Nghị định 40/1999/NĐ-CP về Công an xã
Số hiệu: | 40/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/06/1999 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 31/07/1999 | Số công báo: | Số 28 |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 1999 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 40/1999/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 1999 VỀ CÔNG AN XÃ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 195/TBTW ngày 25 tháng 01 năm 1999;
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công an xã, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ TRANG BỊ CỦA CÔNG AN XÃ
Điều 5. Công an xã có nhiệm vụ sau đây:
1. Nắm vững tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, ủy ban nhân dân xã và cơ quan Công an cấp trên về những chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện những chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó;
2. Làm nòng cốt trong việc xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân; hướng dẫn các tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã;
3. Thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ để phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên;
4. Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng và trật tự an toàn giao thông, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy; quản lý hộ khẩu; kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự trên địa bàn xã theo thẩm quyền được phân cấp;
5. Lập hồ sơ đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc diện cần áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác trình Chủ tịch ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân; bắt người phạm tội quả tang, tổ chức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy bắt hành chính đang lẩn trốn trong địa bàn xã; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lên Công an cấp trên;
7. Xây dựng lực lượng Công an xã thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghiệp vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của Công an cấp trên;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội do cấp ủy Đảng, ủy ban nhân dân xã và Công an cấp trên giao.
Điều 6. Công an xã có các quyền hạn sau đây:
1. Kiểm tra đôn đốc các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn xã và công dân trong xã thực hiện các quy định của pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của ủy ban nhân dân về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật;
2. Trong khi tuần tra, canh gác được kiểm tra giấy tờ, hàng hoá, phương tiện đối với người có dấu hiệu phạm tội hoặc vi phạm hành chính trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện các biện pháp quản lý hành chính và các quyết định xử lý vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Công an cấp trên;
4. Trong trường hợp đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, cấp cứu người bị nạn, được huy động người và phương tiện giao thông của công dân trên địa bàn xã và phải trả lại ngay các phương tiện giao thông khi tình huống trên đây không còn sau đó phải báo cáo ngay với Chủ tịch ủy ban nhân dân xã và phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Trường hợp phương tiện huy động bị hư hỏng thì chủ phương tiện được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phó trưởng Công an xã giúp việc Trưởng Công an xã, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Công an xã và thay mặt Trưởng Công an xã khi được ủy quyền.
1. Tổ chức Công an xã gồm có: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và công an viên.
Công an viên được bố trí theo thôn, làng, ấp, bản.
Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc bố trí lực lượng công an xã cho phù hợp.
2. Công an xã được sử dụng con dấu riêng.
2. Trưởng Công an xã do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.
Phó trưởng Công an xã do Chủ tịch ủy ban nhân dân xã quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Trưởng Công an cấp huyện.
Công an viên do Trưởng Công an xã đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân xã quyết định công nhận.
3. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên phải được huấn luyện, bồi dưỡng về pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ Công an.
2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được cấp Giấy chứng nhận, biển hiệu và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ công tác.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ
1. Trưởng Công an xã được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
2. Một Phó trưởng Công an xã được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức phụ cấp của các chức danh khác thuộc ủy ban nhân dân xã quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ;
3. Công an viên được hưởng phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng một phần ba (1/3) phụ cấp của Trưởng Công an xã.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức phụ cấp hàng tháng cho Công an viên từ nguồn ngân sách địa phương.
2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên trong khi làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc dũng cảm làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân mà bị hy sinh thì được xem xét công nhận là liệt sĩ; trường hợp bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên thì được hưởng các chế độ chính sách như thương binh theo quy định hiện hành. Trong thời gian bị thương phải nằm điều trị tại các cơ sở y tế quân, dân y thì được thanh toán tiền chi phí điều trị từ nguồn ngân sách địa phương.
3. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã khi nghỉ việc được hưởng chế độ trợ cấp quy định tại khoản a, b Điều 4 của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.
Điều 14. Kinh phí cho hoạt động của Công an xã được bảo đảm từ các nguồn sau đây:
1. Ngân sách Nhà nước chi cho công tác an ninh;
2.Quỹ an ninh, trật tự của địa phương;
3. Kinh phí chi cho hoạt động quản lý, hành chính của ủy ban nhân dân cấp xã.
Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Nghị định 09/1998/NĐ-CP năm 1998 sửa đổi Nghị định 50/CP của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Ban hành: 23/01/1998 | Cập nhật: 08/12/2009