng cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận kết hôn là thủ tục bắt buộc chính thức và hợp pháp của việc kết hôn; ngoài các nghi thức cơ bản trong việc cưới hỏi do Nhà nước quy định, không đòi hỏi ép buộc thực hiện các lễ nghi khác dưới bất kỳ hình thức nào; đồng thời xóa bỏ các tập tục về thách cưới, các nghi thức cưới hỏi theo tập quán lạc hậu. Việc tổ chức hay không tổ chức tiệc cưới phụ thuộc vào nguyện vọng của đôi tân hôn; nếu tổ chức tiệc hỏi, tiệc cứơi nên thực hiện tinh thần lành mạnh, văn minh, tiết kiệm.

Cộng đồng dân cư cơ sở có thể vận động và ghi nhận sự tự nguyện của các đôi tân hôn có điều kiện góp công sức, tiền bạc, tài sản tham gia xây dựng các công trình phúc lợi công cộng để kỷ niệm việc kết hôn.

Điều 9: Thực hiện văn hóa trong việc tang, việc giỗ.

1- Trong gia đình có người chết phải khai tử theo quy định, thực hiện nghi thức tang lễ đơn giản, văn minh, tiết kiệm; xóa bỏ các tục lệ lạc hậu như: trừ tà, bắt ma, gọi hồn, yểm bùa ... , không tổ chức ăn uống linh đình trong các ngày tang lễ; không được để người chết trong nhà quá thời gian quy định của cơ quan y tế, việc chôn cất phải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh chung; đám tang, xe tang không làm cản trở giao thông. Tùy theo tình cảm và quan hệ đối với chết mà để tang cả về hình thức và thời gian; việc để tang không cản trở việc lấy vợ, lấy chồng và làm ảnh hưởng các quyền, nghĩa vụ công dân khác. Trong trường hợp cần thiết, cộng đồng dân cư đề nghị chính quyền và các đoàn thể phối hợp giúp đỡ tang chủ tổ chức đám tang một cách trang nghiêm, chu đáo.

2- Ngày giỗ là để tưởng nhớ người quá cố, thăm viếng, chăm sóc phần mộ, họp mặt gia đình con cháu ... Việc tổ chức ngày giỗ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, song chỉ nên tổ chức họp mặt gia đình, không cúng điếu linh đình, lễ nghi phiền phức, tốm kém.

Điều 10: Thực hiện văn hóa trong lễ hội truyền thống, ngày lễ, ngày tết.

1- Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Lễ hội phải thể hiện rõ tính giáo dục lịch sử truyền thống của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy tình cảm “uống nước nhớ nguồn”, ý thức tôn tạo giữ gìn và thừa kế, phát huy di sản văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Thời gian tổ chức lễ hội không được kéo dài quá quy định, cờ hội chỉ được treo trong thời gian tổ chức lễ hội và tại địa điểm lễ hội.

2- Ngày lễ, ngày tết cần tổ chức trang nghiêm đảm bảo mục đích giáo dục truyền thống, gây được không khí phấn khởi, vui tươi, lành mạnh, bổ ích; mọi gia đình đều phải treo cờ Tổ quốc.

Tuỳ điều kiện cụ thể, từng cộng đồng dân cư có thể tổ chức các hoạt động và các hình thức vui chơi giải trí có tính chất quần chúng, có ý nghĩa thiết thực như: tổ chức tết trồng cây, tổng vệ sinh, thăm hỏi giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn; thăm viếng, chăm sóc, tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm; tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao ...

Điều 11: Bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng ở cơ sở.

Di tích , danh lam thắng cảnh, hội trường, trụ sở, trạm xá, nhà trẻ, trường học, nhà tưởng niệm liệt sĩ, cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo và các công trình công cộng khác phải được cộng đồng dân cư ở cơ sở tôn trọng và bảo vệ; không tổ chức các họat động hoặc thực hiện các hành vi gây xâm hại đến di tích lịch sử và công trình công cộng.

Điều 12: Xây dựng gia đình văn hóa.

1- Trong gia đình vợ, chồng đều có quyền lợi và trách nhiệm ngang nhau, cha mẹ phải gương mẫu trước con cái, người lớn gương mẫu trước trẻ em, các thành viên trong gia đình phải tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, công tác, lao động sản xuất và trong cuộc sống vì sự tiến bộ của từng người. Vận động mọi thành viên trong gia đình thực hiện các chính sách sinh đẻ có kế họach các nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động công ích và các nghĩa vụ khác với Nhà nước.

2 - Tất cả các hộ gia đình ở cơ sở thực hiện đăng ký xây dựng gia đình văn hóa theo tiêu chuẩn sau:

- Các thành viên gia đình tự giác và nghiêm chỉnh thực hiện quy ước cơ sở.

