Nghị định 24/1999/NĐ-CP về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn
Số hiệu: | 24/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/04/1999 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 22/05/1999 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, Lĩnh vực khác, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật số 06/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Sau khi thống nhất với ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
VỀ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ).
TỔ CHỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN
a) Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình, phân bổ chi tiết theo từng hạng mục công trình (nếu có);
b) Thiết kế và báo cáo dự kiến tiến độ thực hiện công trình;
c) Dự kiến và cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có phần huy động nhân dân đóng góp;
d) Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình.
2. Uỷ ban nhân dân xã tổ chức để nhân dân bàn, quyết định về dự toán công trình và mức huy động đóng góp của nhân dân. Cách thức tổ chức để nhân dân bàn thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
1. Uỷ ban nhân dân xã chủ trì phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác tổ chức để nhân dân bàn, quyết định bằng một trong các hình thức:
a) Họp nhân dân ở từng thôn, làng, ấp, bản thảo luận và biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.
b) Họp chủ hộ bàn, biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.
Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người (hoặc hộ) trong diện họp tham dự.
c) Nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.
2. Nếu đa số nhân dân hoặc chủ hộ đồng ý thì ủy ban nhân dân xã tổ chức huy động nhân dân đóng góp, nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý.
3. Trong trường hợp có chủ hộ chưa nhất trí, ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chủ trì cùng với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác vận động, giải thích để các hộ này tự nguyện đóng góp theo sự nhất trí của đa số chủ hộ nêu tại khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy quyết định của đa số không phù hợp với luật pháp và các quy định của chính quyền địa phương thì ủy ban nhân dân xã đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
1. Mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động do ủy ban nhân dân xã tính toán căn cứ vào:
a) Tổng mức đóng góp tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
b) Mức thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.
c) Nhu cầu vốn cần huy động đóng góp cho công trình. Nhu cầu vốn cần huy động được tính trên cơ sở tổng dự toán công trình được duyệt sau khi trừ đi các nguồn vốn:
Ngân sách nhà nước;
Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước;
Viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
d) Tiến độ huy động gắn với tiến độ thực hiện công trình.
2. Các mức huy động đóng góp đối với từng đối tượng kể cả những trường hợp được miễn, giảm chỉ được thực hiện sau khi đã có sự nhất trí của đa số chủ hộ. ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm công bố công khai các mức huy động đóng góp, các trường hợp miễn, giảm và mức giảm trước khi tổ chức huy động.
a) Tổ chức, theo dõi thi công công trình đảm bảo đúng dự toán, đúng thiết kế và tiến độ được duyệt;
b) Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình;
c) Quyết toán công trình đảm bảo thời gian, đúng quy định.
2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm tham mưu cho xã về dự toán công trình, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân, chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ trong việc quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng góp của nhân dân theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.
3. Đối với các xã đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, nếu xã không có đủ điều kiện lập Ban quản lý công trình thì được lập Ban quản lý công trình cấp huyện để tổ chức quản lý công trình đối với từng xã được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Trưởng Ban và các thành viên Ban quản lý công trình cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định sau khi có sự bàn bạc nhất trí của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng cấp.
1. Các thành viên của Ban giám sát công trình do nhân dân bàn và quyết định cử ra trong số đại diện hộ gia đình trong xã và có thể bầu chọn thành viên Ban giám sát công trình trong số đại diện Ban thanh tra nhân dân xã, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác của xã.
2. Ban giám sát công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình; giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.
3. Ban giám sát công trình có trách nhiệm phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định trong quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã.
2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp của nhân dân. Trong trường hợp có sự ủy quyền của ủy ban nhân dân xã, các Trưởng thôn, Trưởng bản thu các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn và phải nộp đầy đủ, kịp thời cho Ban Tài chính xã.
2. Uỷ ban nhân dân xã quy định việc quy đổi ngày công và hiện vật do nhân dân đóng góp thành tiền để hạch toán trên cơ sở dự kiến quy đổi đã được nhân dân bàn bạc, nhất trí theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này, đồng thời đảm bảo phù hợp giá cả thị trường tại địa phương.
3. Trường hợp giá cả hiện vật, ngày công lao động tại thời điểm đóng góp có chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn 20% so với giá dự kiến thì các xã phải tổ chức nhân dân bàn bạc, thống nhất về giá cả để quy đổi hiện vật và ngày công lao động do nhân dân đóng góp. Việc tổ chức cho nhân dân họp bàn thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
4. Khi thu các khoản đóng góp của nhân dân phải thực hiện đúng các quy định về chứng từ kế toán ngân sách xã hiện hành. Ban Tài chính xã có trách nhiệm quản lý và nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của xã mở tại Kho bạc nhà nước huyện theo quy định.
2. Ban Tài chính xã phải mở sổ kế toán để phản ánh và hạch toán quá trình thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho công trình.
a) Trường hợp thiệt hại ít thì tuyên truyền, vận động nhân dân coi như khoản đóng góp tự nguyện cho công trình.
b) Nếu mức đền bù lớn, phải xác định cụ thể đưa vào dự toán công trình để tính mức huy động hoặc xây dựng phương án thu lại của những người được hưởng lợi từ công trình để bù đắp.
2. Các khoản chi phí liên quan đến việc mời thầu, mời thiết kế, tổ chức thẩm định, nghiệm thu công trình (nếu có) được tính vào giá trị công trình, phải đảm bảo triệt để tiết kiệm và công khai tài chính.
2. Đối với công trình do xã tự tổ chức thi công, Ban quản lý công trình phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản chi phí về vật liệu, ngày công lao động, giờ máy thi công và các chi phí khác cho công trình.
2. Việc nghiệm thu công trình phải có sự tham gia của Ban giám sát công trình, đại diện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
3. Sau khi nghiệm thu công trình, Uỷ ban nhân dân xã phải tổ chức bàn giao công trình cho người quản lý và sử dụng. Việc sử dụng công trình phải đúng mục đích, hàng năm phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ công trình.
Ban Tài chính xã có trách nhiệm quyết toán số thu và sử dụng các khoản huy động đóng góp của nhân dân, tính toán xác định số chênh lệch giữa số thực thu với số thực chi cho công trình. Việc xử lý số chênh lệch thu - chi (nếu có) phải được nhân dân bàn và quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
1. Báo cáo tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho công trình. Báo cáo phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi và trình bày đối xứng nhau, đảm bảo đúng chế độ quy định, chính xác và dễ hiểu;
2. Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của công trình;
3. Biên bản nghiệm thu và báo cáo đánh giá chất lượng của công trình;
4. Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của công trình.
1. Hướng dẫn và giúp nhân dân thực hiện chủ trương đầu tư đảm bảo quy hoạch chung, không phô trương hình thức; huy động phù hợp với thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.
2. Hướng dẫn và giúp nhân dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình xây dựng để đảm bảo chất lượng, mỹ quan của công trình.
3. Hướng dẫn việc thanh, quyết toán công trình, thực hiện công khai về tài chính; lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân dân đã đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa Ban hành: 31/07/1998 | Cập nhật: 18/12/2009