Nghị định 80/2009/NĐ-CP quy định xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
Số hiệu: | 80/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/10/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 09/10/2009 | Số công báo: | Từ số 469 đến số 470 |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về việc tham gia giao thông của người lái xe là người nước ngoài và xe ô tô chở người của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xe ô tô chở người của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam.
2. Xe ô tô chở người của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải thực hiện các quy định của Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Điều kiện để xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Xe ô tô chở người
2. Xe ô tô thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký và gắn biển số nước ngoài.
3. Xe ô tô phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực.
4. Người lái xe là người có quốc tịch của quốc gia thực hiện quy tắc giao thông đi bên trái và vượt xe về bên phải, có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
5. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
1. Tổ chức, cá nhân có công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị và nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam kèm theo bản sao các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam và thông báo đến Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 03 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng xe ô tô; phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng, phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
Điều 5. Quy định về việc tham gia giao thông của xe ô tô có tay lái ở bên phải tại Việt Nam
1. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam.
2. Phải tham gia giao thông đúng trong phạm vi và tuyến đường theo văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, đi theo đoàn và có xe ô tô dẫn đường. Tổ chức, cá nhân đưa xe ô tô có tay lái ở bên phải vào tham gia giao thông tại Việt Nam có trách nhiệm bố trí xe ô tô dẫn đường, bảo đảm an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Chỉ được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
4. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
c) Chứng từ tạm nhập phương tiện.
Trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải và người lái xe vi phạm các quy định trong Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định khác của pháp luật về hoạt động giao thông đường bộ tại Việt Nam sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân đưa xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định.
2. Tổ chức việc chấp thuận xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam.
3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức, quản lý hoạt động của xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý, theo dõi, kiểm tra việc tham gia giao thông tại Việt Nam của xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc chấp thuận xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc làm thủ tục tạm nhập, tái xuất ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính trong việc giải quyết các thủ tục tạm nhập tái xuất đối với xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
2. Xử lý các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính trong việc giải quyết các thủ tục tạm nhập, tái xuất đối với xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính tổ chức, quản lý hoạt động của xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích tham gia du lịch.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý, kiểm tra hoạt động của xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam theo đúng quy định của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2009
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |