Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
Số hiệu: 68/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 17/07/2016 Số công báo: Từ số 565 đến số 566
Lĩnh vực: Tài chính, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ, KHO BÃI, ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN, TẬP KẾT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kim tra, giám sát hải quan.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết về điều kiện công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Cửa hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này phải tuân thủ theo các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc kinh doanh, mở rộng, thu hẹp, di chuyn, chuyn quyn sở hữu, tạm dừng, chm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

3. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cửa hàng miễn thuế là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi vchính sách thuế theo quy định của pháp luật.

2. Khu vực cách ly của các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế và các cửa khu đường bộ quốc tế (sau đây gọi tắt là khu vực cách ly) là khu vực được ngăn cách, bảo vệ cách biệt tại khu vực cửa khẩu sau khu vực làm thủ tục xuất cảnh.

3. Khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) là khu vực được ngăn cách, bảo vệ cách biệt tại khu vực nhà ga quốc tế sau khu vực làm thủ tục nhập cảnh và trước khu vực làm thủ tục hải quan.

4. Kho xăng dầu là khu vực kho lưu giữ xăng dầu nhập khẩu, xuất khu, tạm nhập, tái xuất.

5. Kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi ngoài cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

6. Địa điểm thu gom hàng lẻ gọi tắt là kho CFS (Container Freight Station), là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia tách, đóng gói, sắp xếp, đóng ghép và dịch vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.

7. Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung là khu vực tập kết, kim tra, giám sát hải quan đi với hàng hóa xut khẩu, nhập khẩu; có chức năng lưu giữ, bảo quản hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để chờ làm thủ tục hải quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

Điều 4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

1. Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế

a) Trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vn quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;

b) Trong nội địa;

c) Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

d) Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong cửa hàng miễn thuế theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;

b) Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

3. Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quan sát được các vị trí trong kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ);

b) Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;

c) Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh bán hàng min thuế về phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, hệ thng ca-mê-ra giám sát.

Điều 5. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

1. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế: 01 bản sao.

4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kinh doanh hàng miễn thuế: 01 bản chính.

5. Quy trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp đối với nhập, xuất, lưu giữ, tồn hàng hóa tại kho chứa hàng miễn thuế, giao nhận hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế lên cửa hàng miễn thuế hoặc tàu bay, quản lý bán hàng cửa hàng miễn thuế hoặc tàu bay, việc giao nhận tiền bán hàng miễn thuế: 01 bản chính.

6. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế: 01 bản sao.

7. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp (trừ trường hợp nằm trong khu vực đã được công nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy): 01 bản sao.

8. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

Điều 6. Trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (tính theo dấu đến của bưu điện đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc từ ngày cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ của doanh nghiệp; hoặc thời gian ghi nhận của hệ thống điện tử của cơ quan hải quan) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kim tra hsơ, thực tế cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

4. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hi bằng văn bản, Tng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.

Điều 7. Tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

1. Các trường hợp tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

a) Theo đề nghị tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp;

b) Các trường hợp thuộc đối tượng thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

2. Trình tự, thủ tục tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

b) Sau khi ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.

c) Thực hiện thanh khoản các tờ khai hải quan tạm nhập đi với trường hợp thu hi giy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày làm việc ktừ ngày ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

3. Trong thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan thực hiện giám sát lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.

4. Trong thời hạn tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Thời hạn tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế không quá 06 tháng kể từ ngày thông báo tạm dừng hoạt động.

Điều 8. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

1. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:

a) Theo đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;

b) Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế nhưng doanh nghiệp không đưa cửa hàng min thuế vào hoạt động;

c) Cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;

d) Trong vòng 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;

đ) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này.

2. Trình tự thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:

a) Tổng cục Hải quan có văn bản giao Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra lượng hàng tồn, số lượng hàng hóa đã tạm nhập đthực hiện thanh khoản.

b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thanh khoản về Tng cục Hải quan trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giao thực hiện kiểm tra của Tổng cục Hải quan.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

Điều 9. Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu cửa hàng miễn thuế

1. Hồ sơ đối với trường hợp mở rộng, thu hẹp, di chuyển cửa hàng miễn thuế:

a) Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

b) Sơ đồ khu vực mrộng, thu hẹp, di chuyển: 01 bản sao.

c) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm khi mở rộng, thu hẹp, di chuyển: 01 bản sao.

2. Hồ sơ đối với trường hp chuyển quyền sở hữu cửa hàng miễn thuế:

Ngoài hồ sơ quy định tại Điều 5 Nghị định này, doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu cửa hàng miễn thuế nộp bổ sung giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao.

3. Trình tự mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu cửa hàng miễn thuế thực hiện như đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận kinh doanh hàng miễn thuế quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Mục 2. KHO NGOẠI QUAN

Điều 10. Điều kiện công nhận kho ngoại quan

1. Khu vực đề nghị công nhận kho ngoại quan phải nằm trong các khu vực theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật hải quan; khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước; địa bàn ưu đãi đầu tư; khu vực phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản sản xuất tập trung.

2. Kho ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

3. Bảo đảm điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Đối với kho ngoại quan chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích chứa hàng tối thiểu 1.000 m3. Riêng đối với kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng phải có diện tích tối thiu 1.000 m2. Bãi ngoại quan chuyên dùng phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

5. Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho ngoại quan theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;

b) Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

6. Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quan sát được các vị trí trong kho ngoại quan. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ);

b) Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;

c) Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đi dữ liệu giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan về phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, hệ thống ca-mê-ra giám sát.

Điều 11. Hồ sơ công nhận kho ngoại quan

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản sao.

4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kho ngoại quan: 01 bản chính.

5. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho ngoại quan: 01 bản sao.

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

7. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

Điều 12. Trình tự công nhận kho ngoại quan

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hsơ, thực tế kho, bãi. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

4. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc ktừ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hi bằng văn bản, Tng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.

Điều 13. Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan

1. Trường hợp có nhu cầu mở rộng, thu hẹp diện tích, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan và đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Tng cục Hải quan, bao gm:

a) Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản chính;

b) Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao;

c) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm khi mở rộng, thu hẹp, di chuyển: 01 bản sao;

d) Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao.

2. Trình tự mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyn sở hữu thực hiện như trình tự công nhận kho ngoại quan theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Điều 14. Tạm dừng hoạt động kho ngoại quan

1. Tạm dừng hoạt động kho ngoại quan khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động. Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng.

