Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
Số hiệu: 22/2019/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 25/02/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 09/03/2019 Số công báo: Từ số 277 đến số 278
Lĩnh vực: Quốc phòng, Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết t cáo trong Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự; trách nhiệm của Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo; quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

2. Tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự và hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân trong việc thực hiện quyền tố cáo; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo.

2. Việc tố cáo của người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân được áp dụng theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cán bộ, chiến sĩ Công an là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; học viên các học viện, trường Công an nhân dân; công nhân Công an; công dân được tạm tuyển và lao động hợp đồng trong Công an nhân dân.

2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an là người giữ chức vụ cấp trưởng hoặc cấp phó được giao phụ trách cơ quan, đơn vị Công an khi chưa bổ nhiệm cấp trưởng.

3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự là quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo chức năng của Bộ Công an.

4. Thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an là việc cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

5. Người bị tố cáo trong Công an nhân dân là cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an có hành vi bị tố cáo khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; người không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an nhưng bị tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian là cán bộ, chiến sĩ Công an; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

6. Người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân là cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

7. Giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

Chương II

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ

Điều 4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây thit hi hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân

1. Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) giải quyết tố cáo đi với cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc quyền quản lý trực tiếp, trừ Phó Trưởng Công an cấp xã.

2. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) giải quyết tố cáo đi với Trưởng Công an cấp xã, Phó Trưởng Công an cấp xã và cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng trở xuống, trừ trường hp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an cấp xã; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp xã, đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

3. Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xung; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng; Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị tương đương cấp phòng có con dấu riêng thuộc đơn vị cấp cục và tương đương thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

4. Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Phó Trưởng Công an cấp huyện; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp huyện, cấp phòng và đơn vị tương đương do Công an cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

5. Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng và cán bộ, chiến sĩ thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng; giải quyết tố cáo đơn vị cấp phòng và tương đương cấp phòng thuộc quyền quản lý trực tiếp, đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng.

6. Bộ trưởng giải quyết tố cáo đối với Cục trưởng, Phó Cục trưởng hoặc tương đương thuộc cơ quan bộ, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh, cán bộ khác do Bộ trưởng trực tiếp quản lý (nếu có); giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp tỉnh, cấp cục và tương đương cấp cục.

7. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị Công an do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.

8. Tố cáo cán bộ, chiến sĩ hoặc cơ quan, đơn vị cấp dưới của cơ quan, đơn vị đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đang quản lý cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị đó chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.

Tố cáo cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân đã bị giải thể do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cơ quan, đơn vị Công an trước khi bị giải thể giải quyết.

9. Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, chiến sĩ Công an có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian trước đây nay đã chuyển cơ quan, đơn vị hoặc không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an theo nguyên tắc sau:

a) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ Công an đó công tác tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ Công an đang công tác phối hợp giải quyết;

b) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác và giữ chức vụ cao hơn thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đang quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an đó chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.

Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác và giữ chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đó thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ đang công tác chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đã quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;

c) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác mà không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đang quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo phối hợp giải quyết;

d) Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ Công an tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

10. Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ Công an biệt phái đến công tác tại cơ quan, tổ chức khác ngoài Công an nhân dân theo nguyên tc sau:

a) Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian công tác trước khi biệt phái thì Thtrưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý trực tiếp tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết;

b) Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức mới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ đó đang công tác giải quyết.

11. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu không khách quan. Căn cứ xác định việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan trong giải quyết tố cáo theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

Điều 6. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

1. Thủ trưởng Công an các cấp có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hoặc phân công cán bộ thuộc quyền quản lý tiếp nhận thông tin tố cáo;

b) Bố trí địa điểm (đối với đơn vị Công an có trụ sở độc lập) và cán bộ tiếp công dân để tiếp nhận thông tin tố cáo.

2. Thanh tra Công an các cấp hoặc người được Thủ trưởng Công an các cấp phân công tiếp nhận thông tin tố cáo có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý thông tin tố cáo theo quy định của pháp luật.

3. Thủ trưởng Công an các cấp và người được giao nhiệm vụ khi tiếp nhận thông tin tố cáo, xử lý như sau:

a) Trường hợp tiếp nhận đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ, có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố cáo thì người tiếp nhận tố cáo phân loại, xử lý theo quy định tại Điều 24, Điều 26 của Luật Tố cáo; trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp hoặc nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23, Điều 24, Điều 26 Luật Tố cáo;

b) Trường hợp tiếp nhận thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 25 của Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

c) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo mà người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng quy định của pháp luật thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người tố cáo đến Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo để xem xét, xử lý. Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo xem xét, xử lý hoặc giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 37 của Luật Tố cáo;

d) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo về việc quá thời hạn theo quy định mà tố cáo chưa được giải quyết thì Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xử lý theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 38 của Luật Tố cáo;

đ) Trường hợp tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hoặc cần áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì xử lý theo quy định tại Điều 27 của Luật Tố cáo.

4. Cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo mà không tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hoặc thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.

Điều 7. Trách nhiệm giải quyết tố cáo và phối hợp trong việc giải quyết tố cáo

1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm:

a) Giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo, người thân của người tố cáo; xử lý nghiêm minh cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;

b) Bảo đảm quyền và lợi ích hp pháp của người bị tố cáo trong Công an nhân dân khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

2. Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.

Điều 8. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo

Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, khoản 1 Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Luật Tố cáo, Điều 13 Nghị định này và Nghị đnh quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

Chương III

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ

Điều 9. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự

Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân.

Điều 10. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý được giao. Các cơ quan, đơn vị khác liên quan có trách nhiệm phối hợp.

2. Cán bộ, chiến sĩ Công an không giữ chức vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ có thẩm quyền giải quyết đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự mà nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thuộc phạm vi quản lý được giao.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan khác ngoài Công an nhân dân, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải trao đi với cơ quan chc năng có liên quan để thống nhất việc phân công chủ trì, phối hợp giải quyết tố cáo. Nếu không thống nhất được thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp xem xét để báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Trong thời gian trao đổi, báo cáo nếu hành vi bị tố cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tố cáo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định hoặc thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị Công an, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Điều 11. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo

Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, khoản 1 Điều 32, Điều 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Luật Tố cáo, Điều 13 Nghị định này và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 12. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay

1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Cán bộ, chiến sĩ Công an có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình thì cán bộ, chiến sĩ Công an tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;

c) Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV

CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BỊ TỐ CÁO; TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO

Điều 13. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất vụ việc, yêu cầu của việc giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo bằng một hoặc một số hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Việc công khai phải đảm bảo bí mật về thông tin người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 44 Luật Tố cáo.

2. Người bị tố cáo, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân theo quy định tại Điều 45, 46 Luật Tố cáo.

Điều 15. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo

1. Trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo (quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo); phạm vi bảo vệ, trình tự thủ tục, các biện pháp bảo vệ thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47, Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo.

Chương V

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 16. Quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân

1. Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.

Chánh Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng Công an nhân dân; theo dõi kết quả giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an.

2. Thủ trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về việc quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 17. Báo cáo công tác giải quyết tố cáo

1. Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Chính phủ qua Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.

2. Thủ trưởng Công an các cấp báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

Điều 18. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân

1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

2. Tổng thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng Bộ Công an đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2019.

2. Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân hết hiệu lực ktừ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Tố cáo đã được thụ lý, đang xác minh và chưa có kết luận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục giải quyết theo quy định của Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Btrưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐNĐ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc tr
ung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối ca
o;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, V.I (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

- Quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân được hướng dẫn bởi Thông tư 129/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Áp dụng pháp luật
...
Điều 4. Giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
...
Điều 5. Tố cáo tiếp và giải quyết lại vụ việc tố cáo
...
Điều 6. Giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới ...
...
Điều 7. Xử lý tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo
...
Điều 8. Xử lý việc rút tố cáo
...
Chương II QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Mục 1. KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN THỤ LÝ VÀ CHUẨN BỊ XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO

Điều 9. Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra các điều kiện thụ lý tố cáo
...
Điều 10. Ban hành quyết định thụ lý tố cáo, quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung ...
...
Điều 11. Lập hồ sơ giải quyết tố cáo và nhật ký Tổ xác minh
...
Điều 12. Lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
...
Điều 13. Thông báo việc thụ lý tố cáo
...
Điều 14. Công bố quyết định thụ lý tố cáo, quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo
...
Mục 2. XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO

Điều 15. Tổ chức làm việc với người tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội ...
...
Điều 16. Làm việc với người bị tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung ...
...
Điều 17. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan ...
...
Điều 18. Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo
...
Điều 19. Ủy quyền xác minh
...
Điều 20. Xác minh thực tế
...
Điều 21. Trưng cầu giám định
...
Điều 22. Gia hạn giải quyết tố cáo
...
Điều 23. Dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
...
Điều 24. Thông báo dự thảo báo cáo kết quả xác minh và hoàn chỉnh báo cáo chính thức
...
Điều 25. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo
...
Mục 3. KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, XỬ LÝ KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO

Điều 26. Kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo
...
Điều 27. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
...
Mục 4. CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM BỊ TỐ CÁO VÀ KẾT THÚC GIẢI ...

Điều 28. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
...
Điều 29. Kết thúc việc giải quyết tố cáo
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành
...
Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Xem nội dung VB
- Chương này được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Chương III TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ

Điều 8. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP. Trường hợp người bị tố cáo là cán bộ Công an xã, thị trấn không thuộc biên chế lực lượng Công an nhân dân thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo.

Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an thụ lý, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới có nội dung tố cáo phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.

Điều 9. Hình thức tố cáo

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 và khoản 1, 2 Điều 23 Luật Tố cáo.

2. Trường hợp phản ánh hành vi tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an qua phương tiện thông tin đại chúng, đường dây điện thoại nóng hoặc qua cổng thông tin điện tử thì xử lý theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an về công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 10. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo

1. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP và các quy định khác của Bộ Công an.

2. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 33 Luật Tố cáo và Điều 4 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo mà phần nội dung tố cáo đó không thuộc quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo thì người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân ra thông báo bằng văn bản việc không giải quyết tố cáo đối với nội dung đó và tiếp tục giải quyết các nội dung tố cáo còn lại theo quy định của Luật Tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo, nếu nội dung tố cáo không thuộc quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo thì người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân ra thông báo bằng văn bản chấp nhận việc rút tố cáo của người đó và tiếp tục giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.

3. Việc xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Quyết định xử lý tố cáo chỉ ban hành khi người bị tố cáo có vi phạm, cần phải áp dụng hình thức kỷ luật hoặc các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Người giải quyết tố cáo phải thông báo kết quả giải quyết tố cáo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo và cơ quan, cá nhân có trách nhiệm. Kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo (nếu có) phải được công khai theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP.

4. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo, người thân của người tố cáo; xử lý nghiêm minh cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP. Trường hợp người bị tố cáo là cán bộ Công an xã, thị trấn không thuộc biên chế lực lượng Công an nhân dân thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo.

Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an thụ lý, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới có nội dung tố cáo phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Chương II TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN TỐ CÁO

Điều 5. Tiếp nhận thông tin tố cáo

Cá nhân, cơ quan, đơn vị Công an các cấp khi tiếp nhận thông tin tố cáo phải vào sổ và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi; đóng dấu “Đến” và ghi rõ ngày, tháng, năm nhận tố cáo. Cán bộ xử lý hoặc người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo quản, không để hư hỏng, thất lạc, không làm thay đổi hình thức và nội dung đơn tố cáo, văn bản hoặc các tài liệu khác ghi thông tin tố cáo và giữ bí mật thông tin người tố cáo.

Điều 6. Xử lý ban đầu thông tin tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Công an nhân dân

1. Xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ:

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an phải tổ chức kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo để quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo; trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì thụ lý tố cáo, trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý và phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc;

b) Đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, nhưng thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, đơn vị tiếp nhận tố cáo phải chuyển đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP để xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo và cơ quan Thanh tra Công an cùng cấp với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết;

c) Trường hợp đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân, trong đó có cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân hoặc đã được hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi đơn tố cáo đến thì lưu đơn, không xử lý;

d) Trường hợp người tố cáo không trực tiếp tố cáo mà ủy quyền cho người khác tố cáo hoặc có căn cứ xác định người tố cáo không đủ năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo quy định của pháp luật thì lưu đơn, không xử lý;

đ) Trường hợp tố cáo đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật, được kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản nhưng người tố cáo tiếp tục tố cáo mà không cung cấp thông tin, tình tiết mới thì không xem xét, xử lý và lưu đơn;

e) Trường hợp người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng quy định của pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người tố cáo đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo để xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 37, khoản 1, 5 Điều 38 Luật Tố cáo.

2. Xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị Công an cấp nào thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp đó có trách nhiệm xem xét, giải quyết;

b) Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình thì chuyển đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền xem xét, giải quyết;

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an không giữ chức vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi đang thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu tiếp nhận thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thuộc phạm vi nhiệm vụ của mình thì phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình biết và tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật.

3. Xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an trong tố tụng hình sự:

a) Tố cáo Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra mà hành vi bị tố cáo không liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra thì chuyển đến Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp của người bị tố cáo. Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì chuyển đến Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết theo quy định tại Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự;

b) Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên và Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra thì chuyển ngay đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự;

c) Tố cáo hành vi tố tụng hình sự của cán bộ, chiến sĩ Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ việc liên quan để xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự.

4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ thuộc Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam cấp nào thì chuyển đến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp xem xét, giải quyết.

5. Xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an trong thi hành án hình sự:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự của Phó Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc Cơ quan thi hành án hình sự cấp nào thì chuyển đến Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp đó xem xét, giải quyết;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp nào thì chuyển đến Thủ trưởng Công an cấp đó xem xét, giải quyết. Nếu người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an thì chuyển đến Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, giải quyết.

6. Tố cáo cán bộ, chiến sĩ Công an vi phạm các quy định khác của Bộ Công an thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp nào thì chuyển đến Thủ trưởng Công an cấp đó hoặc Thủ trưởng Công an cấp có thẩm quyền theo quy định của Bộ Công an xem xét, giải quyết theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 8 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP và quy định của Thông tư này. Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo Điều 8 của Thông tư này, trừ những nội dung tố cáo thuộc lĩnh vực Bộ Công an có quy định khác.

7. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Điều 7. Xử lý thông tin tố cáo không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, đơn vị Công an nhận được thông tin tố cáo, nếu không thuộc thẩm quyền thì phải chuyển đến cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết như sau:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức ngoài Công an nhân dân nhưng không có dấu hiệu tội phạm hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, không thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an thì chuyển đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó xem xét, giải quyết theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo hoặc chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tố cáo và thông báo cho người tố cáo biết;

b) Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

2. Trường hợp nhận được thông tin tố cáo không thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân mà tố cáo đó được gửi đồng thời đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; tố cáo trùng nội dung đã được hướng dẫn chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn, không xử lý.

Xem nội dung VB
Điều 24. Xử lý ban đầu thông tin tố cáo

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

2. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

3. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
...
Điều 26. Tiếp nhận, xử lý tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến

1. Khi nhận được tố cáo của cá nhân do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành phân loại và xử lý như sau:

a) Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý thì thụ lý tố cáo; trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

b) Trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 29 của Luật này thì không thụ lý; trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý nhưng có nội dung, thông tin rõ ràng về người có hành vi vi phạm, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền phục vụ cho công tác quản lý.

2. Kết quả xử lý tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này được thông báo bằng văn bản cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển tố cáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

Xem nội dung VB
Điều 23. Tiếp nhận tố cáo
...
2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Điều 24. Xử lý ban đầu thông tin tố cáo

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

2. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

3. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
...
Điều 26. Tiếp nhận, xử lý tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến

1. Khi nhận được tố cáo của cá nhân do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành phân loại và xử lý như sau:

a) Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý thì thụ lý tố cáo; trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

b) Trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 29 của Luật này thì không thụ lý; trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý nhưng có nội dung, thông tin rõ ràng về người có hành vi vi phạm, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền phục vụ cho công tác quản lý.

2. Kết quả xử lý tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này được thông báo bằng văn bản cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển tố cáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

Xem nội dung VB
Điều 22. Hình thức tố cáo

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo

1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Xem nội dung VB
Điều 37. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo
...
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:

a) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này.

3. Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;

b) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;

c) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.

4. Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới;

c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trước đó;

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.

Xem nội dung VB
Điều 38. Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.
...
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.

