Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương
Số hiệu: 93/2018/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 30/06/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 16/07/2018 Số công báo: Từ số 781 đến số 782
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị định này quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, bao gồm nguyên tắc quản lý, hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương; lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm; chương trình quản lý nợ 03 năm; kế hoạch vay, trả nợ hằng năm; thực hiện vay, trả nợ; kế toán, kiểm toán, báo cáo và công bố thông tin nợ.

2. Đối tượng áp dụng:

Nghị định này áp dụng đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, quản lý, sử dụng vốn vay, trả nợ của chính quyền địa phương.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý nợ của chính quyền địa phương

1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của chính quyền địa phương.

2. Việc vay của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các nguyên tắc sau:

a) Kế hoạch vay 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay hàng năm tối đa trong phạm vi trn do cấp có thẩm quyền thông báo (nếu có) và trong hạn mức dư nợ vay theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nướcĐiều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ) và các Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với một số địa phương theo quy định tại Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước;

b) Thực hiện vay hằng năm tối đa trong phạm vi tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương;

c) Vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển đthực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Các khoản vay chỉ thực hiện và hạch toán bằng Đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại tnguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;

đ) Chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài.

2. Chính quyền địa phương không được bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân để vay vốn hoặc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.

3. Phải ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 11 va Điều 12 Nghị định này.

4. Nợ chính quyền địa phương phải được hạch toán, kế toán, bo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch trong quản lý nợ và gn vi trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc quản lý nợ chính quyền địa phương.

Điều 3. Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương

1. Hình thức vay của chính quyền địa phương:

a) Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định của Nghị định này;

b) Vay li từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công, Nghị đnh của Chính phủ quy định vcho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định này;

c) Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Nghị định này.

2. Điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Chương II

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ 05 NĂM; CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ 03 NĂM VÀ KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ HẰNG NĂM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 4. Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương

1. Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương là một bộ phận của kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Sở Tài chính chủ trì lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hp.

2. Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương:

a) Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước của địa phương;

b) Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước trong Chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; và những mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 05 năm kế hoạch của địa phương; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt của địa phương;

c) Dự báo tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước của địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch;

d) Quy định của pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, bao gồm cả cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian 05 năm kế hoạch;

đ) Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 05 năm.

3. Yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm:

a) Phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch của cả nước và của địa phương;

b) Phù hợp với dự báo tình hình kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động và trả nợ, giới hạn an toàn tài chính quốc gia trong thời gian 05 năm kế hoạch; phù hợp với các nguyên tc cân đi, quản lý phân cp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, nguyên tắc quản lý an toàn nợ công, hạn mức dư nợ vay được phép của địa phương;

c) Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, bố trí các khoản vay để thực hiện chương trình, dự án trong từng thời kỳ cụ thể;

d) Công khai, minh bạch, hiệu quả.

4. Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương:

a) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước, nhng kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;

b) Căn cứ yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của đa phương;

c) Các chỉ tiêu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương gm: Hạn mc vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương (dư nợ so với hạn mức được vay); dự kiến vay, trả nợ;

d) Dự báo những rủi ro tác động đến các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương;

đ) Các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bn vững nợ của chính quyền địa phương.

5. Trình tlập, quyết định kế hoạch vay, trả nợ 05 năm được thực hiện theo trình tlập, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuc trung ương quy định tại Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm (sau đây gọi là Nghị đnh số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ).

6. Việc điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 10 và khoản 5 Điều 11 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 5. Chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương

1. Chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương là một bộ phận của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Sở Tài chính chủ trì lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cp tỉnh để xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi gửi BTài chính để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Căn cứ lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương:

a) Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, tình hình vay, trả nợ năm hiện hành của địa phương;

b) Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; các kế hoạch 05 năm của quốc gia và địa phương vphát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch nằm trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, kế hoạch đu tư công trung hạn của địa phương giai đoạn sau (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch có năm nm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm);

c) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian 03 năm kế hoạch; dự kiến chi ngân sách các lĩnh vực được xác định trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước của địa phương;

d) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mi quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước do trung ương và địa phương ban hành trong thời gian 03 năm kế hoạch;

đ) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.

3. Yêu cầu lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương:

a) Phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 05 năm và hằng năm; dự báo trong thời gian 03 năm kế hoạch;

b) Đảm bảo các nguyên tắc về cân đối, quản lý, phân cấp ngân sách, quản lý nợ công theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công;

c) Lập theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, trong đó năm thứ nhất được sử dụng để tham khảo lập, trình, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, vay và trả nợ hằng năm.

4. Nội dung chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương:

a) Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ của chính quyền địa phương năm hiện hành;

b) Căn cứ, yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của địa phương

c) Dự kiến hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương; dự kiến vay, trnợ trong năm kế hoạch và chi tiết cụ thể từng năm cho 02 năm tiếp theo;

d) Dự kiến phương án vay, chi phí huy động; nghĩa vụ trả nợ và dự kiến nguồn trả nợ; rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch và chi tiết cụ thể từng năm cho 02 năm tiếp theo;

đ) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.

5. Trình tự lập chương trình quản lý nợ 03 năm được thực hiện theo trình tlập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 6. Kế hoạch vay, trả nợ hằng năm

1. Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Sở Tài chính ch trì lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi BTài chính để tổng hợp. Trường hợp do yêu cầu thời gian gửi báo cáo Bộ Tài chính về kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương không trùng với kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hi đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính đ tng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gn nht.

2. Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm:

a) Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương;

b) Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Số dư nợ vay, hạn mức tối đa được phép vay và nghĩa vụ trả nợ theo cam kết;

c) Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, vay và trả nợ năm sau;

d) Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước;

đ) Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, vay và trả nợ năm trước.

3. Yêu cầu của lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm:

a) Kế hoạch vay, trả nợ phải tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

b) Kế hoạch vay, trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm đã ký kết vay và cam kết trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;

c) Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương phải căn cứ vào cân đối ngân sách địa phương, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn nợ quy định cho từng địa phương, giới hạn an toàn về nợ công theo nghị quyết của Quốc hội.

4. Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm:

a) Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ của chính quyền địa phương năm hiện hành;

b) Dự kiến dư nợ vay, hạn mức còn được phép vay của chính quyền địa phương năm dự toán ngân sách;

c) Dự kiến nhu cầu vay, nguồn vay, phương án vay, chi phí huy động; số vay để bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc; nghĩa vụ trả nợ và dự kiến nguồn trả nợ; rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch;

d) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.

5. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao kế hoạch vay, trnợ hằng năm của chính quyền địa phương thực hiện theo quy đnh tại Chương lập dự toán ngân sách nhà nước của Luật ngân sách nhà nước Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

6. Trường hợp trong kế hoạch vay và trả nợ hằng năm có nguồn vay từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trình Hội đng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt về chủ trương cùng thời điểm phê duyệt kế hoạch vay trả nợ và dự toán ngân sách địa phương hằng năm. Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm khối lượng huy động tối đa, mục đích phát hành, dự kiến nguồn trả nợ, dự kiến thời điểm phát hành.

7. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ hằng năm cùng với dự toán ngân sách địa phương hằng năm bao gồm: Tổng mức vay của ngân sách địa phương, trong đó phân ra vay để bù đắp bi chi và vay đtrả nợ gốc; các hình thức vay trong đó nêu rõ chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo Đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng (nếu có); kế hoạch trả nợ gốc, lãi, phí trong năm của ngân sách địa phương.

8. Việc điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật ngân sách nhà nước.

Chương III

THỰC HIỆN VAY, TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Mục 1. THỰC HIỆN VAY CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 7. Triển khai kế hoạch vay, trả nợ hằng năm

1. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hằng năm và chủ trương phát hành trái phiếu chính quyn địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan triển khai lập kế hoạch vay của chính quyền địa phương, gồm: Số vay, thời điểm vay, nguồn vay, hình thức vay, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Riêng đối với kế hoạch vay khoản vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, việc xây dựng kế hoạch vay phải phù hợp tổng mức Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân quyết định và khả năng giải ngân của các chương trình, dự án theo thỏa thuận vay đã ký kết.

2. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương về trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc; trả lãi, phí và chi phí các khoản vay được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập kế hoạch chi trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí các khoản vay của chính quyền địa phương, gồm: Số trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí các khoản vay của chính quyền địa phương; thời điểm trả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 8. Tổ chức vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

1. Căn cứ dự toán ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ hàng năm, chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và kế hoạch vay của chính quyền địa phương quy định tại Điều 7 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương gửi Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến về điều kiện, điều khoản theo quy định tại Điều 53 Luật Quản lý nợ công. Đề án phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương bao gồm các nội dung sau:

a) Chủ thể phát hành trái phiếu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Mục đích phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công;

c) Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm:

- Khối lượng phát hành;

- Kỳ hạn trái phiếu phát hành đảm bảo từ 01 năm trở lên;

- Mệnh giá trái phiếu là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng;

- Đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;

d) Dự kiến thời gian và phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

đ) Tình hình vay và trả nợ gốc, lãi vốn vay từ tất cả các nguồn của ngân sách cấp tỉnh trong 03 năm ngân sách liền kề trước năm dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

e) Hạn mức vay nợ trong năm của ngân sách địa phương, tình hình trả nợ gốc, lãi các khoản vay vốn trong năm, dư nợ vay vốn tại thời điểm xây dựng Đán và dự kiến dư nợ vay sau khi vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu;

g) Phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;

h) Dự kiến các thông tin cung cấp cho nhà đầu tư trước đợt phát hành trái phiếu;

i) Cam kết của tổ chức phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu;

k) Trường hợp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh phải tuân thủ các quy định như đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thông thường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo danh mục dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến về điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương, kèm theo các tài liệu sau:

a) Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách địa phương và quyết định kế hoạch vay, trả nợ của địa phương năm dự kiến phát hành; kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương;

c) Kế hoạch vay, kế hoạch trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm được Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định theo quy đnh tại Điều 7 Nghị định này;

d) Các tài liệu có liên quan khác.