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kho ngoại quan.

3. Trình tự tạm dừng hoạt động:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho ngoại quan của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, xác nhận xác lượng hàng tn tại kho và ra thông báo tạm dừng hoạt động kho ngoại quan.

4. Trong thời gian tạm dừng hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng gửi vào kho; giám sát và xử lý lượng hàng tồn tại kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.

5. Trước khi hết thời gian tạm dừng hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có văn bản báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.

6. Trong thời gian tạm dừng hoạt động, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 15. Chấm dứt hoạt động kho ngoại quan

1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho ngoại quan:

a) Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan;

b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kho ngoại quan gửi Tổng cục Hải quan;

c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa kho ngoại quan vào hoạt động;

d) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;

đ) Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho ngoại quan và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.

2. Trình tự chấm dứt hoạt động kho ngoại quan:

a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, thanh khoản toàn bộ lượng hàng còn tồn tại kho ngoại quan; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với kho ngoại quan.

Mục 3. KHO BẢO THUẾ

Điều 16. Điều kiện công nhận kho bảo thuế

1. Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên được công nhận kho bảo thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xut, lưu giữ, tồn trong kho;

b) Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế, được lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát đáp ứng chuẩn trao đổi dữ liệu của cơ quan hải quan để giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế.

2. Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên được công nhận kho bảo thuế, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật thuế;

b) Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê;

c) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị công nhận kho bảo thuế

1. Văn bản đề nghị công nhận kho bảo thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Sơ đồ thiết kế khu vực kho bảo thuế: 01 bản sao.

Điều 18. Trình tự công nhận kho bảo thuế

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho bảo thuế hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

4. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.

Mục 4. ĐỊA ĐIỂM THU GOM HÀNG LẺ

Điều 19. Điều kiện công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ

1. Địa điểm thu gom hàng lẻ phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật hải quan.

2. Địa điểm thu gom hàng lẻ có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ, phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh.

3. Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong địa điểm thu gom hàng lẻ theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;

b) Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

5. Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quan sát được các vị trí trong địa điểm thu gom hàng lẻ. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ);

b) Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;

c) Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ về phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, hệ thống ca-mê-ra giám sát.

6. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ nằm trong khu vực cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được công nhận trong nội địa, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này. Trước khi đưa vào hoạt động, doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

Điều 20. Hồ sơ công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực địa điểm thu gom hàng lẻ thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản sao.

4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ: 01 bản chính.

5. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm: 01 bản sao.

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

7. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

Điều 21. Trình tự công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm thu gom hàng lẻ

Trình tự công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm thu gom hàng lẻ thực hiện tương tự như đối với kho ngoại quan quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.

Mục 5. KHO XĂNG DẦU

Điều 22. Xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan

1. Doanh nghiệp đề nghị xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan là thương nhân đầu mối theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

2. Kho xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu theo quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.

3. Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quản lý, theo dõi xăng dầu nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.

b) Kết nối trực tiếp dữ liệu xăng dầu đưa vào, đưa ra kho với cơ quan hải quan quản lý kho xăng dầu.

4. Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quan sát được các vị trí trong kho xăng dầu. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ).

b) Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng.

c) Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa cơ quan hải quan và thương nhân kinh doanh xăng dầu về phần mềm quản lý xăng dầu đưa vào, đưa ra kho xăng dầu, hệ thống ca-mê-ra giám sát.

Điều 23. Hồ sơ xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan

1. Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Sơ đồ thiết kế khu vực kho, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho, bồn, bể chứa: 01 bản sao.

3. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kho xăng dầu: 01 bản chính.

4. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho xăng dầu: 01 bản sao.

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

6. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

Điều 24. Trình tự xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát đến Tổng cục Hải quan.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho xăng dầu. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho xăng dầu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

4. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.

5. Trường hợp kho xăng dầu mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu thì thủ tục xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23 và khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 24 Nghị định này.

Mục 6. KHO HÀNG KHÔNG KÉO DÀI

Điều 25. Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài

1. Kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

a) Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế;

b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;

c) Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.

Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km.

2. Có diện tích tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ). Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào cứng kiên cố; có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt.

3. Doanh nghiệp chủ kho hàng không kéo dài là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê hệ thống kho, bãi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực cảng hàng không quốc tế.

4. Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra, giám sát (máy soi, cân điện tử...), kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.

b) Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

6. Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quan sát được các vị trí trong kho. Hình ảnh quan sát được tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ).

b) Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng.

c) Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa cơ quan hải quan và chủ kho hàng không kéo dài về phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, hệ thống ca-mê-ra giám sát.

Điều 26. Hồ sơ công nhận kho hàng không kéo dài

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản sao.

4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kho hàng không kéo dài: 01 bản chính.

5. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho: 01 bản sao.

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

7. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

8. Hợp đồng thuê kho, bãi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực cảng hàng không quốc tế (đối với trường hợp chủ kho hàng không kéo dài thuê kho, bãi).

Điều 27. Trình tự công nhận kho hàng không kéo dài

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tng cục Hải quan.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc kiểm tra hsơ, thực tế kho. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, căn cứ ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho hàng không kéo dài hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

Điều 28. Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài

Trình tự mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài thực hiện tương tự như đối với kho ngoại quan quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.

Điều 29. Tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài

1. Tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động. Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng.

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài.

3. Trình tự tạm dừng hoạt động:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, xác nhận lượng hàng tồn tại kho và ra thông báo tạm dừng hoạt động kho hàng không kéo dài.

4. Trong thời gian tạm dừng hoạt động, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng đưa vào kho; giám sát và xử lý lượng hàng tồn tại kho theo quy định của pháp luật.

5. Trước khi hết thời gian tạm dừng hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có văn bản báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài.

6. Trong thời gian tạm dừng hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 30. Chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài

1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài:

a) Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này, hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài;

b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;

c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động;

d) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;

đ) Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho hàng không kéo dài và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.

2. Trình tự chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài:

a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, thanh khoản toàn bộ lượng hàng còn tồn tại kho hàng không kéo dài; báo cáo, đề xuất Tng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với kho hàng không kéo dài.

Chương III

ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC, TẬP KẾT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN

Mục 1. ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CẢNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG NỘI ĐỊA (CẢNG CẠN)

Điều 31. Điều kiện công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn

1. Phải có diện tích tối thiểu từ 50.000 m2 trở lên.

2. Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;

b) Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

3. Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Quan sát được các vị trí trong địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ);

b) Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;

c) Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn về phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, hệ thống ca-mê-ra giám sát.

