Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa IX, kỳ họp chuyên đề ban hành
Số hiệu: 04/2010/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trần Anh Linh
Ngày ban hành: 05/04/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2010/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 05 tháng 04 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2015 VÀ XÉT ĐẾN NĂM 2020.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHOÁ IX, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Sau khi xem xét Tờ trình số 08/TTr-UBND ngày 22/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu.

- Quy hoạch các mỏ, điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) có triển vọng; xác định số lượng và trữ lượng các mỏ, điểm mỏ có đủ điều kiện bổ sung vào quy hoạch, làm cơ sở để quản lý cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thu hút nhà đầu tư vào tổ chức thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

- Phân kỳ công tác thăm dò, khai thác các mỏ, điểm mỏ theo từng thời kỳ đến năm 2015 và đến 2020 đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bản tỉnh Kon Tum.

- Từng bước tăng dần giá trị sản xuất công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn, phấn đấu giai đoạn 2010 - 2020 đạt 50% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp tỉnh.

2. Nội dung quy hoạch.

2.1. Dự báo nhu cầu khoáng sản làm VLXDTT giai đoạn 2010 - 2020:

TT

Loại khoáng sản VLXDTT

Đơn vị tính

2010 - 2015

2016 - 2020

1

Gạch xây

Nguồn NL sét tương ứng (1m3 sản xuất được 400 viên gạch 6 lỗ quy chuẩn)

Triệu viên

1000 m3

1.300

3.200

2.200

5.500

2

Đá xây dựng

1000 m3

4.200

7.300

3

Cát sỏi xây dựng

1000 m3

6.300

10.900

2.2. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXDTT giai đoạn 2010 - 2020: (có phụ lục kèm theo)

a. Quy hoạch thăm dò

* Đá xây dựng:

- Số lượng mỏ huy động: 57 điểm mỏ, trong đó có 9 khu vực mỏ có triển vọng quy mô lớn (dự báo trữ lượng > 10 triệu m3); 18 khu vực mỏ có quy mô vừa (dự báo trữ lượng khoảng 5 - 10 triệu m3).

* Cát, sỏi xây dựng:

- Số lượng mỏ huy động: 02 mỏ, thuộc đoạn lưu vực sông có thể tổ chức khai thác quy mô công nghiệp: Sông Đăk Bla (đoạn phía Tây cầu Đăk Bla đến ngã 3 Kroong) và Sông PôKô (đoạn phía nam cầu Kroong đến lòng hồ Ya Ly).

* Sét sản xuất gạch ngói:

- Số lượng mỏ huy động: 15 điểm mỏ, có quy mô từ nhỏ đến lớn; trữ lượng dự báo trên 70 triệu m3. Diện tích quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoảng 40 - 50% và trữ lượng có thể huy động khai thác khoảng 40 triệu m3.

b. Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng

* Đá xây dựng:

- Giai đoạn 2010 - 2015: Tổng trữ lượng khai thác, chế biến dự kiến 6,5 ÷ 7 triệu m3.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng trữ lượng khai thác, chế biến dự kiến 7,5 ÷ 8 triệu m3.

* Cát, sỏi xây dựng:

- Giai đoạn 2010 - 2015: Tổng trữ lượng khai thác dự kiến 4,8 triệu m3.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng trữ lượng khai thác dự kiến 6 triệu m3.

* Sét sản xuất gạch ngói:

- Giai đoạn 2010 - 2015: Tổng trữ lượng khai thác, chế biến dự kiến 2,8 triệu m3.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng trữ lượng khai thác, chế biến dự kiến 3,6 triệu m3.

3. Giải pháp thực hiện.

- Thống nhất những biện pháp, giải pháp để tổ chức thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề sau:

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản có sự phân công cụ thể trách nhiệm của các ngành, địa phương. Quy định rõ các khu vực cấm, tạm thời cấm, khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản và các khu vực nhạy cảm: Di tích văn hóa, lịch sử, vườn quốc gia, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống...

- Xây dựng cụ thể các giải pháp huy động vốn đầu tư, thu hút các nhà đầu tư tham gia hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm nguyên liệu, vật liệu xây dựng.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư đối với các dự án khai thác, chế biến tại chỗ khoáng sản ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hay những dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm vệ sinh môi trường, các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá IX, kỳ họp chuyên đề năm 2010 thông qua ./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Anh Linh

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN