Nghị quyết 04/2007/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp thứ 8 ban hành
Số hiệu: | 04/2007/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Sáng Vang |
Ngày ban hành: | 17/07/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2007/NQ-HĐND |
Tuyên Quang, ngày 17 tháng 7 năm 2007 |
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2006/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản;
Căn cứ Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 06 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Thông tư số 03/2006/TT-BTS ngày 12 tháng 04 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 28/QĐ-BTS ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Thuỷ sản quy định tạm thời về nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương, đơn vị kế hoạch 2006 - 2010 thực hiện dự án thuộc chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình phát triển giống thuỷ sản;
Căn cứ Nghị quyết số 95/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVI, kỳ họp thứ 7 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 16/BC-KTNS16 ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2007./.
|
CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 17/7/2007 của HĐND tỉnh)
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
1.1- Khai thác hiệu quả lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang, tận dụng mặt nước sông, suối, các công trình thuỷ lợi để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, nghiên cứu khả năng nhân giống, kỹ thuật nuôi một số loài cá đặc sản của địa phương để ứng dụng vào thực tiễn.
1.2- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng trọng điểm; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức kinh tế hộ gia đình gắn với chế biến, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm theo quy hoạch, nhằm tăng giá trị kinh tế ngành thuỷ sản, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
1.3- Phát triển thuỷ sản phải đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn với công nghiệp bảo quản và chế biến; bảo tồn và phát triển các giống cá đặc sản của địa phương.
1.4- Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển giống thuỷ sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng những vùng nuôi qui mô lớn và cơ sở sản xuất giống; hỗ trợ hoạt động sự nghiệp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2.1- Đến năm 2010: phát triển thuỷ sản để tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; quản lý phát triển thuỷ sản theo đúng quy hoạch, kế hoạch để có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
2.2- Định hướng đến năm 2020: phát triển thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế hàng hoá quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung ứng sản phẩm hàng hoá thuỷ sản chất lượng cao cho thị trường trong nước và làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
3.1- Đến năm 2010
- Diện tích đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Trong đó: + Nuôi trên ao, hồ nhỏ: + Nuôi trên ruộng lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả: Trong đó: Nuôi chuyên thuỷ sản: Nuôi1vụ cá với1 vụ lúa; nuôi xen cá trong lúa: + Nuôi trên hồ chứa, mặt nước lớn: - Số lượng lồng nuôi trên sông, suối, hồ chứa: - Sản lượng nuôi trồng: - Sản lượng khai thác tự nhiên sông, suối: - Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản: - Tạo việc làm cho lao động nông thôn: - Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân năm: |
10.932 ha,
1.849 ha; 411 ha;
61 ha; 350 ha. 8.672 ha. 420 lồng. 5.211 tấn. 150 tấn. 76 tỷ đồng. 11.500 lao động. 64,6%. |
3.2- Định hướng đến năm 2020
a) Giai đoạn 2011 - 2015
- Diện tích đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Trong đó: |
11.410 ha, |
+ Nuôi trên ao, hồ nhỏ: |
1.950 ha; |
+ Nuôi trên ruộng lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả: |
788 ha; |
+ Nuôi trên hồ chứa, mặt nước lớn: |
8.672 ha. |
- Số lượng lồng nuôi: |
960 lồng. |
+ Trên sông: |
560 lồng. |
+ Trên hồ: |
400 lồng. |
- Sản lượng nuôi trồng: |
9.240 tấn. |
- Sản lượng khai thác tự nhiên trên sông, suối: |
150 tấn. |
- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản: |
174 tỷ đồng. |
- Tạo việc làm cho lao động nông thôn: |
13.860 lao động. |
- Tỷ lệ tăng trưởng diện tích nuôi bình quân/năm: |
0,65%. |
- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân/năm: |
10,18%. |
- Tỷ lệ tăng trưởng giá trị bình quân/năm: |
19,94%. |
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Diện tích đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Trong đó: |
11.622 ha, |
+ Nuôi trên ao, hồ nhỏ: |
2.000 ha; |
+ Nuôi trên ruộng lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả: |
950 ha; |
+ Nuôi trên hồ chứa, mặt nước lớn: |
8.672 ha. |
- Nuôi cá lồng trên sông, suối, hồ thuỷ điện: |
1.340 lồng. |
+ Trên sông: |
740 lồng. |
+ Trên hồ: |
600 lồng. |
- Sản lượng nuôi trồng: |
13.910tấn. |
- Sản lượng khai thác tự nhiên sông, suối: |
150 tấn. |
- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản: |
319 tỷ đồng. |
- Tạo việc làm cho lao động nông thôn: |
15.000 lao động. |
- Tỷ lệ tăng trưởng diện tích nuôi bình quân/năm: |
0,38%. |
- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân/năm: |
7,5%. |
- Tỷ lệ tăng trưởng giá trị bình quân/năm: |
8,5%. |
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ nhỏ
Tổng diện tích ao, hồ nhỏ đang nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh hiện có 1.849 ha, trong đó: huyện Yên Sơn có 505 ha; huyện Hàm Yên có 418 ha; huyện Sơn Dương có 511 ha; huyện; huyện Chiêm Hoá có 328 ha; huyện Na Hang có 48 ha; thị xã Tuyên Quang có 39 ha.
1.1- Đến năm 2010: Quy hoạch tuân thủ theo hiện trạng ở các địa phương diện tích ao, hồ nhỏ nuôi thuỷ sản 1.849 ha.
1.2- Giai đoạn 2011 - 2015: Khoa học công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tiến bộ, con giống chất lượng tốt, thức ăn chất lượng cao hệ số sử dụng thấp, sử dụng thiết bị kỹ thuật điều chỉnh và xử lý môi trường nên có thể nuôi được mật độ dầy hơn, năng suất nuôi tăng lên; năng suất nuôi cá ao, hồ nhỏ bình quân toàn tỉnh 2,5 tấn/ha; đến năm 2015 diện tích ao, hồ nhỏ nuôi thuỷ sản là 1.950 ha.
1.3- Giai đoạn 2016 - 2020: Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển cao, năng suất nuôi cá ao, hồ nhỏ bình quân chung toàn tỉnh 3,5 tấn/ha, năng xuất cá biệt đạt 5 tấn, 7 tấn và 10 tấn/ha; đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ nhỏ là 2.000 ha.
2. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả
2.1- Đến năm 2010
Đối với diện tích ruộng trũng, lầy thụt tập trung, chủ động nguồn nước trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi chuyên thuỷ sản hoặc nuôi 1 vụ cá với 1 vụ lúa; những vùng ruộng trũng, phân tán, chủ động nguồn nước cải tạo để nuôi cá xen trong lúa; diện tích ruộng trũng, lầy thụt nuôi thuỷ sản là 411 ha, sản lượng đạt 343,5 tấn, tạo thêm việc làm cho 812 lao động nông thôn, trong đó:
- Diện tích ruộng chuyển sang nuôi chuyên thuỷ sản là 61 ha; năng suất bình quân 2,5 tấn/ha; sản lượng 152,5 tấn; tạo việc làm cho 244 lao động.
- Diện tích ruộng cải tạo để nuôi 1 vụ cá với 1 vụ lúa là 85 ha; năng suất bình quân 1 tấn/ha; sản lượng 85 tấn; tạo việc làm cho 170 lao động.
- Diện tích ruộng cải tạo để nuôi xen cá trong lúa là 265 ha; năng suất bình quân 0,4 tấn/ha; sản lượng 106 tấn; tạo việc làm cho 398 lao động.
2.2- Giai đoạn 2011 - 2015: Đầu tư phát triển thuỷ sản vùng ruộng chuyển đổi tập trung, có hệ thống cấp thoát nước chủ động, công nghệ nuôi tiên tiến; đến năm 2015 diện tích là 788 ha, sản lượng 1.189 tấn, tạo việc làm cho 1.597 lao động nông thôn, trong đó:
- Diện tích ruộng chuyển đổi sang nuôi chuyên thuỷ sản là 133 ha; năng suất bình quân 4,0 tấn/ha; sản lượng 532 tấn; tạo việc làm cho 532 lao động.
- Diện tích ruộng cải tạo để nuôi 1 vụ cá với 1 vụ lúa là 165 ha; năng suất thuỷ sản bình quân 2,5 tấn/ha; sản lượng đạt 412 tấn; tạo việc làm cho 330 lao động.
- Diện tích ruộng cải tạo để nuôi xen cá trong lúa là 490 ha; năng suất bình quân 0,5 tấn/ha; sản lượng 245 tấn; tạo việc làm cho 735 lao động.
2.3- Giai đoạn 2016 - 2020
Đầu tư công nghệ nuôi tiên tiến, sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, thiết bị máy móc hiện đại, quản lý điều tiết tốt về môi trường để đạt năng suất cao (nuôi cá ruộng bình quân 5,0 tấn/ha; nuôi 1 vụ cá với 1 vụ lúa 3,0 tấn/ha; nuôi cá xen trong lúa 0,6 tấn/ha).
Đến năm 2020, diện tích là 950 ha; sản lượng 1.735 tấn; tạo việc làm cho 1.878 lao động nông thôn, trong đó:
- Diện tích ruộng chuyển đổi sang nuôi chuyên thuỷ sản là 133 ha; năng suất bình quân 5,0 tấn/ha; sản lượng 665 tấn; tạo việc làm cho 532 lao động.
- Diện tích ruộng cải tạo để nuôi 1 vụ cá với 1 vụ lúa là 242 ha; năng suất bình quân 3,0 tấn/ha; sản lượng 726 tấn; tạo việc làm cho 484 lao động.
- Diện tích ruộng cải tạo để nuôi xen cá trong lúa là 575 ha; năng suất bình quân 0,6 tấn/ha; sản lượng đạt 345 tấn; tạo việc làm cho 862 lao động..
3. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa mặt nước lớn
3.1. Quy hoạch phát triển đến năm 2010
- Diện tích hồ phát triển nuôi trồng thuỷ sản là 8.672 ha, trong đó: diện tích quản lý thả giống, bảo vệ để đánh bắt 672 ha; diện tích hồ thuỷ điện Tuyên Quang 8.000 ha (nuôi cá eo ngách 30 ha).
- Nuôi cá lồng hồ thuỷ điện Tuyên Quang 40 lồng.
- Sản lượng 1.018 tấn, trong đó: sản lượng cá thu từ hồ có diện tích trên 05 ha là 168 tấn; khai thác hồ thuỷ điện Tuyên Quang 800 tấn; cá lồng trên hồ 20 tấn; cá eo ngách 30 tấn.
- Tạo việc làm cho 2.246 lao động, trong đó: nuôi cá lồng 80 lao động; quản lý thuỷ sản hồ chứa 2.016 lao động; nuôi cá eo ngách 120 lao động; quản lý hồ thuỷ điện Tuyên Quang 30 lao động.
3.2. Quy hoạch phát triển đến năm 2020
a) Giai đoạn 2011- 2015
- Duy trì ổn định diện tích hồ nuôi trồng thuỷ sản là 8.672 ha; phát triển nuôi cá eo ngách trong diện tích hồ thuỷ điện Tuyên Quang lên 50 ha.
- Nuôi cá lồng hồ thuỷ điện Tuyên Quang 400 lồng.
- Sản lượng 2.618 tấn, trong đó: Sản lượng thu từ các hồ có diện tích trên 05 ha là 168 tấn; sản lượng khai thác hồ thuỷ điện 1.200 tấn; sản lượng cá lồng trên hồ 1.200 tấn; sản lượng cá eo ngách 50 tấn.
- Tạo việc làm cho 3.046 lao động, trong đó: Nuôi cá lồng 800 lao động; quản lý thuỷ sản hồ chứa 2.016 lao động; nuôi cá eo ngách 100 lao động; quản lý hồ thuỷ điện Tuyên Quang 30 lao động; đánh cá trên hồ 100 lao động.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Diện tích hồ phát triển nuôi trồng thuỷ sản ổn định: 8.672 ha; phát triển nuôi eo ngách trong hồ thuỷ điện Tuyên Quang lên 100 ha.
- Nuôi cá lồng, bè hồ thuỷ điện Tuyên Quang 600 lồng.
- Sản lượng 4.068 tấn, trong đó: Sản lượng thu từ các hồ có diện tích trên 05 ha là 168 tấn; sản lượng khai thác hồ thuỷ điện Tuyên Quang 800 tấn; sản lượng cá lồng trên hồ 3.000 tấn; sản lượng cá eo ngách 100 tấn.
- Tạo việc làm cho 3.446 lao động, trong đó: Nuôi cá lồng 1.200 lao động; quản lý thuỷ sản hồ chứa 2.016 lao động; nuôi cá eo ngách 100 lao động; lao động đánh cá trên hồ 100 lao động; quản lý thuỷ sản hồ thuỷ điện Tuyên Quang 30 lao động.
4. Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông
4.1- Quy hoạch phát triển đến năm 2010
- Số lượng lồng nuôi thủy sản trên sông 380 lồng.
- Năng suất: Dự kiến trung bình 400 kg/lồng.
- Sản lượng 152 tấn.
- Giá trị sản xuất 2,28 tỷ đồng (152 tấn x 15.000 đ/kg).
- Tạo việc làm cho 760 lao động.
4.2- Quy hoạch phát triển đến năm 2020
a) Giai đoạn 2011 - 2015
- Số lượng lồng nuôi thủy sản trên sông 560 lồng.
- Năng suất dự kiến 1,0 tấn/lồng.
- Sản lượng 560 tấn.
- Giá trị sản xuất 11,2 tỷ đồng (560 tấn x 20.000 đ/kg).
- Tạo việc làm cho 1.120 lao động
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Số lượng lồng nuôi thủy sản trên sông 740 lồng.
- Năng suất dự kiến 1,5 tấn/lồng.
- Sản lượng 1.110 tấn.
- Giá trị sản xuất 27,75 tỷ đồng (1.110 tấn x 25.000 đ/kg).
- Tạo việc làm cho 1.480 lao động.
5. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên sông
5.1- Nhiệm vụ
- Duy trì sản lượng khai thác hàng năm 150 tấn.
- Giá trị sản xuất 3 tỷ đồng.
- Thu hút 300 lao động khai thác trên sông, suối.
5.2- Quy hoạch các vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi:
- Các điểm khai thác ở những đoạn sông, suối rộng, sâu, nước chảy chậm hoặc khúc nước quẩn trên sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và ở tất cả các sông, suối khác.
- Vùng bảo vệ nguồn lợi tự nhiên là các bãi đẻ của cá trên các sông, suối:
+ Bảo vệ bãi đẻ của các loài cá dầm xanh, xã Thanh Tương, huyện Na Hang (hàng năm vào mùa mưa cá thường tập trung về đây đẻ trứng).
+ Bảo vệ bãi đẻ cá mè trắng ở thượng nguồn sông Lô, huyện Hàm Yên.
+ Bảo vệ bãi đẻ cá ở soi Cờ, soi Đen, soi Long xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn.
+ Bảo vệ bãi đẻ cá ở soi Cờ, ghềnh Ruộc sông Lô, huyện Yên Sơn.
+ Bảo vệ bãi đẻ của cá trắm đen trên sông Lô thuộc thị xã Tuyên Quang.
III. QUY HOẠCH VÙNG NUÔI THUỶ ĐẶC SẢN
Tại một số vùng có điều kiện thích hợp, nuôi thử nghiệm một số loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao trên vùng hồ thuỷ điện Tuyên Quang như: dầm xanh, anh vũ, lăng, chiên... và một số loài cá vùng nước lạnh: cá tầm, cá hồi...
Phát triển một số mô hình nuôi ba ba, cá sấu... trong giai đoạn 2007 - 2010.
Để cung ứng các giống đặc sản có giá trị cao cho nuôi trồng, công tác nghiên cứu khoa học cần được ưu tiên; triển khai các đề tài điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên làm cơ sở cho việc lập dự án bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn nguồn gien quý hiếm, tổ chức sưu tập, lưu giữ các đối tượng quý hiếm tại Trung tâm sản xuất giống thuỷ sản và thực hiện nghiên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo giống đáp ứng nhu cầu sản xuất.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1.1- Nhu cầu giống thuỷ sản
- Đến năm 2010: Tổng nhu cầu là 69,5 triệu con, trong đó: ao, hồ nhỏ 37,40 triệu con; ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả 4,7 triệu con; hồ chứa, mặt nước lớn 26,6 triệu con; nuôi cá lồng trên sông 0,8 triệu con.
- Đến năm 2015: Tổng nhu cầu là 85,6 triệu con, trong đó: ao, hồ nhỏ 48,75 triệu con; ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả 8,3 triệu con; hồ chứa, mặt nước lớn 27,4 triệu con; nuôi cá lồng trên sông 1,2 triệu con.
- Đến năm 2020: Tổng nhu cầu là 93,8 triệu con, trong đó: ao, hồ nhỏ 60 triệu con; ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả 11,6 triệu con; hồ chứa, mặt nước lớn 20,6 triệu con; nuôi cá lồng trên sông 1,6 triệu con.
1.2- Khả năng đáp ứng của các cơ sở sản xuất giống hiện có:
Với năng lực hiện có, các cơ sở sản xuất giống thủy sản hiện tại chỉ sản xuất được khoảng 20 triệu cá hương và 10 triệu cá giống, đáp ứng từ 40 đến 45% nhu cầu giống hiện nay.
1.3- Giải pháp thực hiện:
- Hoàn thành xây dựng Trung tâm sản xuất giống thuỷ sản cấp I Hoàng Khai để tiếp nhận giống mới, nuôi thuần hóa giống nhập, giữ giống thuần và nhân giống cung ứng cho các cơ sở ương giống trong tỉnh, tạo đàn cá giống ông bà, bố mẹ có năng suất cao (cá trắm cỏ, cá chép lai, cá trôi ấn độ, cá rô phi vằn dòng GIFT…); quy mô sản xuất hàng năm 1 - 2 tấn cá hậu bị, 100 - 150 triệu cá bột và 5 - 10 triệu cá giống.
- Cải tạo, nâng cấp 02 trại sản xuất giống thủy sản: Trại cá thị xã Tuyên Quang và trại cá Sơn Dương; quy mô mỗi trại 1 năm sản xuất 10 - 15 triệu cá giống.
- Xây dựng mới 01 trại sản xuất giống thuỷ sản cho hồ thuỷ điện Tuyên Quang có công suất 20 triệu cá giống/năm.
- Hình thành một số điểm ương cá giống chất lượng tốt ở các huyện, nhất là vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại khó khăn để cung cấp đủ giống tại chỗ cho người chăn nuôi.
- Khuyến khích các cơ sở hộ gia đình ương cá giống mở rộng quy mô để tăng sản lượng cá giống hàng năm.
- Đến năm 2010: Khuyến khích các hộ nuôi trồng thuỷ sản có điều kiện sử dụng các thiết bị chế biến thức ăn (máy nghiền, máy trộn, máy sấy thức ăn…) phù hợp để tăng hiệu quả trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Sau năm 2010, xây dựng phân xưởng sản xuất chế biến thức ăn tại trại sản xuất giống thuỷ sản hồ thu điện Tuyên Quang phục vụ cho nuôi cá hồ chứa, năng lực sản xuất 5.000 - 6.000 tấn/năm, đáp ứng được 30 - 35% nhu cầu thức ăn chế biến cho nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh, một phần các hộ gia đình tự sản xuất, phần còn thiếu thông qua các đại lý nhập từ các nhà máy chế biến thức ăn ngoài địa bàn.