Điều 32. Hồ sơ công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, nơi tập kết hàng xuất khẩu, nơi tập kết hàng nhập khẩu, nơi tập kết xe công-te-nơ, nơi kiểm tra thực tế, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản sao.

4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn: 01 bản chính.

5. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm: 01 bản sao.

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

7. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

Điều 33. Trình tự công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn, Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính ra quyết định công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

4. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.

Điều 34. Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn

1. Trường hợp có nhu cầu mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn, doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động: 01 bản chính;

b) Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao;

c) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm khi mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao;

d) Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao.

2. Trình tự, thủ tục, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động thực hiện tương tự như đối với kho ngoại quan quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp, tạm dừng hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

3. Trường hợp di chuyển, chuyển quyền sở hữu địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn, trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm theo quyết định cũ, đồng thời ra quyết định công nhận, chuyn quyn sở hữu địa điểm nếu chủ địa điểm mới đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Điều 35. Chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn

1. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;

b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;

c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn vào hoạt động;

d) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;

đ) Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tin với mức phạt cho mi ln vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.

2. Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 2. ĐỊA ĐIỂM TẬP KẾT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẬP TRUNG; ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN PHÁT NHANH, HÀNG BƯU CHÍNH

Điều 36. Điều kiện công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính

1. Vị trí

a) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung ở các khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khu;

b) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh nằm trong quy hoạch khu vực sân bay quốc tế theo quy định của pháp luật;

c) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực cửa khu biên giới đất liền. Trường hợp nằm ngoài khu kinh tế cửa khu thì cách khu vực cửa khẩu không quá 10 km.

2. Diện tích

a) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung có diện tích tối thiểu 10.000 m2;

b) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh có diện tích tối thiểu 5.000 m2; địa điểm kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính có diện tích tối thiểu 1.000 m2;

c) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới có diện tích tối thiểu 5.000 m2.

3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

a) Địa điểm được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan, trừ địa điểm nằm trong khu vực cửa khu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh;

b) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

- Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong địa điểm.

- Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

d) Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

- Quan sát được các vị trí trong địa điểm. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ).

- Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng.

- Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh địa điểm về phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, hệ thống ca-mê-ra giám sát.

Điều 37. Hồ sơ công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm phát chuyển nhanh, hàng bưu chính thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, nơi tập kết hàng xuất khẩu, nơi tập kết hàng nhập khẩu, nơi tập kết phương tiện vận tải, nơi kiểm tra thực tế, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản sao.

4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào đưa ra địa điểm: 01 bản chính.

5. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm: 01 bản sao.

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

7. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

8. Văn bản quy hoạch khu vực sân bay quốc tế do cơ quan có thm quyền phê duyệt đối với trường hợp công nhận địa điểm tập kết, kim tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh: 01 bản sao.

9. Giấy phép bưu chính hoặc thông báo hoạt động bưu chính do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về bưu chính đối với trường hợp công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính: 01 bản sao.

Điều 38. Trình tự công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính

Trình tự công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính thực hiện tương tự như đối với kho ngoại quan quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Bãi bỏ các quy định tại Điều 82, 89 và 92 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kim soát hải quan.

3. Cửa hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung, địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính đã được công nhận và hoạt động trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

4. Các trường hợp đã được thành lập, hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực nhưng không đáp ứng điều kiện công nhận, xác nhận quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân được tiếp tục hoạt động đến ngày 01 tháng 7 năm 2017. Quá thời hạn trên, Cục Hải quan tỉnh, thành phố rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng, chấm dứt hoạt động theo quy định.

Điều 40. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao tại Nghị định.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

MẪU QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ, KHO BÃI, ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN, TẬP KẾT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
(Kèm theo Nghị định s
68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế; công nhận, xác nhận kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan

Mẫu số 02

Thông báo hoạt động trở lại cửa hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan

 

Mẫu số 01

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày tháng năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ …………… (1)

Kính gửi: Tổng cục Hải quan/Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế; công nhận, xác nhận/mở rộng/thu hẹp/di chuyn/chuyn quyền sở hữu/tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm:

- Tên doanh nghiệp:..........................................................................................................

- Mã số thuế:.....................................................................................................................

- Trụ sở chính tại:.............................................................................................................

- Số điện thoại: ………………………….. Số fax:...............................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: ……. ngày….tháng…..năm…..;

Cơ quan cấp:.....................................................................................................................

Ngành nghề kinh doanh: …….. (chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm).

2. Đề nghị (2) ……. tại........................................................................................................

3. Khu vực đề nghị ……… …… có diện tích: ……. m2.

Tổng diện tích: ……………… m2, trong đó:

- Diện tích nhà kho: ………. m2;

- Diện tích bãi: ……… m2;

- Diện tích kho chứa tang vật vi phạm (nếu có): ……… m2;

- Nơi làm việc của Hải quan kho: ………. m2;

- Các công trình phụ trợ (nếu có) ………..m2.

4. Hồ sơ kèm theo đơn:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp: 01 bản sao;

- Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng kho bãi, địa điểm: 01 bản sao;

- Sơ đồ thiết kế khu vực kho bãi, địa điểm: 01 bản sao;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy: 01 bản sao.

- …

Doanh nghiệp cam đoan các nội dung trên là đúng; cam kết phù hợp với chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số ../QĐ-TCHQ ngày... của Tổng cc trưởng Tổng cục Hải quan, đồng thời chấp hành và thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động của …….(1).

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi tên cửa hàng miễn thuế, địa điểm, kho bãi đề nghị công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động. Đối với kho xăng dầu thì ghi là: “Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện, kiểm tra, giám sát hải quan”.

(2) Trường hợp đề nghị tạm dừng hoạt động, doanh nghiệp nêu rõ lý do, thời hạn hoạt động trở lại.

 

Mẫu số 02

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày tháng năm

 

THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI ……………

Kính gửi: Tổng cục Hải quan/Cục Hải quan tỉnh, thành ph.

1. Doanh nghiệp thông báo hoạt động trở lại

- Tên doanh nghiệp:..........................................................................................................

- Mã số thuế:.....................................................................................................................

- Trụ sở chính tại:..............................................................................................................