- Vợ chồng, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, thực hiện sinh đẻ có kế họach.

- Sản xuất kinh tế gia đình tăng trưởng, đời sống ổn định và từng bước cải thiện, phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng.

- Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào của địa phương .

- Hộ gia đình không có người vi phạm các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Điều 13:Xây dựng làng văn hóa (làng, thôn, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư).

Cộng đồng dân cư ở cơ sở cùng đồng tâm nhất trí xây dựng làng, thôn, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư thật sự văn minh, kiểu mẫu với những tiêu chuẩn như sau:

- Đời sống kinh tế của dân cư ở cơ sở ổn định, từng bước có tăng trưởng.

- Giữ gìn cảnh quan môi trường ở địa bàn xanh - sạch - đẹp.

- Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an tòan xã hội ở cơ sở, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Họat động văn hóa lành mạnh, phong phú, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa từ 70% trở lên.

- Xây dựng được tình đòan kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, giúp đỡ, hỗ trợ nhau có hiệu quả trong sản xuất và trong đời sống.

Điều 14: Phòng chống tệ nạn xã hội.

Hộ gia đình và mọi thành viên ở cơ sở giao ước đăng ký bài trừ các tệ nạn xã hội như đáng bạc, sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác, mãi dâm, mê tín, dị đoan, rượu chè bê tha và các tệ nạn xã hội khác dưới bất kỳ hình thức nào; khi phát hiện các tệ nạn xã hội phải trình báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời nội bộ nhân dân ở cơ sở thỏa thuận đề ra các biện pháp phù hợp để giáo dục, uốn nắn đối với người có vi phạm.

Điều 15: Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo.

Mọi cá nhân, hộ gia đình ở cơ sở có trách nhiệm góp phần củng cố khối đại đòan kết dân tộc bằng các việc làm cụ thể và thiết thực; tương trợ, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số đổi mới cung cách làm ăn, xóa đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và hòa nhập đời sống chung của cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Cộng đồng dân cư cần có quy ước không tham gia các họat động tôn giáo trái phép và các họat động lợi dụng tôn giáo xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an tòan xã hội; bảo đảm sinh họat tín ngưỡng và tôn giáo không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và sinh họat bình thường của nhân dân. Việc lợi dụng các hình thức họat động tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan bị Nhà nước nghiêm cấm, cần quy ước những biện pháp đấu tranh xóa bỏ.

MỤC 2: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VỀ KINH TẾ

Điều 16: Tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân.

Mọi cá nhân, hộ gia đình ở cơ sở thực hiện đòan kết tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất theo các hình thức thích hợp như: Giúp đỡ nhau về vốn, giống cây trồng, vật nuôi, tương trợ vần công, đổi công, tích cực tham gia tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, để các thành viên, hộ gia đình ở cơ sở đều có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, chống cho vay nặng lãi, có biện pháp cụ thể xóa đói giảm nghèo cho từng hộ, phấn đấu ở cơ sở không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo, tăng số hộ khá, hộ giàu lên. Tổ chức giúp đỡ các gia đình neo đơn, gia đình thuộc diện chính sách sản xuất tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Điều 17: Khuyến khích mở rộng ngành nghề, tạo công ăn việc làm.

Khuyến khích, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại theo đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Từng cộng đồng dân cư tạo điều kiện giúp nhau tham gia vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra thêm nhiều việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa; khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, giảm thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập và từng bước ổn định nâng cao đời sống của nhân dân.

Điều 18: Huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Ngòai những khỏan huy động theo quy định của Nhà nước, tùy theo điều kiện cụ thể, nhân dân ở từng cộng đồng dân cư có thể tự nguyện đóng góp lao động, vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng hoặc tự nguyện đóng góp cho các mục đích tương trợ, nhân đạo, từ thiện do chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đòan thể và tổ chức xã hội tổ chức vận động theo nguyên tắc hòan tòan tự nguyện. Các khỏan thu chi, tiến độ thi công và chất lượng công trình phải do nhân dân ở cơ sở cử người trực tiếp tham gia quản lý, giám sát và phải được thể hiện công khai dân chủ trước dân.

Những người có hành vi xâm hại đến các công trình kết cấu hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng phải bồi thường thiệt hại, khôi phục tình trạng ban đầu, hoặc theo xử lý của pháp luật.

Điều 19: Phòng, chống thiên tai:

Cộng đồng dân cư ở cơ sở có trách nhiệm tham gia thực hiện việc tu bổ, bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ rừng; phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng và các công trình thủy lợi.