3. Về phòng trừ dịch bệnh, quản lý môi trường nuôi
3.1- Nguồn gốc dịch bệnh thủy sản
Nguồn gốc cơ bản của các loại dịch bệnh thủy sản trước hết là chất lượng con giống, để tránh dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện phòng trừ mầm bệnh ngay từ khâu giống, môi trường nuôi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng...
3.2- Kiểm dịch và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
- Tăng cường kiểm tra chất lượng con giống và đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thú y trong thuỷ sản, chất lượng giống cá bố mẹ; thực hiện công bố chất lượng hàng hoá đối với con giống của cơ sở sản xuất có đủ điều kiện; kiểm dịch con giống trước khi lưu thông.
- Kiểm soát nguồn cá giống đưa vào sản xuất, tổ chức phòng, chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi, kiểm dịch con giống chất lượng để các trại bán giống có đủ cơ sở công bố chất lượng theo quy định của ngành thuỷ sản.
3.3- Về quản lý môi trường nuôi thủy sản
- Quản lý tốt môi trường nước vùng nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước; tập trung quản lý nguồn nước cung cấp cho nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng thức ăn, thuốc, chế phẩm…, áp dụng các biện pháp xử lý nước thải từ các vùng nuôi ra môi trường, đặc biệt là những vùng nuôi thâm canh, công nghiệp.
- Phát triển thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái ở những vùng thích hợp.
- Hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn các phương pháp nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường sinh thái, nhất là những vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển du lịch.
4. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học và công nghệ
4.1- Đối với loại hình mặt nước ao, hồ nhỏ:
- Đến năm 2010: Diện tích mặt nước từ 0,5 ha đến 02 ha áp dụng phương thức nuôi thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp; diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên đến dưới 05 ha áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh.
- Từ sau năm 2010: Áp dụng rộng rãi phương thức nuôi thâm canh, theo hướng công nghiệp, có trang thiết bị sục khí, quạt nước và hệ thống điều chỉnh, xử lý môi trường đồng bộ.
4.2- Đối với loại hình chuyển đổi ruộng trũng, lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản:
- Những vùng có diện tích tập trung, thuận lợi nguồn nước, giao thông chuyển đổi thành ao nuôi chuyên thuỷ sản hoặc nuôi 1 vụ thuỷ sản với cấy 1 vụ lúa; lựa chọn đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: Cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh và những đối tượng nuôi mới phù hợp theo phương thức thâm canh và bán thâm canh, tạo thành vùng hàng hoá tập trung, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, ngoài tỉnh và vùng nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu.
- Những vùng nuôi phân tán, thuận lợi nguồn nước, đầu tư cải tạo ruộng để kết hợp trồng lúa với nuôi cá xen trong lúa nhằm tạo ra sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đối tượng nuôi là cá chép, cá rô phi, cá trôi, cá trắm, cá mè...; do thời gian nuôi ngắn theo vụ lúa nên cần thả giống sớm, có thể đào rãnh trong ruộng để thả giống cỡ lớn hơn từ khi làm đất, sử dụng thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn chế biến sẵn để sớm được thu hoạch.
4.3- Đối với loại hình nuôi trong các hồ chứa thủy lợi mặt nước lớn
- Định hướng phát triển thuỷ sản gắn với phát triển du lịch, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, phục vụ hoạt động dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái; nghiêm cấm đánh cá huỷ diệt; tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Nguyên tắc khai thác, sử dụng mặt nước hồ chứa lớn để phát triển thủy sản hàng hóa là không được làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến chức năng chính của hồ (cắt lũ, trữ nước để phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ điện, phục vụ nước sinh hoạt, phát triển du lịch…) và không gây ô nhiễm môi trường nước, không làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan khu vực.
- Phát triển thuỷ sản ở hồ chứa nước thuỷ lợi (có diện tích từ 5 ha trở lên) theo phương thức thả giống cỡ lớn, đối tượng cá nuôi truyền thống; quản lý bảo vệ và khai thác theo phương thức đánh tỉa, thả bù để thu hoạch thường xuyên và thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với hồ thuỷ điện Tuyên Quang:
Từ năm 2006 - 2012: hồ còn giàu dinh dưỡng, đối tượng thả chủ yếu là cá mè hoa, mè trắng, cá trôi, rô phi vằn, cá chép, một số loài cá bản địa...; hình thành một số mô hình nuôi cá lồng trên hồ; những khu vực khe nước lạnh thực hiện thử nghiệm nuôi cá hồi vân, cá tầm, cá quế...
Từ sau năm 2012, dinh dưỡng của hồ và sản lượng cá khai thác giảm dần, phương thức phát triển như sau:
Tổ chức thả cá giống ra hồ và cấp đăng ký kinh doanh cho nhân dân khai thác có thu thuế và lệ phí theo quy định.
Phát triển nuôi cá lồng với số lượng hợp lý; hình thành các tổ chức nuôi cá lồng tập trung trên một số khu vực hồ, tạo cảnh quan môi trường sinh thái và cung cấp sản phẩm thuỷ sản phục vụ du lịch; phương thức nuôi đơn loài, sử dụng thức ăn công nghiệp; đối tượng nuôi là các loài cá có giá trị kinh tế như: rô phi đơn tính, cá chép lai...; các loài cá bản địa quý hiếm (chiên, bỗng, lăng...); các đối tượng nuôi mới phù hợp điều kiện tự nhiên của hồ (cá tầm, cá quế, cá hồi vân...).