3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của địa phương kèm theo các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến chấp thuận bằng văn bản đối với điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương theo các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:

a) Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đấu thầu trái phiếu hoặc chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố thông tin cơ bản về đợt phát hành trái phiếu trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của tổ chức được ủy quyền thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu hoặc của tổ chức thực hiện đấu thầu trái phiếu. Nội dung công bố thông tin theo quy định tại Mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phương thức phát hành:

- Phương thức đấu thầu phát hành: Trái phiếu chính quyền địa phương được tổ chức phát hành theo phương thức đấu thầu tại tổ chức thực hiện đấu thầu công cụ nợ Chính phủ. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu, hình thức đấu thầu, đối tượng tham gia đấu thầu, quy trình thủ tục tổ chức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu, phương thức thanh toán tiền mua trái phiếu được áp dụng theo quy định về phát hành công cụ nợ Chính phủ theo phương thức đấu thầu;

- Phương thức bảo lãnh phát hành: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức được ủy quyền đàm phán trực tiếp với tổ chức bảo lãnh chính để thống nhất về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác. Quy trình tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo phương thức bảo lãnh phát hành thực hiện theo quy trình bảo lãnh phát hành công cụ nợ của Chính phủ.

c) Lãi suất phát hành:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất phát hành trái phiếu, trong đó bao gồm thời gian dự kiến tổ chức phát hành; dự kiến khối lượng, kỳ hạn, hình thức và phương thức phát hành; dự kiến nhu cầu mua trái phiếu của các nhà đầu tư về khối lượng, kỳ hạn, lãi suất;

- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất phát hành trái phiếu để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu;

- Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lãi suất phát hành trái phiếu;

d) Chậm nhất là 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu gồm khối lượng, kỳ hạn và lãi suất phát hành trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của tổ chức được ủy quyền thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu, hoặc của tổ chức thực hiện đấu thầu.

5. Đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch: Trái phiếu chính quyền địa phương được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Quy trình đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu chính quyền địa phương được áp dụng quy trình đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ.

6. Mua lại trái phiếu:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ theo phương án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt;

b) Việc mua lại trái phiếu đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch;

c) Phương án mua lại trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích mua lại; điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến mua lại; phương thức dự kiến mua lại; thời gian dự kiến tổ chức đợt mua lại; danh sách chủ sở hữu trái phiếu dự kiến được mua lại; dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại;

d) Nguồn mua lại và chi phí tổ chức mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn;

đ) Quy trình tổ chức mua lại trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

e) Lãi suất mua lại trái phiếu:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất mua lại trái phiếu, trong đó bao gồm thời gian dự kiến tổ chức mua lại, dự kiến khối lượng, kỳ hạn, phương thức mua lại trái phiếu;

- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch mua lại trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất mua lại để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức mua lại trái phiếu;

- Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm mua lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lãi suất mua lại trái phiếu;

g) Chậm nhất 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt mua lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố thông tin về đợt mua lại gm mã, khi lượng trái phiếu được mua lại, lãi suất mua lại trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tại tổ chức thực hiện đấu thầu mua lại trái phiếu.

7. Hoán đổi trái phiếu:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể hoán đổi trái phiếu để cơ cấu lại nợ theo phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt;

b) Việc hoán đổi phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch. Khối lượng trái phiếu phát hành mới để hoán đổi cho trái phiếu đang lưu hành phải nm trong vào hạn mức vay nợ của chính quyền địa phương hàng năm;

c) Phương án hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích hoán đổi; điều kiện, điều khoản của trái phiếu bị hoán đổi và được hoán đổi (dự kiến cụ thể về việc phát hành trái phiếu mi hoặc phát hành bổ sung); phương thức hoán đổi; danh sách chủ sở hữu trái phiếu bị hoán đổi tại thời điểm xây dựng phương án; thời gian dự kiến tổ chức đợt hoán đổi trái phiếu; dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện hoán đổi trái phiếu;

d) Sau khi phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Tài chính về điều kiện, điều khoản của trái phiếu được hoán đổi và bị hoán đổi trước khi tổ chức thực hiện;

đ) Chi phí tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn;

e) Quy trình tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

g) Lãi suất chiết khấu trái phiếu:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức hoán đổi trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất chiết khấu để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi và giá trái phiếu được hoán đổi trong từng đợt hoán đổi trái phiếu. Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm thời gian dự kiến tổ chức hoán đổi, dự kiến khối lượng, kỳ hạn trái phiếu được hoán đổi và trái phiếu bị hoán đổi;

- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch hoán đổi trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất chiết khấu để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hoán đổi trái phiếu;

- Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm hoán đổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lãi suất chiết khấu trái phiếu để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi và giá trái phiếu được hoán đổi;

h) Chậm nhất 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt hoán đổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố thông tin về kết quả hoán đổi trái phiếu gồm mã, khối lượng trái phiếu bị hoán đổi, trái phiếu bị hoán đổi và lãi suất hoán đổi trái phiếu trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Việc tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh thực hiện theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 9. Tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Căn cứ thỏa thuận vay lại giữa Bộ Tài chính với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng chương trình, dự án; số vay lại được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm; hình thức rút vốn và thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong phạm vi dự toán được giao.

