Nghị quyết 05/2016/NQ-HĐND về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 05/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Y Biêr Niê
Ngày ban hành: 30/08/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2016/NQ-HĐND

Đắk Lắk, ngày 30 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Xét Tờ trình số 73/TTr-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 28/BC - HĐND ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ban văn hoá - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Nghị quyết về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tng quát: Bảo tồn và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa cồng chiêng, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo động lực thúc đẩy phát trin du lịch của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Cấp trang phục và hỗ trợ kinh phí cho 75 đội chiêng, đội văn nghệ có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng;

- Phấn đấu có trên 70% buôn đồng bào các dân tộc thiu số tại chỗ trên địa bàn toàn tnh có cồng chiêng;

- Hoàn thành nội dung về thống kê, sưu tầm các bài chiêng c, số lượng nghệ nhân truyền dạy, số lượng cồng chiêng;

- 100% các huyện, thị xã, thành phố được tchức các lớp truyền dạy về cách đánh cồng chiêng và chỉnh chiêng;

- 100% số trường dân tộc nội trú trên địa bàn tnh được phbiến kiến thức và tchức sinh hoạt ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng.

2. Các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng:

a) Tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ svà đồng bào các dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về trách nhiệm gìn gi, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong tnh và Trung ương tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị văn hóa cồng chiêng;

b) Trang bị cồng chiêng cho đội chiêng của các buôn; cấp trang phục truyn thống cho đội chiêng, đội văn nghệ ở các buôn có nhiều thành tích trong việc bảo tn, phát huy gìn giữ di sản văn hóa cồng chiêng;

c) Mlớp dạy đánh cồng chiêng, truyền dạy chnh chiêng; mlớp truyền dạy dân ca, dân vũ; mở lớp truyền dạy sử thi;

d) Phổ biến kiến thức và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng trong các trường học, đặc biệt là các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh;

đ) Phục dựng một số lễ hội truyền thống có nguy cơ mai một của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ;

e) Phối hợp với các địa phương triển khai chính sách tôn vinh, đãi ngộ, khuyến khích các cá nhân, tập thế tham gia bo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống, thông kê, sưu tm, ghi chép lưu giữ các bài chiêng cổ trong các nghi lễ của đồng bào các dân tộc thiu số tại chỗ (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh tư liệu); thống kê số lượng nghệ nhân dân gian có khnăng truyền dạy đánh cồng chiêng, chỉnh (sửa) cồng chiêng và nhớ được các bài chiêng hiện có;

g) Tchức giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các buôn làng trong cộng đồng và giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa 3 cụm trong tỉnh;

h) Xuất bn sách và đĩa CD về các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020;

i) Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy giá trị của di sàn văn hóa cồng chiêng; đánh giá kết quả thực hiện đề án, định hưng bảo tồn, phát huy trong giai đoạn tiếp theo.

3. Các giải pháp thực hiện:

a) Tăng cưng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thvà nhân dân về vai trò trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng; đy mạnh ng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền và qung bá văn hóa cồng chiêng gn liền với hoạt động du lịch.

b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đi với di sản văn hóa cồng chiêng. Thực hiện Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đồi, bổ sung một số Điều ca Luật Di sản văn hóa, có các biện pháp để bảo vệ và xlý đối với các hành vi trộm cp, hủy hoại cồng chiêng;

c) Tăng cường hỗ trợ cho các cá nhân, tập th sưu tm, gìn giữ và chế tác nhạc cụ dân tộc, các nghi lễ mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiu số tại chỗ;

d) Xây dụng, tchức hoạt động mô hình buôn kiu mẫu gn với du lịch cộng đồng; thường xuyên tchức các hoạt động văn hóa cồng chiêng trong sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, trong các hoạt động du lịch, văn hóa. Định kỳ hai năm một lần tham gia Lễ hội văn hóa cồng chiêng cấp tỉnh, xen kẽ 02 năm/lần tham gia Lhội cồng chiêng cấp khu vực;