- Xây dựng chợ cá ven hồ, đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến đông lạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng với thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.
Hình thành các nghề dịch vụ cung cấp thức ăn, giống, vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm.
Những nơi có khe nước lạnh có thể nghiên cứu phát triển nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi, đối tượng nuôi mới.
Phát triển nuôi cá eo ngách ở những nơi có điều kiện thích hợp, ở vùng thượng nguồn cắm đăng chắn, quây lưới nuôi ghép các đối tượng cá truyền thống, cá bản địa.
Việc phát triển thuỷ sản trên hồ và xây dựng hạ tầng nghề cá ven hồ sẽ tạo thêm cảnh quan và địa chỉ hấp dẫn cho du lịch sinh thái và khám phá cộng đồng góp phần thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.
4.4- Đối với loại hình mặt nước sông:
- Phát triển nuôi cá lồng trên sông Lô, sông Gâm ở những vùng có điều kiện phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường và an toàn dịch bệnh…; phương thức nuôi chủ yếu là đơn loài, đối tượng là các loài cá ưa nước chảy như cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá trắm cỏ, các loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao (bỗng, dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng …); sử dụng thức ăn tinh, chế biến sẵn để giảm ô nhiễm môi trường và có năng suất cao.
- Đối với huyện Na Hang tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ thuỷ điện, không phát triển nuôi cá lồng trên sông.
- Tổ chức nuôi thành những cụm tập trung để tạo vùng sản xuất hàng hoá và hình thành hệ thống các dịch vụ cung ứng vật liệu, giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho sản xuất.
5. Về tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
- Đến năm 2010, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở Tuyên Quang chủ yếu là nội tỉnh. Đối với những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (vùng chuyển đổi; vùng nuôi cá lồng trên hồ thuỷ điện Tuyên Quang) đầu tư xây dựng một khu giao dịch và phân phối sản phẩm ngay tại vùng sản xuất (chợ cá) để người dân không phải vận chuyển sản phẩm đi xa.
- Từ sau năm 2010, sản lượng nuôi thuỷ sản đạt hàng chục nghìn tấn với cơ cấu sản phẩm đa dạng, trong đó có nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, đầu tư xây dựng dựng nhà máy đông lạnh và trung tâm thương mại thủy sản cho vùng sản xuất tập trung tại hồ thuỷ điện Tuyên Quang; đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh.
- Đối với tỉnh: Thành lập Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm giống thuỷ sản, bộ phận hoạt động khuyến ngư); củng cố các trại sản xuất giống thuỷ sản.
- Đối với huyện, thị xã: Thành lập bộ phận quản lý thủy sản thuộc Phòng Kinh tế hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường cán bộ kỹ thuật cho hoạt động khuyến ngư, mỗi huyện, thị có ít nhất 1 kỹ sư chuyên ngành; thành lập Trạm giống thuỷ sản Na Hang để quản lý hoạt động thuỷ sản trên Hồ thuỷ điện.
- Đối với xã: Bồi dưỡng cho các cán bộ kỹ thuật khuyến nông của xã, thôn bản về thuỷ sản để họ trực tiếp hướng dẫn, phổ biến cho nông dân; kết hợp các chương trình, mô hình khuyến ngư tập huấn kỹ thuật cho các đối tượng là cán bộ đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ) nhằm giúp cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nhanh và hiệu quả.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới cần phải phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tại địa phương như sau:
- Tuyển dụng cán bộ tốt nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngành thuỷ sản, có chính sách khuyến khích thu hút lực lượng trẻ đã được đào tạo chuyên ngành thuỷ sản để giảm chi phí đào tạo từ ngân sách địa phương.
- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học tại địa phương, chủ yếu là cán bộ kỹ thuật của Chi cục thuỷ sản, Trung tâm giống thủy sản, cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế và các doanh nghiệp, trang trại thủy sản.
- Tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp, cao đẳng cho các trại sản xuất giống và cán bộ địa phương (ở các xã nuôi trồng thủy sản tập trung) và con em các hộ gia đình nuôi thủy sản quy mô lớn.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật tại chỗ về thủy sản cho nhân dân thuộc các vùng nuôi trồng thuỷ sản đã được quy hoạch.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, thu hút các tổ chức và cá nhân đầu tư vào phát triển thuỷ sản.
- Khuyến khích hình thành các trang trại chuyên thuỷ sản hoặc nông lâm thuỷ sản kết hợp trên những vùng có điều kiện thuận lợi.
- Phát triển dịch vụ thuỷ sản, tổ chức các đơn vị chuyên dịch vụ về thuỷ sản trong các hợp tác xã, trong làng xã nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, nâng cao thu nhập chung cho hợp tác xã và lợi ích chung cho cộng đồng.