Điều 10. Tổ chức vay từ các nguồn trong nước khác

1. Vay từ ngân quỹ nhà nước:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được vay ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi và để trả nợ gốc theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phải trả khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước;

b) Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hàng năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo các hồ sơ liên quan gửi Bộ Tài chính để xem xét, quyết định;

c) Thời hạn vay ngân quỹ nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;

d) Bộ Tài chính quy định cụ thể về vay ngân quỹ nhà nước của chính quyền địa phương.

2. Vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh:

a) Chỉ những địa phương được Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, trong đó cho phép vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, mới được phép thực hiện vay từ nguồn này;

b) Căn cứ điểm a khoản 2 Điều này, dự toán ngân sách địa phương, tổng hạn mức vay hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vay, trong đó nêu rõ mức vay, thời hạn vay;

Số vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh phải nằm trong tổng hạn mức được phép vay. Số vay này không phải trả lãi, nhưng phải được hoàn trả đúng thời hạn quy định.

3. Vay từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước:

a) Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hàng năm được Hội đng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án vay vốn từ tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước theo quy định;

b) Điều kiện của khoản vay do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền và tổ chức cho vay thỏa thuận thống nhất, nhưng khoản vay phải bằng tin Đồng Việt Nam, lãi suất vay và chi phí khác liên quan đến khoản vay phải phù hợp với mặt bằng lãi suất chung của thị trường tại thời điểm vay, thời hạn khoản vay phải tối thiểu từ 03 năm trở lên;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền đàm phán về trình tự, thủ tục, hồ sơ và ký kết thỏa thuận vay với tổ chức cho vay.

Mục 2. TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 11. Trả lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương

1. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và nghĩa vụ trả nợ đến hạn đã ký kết, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện chi trả lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.

2. Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương mà vượt dự toán ngân sách đã được quyết định, Sở Tài chính tổng hợp và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Điều 12. Trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương

1. Nguồn chi trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;

b) Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;

c) Kết dư ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;

d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.

2. Căn cứ nguồn đã bố trí và nghĩa vụ trả nợ đến hạn, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc chi trả nợ gốc khoản vay từ quỹ ngân sách cấp tỉnh theo quy định.

3. Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương mà vượt nguồn đã dự kiến, Sở Tài chính tổng hợp và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Đối với khoản chi trả nợ gốc từ nguồn vay có thể thực hiện theo phương thức hoán đổi toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương như sau:

a) Trước khi phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển phải trừ tương ứng số dự kiến cần vay đchi trả nợ gốc;

b) Trong quá trình điều hành, sau khi thực hiện được khoản vay để chi trả nợ gốc sẽ hoàn nguồn cho chi đầu tư phát triển để phân bổ cho các dự án đầu tư. Trường hợp không vay được hoặc vay thấp hơn mức dự kiến, thì phải thực hiện cắt giảm vốn đầu tư phát triển tương ứng (ngân sách địa phương phải giảm bội chi hoặc tăng bội thu để dành nguồn bảo đảm chi trả nợ gốc).

Chương IV

KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 13. Kế toán nợ của Chính quyền địa phương

1. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương phải được thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của Luật kế toán, Luật ngân sách nhà nước.

2. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương được hạch toán kế toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Điều 14. Kiểm toán nợ của chính quyền địa phương

Việc kiểm toán báo cáo vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương một nội dung của kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương được Kiểm toán Nhà nước thực hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.

Điều 15. Báo cáo nợ của chính quyền địa phương

1. Hằng tháng, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương.

2. Hằng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán ngân sách theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 2 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tình hình thực hiện ngân sách địa phương và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung tại kỳ họp giữa năm sau.

3. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chi tiết kết quả phát hành theo mẫu tại Mục 2 Phụ lục I Nghị định này. Trong vòng 30 ngày làm việc sau khi kết thúc năm ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính tình hình huy động, trả nợ lãi, nợ gốc trái phiếu chính quyền địa phương theo mẫu quy định tại Mục 3 Phụ lục I Nghị đnh này.

4. Trong vòng 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện theo mẫu quy định tại Mục 4 Phụ lục I Nghị định này.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Tài chính thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương theo Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương

1. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương.

2. Các chỉ tiêu vay, trả nợ của chính quyền địa phương được công bố thông tin, bao gồm:

a) Số dư nợ đầu năm (chi tiết theo từng nguồn vay);

b) Số vay trong năm (chi tiết vay trả nợ gốc, vay để bù đắp bội chi);

c) Số trả nợ trong năm (chi trả nợ lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến các khoản vay của chính quyền địa phương; chi trả nợ gốc);

d) Số dư nợ cuối năm (chi tiết theo từng nguồn vay).

3. Nội dung thông tin công bố, gồm: số liệu và thuyết minh cơ sở số liệu theo các chỉ tiêu vay, trả nợ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thời gian công bố thông tin:

a) Đối với kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành;

b) Đối với kết quả thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.

5. Hình thức công bố thông tin: Đưa lên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Sở Tài chính.

Chương V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH TRONG QUẢN LÝ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Quản lý nợ công;

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Quản lý nợ công.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất, quản lý nợ của chính quyền địa phương và có nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân cấp tnh xem xét, quyết định;

b) Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác trong nước báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

d) Căn cứ dự toán chi ngân sách địa phương và nguồn tài chính của địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định, thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương;

đ) Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương.