Xem nội dung VB
Điều 27. Xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm

1. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Điều 10. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo

1. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP và các quy định khác của Bộ Công an.

2. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 33 Luật Tố cáo và Điều 4 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo mà phần nội dung tố cáo đó không thuộc quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo thì người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân ra thông báo bằng văn bản việc không giải quyết tố cáo đối với nội dung đó và tiếp tục giải quyết các nội dung tố cáo còn lại theo quy định của Luật Tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo, nếu nội dung tố cáo không thuộc quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo thì người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân ra thông báo bằng văn bản chấp nhận việc rút tố cáo của người đó và tiếp tục giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.

3. Việc xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Quyết định xử lý tố cáo chỉ ban hành khi người bị tố cáo có vi phạm, cần phải áp dụng hình thức kỷ luật hoặc các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Người giải quyết tố cáo phải thông báo kết quả giải quyết tố cáo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo và cơ quan, cá nhân có trách nhiệm. Kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo (nếu có) phải được công khai theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP.

4. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo, người thân của người tố cáo; xử lý nghiêm minh cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Xem nội dung VB
Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo

1. Thụ lý tố cáo.

2. Xác minh nội dung tố cáo.

3. Kết luận nội dung tố cáo.

4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Điều 29. Thụ lý tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

2. Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Căn cứ ra quyết định;

c) Nội dung tố cáo được thụ lý;

d) Thời hạn giải quyết tố cáo.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 31. Xác minh nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

2. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

c) Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;

d) Nội dung cần xác minh;

đ) Thời gian tiến hành xác minh;

e) Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

5. Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.

6. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Điều 32. Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp và Tổng Thanh tra Chính phủ

1. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

a) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;

b) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
...
Điều 33. Rút tố cáo

1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.

2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

4. Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 34. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;

b) Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.

2. Khi căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không còn thì người giải quyết tố cáo ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo; thời gian tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.

3. Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này;

b) Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo;

c) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

4. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo phải nêu rõ lý do, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và gửi đến người tố cáo, người bị tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Điều 35. Kết luận nội dung tố cáo

1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Điều 36. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Điều 37. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo

1. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:

a) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này.

3. Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;

b) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;

c) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.

4. Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới;

c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trước đó;

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.

Điều 38. Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết

1. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 30 của Luật này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều này; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.

5. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Điều 39. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo

1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:

a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;

b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;

c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;

d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;

đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;

e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;

g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;

h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;

i) Các tài liệu khác có liên quan.

2. Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

a) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;

b) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;

c) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;

d) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.

3. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo phải được đánh số thứ tự. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo.

Xem nội dung VB
- Chương này được hướng dẫn bởi Chương IV Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Chương IV TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ

Điều 11. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Tố cáo và Điều 10 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP.

Điều 12. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại Điều 42 Luật Tố cáo và Điều 11, Điều 12 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Điều 11. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Tố cáo và Điều 10 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP.

Xem nội dung VB
Điều 27. Xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm
...
2. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Xem nội dung VB
- Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Điều 12. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại Điều 42 Luật Tố cáo và Điều 11, Điều 12 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP.

Xem nội dung VB
Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo

1. Thụ lý tố cáo.

2. Xác minh nội dung tố cáo.

3. Kết luận nội dung tố cáo.

4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Điều 29. Thụ lý tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

2. Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Căn cứ ra quyết định;

c) Nội dung tố cáo được thụ lý;

d) Thời hạn giải quyết tố cáo.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 31. Xác minh nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

2. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

c) Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;

d) Nội dung cần xác minh;

đ) Thời gian tiến hành xác minh;

e) Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

5. Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.

6. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Điều 32. Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp và Tổng Thanh tra Chính phủ

1. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

a) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;

b) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
...
Điều 33. Rút tố cáo

1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.

2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

4. Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 34. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;

b) Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.

2. Khi căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không còn thì người giải quyết tố cáo ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo; thời gian tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.

3. Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này;

b) Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo;

c) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

4. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo phải nêu rõ lý do, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và gửi đến người tố cáo, người bị tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Điều 35. Kết luận nội dung tố cáo

1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Điều 36. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Điều 37. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo

1. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:

a) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này.

3. Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;

b) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;

c) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.

4. Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới;

c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trước đó;

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.

Điều 38. Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết

1. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 30 của Luật này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều này; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.

5. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Điều 39. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo

1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:

a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;

b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;

c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;

d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;

đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;

e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;

g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;

h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;

i) Các tài liệu khác có liên quan.

2. Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

a) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;

b) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;

c) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;

d) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.

3. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo phải được đánh số thứ tự. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28 Thông tư 129/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Điều 28. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo phải công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính phải công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo.

2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

Xem nội dung VB
Điều 40. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
...
2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:

a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;

b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

c) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

d) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Xem nội dung VB
Điều 44. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo

1. Trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người giải quyết tố cáo xử lý như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người giải quyết tố cáo xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, người giải quyết tố cáo xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật;

d) Đối với hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì có văn bản chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.

Xem nội dung VB
Điều 47. Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ

1. Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).

Xem nội dung VB
Điều 47. Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ
...
2. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.

3. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
...
Điều 50. Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.

2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;

c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.

3. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Điều 51. Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo

1. Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

2. Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

3. Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.

Điều 52. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Căn cứ ra quyết định;

c) Họ tên, địa chỉ của người được bảo vệ;

d) Nội dung, biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ;

đ) Thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.

3. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

4. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ phải tổ chức thực hiện ngay việc bảo vệ; trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc bảo vệ.

5. Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật này.

Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

b) Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;

c) Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị đó thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Điều 54. Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.

2. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;

b) Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.

3. Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 55. Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.

2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;

b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;

e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;

g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;

h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

Điều 56. Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định áp dụng biện pháp sau đây:

1. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;

2. Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;

3. Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

4. Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;

5. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin của người tố cáo.

Điều 57. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm

1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:

a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;

b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

2. Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:

a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 58. Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm

1. Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

2. Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.

3. Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

5. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Điều 18. Quản lý công tác giải quyết tố cáo

1. Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Điều 59 của Luật Tố cáo.

2. Thủ trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp về việc quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.

3. Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng Công an nhân dân; theo dõi kết quả giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; theo dõi kết quả giải quyết tố cáo thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trong toàn lực lượng Công an nhân dân.

4. Thanh tra Công an các cấp giúp Thủ trưởng cùng cấp thống nhất quản lý về công tác giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, địa phương mình; theo dõi kết quả giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự, kết quả giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cùng cấp; khi có yêu cầu và theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cùng cấp báo cáo kết quả giải quyết tố cáo lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp (qua Cơ quan Thanh tra cùng cấp với Thủ trưởng cấp trên trực tiếp).

5. Cục Tổ chức cán bộ Bộ Công an và Cơ quan Tổ chức cán bộ Công an các đơn vị, địa phương giúp Thủ trưởng cùng cấp thống nhất quản lý về công tác giải quyết tố cáo liên quan đến tiêu chuẩn cán bộ thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cùng cấp. Hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, Cục Tổ chức cán bộ Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết tố cáo lên Bộ trưởng và thông báo cho Thanh tra Bộ Công an biết, theo dõi; Cơ quan Tổ chức cán bộ Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cùng cấp báo cáo kết quả giải quyết tố cáo lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp (qua Cơ quan Thanh tra cùng cấp với Thủ trưởng cấp trên trực tiếp).

6. Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam, Cơ quan Thi hành án hình sự các cấp trong Công an nhân dân giúp Thủ trưởng cùng cấp thống nhất quản lý về công tác giải quyết tố cáo thuộc lĩnh vực của mình. Hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết tố cáo lên Bộ trưởng và thông báo cho Thanh tra Bộ Công an biết, theo dõi; Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cùng cấp báo cáo kết quả giải quyết tố cáo lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp (qua Cơ quan Thanh tra cùng cấp với Thủ trưởng cấp trên trực tiếp).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 19 Thông tư 85/2020/TT-BCA

Căn cứ Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân;
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
...
Điều 19. Báo cáo công tác giải quyết tố cáo

1. Báo cáo về tố cáo và giải quyết tố cáo phải được tập hợp vào nội dung báo cáo tình hình kết quả công tác thanh tra Công an nhân dân theo tháng, quý, 6 tháng, năm gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền. Chế độ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo trong Công an nhân dân.

2. Báo cáo vụ việc phải gửi kịp thời theo yêu cầu của Thủ trưởng Công an cấp có thẩm quyền và quy định về chế độ báo cáo trong Công an nhân dân.

Xem nội dung VB