- Thực hiện cho thuê đất, mặt nước với giá ưu đãi hoặc giao đất, mặt nước cho các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đối với các chợ cá đầu mối, khu giao dịch thương mại được ưu tiên chọn vị trí thuận lợi về mặt thương mại thủy sản và thực hiện đầu tư xây dựng mặt bằng với diện tích sử dụng thích hợp.
- Kết hợp với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, có cơ chế, chính sách cho người nghèo được vay vốn nuôi trồng thủy sản với lãi suất ưu đãi theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Có chính sách trợ giá giống thủy sản cho các hộ gia đình, các hợp tác xã làm nghề nuôi trồng thủy sản ở các mặt nước ruộng trũng chuyển đổi, các vùng nuôi cá lồng tập trung trong thời kỳ đầu.
- Khuyến khích các hợp tác xã, làng bản thực hiện chuyển đổi ruộng trũng trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản bằng chính sách của địa phương (cấp huyện, cấp xã); hỗ trợ một phần công đào đắp, hỗ trợ vốn xây dựng hệ thống công trình sản xuất vùng nuôi thủy sản theo quy mô công nghiệp, hoặc các vùng nuôi trên ruộng trũng chuyển đổi tập trung.
Tổng nhu cầu vốn: 862,1 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước 191,6 tỷ đồng; vốn huy động từ các thành phần kinh tế 670,5 tỷ đồng.
Mức đầu tư cho một số loại hình phát triển thuỷ sản chủ yếu như sau:
8.1- Đối với nuôi thuỷ sản vùng chuyển đổi
a) Ruộng chuyển đổi thành ao chuyên nuôi thuỷ sản:
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu mối gồm hệ thống thuỷ lợi chung, đường giao thông, hệ thống điện; mức đầu tư từ 60 triệu tới 110 triệu đồng/ha; thực hiện khấu hao dần trong 10 năm; đầu tư cho sản xuất ở các thời kỳ tăng dần từ 20-25-30 triệu đồng/ha.
b) Ruộng chuyển đổi sang nuôi 1 vụ cá với cấy 1 vụ lúa:
Mức đầu tư thấp so với các vùng chuyển đổi hoàn toàn sang nuôi thuỷ sản do hệ thống cấp thoát nước lợi dụng kênh mương thuỷ lợi sẵn có, chỉ phải đào đắp một phần ruộng; suất đầu tư xây dựng ban đầu dự kiến khoảng 15 triệu đồng/ha.
c) Ruộng nuôi xen cá trong lúa:
Đầu tư xây dựng cơ bản không đáng kể do nhân dân tự đào đắp nâng cao bờ ruộng; đầu tư sản xuất chủ yếu là chi phí mua cá giống thả và một lượng nhỏ thức ăn; mức đầu tư dự kiến khoảng 2 triệu đồng/ha.
8.2- Đối với nuôi cá hồ chứa:
Hồ chứa đã được đầu tư xây dựng trước, do vậy chỉ cần vốn sản xuất, chủ yếu là mua cá giống thả ra hồ; trang thiết bị cho hoạt động khai thác trên hồ cho mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng; phần công bảo vệ, khai thác do người lao động bỏ ra không phải chi phí.
8.3- Đối với nuôi cá lồng, bè trên hồ và trên sông:
Mức đầu tư bình quân làm một lồng cá nuôi cá trên hồ kích thước 9m x 6m x 2,5 = 135m3 bằng vật liệu tre, gỗ, nứa, có mái hết khoảng 30 - 40 triệu đồng; đầu tư làm 1 lồng nuôi cá trên sông mỗi lồng kích thước 4m x 4m x 2,5m = 40m3 hết khoảng 15 - 18 triệu đồng; lồng có thể dùng được lâu dài tuỳ vào vật liệu sử dụng, hàng năm có sửa chữa.
8.4- Đầu tư xây dựng hệ thống giống thuỷ sản:
- Năm 2007 - 2008: Xây dựng Trung tâm sản xuất giống Hoàng Khai, nhu cầu vốn 10 tỷ đồng.
Từ năm 2008 - 2010: Nâng cấp 2 trại sản xuất giống hiện có, nhu cầu 15 tỷ đồng.
Từ năm 2011 - 2012: Xây dựng mới 1 trại sản xuất giống tại hồ thuỷ điện Tuyên Quang, nhu cầu vốn 10 tỷ đồng; cải tạo trại giống cá Hàm Yên, Chiêm Hoá, nhu cầu vốn 10 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu vốn cho xây dựng hệ thống giống: 45 tỷ đồng, do ngân sách nhà nước đầu tư.
9. Về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Triển khai các hoạt động về quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010.
- Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương.
- Xây dựng và triển khai các đề tài bảo vệ bãi đẻ tự nhiên của cá như nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, sinh thái của khu vực mà mỗi loài cá thích hợp đến đẻ trứng, nghiên cứu trữ lượng cá đến tham gia sinh sản, đề xuất các giải pháp bảo vệ và tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
- Xây dựng và triển khai các dự án sinh sản nhân tạo cá bản địa để chủ động phát triển giống thả ra vùng nước tự nhiên; thực hiện bảo tồn nguồn gen quý hiếm trên địa bàn tỉnh (đăng ký thực hiện lưu giữ một số đối tượng quý hiếm với Bộ Thuỷ sản).
- Tổ chức thả giống ra sông, suối tự nhiên khi sản xuất được giống các đối tượng cá phân bố trên sông, suối để bổ sung, tái tạo nguồn lợi.
- Chú trọng tới việc bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ nguồn gen thuỷ sản quý hiếm và thả giống ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi.
- Không mở rộng phát triển khai thác thuỷ sản tự nhiên, hình thức khai thác quy mô nhỏ hộ gia đình bằng các nghề khai thác truyền thống.
10. Xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên
Tổng số dự án và đề tài: 26 (14 dự án và 12 đề tài); nhu cầu vốn thực hiện các dự án, đề tài là: 174,7 tỷ đồng, trong đó:
10.1- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản gồm 03 dự án sau:
a) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản tập trung trên vùng ruộng chuyển đổi xã Lâm Xuyên và Vân Sơn, huyện Sơn Dương.
b) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản trên vùng ruộng chuyển đổi xã Thành Long và thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên.
c) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản xã Thổ Bình và thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá.
10.2- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giống thuỷ sản gồm 02 dự án:
a) Dự án nâng cấp các trại sản xuất giống thủy sản.
b) Dự án xây dựng trại cá giống Na Hang.
10.3- Chương trình phát triển nuôi cá lồng trên sông, hồ gồm 02 dự án sau:
a) Dự án xây dựng các vùng nuôi cá lồng tập trung trên sông.
b) Dự án nuôi cá lồng trên hồ thuỷ điện Tuyên Quang.
10.4- Các dự án nuôi thuỷ đặc sản gồm 04 dự án sau:
a) Dự án xây dựng mô hình trại nuôi ba ba.
b) Dự án xây dựng mô hình trại nuôi ếch.
c) Dự án xây dựng mô hình trại nuôi lươn.
d) Dự án xây dựng mô hình trại nuôi cá sấu.
10.5- Chương trình nghiên cứu khoa học - công nghệ:
Gồm có 12 đề tài sau:
a) Đề tài khoa học nghiên cứu, nhập công nghệ chế biến thức ăn cho cá.
b) Đề tài di nhập và thuần hóa các đối tượng nuôi từ nước ngoài, từ các vùng khác trong cả nước có giá trị thương phẩm cao;
c) Đề tài nghiên cứu lưu giữ một số loài cá bản địa (dầm xanh, anh vũ, bỗng, cá chiên) để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của tỉnh;
d) Đề tài hoàn thiện kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong điều kiện tự nhiên.
đ) Đề tài nghiên cứu cho cá quả đẻ nhân tạo và nuôi cá quả thương phẩm.
e) Đề tài thử nghiệm công nghệ nuôi cá lăng đẻ nhân tạo và nuôi cá lăng thương phẩm.
f) Đề tài thử nghiệm công nghệ nuôi cá rô đồng đẻ nhân tạo và nuôi cá rô đồng thương phẩm.
g) Đề tài sản xuất giống cá rô phi đơn tính.
h) Đề tài chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản thủy sản sau thu hoạch.
i) Đề tài thử nghiệm mô hình nuôi thuỷ sản khép kín.
k) Đề tài nghiên cứu, xử lý nước thải, quản lý môi trường các vùng nuôi.
l) Đề tài phòng trừ dịch bệnh cho các vùng nuôi thuỷ sản.
10.6- Chương trình tăng cường năng lực quản lý thuỷ sản:
Dự án đào tạo cho các cán bộ làm công tác quản lý ngành thủy sản; thu hút cán bộ thuỷ sản về tỉnh công tác.
10.7- Chương trình xúc tiến thương mại, gồm 02 dự án:
a) Dự án xây dựng chợ chuyên thủy sản.
b) Dự án xúc tiến thương mại và xuất khẩu.
Nghị quyết 95/2006/NQ-HĐND về điều chỉnh địa giới hành chính, chia huyện Thanh Sơn thành hai huyện Ban hành: 08/12/2006 | Cập nhật: 03/10/2015
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006
Nghị quyết số 08/2006/NQ-CP về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 26/05/2006 | Cập nhật: 03/06/2006
Thông tư 03/2006/TT-BTS hướng dẫn quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 12/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị quyết 95/2006/NQ-HĐND về sửa đổi Nghị quyết 58/2003/NQ-HĐND về quy định mức thu một số khoản phí trên địa bàn 7 tỉnh Sơn La thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành: 13/03/2006 | Cập nhật: 25/08/2017
Quyết định 112/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010 Ban hành: 23/06/2004 | Cập nhật: 08/09/2011
Quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản Ban hành: 25/08/2000 | Cập nhật: 24/11/2010
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Ban hành: 15/06/2000 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010 Ban hành: 08/12/1999 | Cập nhật: 04/10/2011