Từng hộ gia đình và cá nhân chủ động tích cực phòng, chống thiên tai; khẩn cấp thực hiện các công việc cần thiết để cứu người, cứu tài sản và công trình đang bị thiên tai uy hiếp hoặc phá hoại, nhanh chóng khắc phục hậu quả gây hại, ổn định đời sống bảo vệ và phục hồi sản xuất, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Điều 20: Đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh tráI phép, sản xuất và lưu hành hàng giả.

Mọi cá nhân, hộ gia đình chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo hoàn toàn đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước; thực hiện sự phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện đối với các hành vi buôn lậu và kinh doanh tráI phép, sản xuất và lưu hành hàng giả, bao gồm việc cung cấp thông tin về đối tượng, tổ chức lực lượng, phương tiện cùng các cơ quan chức năng tham gia bắt giữ tang vật và người có hành vi vi phạm.

MỤC 3: BẢO ĐẢM AN NINH, QUỐC PHÒNG, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI.

Điều 21: Thực hiện chính sách quốc phòng toàn dân.

Gia đình và các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở cơ sở có trách nhiệm động viên những người đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự chấp hành đúng những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; không chứa chấp, bao che cho quân nhân đào ngũ, vận động thực hiện tốt nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần bảo vệ các công trình quốc phòng, khu quân sự trên địa bàn.

Điều 22: Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Cộng đồng dân cư ở cơ sở xây dựng tổ chức an ninh nhân dân nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và bảo vệ tàI sản của công dân. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm tự bảo vệ tàI sản riêng, ngăn chặn các hành vi trộm cắp, có ý thức trong việc phòng gian bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đăng ký tạm trú, tạm vắng; tích cực ủng hộ quỹ an ninh, quốc phòng, tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư.

Những hành vi quậy phá, gây mất trật tự trị an, vi phạm Quy ước an ninh trật tự ở cơ sở phảI được giáo dục, phê bình trước dân hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định của pháp luật.

Điều 23: Đăng ký hộ tịch.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đăng ký sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, nhận nuôi con ngòai giá thú và những thay đổi về hộ tịch như thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh. Cộng đồng dân cư ở cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác đăng ký hộ tịch, đề ra các biện pháp phát hiện những người không đăng ký, hướng dẫn họ thực hiện việc đăng ký kịp thời, đúng quy định.

Điều 24: Đăng ký quản lý hộ khẩu.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời những quy định về đăng ký quản lý hộ khẩu, khai báo kịp thời những thay đổi nhân khẩu trong gia đình có trẻ mới sinh, người mất tích, người chết; thực hiện đầy đủ quy định về khai báo tạm trú, tạm vắng; vận động làm chứng minh nhân dân đúng tuổi quy định.

MỤC 4: TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Điều 25: Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân ở cơ sở.

Tùy theo tình hình mùa vụ có thể hàng tháng hoặc hàng qúy trưởng thôn, buôn, khu phố, tổ dân phố phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân ở cơ sở; đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân về các họat động văn hóa, xây dựng kinh tế, gìn giữ trật tự an ninh quốc phòng ...

Cộng đồng dân cư ở cơ sở đề ra quy ước nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật; chống các biểu hiện lợi dụng dân chủ để tuyên truyền, kích động gây rối.

Điều 26: Hội nghị tòan thể cử tri hoặc chủ hộ ở cơ sở.

Hội nghị tòan thể cử tri hoặc chủ hộ ở cơ sở được tổ chức 6 tháng một lần hoặc bất thường do trưởng thôn, bản, khu phố, tổ dân phố phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các tổ chức đòan thể triệu tập và chủ trì nhằm thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư theo quy định của Nhà nước.

Hộ gia đình hoặc cử tri có trách nhiệm tham dự Hội nghị, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, quyền được thông tin và quyền góp ý, kiến nghị với các cấp chính quyền theo quy định của pháp luật; đồng thời có nghĩa vụ chấp hành các quy ước do Hội nghị thông qua.

Điều 27: Tổ chức tự quản ở cơ sở.

Nhân dân ở thôn, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư bầu ra các tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ hòa giải, ban an ninh nhân dân, tổ bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết để thay mặt nhân dân thực hiện và giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ cộng đồng dân cư ở cơ sở. Trưởng thôn, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư phối hợp với ban công tác Mặt trận và các đòan thể ở cơ sở quản lý và chỉ đạo họat động của các tổ chức này.

Chương III:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY ƯỚC Ở CƠ SỞ

Điều 28: ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy ước ở cơ sở trên phạm vi tòan tỉnh, báo cáo kết quả cho Hội đồng nhân dân tỉnh để thực hiện chức năng giám sát.