- Số điện thoại: ……………………….. Số fax:...................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: …… ngày….tháng……năm……;

Cơ quan cấp:.....................................................................................................................

Ngành nghề kinh doanh: ……… (chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm).

2. Đề nghị hoạt động trở lại …….. tại.................................................................................

3. Cửa hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm hoạt động trở lại đã tạm dừng hoạt động theo Đơn đề nghị số ….... ngàytháng…..năm....của doanh nghiệp và Thông báo tạm dừng hoạt động số…….ngày….tháng…..năm.... của Cục Hải quan/Tổng cục Hải quan

4. Lý do hoạt động trở lại:..................................................................................................

5. Hồ sơ kèm theo đơn:.....................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản sao;

- …

Doanh nghiệp cam đoan các nội dung trên là đúng; đồng thời chấp hành và thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động của ...

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

- Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan

1. Bổ sung khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 3 như sau:

“8. Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh là khu vực tập kết, kiểm tra, giám sát đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

9. Kho ngoại quan chuyên dùng là kho ngoại quan theo quy định tại Luật Hải quan được sử dụng để lưu giữ, bảo quản một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt như chất lỏng, hóa chất, hàng đông lạnh hoặc hàng hóa phải được lưu giữ, bảo quản ở điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và môi trường nhất định.

10. Bãi ngoại quan là khu vực bãi để tập kết, lưu giữ hàng rời và/hoặc các hàng hóa siêu trường, siêu trọng không cần mái che.”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
2. Điểm d khoản 1 ... Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ 1. Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế.

d) Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc nằm trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc khu vực cửa khẩu hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
2. ... khoản 2 ... Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
2. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chi tiết theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
2. ... khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
3. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong khu cách ly vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

1. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực, vị trí cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, vị trí lắp đặt hệ thống camera: 01 bản chụp.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp (trừ trường hợp nằm trong khu vực đã được công nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy): 01 bản chụp.”.
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
4. Khoản 1 ... Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Các trường hợp tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

a) Tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp;

b) Tạm dừng do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
4. ... khoản 2 ... Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
2. Trình tự, thủ tục tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

a) Trường hợp tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp

a.1) Doanh nghiệp gửi đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính) đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;

a.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;

a.3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, lập biên bản xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

a.4) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có hàng hóa hết thời hạn lưu giữ tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục gia hạn thời gian lưu giữ, tái xuất, tái nhập hoặc chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về kinh doanh hàng miễn thuế (sau đây gọi là Nghị định số 167/2016/NĐ-CP).

b) Trường hợp tạm dừng do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động kinh doanh miễn thuế

b.1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;

b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan; thực hiện kiểm tra, xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo quy định tại điểm a.3 khoản này;

b.3) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có hàng hóa hết thời hạn lưu giữ tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục theo quy định tại điểm a.4 khoản này.
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
...
Mẫu số 04 BIÊN BẢN XÁC NHẬN LƯỢNG HÀNG TỒN

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
4. ... khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
3. Trong thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan thực hiện giám sát lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Trường hợp có hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 6 và khoản 1 Điều 19 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
5. Điểm đ khoản 1 ... Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

đ) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế không có thông báo hoạt động trở lại bằng văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đã ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
5. ... khoản 2 ... Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
2. Trình tự thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

a) Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp hoặc kể từ ngày phát hiện một trong các vi phạm của doanh nghiệp theo quy định tại điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này;

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế sau khi nhận được thông báo chấm dứt của Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

c.1) Lập báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP từ thời điểm kết thúc năm tài chính trước liền kề đến thời điểm thông báo chấm dứt và phương án xử lý hàng hóa còn đang tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; nộp báo cáo quyết toán và phương án xử lý hàng hóa còn đang tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt của Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

c.2) Thực hiện thủ tục tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa còn tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan hoàn thành việc kiểm tra báo cáo quyết toán. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế; doanh nghiệp được gia hạn 01 lần không quá 30 ngày. Hàng hoá đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng doanh nghiệp thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 6 và khoản 1 Điều 19 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP.

d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế

d.1) Tiếp nhận báo cáo quyết toán và kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 6, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 21 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

d.2) Tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, thông quan hàng hóa đối với hàng hóa thực hiện tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hải quan;

d.3) Gia hạn thời gian thực hiện thủ tục tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa còn tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn của doanh nghiệp và xử lý hàng hoá đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng của doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm C.2 khoản 2 Điều này;

d.4) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc xử lý hàng hóa còn tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố quá trình, kết quả thực hiện xử lý hàng hóa và đề xuất về việc chấm dứt hoạt động của cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp.

đ) Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế quy định tại điểm d khoản này, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

e) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.”.
...
Mẫu số 05 THÔNG BÁO Về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 2. Hiệu lực thi hành
...
2. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại: điểm c khoản 1 Điều 9 ... Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Điều kiện công nhận kho ngoại quan

1. Khu vực đề nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.

2. Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

3. Diện tích

a) Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;

b) Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;

c) Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;

d) Kho ngoại quan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;

đ) Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

4. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

5. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”.

Xem nội dung VB
Điều 62. Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ

1. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
- Nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, kho chứa tang vật vi phạm được hướng dẫn bởi Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 4. Nơi làm việc của cơ quan hải quan

Nơi làm việc của cơ quan hải quan tại các kho bãi, địa điểm được tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm đầu tư xây dựng và phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Vị trí: nằm trong diện tích khu vực kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận mới hoặc đã được công nhận hoặc nằm trong cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Có diện tích tối thiểu 20 m2, được ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Đối với các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, văn phòng làm việc của hải quan có diện tích tối thiểu 50 m2.

3. Trang thiết bị:

a) Máy tính cài đặt phần mềm quản lý, kết nối hệ thống quản lý của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm và kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

b) Thiết bị kết nối với hệ thống ca-mê-ra giám sát của tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm để theo dõi, lưu trữ, truy xuất và hiển thị hình ảnh tại tất cả các khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cổng ra vào kho bãi, địa điểm.

c) Các trang thiết bị văn phòng khác (bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, điện thoại để bàn).

d) Hạ tầng kỹ thuật (nguồn điện, điện chiếu sáng, hạ tầng công nghệ thông tin) đảm bảo điều kiện hoạt động.