2. Các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ của chính quyền địa phương từ khâu đề xuất các khoản vay, thực hiện vay, quản lý và sử dụng khoản vay theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

Các khoản vay đã được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm khoản vay được ký kết.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

MẪU CÔNG BỐ THÔNG TIN, BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÁT HÀNH, KẾT QUẢ MUA BÁN, HOÁN ĐỔI TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)

Mục 1. Nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành

1. Chủ thể phát hành trái phiếu.

2. Mục đích phát hành trái phiếu.

3. Điều kiện, điều khoản của trái phiếu (gồm: Khối lượng; kỳ hạn; mệnh giá; phương thức thanh toán gốc, lãi; điều khoản mua lại, hoán đổi trái phiếu nếu có).

4. Thời gian, phương thức phát hành trái phiếu.

5. Nguồn dự kiến trả nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.

6. Danh mục dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường dự kiến sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu trong trường hợp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh.

7. Tình hình huy động vốn và trả nợ gốc, lãi của ngân sách cấp tỉnh trong 3 năm ngân sách liền kề trước năm ngân sách phát hành trái phiếu từ tất cả các nguồn, bao gồm cả nguồn huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (nếu có); dư nợ của ngân sách cấp tỉnh từ tất cả các nguồn tại thời điểm dự kiến phát hành trái phiếu.

8. Số liệu về tổng thu, tổng chi ngân sách cấp tỉnh đã được quyết toán hoặc số ước thực hiện thu - chi ngân sách cấp tỉnh (nếu chưa có số liệu quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) của 3 năm ngân sách liền kề trước năm ngân sách phát hành trái phiếu, trong đó nêu rõ tổng số thu cân đối ngân sách cấp tỉnh, tổng số chi cân đối ngân sách cấp tỉnh (gồm tổng chi thường xuyên, tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản).

9. Số liệu cơ bản về dự toán thu - chi ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua của năm dự kiến phát hành trái phiếu chính quyn địa phương, bao gồm tổng số thu cân đối ngân sách địa phương, tổng số chi cân đối ngân sách địa phương, tng mức vay trong năm (gm vay đbù đắp bội chi ngân sách địa phương và vay để trả nợ gốc ngân sách địa phương).

 

Mục 2. Mu báo cáo kết quả từng đợt phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ…….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..
V/v Báo kết quả phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

…….., ngày ….. tháng ….. năm…….

 

Kính gửi: Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định …………., Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phbáo cáo về kết quả phát hành trái phiếu chính quyền địa phương như sau:

1. Kế hoạch và kết quả phát hành

Kế hoạch phát hành

Kết quả phát hành

Kỳ hạn phát hành theo kế hoạch được duyệt

Khối lượng phát hành theo kế hoạch

Phương thức phát hành dự kiến

Lãi suất đăng ký được Bộ Tài chính phê duyệt

Mệnh giá trái phiếu

Khối lượng phát hành thực tế

Phương thức phát hành

Lãi suất phát hành

Mệnh giá trái phiếu

Thời gian phát hành

Ngày đến hạn trái phiếu

Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu

2 năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối tượng mua trái phiếu

Tên tổ chức

Kỳ hạn 2 năm

Kỳ hạn 3 năm

Kỳ hạn 5 năm

…..

Tổng

A

 

 

 

 

 

B

 

 

 

 

 

C

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu:…..

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mục 3. Mu báo cáo định kỳ năm về tình hình huy động và trả nợ gc, lãi trái phiếu chính quyền địa phương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ…….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..
V/v: Báo cáo định kỳ năm .... về tình hình huy động và trả nợ gốc, lãi trái phiếu

…….., ngày ….. tháng ….. năm…….

 

Kính gửi: Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định …………., Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố báo cáo về tình hình huy động và trả nợ gốc, lãi trái phiếu chính quyền địa phương như sau:

1. Số dư trái phiếu chính quyền địa phương đầu kỳ .... tỷ đồng.

2. Số phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trong năm ....

- Kỳ hạn 2 năm, khối lượng ... tỷ đồng.

- Kỳ hạn 3 năm, khối lượng ... tỷ đồng.

- Kỳ hạn 5 năm, khối lượng ... tỷ đồng.

3. Tình hình thanh toán gốc, lãi trong kỳ:

- Trả nợ gốc: .... tỷ đồng (thời điểm thanh toán).

- Trả nợ lãi: ….. tỷ đồng (thời điểm thanh toán).

4. Số dư trái phiếu chính quyền địa phương cuối kỳ .... tỷ đồng.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu:…..

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mục 4. Mu báo cáo kết quả mua li, hoán đi trái phiếu chính quyền địa phương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ…….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..
V/v: Báo cáo kết quả mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương

…….., ngày ….. tháng ….. năm…….

 

Kính gửi: Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định ……………., Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố báo cáo kết quả mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương như sau:

1. Kế hoạch mua lại, hoán đổi trái phiếu

- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu được mua lại hoặc trái phiếu bị hoán đổi, được hoán đổi.

- Dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu.

2. Kết quả mua lại, hoán đổi trái phiếu

- Mã và khối lượng trái phiếu được mua lại hoc mã và khối lượng trái phiếu bị hoán đổi; mã và khối lượng trái phiếu được hoán đổi.