Sở Tư pháp phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin & Thể thao tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 29: Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan Tư pháp cấp huyện giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc thẩm định đối với quy ước ở cơ sở nhằm đảm bảo việc sọan thảo quy ước ở cơ sở được tiến hành thật sự dân chủ, công khai và không trái pháp luật hiện hành.

Điều 30: Sở Văn hóa - Thông tin & Thể thao chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan Văn hóa - Thông tin cấp huyện giúp ủy ban nhân dân cùng cấp hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện quy ước ở cơ sở.

Điều 31: Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phê duyệt quy ước ở cơ sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện; tổ chức tổng kết thực tiễn, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để thực hiện chức năng giám sát, trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết để cụ thể hóa quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng và thực hiện quy ước ở cơ sở trong địa phương.

Điều 32: Chủ tịch Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ các thôn, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư xây dựng thực hiện quy ước ở cơ sở; trực tiếp trình Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt quy ước ở cơ sở để cho thực hiện; hướng dẫn việc truyền đạt và niêm yết công khai nội dung quy ước trong cộng đồng dân cư; thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy ước trên địa bàn, chấn chỉnh mọi biểu hiện lệch lạc, báo cáo ủy ban nhân dân cấp trên và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để thực hiện chức năng giám sát.

Điều 33: Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang có trách nhiệm giáo dục cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, thành viên của tổ chức mình tham gia đầy đủ các họat động chung trong cộng đồng dân cư tại địa bàn nơi cư trú, tham gia thực hiện quy ước ở cơ sở và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền việc xây dựng và thực hiện quy ước ở cơ sở gắn với yêu cầu tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, thực hiện dân chủ ở cơ sở; nêu gương những điển hình tiên tiến, phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc trong xây dựng và thực hiện quy ước ở cơ sở.

Chương IV:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 34: Trình tự soạn thảo và thông qua quy ước ở cơ sở

Căn cứ các nội dung đã được định hướng chung trên lĩnh vực theo bản quy định này, tùy theo điều kiện, tình hình thực tế ở cơ sở và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, các thôn, bản, khu phố, khối phố, cụm dân cư sọan thảo quy ước riêng của từng cộng đồng dân cư, đảm bảo thiết thực, cụ thể và theo đúng trình tự, thủ tục quy định; mỗi bản quy ước có thể bao gồm nhiều lĩnh vực hoặc chỉ điều chỉnh một vài lĩnh vực cần thiết, bức xúc nhất của cộng đồng dân cư. Sau khi sọan thảo xong phải tổ chức họp dân để lấy ý kiến đóng góp tạo sự thống nhất của nhân dân nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Quy ước chỉ được thông qua khi có ít nhất hai phần ba số người đại diện cho hộ gia đình hoặc cử tri tán thành. Quy ước chính thức trình lên cơ quan thẩm quyền phê duyệt phải có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận, đại diện các đòan thể quần chúng và già làng (nếu có), kèm theo biên bản thông qua của đại diện hộ gia đình hoặc cử tri. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung thì cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như khi sọan thảo quy ước mới.

Điều 35: Biện pháp tổ chức thực hiện quy ước ở cơ sở.

Quy ước ở cơ sở được tổ chức phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư và được tổ chức thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác của nhândân, lấy động viên thuyết phục và tác động của dư luận xã hội làm biện pháp chủ yếu.

Để động viên, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và hộ gia đình có thành tích, từng cộng đồng dân cư có thể lập sổ vàng truyền thống để ghi nhận những cống hiến của tập thể, cá nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng; hoặc quy ước các hình thức, biện pháp để tự thực hiện khen thưởng. Hàng năm, kết hợp việc bình xét công nhận gia đình văn hóa để lựa chọn những hộ gia đình có nhiều thành tích trong việc thực hiện quy ước ở cơ sở, tổ chức khen thưởng theo quy ước hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

Các trường hợp vi phạm quy ước ở cơ sở cần được xử lý phù hợp với trình độ dân trí và các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của địa bàn dân cư, lấy giáo dục thuyết phục làm chính và không được áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý trái pháp luật, mỗi cộng đồng dân cư cần quy ước các hình thức, biện pháp thích hợp để phê bình, giúp đỡ người vi phạm tự giác khắc phục. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước phải do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, không được xử lý theo quy ước ở cơ sở.

Điều 36: Bản Quy định này có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh ra Nghị quyết ban hành.

Các quy ước trước đây của địa phương có nội dung trái với bản Quy định này đều được bãi bỏ./-