Nghị định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi; Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP
Số hiệu: 80/2019/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/11/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 11/11/2019 Số công báo: Từ số 871 đến số 872
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Bảo hiểm, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM; NGHỊ ĐỊNH SỐ 98/2013/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRỌNG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM, KINH DOANH XỔ SỐ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2018/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Kinh doanh bảo him ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bsung một sđiều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chng khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh x sđã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;

b) Chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

c) Điều kiện đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới; giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

2. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Chi nhánh nước ngoài;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

d) Cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

đ) Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.”

2. Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 21 như sau:

“3a. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung hoạt động phụ trợ bảo hiểm bao gồm tài liệu quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều này.”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 32 như sau:

“b) Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 3 Điều 89a của Nghị định này để thực hiện nhiệm vụ của chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong trường hp thuê tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải thông báo cho Bộ Tài chính về tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm, cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm trong tổ chức và thời hạn của hp đồng cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm.”

4. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 68 như sau:

1a. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93 a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1, bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 69 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 69 như sau:

“1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Chi hoa hồng bảo hiểm;

- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;

- Chi giám định tổn thất;

- Chi phí thu đòi người thứ ba bồi hoàn;

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);

- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;

- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.”

b) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 69 như sau:

1a. Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 71 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 71 như sau:

“1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:

Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với các nội dung hoạt động quy định tại Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm.”

b) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 71 như sau:

“1a. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 72 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72 như sau:

“1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;

b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

c) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám đnh tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;

d) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.”

b) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 72 như sau:

“1a. Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.”

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 80 như sau:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo him có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm định kỳ, đột xuất; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và báo cáo danh sách cá nhân trực tiếp thực hiện từng loại hình hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức định kỳ, đột xuất theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

9. Bổ sung Chương Va vào sau Chương V như sau:

“Chương Va

DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

Điều 89a. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.

b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm.

2. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.

b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm.

3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo him như sau:

a) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định này.

b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị đnh này.

4. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn như sau:

a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với lĩnh vực giám định;

b) Có chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm;

c) Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định.

5. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên;

b) Có chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Điều 89b. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghnghiệp cho việc cung cp dịch vụ phụ trợ bảo him. Mức trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cung cấp.

Điều 89c. Tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm

1. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn lựa chọn, sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sử dụng tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam thì tổ chức nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức đóng trụ sở chính;

b) Đang hoạt động hp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

c) Không vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nơi tổ chức đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

d) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

10. Sửa đổi, bổ sung tên chương VI như sau:

“Chương VI

CUNG CP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BO HIM, MÔI GIỚI BẢO HIM, PHỤ TRỢ BO HIỂM QUA BIÊN GIỚI”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 90 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 90 như sau:

“1. Đi tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới là cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân) theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong đó có thỏa thuận v cung cp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 90 như sau:

“3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất”.

12. Bổ sung Điều 91 a sau Điều 91 như sau:

“Điều 91 a. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới

1. Cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.”

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 92 như sau:

“Điều 92. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên gii, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo him được cp Giy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hp pháp tại Việt Nam”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 93 như sau:

“Điều 93. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trbảo hiểm qua biên giới

1. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 91 Nghị định này.

Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức trong nước tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 91 a Nghị định này.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Điều 93 a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo him qua biên giới gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính vtình hình thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cp dịch vụ bảo him qua biên giới; cá nhân, tchức nước ngoài cung cp dịch vụ phụ trợ bảo him qua biên giới có trách nhiệm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo him qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về thuế.”

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 94 như sau:

“Điều 94. Trách nhiệm của các đối tưng liên quan đến vic cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này có các trách nhiệm sau:

1. Lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định này; lưu giữ các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91a Nghị định này và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

2. Hằng quý, báo cáo Bộ Tài chính việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, việc sử dụng và tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới thực hiện trong kỳ tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Mu báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

3. Sử dụng hoặc tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới với cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91a Nghị định này.”

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 14 Điều 110 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 110 như sau:

“1. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam”.

b) Bổ sung khoản 14 Điều 110 như sau:

“14. Quản lý, giám sát hoạt động phụ trợ bảo hiểm như sau:

a) Quản lý, giám sát hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

b) Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm, điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

c) Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới của cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Việt Nam thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hp pháp tại Việt Nam.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:

“1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định này.

Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số theo quy định của Nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, đại lý bảo hiểm là tổ chức, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân), doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đại lý xổ số là tổ chức và các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định này.”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, bổ sung điểm c khoản 1, sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 3 như sau:

“b) Phạt tiền;

Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.

Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.

Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.”

b) Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 3 như sau:

“c) Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thời hạn.”

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 3 như sau:

“a) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn; tước quyền sử dụng Chứng chỉ vphụ trợ bảo hiểm có thời hạn;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo him, doanh nghiệp tái bảo him, doanh nghiệp môi giới bảo him, chi nhánh doanh nghiệp bảo him phi nhân thọ nước ngoài;

Đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm có thời hạn;

Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.”

3. Bổ sung Điều 21a sau Điều 21 như sau:

“Điều 21a. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài

1. Phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam nhưng không phải là công dân tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường đối với dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới.

b) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới.

2. Đình chỉ cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.

b) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không đúng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được phép cung cấp theo quy định pháp luật.

3. Trong thời gian bị đình chỉ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức nước ngoài tiếp tục có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này sẽ bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam từ 06 đến 12 tháng.”

4. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 4 Chương II như sau:

“Mục 4

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI, ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, PHỤ TRỢ BẢO HIM VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIN”

5. Bổ sung Điều 25a sau Điều 25 như sau:

“Điều 25a. Xử phạt đối vi các hành vi vi phạm cùng cấp dịch vụ phụ trbảo hiểm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau:

a) Không giữ bí mật thông tin khách hàng hoặc sử dụng thông tin khách hàng không đúng mục đích hoặc cung cấp thông tin cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định pháp luật;

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm;

d) Không thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

đ) Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được lập bằng văn bản.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau:

a) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không đúng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quyền cung cấp;

b) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định pháp luật;

c) Tổ chức không có tư cách pháp nhân cung cấp một trong các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm sau: đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm từ 01 đến 03 tháng đối với cá nhân có hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm từ 01 đến 03 tháng đối với cá nhân có hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này;

Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm từ 01 đến 03 tháng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 2 Điều này.”

6. Bổ sung Mục 7a sau mục 7 như sau:

“Mục 7a

HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIN, CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BO HIM NHÂN THỌ

Điều 32a. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8 và Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng quy định phân loại khách hàng, không phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền theo quy định của pháp luật;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành và tuân thủ quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền; không thực hiện kiểm toán nội bộ về phòng chống rửa tiền;

e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền;

b) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về chống tài trợ khủng bố như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố;

b) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tố giác tài trợ khủng bố.”

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính ph
;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận T
quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương c
a các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2)
.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

a) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;

b) Chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Chi nhánh nước ngoài;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Xem nội dung VB
Điều 21. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
...

3. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

c) Quy tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm mới dự kiến triển khai (nếu có) đối với trường hợp đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động;

d) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

đ) Báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và phương án xử lý khi thu hợp nội dung, phạm vi hoạt động.

Xem nội dung VB
Điều 32. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
...

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo các hình thức sau:
...

b) Thuê chuyên gia tính toán của tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm;

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
...

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3 DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
...

Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
...

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

Xem nội dung VB
Điều 68. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ:

a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Thu phí bảo hiểm gốc;

- Thu phí nhận tái bảo hiểm;

- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;

- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;

- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;

- Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm.

b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Hoàn phí bảo hiểm;

- Giảm phí bảo hiểm;

- Phí nhượng tái bảo hiểm;

- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;

- Giảm phí nhận tái bảo hiểm;

- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;

- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
...

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3 DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
...

Điều 93a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
...

2. Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 93b của Luật này được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:
...

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm).

Xem nội dung VB
Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Chi hoa hồng bảo hiểm;

- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;

- Chi giám định tổn thất;

- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);

- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Chi hoa hồng bảo hiểm;

- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;

- Chi giám định tổn thất;

- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);

- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;

- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;

- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.

Xem nội dung VB
Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Chi hoa hồng bảo hiểm;

- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;

- Chi giám định tổn thất;

- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);

- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.

a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Chi hoa hồng bảo hiểm;

- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;

- Chi giám định tổn thất;

- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);

- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;

- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;

- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.

Xem nội dung VB
Điều 71. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với hoạt động hướng dẫn, tư vấn khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Thu từ các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm;

c) Thu khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 71. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với hoạt động hướng dẫn, tư vấn khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Thu từ các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm;

c) Thu khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 71. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với hoạt động hướng dẫn, tư vấn khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Thu từ các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm;

c) Thu khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
...

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3 DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
...

Điều 93a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
...

2. Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 93b của Luật này được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:
...

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm).

Xem nội dung VB
Điều 72. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;

b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

c) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 72. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;

b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

c) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 72. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;

b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

c) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 80. Báo cáo tài chính

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Xem nội dung VB
Chương V ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Mục 1. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.

2. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý.

3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

4. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.

Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có các quyền sau:

a) Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;

b) Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định pháp luật;

c) Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

d) Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;

e) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa vụ:

a) Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định pháp luật;

b) Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm;

c) Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;

d) Thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

đ) Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;

e) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

g) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện;

h) Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật, quy tắc hành nghề.

Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm

1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:

a) Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật;

b) Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức;

c) Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;

d) Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;

đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

2. Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

b) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

c) Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

d) Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;

đ) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.

Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

1. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;

c) Đáp ứng một trong các điều kiện kinh nghiệm sau:

- Là đại lý bảo hiểm và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục;

- Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp;

- Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục và có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

2. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung;

c) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm hoặc đã có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

3. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;

b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm hưu trí.

4. Đại lý bán bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm;

b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo tối thiểu 16 giờ về bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.

Mục 2. CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 87. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm

1. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 88 Nghị định này;

b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;

c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.

2. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

b) Tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm bảo đảm cho việc đào tạo.

Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.

Điều 88. Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm

1. Phần kiến thức chung:

a) Kiến thức chung về bảo hiểm;

b) Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;

c) Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

d) Kỹ năng bán bảo hiểm;

đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm.

2. Phần sản phẩm:

a) Nội dung cơ bản của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép kinh doanh;

b) Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.

Điều 89. Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm của cơ sở đào tạo.

2. Hàng năm, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.

Xem nội dung VB
Chương VI

CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA BIÊN GIỚI

Điều 90. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới

1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

2. Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.

4. Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe không áp dụng các quy định về cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Nghị định này.

Điều 91. Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Các điều kiện chung:

a) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

2. Các điều kiện về năng lực tài chính:

a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

3. Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Điều 92. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh nước ngoài được cấp Giấy phép tại Việt Nam.

Điều 93. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

1. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 91 Nghị định này.

2. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp.

3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về thuế.

Điều 94. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này có các trách nhiệm sau:

1. Lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định này và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

2. Hàng quý, báo cáo Bộ Tài chính việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới thực hiện trong kỳ tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.

Xem nội dung VB
Điều 90. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới

1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
...

3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.

Xem nội dung VB
Điều 90. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới

1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 90. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới
...

3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.

Xem nội dung VB
Điều 91. Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Các điều kiện chung:

a) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

2. Các điều kiện về năng lực tài chính:

a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

3. Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
...

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3 DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
...

Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
...

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3 DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
...

Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
...

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

Xem nội dung VB
Điều 92. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh nước ngoài được cấp Giấy phép tại Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 93. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

1. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 91 Nghị định này.

2. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp.

3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về thuế.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
...

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3 DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

Điều 93a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

a) Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan;

b) Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm;

c) Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành.

2. Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 93b của Luật này được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:

a) Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm).

3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

a) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;

b) Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.

4. Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Xem nội dung VB
Điều 94. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này có các trách nhiệm sau:

1. Lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định này và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

2. Hàng quý, báo cáo Bộ Tài chính việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới thực hiện trong kỳ tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.

Xem nội dung VB
Điều 110. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

2. Cấp và thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; cấp và thu hồi Giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm.

4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.

5. Tổ chức thông tin, thống kê và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.

7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài.

8. Quản lý hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

11. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

12. Tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

13. Quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

Xem nội dung VB
Điều 110. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 110. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

2. Cấp và thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; cấp và thu hồi Giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm.

4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.

5. Tổ chức thông tin, thống kê và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.

7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài.

8. Quản lý hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

11. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

12. Tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

13. Quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định này.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định này.

Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số theo quy định của Nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, đại lý bảo hiểm là tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đại lý xổ số là tổ chức và các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định này”.*

Xem nội dung VB
Điều 3. Hình thức xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:
...

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.

Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, Khoản 4 Điều 18, Điều 21, Điều 22, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24, Điều 34, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 36, Khoản 2 Điều 40, Khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng riêng đối với tổ chức.

Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 3. Hình thức xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.

Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, Khoản 4 Điều 18, Điều 21, Điều 22, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24, Điều 34, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 36, Khoản 2 Điều 40, Khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng riêng đối với tổ chức.

Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 3. Hình thức xử phạt
...

2. Hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:

a) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

Đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 3. Hình thức xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:
...

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.

Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, Khoản 4 Điều 18, Điều 21, Điều 22, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24, Điều 34, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 36, Khoản 2 Điều 40, Khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng riêng đối với tổ chức.

Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 3. Hình thức xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.

Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, Khoản 4 Điều 18, Điều 21, Điều 22, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24, Điều 34, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 36, Khoản 2 Điều 40, Khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng riêng đối với tổ chức.

Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 3. Hình thức xử phạt
...

2. Hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:

a) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

Đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 21. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chi nhánh doanh nghiêp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không lưu giữ và cung cấp các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề không đúng quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không cung cấp các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới không có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới không thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;

d) Doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm tại nước ngoài không thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
...

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3 DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
...

Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

Xem nội dung VB
Chương 2. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
...

MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI, ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Điều 22. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

Điều 23. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về môi giới bảo hiểm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn;

b) Tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm bắt buộc không đúng quy định của pháp luật;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thỏa thuận bằng văn bản với bên mua bảo hiểm hoặc có thỏa thuận bằng văn bản nhưng thỏa thuận này không nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Hợp tác với cá nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của quá trình môi giới bảo hiểm gốc, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;

*Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 48/2018/NĐ-CP

Điều 2. Bãi bỏ quy định tại một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
...
3. Bãi bỏ điểm a khoản 3 Điều 23.*

b) Sử dụng nhân viên chưa có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.

Điều 24. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác khi không được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý;

b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

c) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi chưa ký hợp đồng đại lý hoặc khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện các công việc ngoài nội dung hoạt động đại lý theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các công việc ngoài nội dung được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

d) Thay mặt bên mua bảo hiểm đàm phán hợp đồng bảo hiểm với chính doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.

3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo đại lý thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Đào tạo đại lý bảo hiểm chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Không tuân thủ nội dung, chương trình đào tạo đại lý đã được Bộ Tài chính phê chuẩn về thời gian đào tạo, cán bộ đào tạo, cơ sở vật chất để đào tạo;

c) Cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm mà không đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cá nhân từ 02 tháng đến 03 tháng, đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

*Khoản này được bổ sung bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
...
9. Khoản 5 Điều 24 được bổ sung như sau:

“5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cá nhân từ 02 tháng đến 03 tháng, đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý của cơ sở đào tạo đại lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này”.*

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

c) Buộc hủy kết quả đào tạo đại lý bảo hiểm đối với vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này;

d) Buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý của cơ sở đào tạo đại lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

*Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 48/2018/NĐ-CP

Điều 2. Bãi bỏ quy định tại một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
...
4. Bãi bỏ điểm d khoản 6 Điều 24.*

Điều 25. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm của Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

1. Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc tên gọi của Văn phòng đại diện không theo đúng quy định của pháp luật;

2. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện; trưởng đại diện; tăng, giảm số người làm việc tại Văn phòng đại diện nhưng không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.