- Giá mua lại trái phiếu hoặc giá trái phiếu bị hoán đổi, giá trái phiếu được hoán đổi tương ứng với từng mã trái phiếu.

- Lãi suất mua lại hoặc lãi suất hoán đổi trái phiếu tương ứng với từng mã trái phiếu.

- Dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương sau khi thực hiện mua lại, hoán đổi.

- Hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại, hoán đổi.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu: ....

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PH ...

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VAY VÀ TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 06 THÁNG ĐẦU NĂM …..

(Mu biểu dành cho UBND tnh/thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 7 hàng năm)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Dư nợ đầu kỳ (ngày 01 tháng 01)

Vay trong kỳ

Trả nợ trong năm

Dư nợ cuối kỳ (ngày 30 tháng 6)

Gốc

Lãi/phí

Tổng

a

b

1

2

3

4

5

6=1+2-3

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

I

Vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

 

 

 

II

Tạm ứng ngân quỹ nhà nước

 

 

 

 

 

 

III

Vay các tchức tài chính, tín dụng

 

 

 

 

 

 

1

Vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (1)

 

 

 

 

 

 

2

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng (2)

 

 

 

 

 

 

IV

Vay lại vốn vay nước ngoài (3)

 

 

 

 

 

 

1

Dự án A

 

 

 

 

 

 

2

Dự án B

 

 

 

 

 

 

 

…….

 

 

 

 

 

 

V

Vay các tổ chức khác (2)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Không bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

(2) Chi tiết theo các tổ chức cho vay.

(3) Bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

 

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ ...

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VAY VÀ TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NĂM …..

(Mu biểu dành cho UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 01 hàng năm)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Dư nợ đầu năm (ngày 01 tháng 01)

Vay trong năm

Trả nợ trong năm

Dư nợ cuối năm (ngày 31 tháng 12)

Gốc

Lãi/phí

Tổng

a

b

1

2

3

4

5

6=1+2-3

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

I

Vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

 

 

 

II

Tạm ứng ngân quỹ nhà nước

 

 

 

 

 

 

III

Vay các tchức tài chính, tín dụng

 

 

 

 

 

 

1

Vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (1)

 

 

 

 

 

 

2

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng (2)

 

 

 

 

 

 

IV

Vay lại vốn vay nước ngoài (3)

 

 

 

 

 

 

1

Dự án A

 

 

 

 

 

 

2

Dự án B

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

V

Vay các tổ chức khác (2)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Không bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

(2) Chi tiết theo các tổ chức cho vay.

(3) Bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

 

Điều 7. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
...
6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Xem nội dung VB
Điều 4. Bội chi ngân sách nhà nước

1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:

a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;

b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

2. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b) Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.

3. Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:

a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b) Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.

4. Vay để bù đắp bội chi ngân sách quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.

5. Ngân sách cấp tỉnh từng địa phương được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện sau:

a) Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước;

b) Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hằng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước;

c) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ;

d) Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn. Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ tỷ lệ tối thiểu các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương có thời hạn vay trung và dài hạn;

đ) Số dư nợ vay của ngân sách địa phương, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi ngân sách theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

d) Việc xác định số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chi thường xuyên quy định tại điểm b và điểm c của khoản này trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách địa phương được Quốc hội quyết định của năm dự toán ngân sách, số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp được xác định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Nghị định này, không bao gồm khoản thu kết dư ngân sách địa phương.

7. Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn nội dung vay và trả nợ của chính quyền địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 74. Hướng dẫn thi hành đối với một số nội dung đặc thù

1. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

2. Thành phố Hà Nội thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô.

Xem nội dung VB
Chương V

QUẢN LÝ CHO VAY LẠI VỐN VAY ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI

Điều 33. Đối tượng được vay lại, cơ quan cho vay lại

1. Đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Doanh nghiệp.

2. Cơ quan cho vay lại bao gồm Bộ Tài chính; ngân hàng chính sách của Nhà nước, tổ chức tín dụng được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại.

Điều 34. Nguyên tắc cho vay lại

1. Chính phủ cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; không phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, vay thương mại nước ngoài để cho vay lại.

2. Chính phủ cho vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.

3. Việc cho vay lại phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục đích được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Mức vay, thời hạn cho vay lại và thời gian ân hạn tối đa bằng mức vay, thời hạn vay và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ; đồng tiền cho vay lại, đồng tiền thu nợ là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài. Trường hợp trả nợ bằng Đồng Việt Nam, áp dụng tỷ giá bán ra tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.

5. Lãi suất cho vay lại bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.

6. Bên vay lại phải có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

Điều 35. Phương thức cho vay lại

1. Bộ Tài chính cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại để thực hiện chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Bộ Tài chính ủy quyền cho ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện cho vay lại đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập để đầu tư chương trình, dự án trong danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước. Trong trường hợp này, cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.

3. Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại đối với doanh nghiệp để đầu tư dự án sản xuất - kinh doanh. Tổ chức tín dụng được ủy quyền cho vay lại phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam;

b) Chịu toàn bộ rủi ro tín dụng.

Điều 36. Điều kiện được vay lại

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Chương trình, dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản này có sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

c) Không có nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quá hạn trên 180 ngày;

d) Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm đề nghị vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

đ) Ngân sách địa phương cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay và trả nợ theo quy định của pháp luật;

b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;

d) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;

đ) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;

b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;

d) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;

đ) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

e) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;

g) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại

1. Phí quản lý cho vay lại được quy định như sau:

a) Phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;

b) Phí quản lý cho vay lại được sử dụng để chi phục vụ công tác cho vay, quản lý, thu hồi vốn cho vay lại của cơ quan cho vay lại.

2. Dự phòng rủi ro cho vay lại được quy định như sau:

a) Mức dự phòng rủi ro cho vay lại được tính trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính của bên vay lại, mức độ rủi ro của từng chương trình, dự án nhưng không quá 1,5%/năm trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;

b) Trường hợp cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ. Trường hợp cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan cho vay lại;

c) Dự phòng rủi ro cho vay lại dùng để tạo nguồn trả nợ vay nước ngoài trong trường hợp bên vay lại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ.

Điều 38. Thẩm định cho vay lại

1. Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

a) Bộ Tài chính thẩm định điều kiện được vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này;

b) Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được quy định như sau:

a) Bên vay lại gửi đề nghị thẩm định cùng hồ sơ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để thẩm định. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các hồ sơ để thực hiện thẩm định cho vay lại;

b) Nội dung thẩm định bao gồm điều kiện được vay lại quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật này; năng lực tài chính của bên vay lại; phương án vay vốn, sử dụng vốn vay, doanh thu, chi phí, hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của bên vay lại; tài sản bảo đảm của bên vay lại; phương án quản lý, xử lý tài sản thế chấp; đánh giá các yếu tố phi tài chính; mức độ rủi ro, giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro;

c) Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại điểm b khoản này; cho ý kiến về khả năng trả nợ và đề xuất điều kiện vay lại, mức dự phòng rủi ro cho vay lại áp dụng đối với bên vay lại;

d) Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay lại.

Điều 39. Quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại

1. Rủi ro tín dụng cho vay lại phát sinh khi bên vay lại chưa có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng cho vay lại đã ký kết.

2. Việc xử lý rủi ro được xem xét theo từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của bên vay lại.

3. Các biện pháp xử lý khi xảy ra rủi ro tín dụng cho vay lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

4. Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro mà bên vay lại vẫn không trả được nợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 40. Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại, bên vay lại

1. Bộ Tài chính, cơ quan được ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm sau đây:

a) Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của bên vay lại;

b) Hoàn thiện hồ sơ pháp lý, quản lý, xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do bên vay lại dùng để bảo đảm tiền vay;

c) Áp dụng biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn cho vay lại, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan từ bên vay lại theo quy định trong hợp đồng cho vay lại;

d) Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay lại cho cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo;

đ) Đối với cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp, chế tài mà không thu hồi được một phần hoặc toàn bộ vốn cho vay lại, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan thì cơ quan cho vay lại phải trả nợ thay cho bên vay lại.

2. Bên vay lại có trách nhiệm sau đây:

a) Quản lý, sử dụng vốn vay lại đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng cho vay lại. Trường hợp không trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cho vay lại áp dụng để thu hồi nợ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thế chấp và các biện pháp bảo đảm tiền vay khác;

d) Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay lại cho Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại và cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Xem nội dung VB
Điều 52. Điều kiện vay của chính quyền địa phương

1. Vay trong nước để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục đầu tư công trung hạn của chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Có kế hoạch vay theo từng nguồn vốn để đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công;

c) Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu, Đề án phát hành trái phiếu phải được lập và thẩm định theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu;

d) Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải trong mức dư nợ vay và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 9. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm

1. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:

a) Trước ngày 31 tháng 3 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;

b) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau gửi Bộ Tài chính làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau;

c) Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn sau đã trình Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ;

d) Trước ngày 20 tháng 9 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội;

đ) Trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội.

2. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;

b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;

c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương đã hoàn chỉnh theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với tài liệu về dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;

đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau;

e) Trước ngày 10 tháng 12 năm thứ 5 của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn sau của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau.

Xem nội dung VB
Điều 10. Điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm

1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:

a) Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm quốc gia thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách nhà nước, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch;

b) Việc lập kế hoạch điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia (nếu có) thực hiện theo đúng trình tự và mốc thời gian đối với việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia;

2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách của địa phương, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến, rồi gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch;

b) Việc lập kế hoạch điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu có) theo đúng trình tự và mốc thời gian đối với việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh chậm nhất 30 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong lập kế hoạch tài chính 05 năm
...
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của địa phương 05 năm giai đoạn sau, gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và cơ quan chức năng khác ở địa phương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn sau trên địa bàn của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác ở địa phương lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 16. Quy trình lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

1. Hằng năm, căn cứ kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước, khả năng thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian 03 năm kế hoạch, các Bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành rà soát, đánh giá mức độ phù hợp với tình hình thực tế của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước, gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch đầu tư cùng cấp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp, xác định trần chi ngân sách cho thời gian 03 năm kế hoạch. Nội dung báo cáo đánh giá bao gồm:

a) Xác định nhu cầu chi từng năm trong 03 năm kế hoạch của bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương mình, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới, cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các lĩnh vực chi ngân sách theo quy định;

b) Dự kiến các giải pháp đảm bảo nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi theo thứ tự ưu tiên đã xác định phù hợp với từng nguồn thu và nguồn ngân sách nhà nước;

c) Đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách và nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước.