đ) Đăng cai Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 tại tỉnh; tham gia tốt Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2019 tại tnh Gia Lai;

e) Phối hợp với các địa phương khuyến khích nghệ nhân trực tiếp tham gia truyền dạy cồng chiêng, truyền dạy chỉnh chiêng, truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào dân tộc trong cộng đồng. Động viên, khuyến khích các nghệ nhân, các đội chiêng, đội văn nghệ và các gia đình gìn giữ, phát huy văn hóa cồng chiêng;

g) Phát huy vai trò của các già làng, chức sắc tôn giáo trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng; tích cực vận động xã hội hóa; tăng cường nguồn lực đối với công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng, đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các Nhà Văn hóa cộng đồng của buôn đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ nhăm htrợ có hiệu quả việc bo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng.

4. Kinh phí thực hiện:

Tng kinh phí thực hiện: 10.250.000.000 đồng (Mười tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng). Trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 8.999.500.000 đồng

- Nguồn kinh phí từ xã hội hóa: 1.250.500.000 đồng

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao y ban nhân dân tnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp;

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tnh, Tđại biểu Hội đồng nhân dân tnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa IX, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 30 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- U
B Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Văn hoá, Thể thao vả Du lịch;
-
Cục Kiềm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
-
Thường trực Tỉnh uỷ;
- Đoàn ĐBQH tinh;
- UBMTTQVN tinh;
- Các Sở: TC, TP, KHĐT, VHTT&DL;
- Văn phòng Tnh ủy
-
Văn phòng HĐND tnh;
- VP UBND tnh;
- TT. HĐND các huyện, thị xã, thành phổ;
- Báo Đk Lk, Đài PTTH tnh;
- Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tnh;
- Lưu: VT, p. Ct HĐND.

CHỦ TỊCH




Y Biêr Niê

 

PHỤ LỤC KINH PHÍ

(Kèm theo Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của HĐND tỉnh về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG THỰC HIỆN

Tổng số tiền

NĂM THỰC HIỆN

2016

2017

2018

2019

2020

I

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

 

 

100

100

100

 

II

Thống kê, sưu tầm các bài chiêng cổ, các nghệ nhân dân gian biết truyền dạy đánh chiêng và truyền dạy kỷ năng chỉnh chiêng (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh...)

300

 

100

100

100

 

III

Công tác mở lớp truyền dạy

1.800

300

300

450

300

450

IV

Phục dựng các nghi lễ - lễ hội

400

 

100

100

100

100

V

Cấp trang phục cho 75 đội chiêng, đội văn nghệ

(theo đề nghị cùa các huyện) có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng

900

 

300

300

300

 

VI

Hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho các đội chiêng, đội văn nghệ

300

 

100

100

100

 

VII

Tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng tại 3 cụm

1.800

 

450

450

450

450

VIII

Liên hoan cồng chiêng 5 tỉnh Tây Nguyên

(Đắk Lắk đăng cai tổ chức năm 2017)

2.500

 

2.500

 

 

 

IX

Tham gia Liên hoan cồng chiêng 5 tỉnh Tây Nguyên (tại Gia Lai năm 2019)

500

 

 

 

500

 

X

Trang bị chiêng cho các buôn

1.150

150

250

250

250

250

XI

Tổ chức Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng; Hội nghị, hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án và kế hoạch bảo tồn trong giai đoạn tiếp theo

200

 

 

100

 

100

XII

Công tác xây dựng đề án, soạn thảo văn bản, khảo sát và chỉ đạo, điều hành quản lý thực hiện đề án

100

20

20

20

20

20

Tổng

10.250

470

4.220

1.970

2.220

1.370

Bằng chữ

Mười tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng

 

 

 

- Nghị quyết này được kéo dài thời gian thực hiện bởi Điều 1 Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND

Điều 1. Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 -2020 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Xem nội dung VB