Xem nội dung VB
Điều 25. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm của Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

1. Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc tên gọi của Văn phòng đại diện không theo đúng quy định của pháp luật;

2. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện; trưởng đại diện; tăng, giảm số người làm việc tại Văn phòng đại diện nhưng không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.

Xem nội dung VB
Chương 2. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
...

MỤC 7. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 32. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Nộp báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Nộp báo cáo không đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, số liệu trong báo cáo không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp báo cáo theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nhận biết khách hàng

1. Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:

a) Khách hàng mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch với tổ chức tài chính;

b) Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo;

c) Có nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;

d) Có nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 của Luật này phải tiến hành các biện pháp nhận biết khách hàng đối với các khách hàng có giao dịch có giá trị lớn;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ môi giới mua, bán và quản lý bất động sản cho khách hàng;

c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm c khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong trường hợp khách hàng có giao dịch mua, bán kim loại quý, đá quý có giá trị lớn bằng tiền mặt;

d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm d khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; quản lý tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý hoạt động công ty của khách hàng; tham gia vào hoạt động mua, bán các tổ chức kinh doanh;

đ) Các tổ chức cung cấp dịch vụ quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi cung ứng các dịch vụ thành lập công ty; cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp; cung cấp văn phòng đăng ký, địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh; cung cấp dịch vụ đại diện cho công ty; dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ cung cấp người đại diện cho cổ đông.
...

Điều 10. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng

Đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong suốt thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng; bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành thông qua đối tượng báo cáo phù hợp với những thông tin đã biết về khách hàng, về hoạt động kinh doanh, về rủi ro và về nguồn gốc tài sản của khách hàng.

Xem nội dung VB
Điều 15. Các giao dịch liên quan tới công nghệ mới

1. Đối tượng báo cáo phải ban hành quy trình nhằm mục đích sau đây:

a) Phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng công nghệ mới vào việc rửa tiền;

b) Quản lý rủi ro về rửa tiền khi thiết lập giao dịch với khách hàng sử dụng công nghệ mới và không gặp mặt trực tiếp.

2. Quy trình quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm việc cập nhật thông tin khách hàng có hiệu quả như việc cập nhật thông tin khách hàng gặp mặt trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 12. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro
...

2. Đối với khách hàng có mức độ rủi ro thấp, đối tượng báo cáo có thể áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ thấp hơn nhưng phải bảo đảm thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng quy định tại Điều 9 của Luật này.

3. Đối với khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao quy định tại các điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này, ngoài việc thực hiện các biện pháp nhận biết quy định tại Điều 9 của Luật này, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường theo quy định của Luật này.

4. Đối với khách hàng, giao dịch khác có mức độ rủi ro cao không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, ngoài việc thực hiện các biện pháp nhận biết quy định tại Điều 9 của Luật này, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 13. Khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị
...

2. Đối tượng báo cáo phải có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị và áp dụng các biện pháp sau đây:

a) Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ đối với việc mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch khi khách hàng hoặc chủ sở hữu hưởng lợi được xác định là cá nhân có ảnh hưởng chính trị;

b) Thực hiện các biện pháp nhằm nhận biết nguồn gốc tài sản của khách hàng;

c) Tăng cường giám sát khách hàng và quan hệ kinh doanh với khách hàng.

3. Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này đối với khách hàng là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 28. Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin

1. Đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này hoặc khi được yêu cầu.

Xem nội dung VB
Điều 34. Nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và áp dụng biện pháp tạm thời

Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng; khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Xem nội dung VB