2. Hằng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm, kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách năm hiện hành và dự báo cho thời gian 03 năm kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư xác định trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị; dự kiến số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch.

3. Trường hợp nhu cầu chi của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương lớn hơn khả năng nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, cơ quan tài chính (đối với cân đối tổng thể ngân sách nhà nước và chi thường xuyên), cơ quan kế hoạch và đầu tư (đối với chi đầu tư phát triển) có thể yêu cầu các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp cung cấp thêm thông tin, số liệu, thuyết minh, giải trình hoặc chủ trì, phối hợp làm việc với bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để có các giải pháp huy động thêm các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách, rà soát, sắp xếp nhu cầu chi theo thứ tự ưu tiên hoặc điều chỉnh mức trần chi ngân sách đã thông báo, đảm bảo yêu cầu chi để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao của bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương phù hợp với khả năng cân đối các nguồn lực.

Thời gian cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương trùng với thời gian thảo luận dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:

a) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

b) Phê duyệt khung cân đối ngân sách nhà nước; những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:

a) Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

b) Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước; cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, viện trợ, chi dự trữ quốc gia; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trong thời gian 03 năm kế hoạch;

c) Xác định số dự kiến thu ngân sách cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch;

d) Xác định trần chi ngân sách trong thời gian 3 năm kế hoạch đối với:

Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi tiết theo từng lĩnh vực, năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;

Trần bổ sung cân đối, trần bổ sung có mục tiêu và số dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng chi ngân sách địa phương, một số lĩnh vực chi quan trọng của địa phương năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội;

e) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương;

g) Tham gia ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu làm cơ sở để xây dựng khung cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch; tham gia về dự kiến trần chi ngân sách đầu tư phát triển cho các bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung có mục tiêu chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

h) Hướng dẫn chi tiết phương pháp xác định trần chi ngân sách, chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia;

b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về lập kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;

c) Phối hợp với Bộ Tài chính xác định khung cân đối ngân sách nhà nước; cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, viện trợ, chi dự trữ quốc gia; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trong thời gian 03 năm kế hoạch;

d) Xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho đầu tư phát triển của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong giai đoạn 03 năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ;

đ) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương (phần vốn đầu tư phát triển) trong trường hợp cần thiết.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương:

a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thuộc ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trong giai đoạn 03 năm kế hoạch để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia;

b) Lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của bộ, cơ quan trung ương; chi tiết theo chi đầu tư, chi thường xuyên và từng lĩnh vực chi, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp vào kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Phê duyệt khung cân đối ngân sách địa phương; những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách địa phương; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn của địa phương;

c) Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều này, báo cáo các cấp có thẩm quyền của địa phương cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và mức trần số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho ngân sách cấp dưới;

d) Hoàn chỉnh kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.

Xem nội dung VB
Điều 52. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước

1. Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể:

a) Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định;

b) Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:

a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;

b) Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh.

3. Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:

a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;

b) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới.

4. Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội.

5. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên.

Điều 53. Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách

1. Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong các trường hợp:

a) Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại Điều 52 của Luật này;

b) Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;

c) Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao.

2. Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.

3. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 53. Tổ chức vay, trả nợ của chính quyền địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức vay theo các hình thức quy định tại Điều 51 của Luật này và quy định sau đây:

a) Đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Đề án phát hành trái phiếu, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và gửi lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính về điều kiện, điều khoản của trái phiếu trước khi tổ chức phát hành;

b) Đối với vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;

c) Đối với vay ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập đề nghị vay vốn kèm theo các hồ sơ liên quan, gửi Bộ Tài chính quyết định;

d) Đối với vay từ các nguồn tài chính khác trong nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo định của pháp luật để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

3. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 5. Chi trả nợ gốc các khoản vay

1. Nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay, gồm:

a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;

b) Bội thu ngân sách trung ương và bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;

Bội thu ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách. Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;

c) Kết dư ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;

d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.

2. Các khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký.

3. Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước.

Xem nội dung VB

Điều 5. Chi trả nợ gốc các khoản vay

1. Nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay, gồm:

a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;

b) Bội thu ngân sách trung ương và bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;

Bội thu ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách. Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;

c) Kết dư ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;

d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.

2. Các khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký.

3. Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 72. Xử lý kết dư ngân sách nhà nước

1. Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. Trường hợp còn kết dư ngân sách thì trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau.

Xem nội dung VB
Điều 59. Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước
...
2. Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;

b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;

c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương;

d) Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội;

đ) Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng;

e) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 52. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước
...
3. Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:

a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;

b) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới.
...
Điều 59. Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước
...
2. Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;

b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;

c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương;

d) Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội;

đ) Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng;

e) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

1. Quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Quyết định danh mục các dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

3. Giám sát việc vay, vay lại, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, sử dụng vốn vay và trả nợ của chính quyền địa phương.

Xem nội dung VB
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

2. Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của Luật này.

4. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương.

5. Bố trí ngân sách địa phương để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

6. Giải trình, cung cấp thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ của chính quyền địa phương.

Xem nội dung VB