Điều 5. Nơi kiểm tra hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân bố trí khu vực có mái che nằm trong diện tích kho bãi, địa điểm, thuận lợi cho cơ quan hải quan trong việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, niêm phong hải quan.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có tổng diện tích từ 03 héc-ta trở lên: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực hoạt động của máy soi công-tê-nơ diện tích tối thiểu là 2.000 m2 (40m x 50m) để đảm bảo về an toàn phóng xạ và hoạt động soi chiếu. Trong thời gian máy soi công-tê-nơ chưa được điều động đến khu vực hoạt động thì doanh nghiệp vẫn sử dụng khu vực trên cho hoạt động khai thác, kinh doanh của kho bãi, địa điểm.

Điều 6. Kho chứa tang vật vi phạm

1. Kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm có diện tích tối thiểu 30 m2, tách biệt với kho chứa hàng hóa khác. Riêng địa điểm kiểm tra, giám sát tập trung hàng bưu chính và hàng chuyển phát nhanh, kho chứa hàng vi phạm có diện tích tối thiểu 10 m2.

Trường hợp kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm được xây dựng nằm trong kho chứa hàng hóa tại kho bãi, địa điểm dự kiến hoặc đã được công nhận phải đảm bảo chế độ niêm phong hải quan, tính nguyên trạng và phẩm chất của hàng hóa trong quá trình lưu giữ. Trong thời gian không lưu giữ tang vật vi phạm, tổ chức cá nhân được sử dụng kho tang vật vi phạm để chứa hàng hóa khác theo quy định.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có quy mô lớn trên 03 héc-ta và không có kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực bãi riêng có diện tích tối thiểu 200 m2 để lưu giữ phương tiện, công-tê-nơ chứa hàng vi phạm. Tổ chức, cá nhân được sử dụng khu vực bãi dự kiến chứa hàng vi phạm để lưu giữ, khai thác hàng hóa trọng trường hợp khu vực bãi trên không chứa hàng vi phạm.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
7. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Hồ sơ công nhận kho ngoại quan

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của cơ quan hải quan: 01 bản chụp.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản chụp.”

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 2. Hiệu lực thi hành
...
2. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại: ... điểm c khoản 1 Điều 13 ... Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
8. Khoản 1 ... Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ 1. Các trường hợp tạm dừng hoạt động kho ngoại quan

a) Tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp;

b) Tạm dừng do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động đưa hàng hóa vào, ra kho ngoại quan.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
8. ... khoản 2 ... Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm dừng hoạt động kho ngoại quan.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
8. ... khoản 3 ... Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
3. Trình tự, thủ tục tạm dừng hoạt động

a) Trường hợp tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp

Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị tạm dừng theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý kho ngoại quan.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho ngoại quan của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, lập biên bản xác nhận lượng hàng tồn tại kho với chủ kho theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm dừng hoạt động kho ngoại quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng.

b) Trường hợp tạm dừng hoạt động kho ngoại quan do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động đưa hàng hóa vào, ra kho ngoại quan

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc tạm dừng hoạt động của kho ngoại quan.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, lập biên bản xác nhận lượng hàng tồn tại kho với chủ kho theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tạm dừng hoạt động kho ngoại quan theo quy định tại điểm a khoản này.
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
...
Mẫu số 04 BIÊN BẢN XÁC NHẬN LƯỢNG HÀNG TỒN

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
8. ... khoản 6 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
6. Trong thời gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có nhu cầu hoạt động trở lại, doanh nghiệp có văn bản thông báo gửi cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra các điều kiện hoạt động, tình trạng hàng hóa tồn tại kho, lập biên bản xác nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định hoạt động trở lại kho ngoại quan của doanh nghiệp.”.
...
Mẫu số 02 THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI.............................
...
Mẫu số 04 BIÊN BẢN XÁC NHẬN LƯỢNG HÀNG TỒN

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
Điều 62. Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ

1. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
- Nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, kho chứa tang vật vi phạm được hướng dẫn bởi Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 4. Nơi làm việc của cơ quan hải quan

Nơi làm việc của cơ quan hải quan tại các kho bãi, địa điểm được tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm đầu tư xây dựng và phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Vị trí: nằm trong diện tích khu vực kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận mới hoặc đã được công nhận hoặc nằm trong cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Có diện tích tối thiểu 20 m2, được ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Đối với các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, văn phòng làm việc của hải quan có diện tích tối thiểu 50 m2.

3. Trang thiết bị:

a) Máy tính cài đặt phần mềm quản lý, kết nối hệ thống quản lý của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm và kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

b) Thiết bị kết nối với hệ thống ca-mê-ra giám sát của tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm để theo dõi, lưu trữ, truy xuất và hiển thị hình ảnh tại tất cả các khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cổng ra vào kho bãi, địa điểm.

c) Các trang thiết bị văn phòng khác (bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, điện thoại để bàn).

d) Hạ tầng kỹ thuật (nguồn điện, điện chiếu sáng, hạ tầng công nghệ thông tin) đảm bảo điều kiện hoạt động.

Điều 5. Nơi kiểm tra hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân bố trí khu vực có mái che nằm trong diện tích kho bãi, địa điểm, thuận lợi cho cơ quan hải quan trong việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, niêm phong hải quan.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có tổng diện tích từ 03 héc-ta trở lên: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực hoạt động của máy soi công-tê-nơ diện tích tối thiểu là 2.000 m2 (40m x 50m) để đảm bảo về an toàn phóng xạ và hoạt động soi chiếu. Trong thời gian máy soi công-tê-nơ chưa được điều động đến khu vực hoạt động thì doanh nghiệp vẫn sử dụng khu vực trên cho hoạt động khai thác, kinh doanh của kho bãi, địa điểm.

Điều 6. Kho chứa tang vật vi phạm

1. Kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm có diện tích tối thiểu 30 m2, tách biệt với kho chứa hàng hóa khác. Riêng địa điểm kiểm tra, giám sát tập trung hàng bưu chính và hàng chuyển phát nhanh, kho chứa hàng vi phạm có diện tích tối thiểu 10 m2.

Trường hợp kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm được xây dựng nằm trong kho chứa hàng hóa tại kho bãi, địa điểm dự kiến hoặc đã được công nhận phải đảm bảo chế độ niêm phong hải quan, tính nguyên trạng và phẩm chất của hàng hóa trong quá trình lưu giữ. Trong thời gian không lưu giữ tang vật vi phạm, tổ chức cá nhân được sử dụng kho tang vật vi phạm để chứa hàng hóa khác theo quy định.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có quy mô lớn trên 03 héc-ta và không có kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực bãi riêng có diện tích tối thiểu 200 m2 để lưu giữ phương tiện, công-tê-nơ chứa hàng vi phạm. Tổ chức, cá nhân được sử dụng khu vực bãi dự kiến chứa hàng vi phạm để lưu giữ, khai thác hàng hóa trọng trường hợp khu vực bãi trên không chứa hàng vi phạm.

Xem nội dung VB
- Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 2. Hiệu lực thi hành
...
2. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại: ... khoản 3 Điều 19 ... Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
9. Khoản 4 ... Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm thu gom hàng lẻ chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
9. ... khoản 5 ... Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
5. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm thu gom hàng lẻ vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
9. ... khoản 6 ... Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
6. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ nằm trong khu vực cảng biển, cảng cạn

a) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ là doanh nghiệp kinh doanh cảng thì không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này, nhưng phải làm thủ tục cấp mã địa điểm thu gom hàng lẻ để làm thủ tục hàng hóa đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ trước khi đưa địa điểm thu gom hàng lẻ vào hoạt động.

Doanh nghiệp kinh doanh cảng có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đề nghị cấp mã địa điểm thu gom hàng lẻ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiểm tra thực tế địa điểm, báo cáo Tổng cục Hải quan về việc cấp mã địa điểm thu gom hàng lẻ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện cấp mã, thông báo cho doanh nghiệp và Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

b) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ không phải là doanh nghiệp kinh doanh cảng, phải thực hiện công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 19, Điều 20 Nghị định này.”.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
10. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 20. Hồ sơ công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực địa điểm thu gom hàng lẻ thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản chụp.”.
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
11. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 22. Điều kiện kiểm tra, giám sát kho xăng dầu

1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, nguồn gốc, số lượng, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại các bồn bể trong kho xăng dầu chi tiết theo tờ khai hải quan để thực hiện Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

Quy định này không áp dụng đối với các kho xăng dầu quân đội có chứa chung hàng nhập kinh doanh với hàng phục vụ quốc phòng

2. Có thiết bị đo mức bồn, bể tự động kết nối trực tuyến số lượng xăng dầu xuất, nhập, tồn kho với cơ quan hải quan.

Đối với kho xăng dầu quân đội, chỉ kết nối trực tuyến với đơn vị quản lý do Bộ Quốc phòng quy định.

3. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan; đảm bảo quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ) toàn cảnh khu vực kho, giám sát được mọi hoạt động đưa hàng hóa và phương tiện vận tải vào, ra kho xăng dầu. Dữ liệu về hình ảnh camera lưu giữ tối thiểu 06 tháng.

Đối với kho xăng dầu có đường ống bơm xăng dầu ngoài khơi không thể lắp đặt hệ thống camera tại khu vực phao neo đậu cách xa bờ, doanh nghiệp kinh doanh kho phải đảm bảo điều kiện làm việc để công chức hải quan giám sát trực tiếp.

Quy định này không áp dụng đối với các kho xăng dầu quân đội có chứa chung hàng nhập kinh doanh với hàng phục vụ quốc phòng.”

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
12. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23. Hồ sơ xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan

Thương nhân đầu mối hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan gồm các tài liệu sau:

1. Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Sơ đồ thiết kế khu vực kho, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho, bồn, bể chứa, vị trí lắp đặt hệ thống camera: 01 bản chụp.

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.”.

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
13. Khoản 2 ... Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Kho hàng không kéo dài để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 2.000 m2. Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho hàng không kéo dài phải có diện tích khu đất tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt.

Đối với kho hàng không kéo dài đã được thành lập và công nhận đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực được phép tiếp tục hoạt động theo quyết định công nhận đã ban hành.

Xem nội dung VB
- Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 2. Hiệu lực thi hành
...
2. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại: ... khoản 3 ... Điều 25 ... Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Xem nội dung VB
- Nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, kho chứa tang vật vi phạm được hướng dẫn bởi Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 4. Nơi làm việc của cơ quan hải quan

Nơi làm việc của cơ quan hải quan tại các kho bãi, địa điểm được tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm đầu tư xây dựng và phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Vị trí: nằm trong diện tích khu vực kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận mới hoặc đã được công nhận hoặc nằm trong cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Có diện tích tối thiểu 20 m2, được ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Đối với các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, văn phòng làm việc của hải quan có diện tích tối thiểu 50 m2.

3. Trang thiết bị:

a) Máy tính cài đặt phần mềm quản lý, kết nối hệ thống quản lý của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm và kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

b) Thiết bị kết nối với hệ thống ca-mê-ra giám sát của tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm để theo dõi, lưu trữ, truy xuất và hiển thị hình ảnh tại tất cả các khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cổng ra vào kho bãi, địa điểm.

c) Các trang thiết bị văn phòng khác (bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, điện thoại để bàn).

d) Hạ tầng kỹ thuật (nguồn điện, điện chiếu sáng, hạ tầng công nghệ thông tin) đảm bảo điều kiện hoạt động.

Điều 5. Nơi kiểm tra hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân bố trí khu vực có mái che nằm trong diện tích kho bãi, địa điểm, thuận lợi cho cơ quan hải quan trong việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, niêm phong hải quan.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có tổng diện tích từ 03 héc-ta trở lên: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực hoạt động của máy soi công-tê-nơ diện tích tối thiểu là 2.000 m2 (40m x 50m) để đảm bảo về an toàn phóng xạ và hoạt động soi chiếu. Trong thời gian máy soi công-tê-nơ chưa được điều động đến khu vực hoạt động thì doanh nghiệp vẫn sử dụng khu vực trên cho hoạt động khai thác, kinh doanh của kho bãi, địa điểm.

Điều 6. Kho chứa tang vật vi phạm

1. Kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm có diện tích tối thiểu 30 m2, tách biệt với kho chứa hàng hóa khác. Riêng địa điểm kiểm tra, giám sát tập trung hàng bưu chính và hàng chuyển phát nhanh, kho chứa hàng vi phạm có diện tích tối thiểu 10 m2.

Trường hợp kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm được xây dựng nằm trong kho chứa hàng hóa tại kho bãi, địa điểm dự kiến hoặc đã được công nhận phải đảm bảo chế độ niêm phong hải quan, tính nguyên trạng và phẩm chất của hàng hóa trong quá trình lưu giữ. Trong thời gian không lưu giữ tang vật vi phạm, tổ chức cá nhân được sử dụng kho tang vật vi phạm để chứa hàng hóa khác theo quy định.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có quy mô lớn trên 03 héc-ta và không có kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực bãi riêng có diện tích tối thiểu 200 m2 để lưu giữ phương tiện, công-tê-nơ chứa hàng vi phạm. Tổ chức, cá nhân được sử dụng khu vực bãi dự kiến chứa hàng vi phạm để lưu giữ, khai thác hàng hóa trọng trường hợp khu vực bãi trên không chứa hàng vi phạm.

Xem nội dung VB
- Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 2. Hiệu lực thi hành
...
2. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại: ... khoản 4 Điều 25 ... Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
13. ...khoản 5 ... Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
5. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho hàng không kéo dài chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
13. ... khoản 6 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
6. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
14. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 26. Hồ sơ công nhận kho hàng không kéo dài

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.”.
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
15. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 31. Điều kiện công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa

“1. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa phải có diện tích khu đất tối thiểu 50.000 m2. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 20.000 m2.

2. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

3. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm làm thủ tục hải quan vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
16. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 32. Hồ sơ công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, nơi tập kết hàng xuất khẩu, nơi tập kết hàng nhập khẩu, nơi tập kết xe công-ten-nơ, nơi kiểm tra thực tế, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.

4. Quyết định công bố mở cảng cạn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: 01 bản chụp.

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.”.
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 2. Hiệu lực thi hành
...
2. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại: ... điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
17. Bổ sung điểm e khoản 1 Điều 35 như sau:

“e) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định đóng cảng cạn.”

Xem nội dung VB
- Mục này được bổ sung bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
21. Bổ sung Điều 38a như sau:

“Điều 38a. Công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan

1. Đối với các kho, bãi, địa điểm nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch và công bố thì doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa xuất, nhập khẩu đề nghị Tổng cục Hải quan thực hiện thủ tục công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan (sau đây gọi là kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa).

Đối với các kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế được Bộ Giao thông vận tải công bố trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải thực hiện công nhận theo quy định tại Điều này.

2. Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này.

3. Diện tích

a) Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa thuộc quyết định công bố mở, thành lập cảng biển, cảng thủy nội địa, diện tích công nhận được xác định theo đề nghị công nhận của doanh nghiệp;

b) Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2. Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan phải có diện tích khu đất tối thiểu 500 m2;

c) Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2.

4. Hồ sơ công nhận

a) Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp;

c) Quyết định công bố mở, thành lập cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế của cơ quan có thẩm quyền: 01 bản chụp;

d) Sơ đồ thiết kế khu vực đề nghị công nhận địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.

5. Trình tự công nhận đối với các kho, bãi, địa điểm nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch và công bố

Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế thực hiện thủ tục công nhận kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa theo trình tự quy định tại Điều 12 Nghị định này trước khi đưa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào tập kết để làm thủ tục hải quan.

6. Doanh nghiệp thực hiện mở rộng, thu hẹp, đổi tên, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế theo trình tự quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định này.”.
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
18. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 36. Điều kiện công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh

1. Vị trí:

a) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung nằm trong các khu vực cửa khẩu hoặc khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.

b) Địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh, trừ địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ định theo Luật Bưu chính hoạt động, nằm trong quy hoạch khu vực cảng hàng không quốc tế theo quy định của pháp luật hoặc trong khu vực cửa khẩu đường bộ quốc tế hoặc cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.

c) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực cửa khẩu biên giới đất liền. Trường hợp nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu thì cách khu vực cửa khẩu có bán kính không quá 10 km.

2. Diện tích:

a) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung có diện tích khu đất tối thiểu 10.000 m2;

b) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh:

b.1) Đối với địa điểm trong khu vực cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế có diện tích khu đất tối thiểu là 1.000 m2;

b.2) Đối với địa điểm trong khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics có diện tích khu đất tối thiểu là 5.000 m2;

b.3) Đối với địa điểm trong quy hoạch khu vực cảng hàng không quốc tế có từ 02 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh hoạt động trở lên có diện tích khu đất tối thiểu là 5.000 m2. Trường hợp địa điểm nằm trong quy hoạch này chỉ có 01 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 2.000 m2;

b.4) Đối với các địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ định theo Luật Bưu chính hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 500 m2 và diện tích sàn sử dụng tối thiểu là 1.000 m2.

c) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2. Các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm tại khu vực khác có diện tích khu đất tối thiểu 3.000 m2.

3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

a) Địa điểm được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ địa điểm nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh;

b) Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động;

c) Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ tối thiểu trong 06 tháng;

d) Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh: Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thuê kho tại các địa điểm đã được công nhận theo quy định được lựa chọn sử dụng phần mềm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm hoặc tự trang bị phần mềm đáp ứng theo quy định.

Xem nội dung VB
- Nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, kho chứa tang vật vi phạm được hướng dẫn bởi Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 4. Nơi làm việc của cơ quan hải quan

Nơi làm việc của cơ quan hải quan tại các kho bãi, địa điểm được tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm đầu tư xây dựng và phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Vị trí: nằm trong diện tích khu vực kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận mới hoặc đã được công nhận hoặc nằm trong cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Có diện tích tối thiểu 20 m2, được ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Đối với các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, văn phòng làm việc của hải quan có diện tích tối thiểu 50 m2.

3. Trang thiết bị:

a) Máy tính cài đặt phần mềm quản lý, kết nối hệ thống quản lý của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm và kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

b) Thiết bị kết nối với hệ thống ca-mê-ra giám sát của tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm để theo dõi, lưu trữ, truy xuất và hiển thị hình ảnh tại tất cả các khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cổng ra vào kho bãi, địa điểm.

c) Các trang thiết bị văn phòng khác (bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, điện thoại để bàn).

d) Hạ tầng kỹ thuật (nguồn điện, điện chiếu sáng, hạ tầng công nghệ thông tin) đảm bảo điều kiện hoạt động.

Điều 5. Nơi kiểm tra hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân bố trí khu vực có mái che nằm trong diện tích kho bãi, địa điểm, thuận lợi cho cơ quan hải quan trong việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, niêm phong hải quan.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có tổng diện tích từ 03 héc-ta trở lên: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực hoạt động của máy soi công-tê-nơ diện tích tối thiểu là 2.000 m2 (40m x 50m) để đảm bảo về an toàn phóng xạ và hoạt động soi chiếu. Trong thời gian máy soi công-tê-nơ chưa được điều động đến khu vực hoạt động thì doanh nghiệp vẫn sử dụng khu vực trên cho hoạt động khai thác, kinh doanh của kho bãi, địa điểm.

Điều 6. Kho chứa tang vật vi phạm

1. Kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm có diện tích tối thiểu 30 m2, tách biệt với kho chứa hàng hóa khác. Riêng địa điểm kiểm tra, giám sát tập trung hàng bưu chính và hàng chuyển phát nhanh, kho chứa hàng vi phạm có diện tích tối thiểu 10 m2.

Trường hợp kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm được xây dựng nằm trong kho chứa hàng hóa tại kho bãi, địa điểm dự kiến hoặc đã được công nhận phải đảm bảo chế độ niêm phong hải quan, tính nguyên trạng và phẩm chất của hàng hóa trong quá trình lưu giữ. Trong thời gian không lưu giữ tang vật vi phạm, tổ chức cá nhân được sử dụng kho tang vật vi phạm để chứa hàng hóa khác theo quy định.

2. Đối với kho bãi, địa điểm có quy mô lớn trên 03 héc-ta và không có kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực bãi riêng có diện tích tối thiểu 200 m2 để lưu giữ phương tiện, công-tê-nơ chứa hàng vi phạm. Tổ chức, cá nhân được sử dụng khu vực bãi dự kiến chứa hàng vi phạm để lưu giữ, khai thác hàng hóa trọng trường hợp khu vực bãi trên không chứa hàng vi phạm.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
19. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 37. Hồ sơ và trình tự công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh

1. Hồ sơ công nhận

a) Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp;

c) Sơ đồ thiết kế khu vực địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, hàng bưu chính; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đắt hệ thống camera, nơi tập kết hàng xuất khẩu, nơi tập kết hàng nhập khẩu, nơi tập kết phương tiện vận tải, nơi kiểm tra thực tế, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp;

d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao;

đ) Văn bản quy hoạch cảng hàng không quốc tế hoặc văn bản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics đối với trường hợp công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh nằm trong quy hoạch khu vực cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics: 01 bản chụp.

2. Trình tự công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thuê kho trong địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh:

a) Doanh nghiệp thực hiện thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh về vị trí kho, hệ thống camera giám sát, phần mềm;

b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra thực tế vị trí kho; hệ thống camera giám sát; phần mềm trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng phần mềm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm;

c) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh chỉ được đưa hàng hóa vào địa điểm sau khi Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo kho đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.”
...
Mẫu số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2017/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/08/2020)

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
...
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc

b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc

c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc

d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
...
20. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 38. Trình tự mở rộng, thu hẹp, di chuyển, đổi tên, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh; kho bảo thuế

Khi mở rộng, thu hẹp, đổi tên, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh; kho bảo thuế, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này.”.

Xem nội dung VB
Điều 82. Thành lập kho ngoại quan

1. Điều kiện thành lập kho ngoại quan:

a) Khu vực đề nghị thành lập kho ngoại quan phải được thành lập trong các khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan; khu vực được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch phát triển dịch vụ logistics, phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản sản xuất tập trung. Kho ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh;

b) Chủ kho ngoại quan là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có ngành nghề kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan;

c) Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Đối với kho chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Riêng đối với bãi ngoại quan chuyên dùng phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho;

d) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán được ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho và được nối mạng trực tiếp với hải quan quản lý kho ngoại quan. Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn giám sát hàng hóa nhập, xuất, tồn kho của cơ quan hải quan.

2. Hồ sơ thành lập:

a) Đơn đề nghị thành lập theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;

c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan;

d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp.

3. Thủ tục thành lập:

a) Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, nếu đáp ứng điều kiện thành lập thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định thành lập;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

4. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích, chuyển quyền sở hữu hoặc di chuyển kho ngoại quan, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chính;

b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chụp;

c) Giấy tờ về quyền sử dụng kho, bãi khi di chuyển, mở rộng: 01 bản chụp.

Trình tự, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp thực hiện như thủ tục thành lập kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp diện tích của kho ngoại quan do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.

5. Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu kho ngoại quan đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập theo văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để biết, theo dõi.

6. Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho ngoại quan:

a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;

c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;

d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về quản lý kho ngoại quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
...

Điều 89. Thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa

1. Điều kiện thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ

Khu vực đề nghị thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Kho, bãi đề nghị thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ phải nằm trong khu vực quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan;

b) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho, bãi;

c) Địa điểm thu gom hàng lẻ có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ;

d) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm;

đ) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan hải quan;

e) Hàng hóa ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.

2. Hồ sơ thành lập:

a) Đơn đề nghị thành lập theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;

b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;

c) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp;

d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho, bãi: 01 bản chụp.

3. Thủ tục thành lập:

a) Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, nếu đáp ứng điều kiện thành lập thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định thành lập;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ hoặc có văn bản trả lời Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ nằm trong khu vực cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Trước khi đưa vào hoạt động, doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

4. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích, chuyển quyền sở hữu hoặc di chuyển địa điểm thu gom hàng lẻ, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chính;

b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chụp;

c) Giấy tờ về quyền sử dụng kho, bãi khi di chuyển, mở rộng: 01 bản chụp.

Trình tự, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp thực hiện như thủ tục thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp diện tích của địa điểm thu gom hàng lẻ do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.

5. Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu địa điểm thu gom hàng lẻ đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập theo văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để biết, theo dõi.

6. Các trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm thu gom hàng lẻ:

a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;

c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;

d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi làn vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
...

Điều 92. Thủ tục thành lập kho bảo thuế

1. Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên được thành lập kho bảo thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho;

b) Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế, được lắp đặt hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan hải quan để giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế.

2. Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên được thành lập kho bảo thuế, ngoài các điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật thuế;

b) Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê;

c) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ đề nghị thành lập kho bảo thuế

Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có nhu cầu thành lập kho bảo thuế thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất. Hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị thành lập kho bảo thuế;

b) Sơ đồ thiết kế khu vực kho bảo thuế: 01 bản sao.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành:

a) Kiểm tra điều kiện thành lập, hồ sơ đề nghị thành lập kho bảo thuế;

b) Khảo sát thực tế kho, bãi;

c) Báo cáo, đề xuất và gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Hải quan.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập kho bảo thuế của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập kho bảo thuế nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB