Nghị định 13/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin
Số hiệu: | 13/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/01/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 06/02/2018 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Khiếu nại, tố cáo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều 35 về các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin; khoản 2 Điều 36 về tiếp cận thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp; khoản 4 Điều 24 về mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và các biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.
2. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
a) Thông qua Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);
b) Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;
c) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;
d) Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;
e) Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.
3. Cơ quan cung cấp thông tin phải bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin; tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác.
4. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng; nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tật.
2. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.
3. Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình; tạo điều kiện cho người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng các thiết bị nghe, nhìn, các thiết bị phụ trợ và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để tiếp cận thông tin theo yêu cầu.
4. Cơ quan cung cấp thông tin bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
5. Lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm cung cấp thông tin đối với người khuyết tật trong các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận đầu mối và cán bộ, công chức đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan.
6. Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.
Điều 4. Cung cấp thông tin theo yêu cầu cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức) được thực hiện trong trường hợp nhiều người trong tổ chức có cùng yêu cầu tiếp cận đối với thông tin giống nhau. Tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cử người đại diện để thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin.
2. Người đại diện có trách nhiệm lập Danh sách những người có cùng yêu cầu cung cấp thông tin giống nhau, gửi Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin kèm theo Danh sách những người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định.
Danh sách những người yêu cầu cung cấp thông tin phải có đầy đủ các nội dung sau: Họ, tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và lý do, mục đích của từng người yêu cầu.
3. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu cho công dân thông qua tổ chức được thực hiện theo quy định tại Chương III Luật tiếp cận thông tin.
Điều 5. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu
1. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gồm:
a) Mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b;
b) Mẫu Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 02;
c) Mẫu Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 03;
d) Mẫu Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 04;
đ) Mẫu Thông báo từ chối yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 05.
2. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tin thì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan. Mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 6. Lập Danh mục, phân loại, cập nhật thông tin
1. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đầu mối cung cấp thông tin) lập, cập nhật Danh mục thông tin phải được công khai theo Điều 17 Luật tiếp cận thông tin và Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo Điều 7 Luật tiếp cận thông tin.
2. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin xác định thông tin thuộc Danh mục thông tin phải được công khai theo Điều 17 Luật tiếp cận thông tin, Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo Điều 7 Luật tiếp cận thông tin và chuyển đến đầu mối cung cấp thông tin.
3. Danh mục thông tin phải được công khai gồm các nội dung: Tên, số, ký hiệu văn bản, hồ sơ, tài liệu; ngày, tháng, năm tạo ra văn bản, hồ sơ, tài liệu kèm theo hình thức công khai thông tin, thời điểm, thời hạn công khai thông tin (nếu có). Danh mục thông tin phải được công khai được thường xuyên cập nhật theo quy chế của cơ quan.
Trường hợp thông tin đang được công khai tại các cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì tại Danh mục thông tin phải được công khai phải kèm theo chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin. Trường hợp thông tin chưa được công khai trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử mà đã được số hóa thì phải được đính kèm theo Danh mục thông tin phải được công khai.
Danh mục thông tin phải được công khai được đăng tải trên Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. Đối với cơ quan chưa có Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì phải niêm yết Danh mục thông tin phải được công khai tại trụ sở cơ quan hoặc có hình thức công khai khác thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận thông tin.
Điều 7. Rà soát, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp
1. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin rà soát, kiểm tra, xác định nội dung thông tin trong hồ sơ, tài liệu thuộc thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật tiếp cận thông tin, trước khi chuyển cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.
2. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đầu mối cung cấp thông tin) kiểm tra, loại bỏ các nội dung thông tin quy định khoản 1 Điều này trước khi cung cấp.
Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị đầu mối cung cấp thông tin
1. Bố trí người làm đầu mối cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
2. Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu.
3. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự, thủ tục; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
4. Tiếp nhận, trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về việc cung cấp thông tin của cơ quan mình theo quy định của pháp luật có liên quan; kiến nghị, đề xuất với người đứng đầu cơ quan về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
5. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; tổng hợp tình hình, kết quả công tác cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan; báo cáo định kỳ và đột xuất tới người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin.
6. Bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật, người gặp khó khăn khác trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; trường hợp người yêu cầu không thể viết Phiếu yêu cầu thì giúp điền Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Điều 9. Trang bị phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cho việc cung cấp thông tin
1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin, đứng đầu đơn vị được giao đầu mối cung cấp thông tin có trách nhiệm bố trí nơi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết khác phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
2. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm:
a) Bố trí địa điểm đọc, nghe, xem, ghi chép, sao chép, chụp thông tin để cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan;
b) Bố trí thiết bị tại trụ sở cơ quan phù hợp với hình thức cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của công dân;
c) Sử dụng các biện pháp để tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác;
d) Cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu.
Điều 10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin
1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các biện pháp kỹ thuật nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin; tổ chức số hóa, sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu điện tử, quản lý thông tin, theo dõi việc cung cấp thông tin thông qua Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử để đảm bảo cung cấp thông tin cho công dân thuận lợi, kịp thời, dễ dàng tra cứu.
2. Tùy theo tình hình thực tế, chữ ký số có thể được sử dụng trong các trường hợp thông báo từ chối, gia hạn, thông báo về việc giải quyết yêu cầu tiếp cận thông tin trong trường hợp có yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua mạng điện tử.
1. Cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để đăng tải Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có).
2. Các đơn vị liên quan phụ trách cơ sở dữ liệu của cơ quan có trách nhiệm duy trì, lưu giữ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu và kết nối với Chuyên mục về tiếp cận thông tin để thuận tiện cho việc truy cập thông tin của công dân.
1. Cơ quan cung cấp thông tin thực hiện đầy đủ các biện pháp và trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật tiếp cận thông tin và các biện pháp thi hành Luật quy định tại Nghị định này; kịp thời ban hành Quy chế cung cấp thông tin của cơ quan theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 34 Luật tiếp cận thông tin, trong đó phân cấp, phân công cho các đơn vị, cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin phù hợp với phạm vi, khối lượng thông tin cung cấp của cơ quan và của từng đơn vị.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp việc cung cấp thông tin, tình hình cung cấp thông tin của cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Xây dựng, ban hành các tài liệu hướng dẫn việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân;
b) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
c) Tổng hợp tình hình cung cấp thông tin để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, báo cáo định kỳ 03 năm hoặc đột xuất với Bộ Tư pháp.
4. Nội dung báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin phải nêu rõ:
a) Tình hình công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu tại cơ quan;
b) Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã tiếp nhận; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã được giải quyết; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin bị từ chối; số lượng các vụ khiếu nại, các vụ khởi kiện (nếu có) đã được giải quyết;
c) Những khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp thông tin của cơ quan;
d) Kiến nghị các biện pháp cần thiết góp phần bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Điều 13. Kinh phí bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin và chi phí tiếp cận thông tin
1. Kinh phí thực hiện việc cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Chi phí tiếp cận thông tin phải được người yêu cầu trả trước khi cung cấp thông tin và phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Việc tiếp cận thông tin được tạo ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật có quy định về việc tiếp cận thông tin ban hành trước ngày Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 3 của Luật này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01a |
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân |
Mẫu số 01b |
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp |
Mẫu số 02 |
Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin |
Mẫu số 03 |
Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin |
Mẫu số 04 |
Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin |
Mẫu số 05 |
Thông báo từ chối yêu cầu cung cấp thông tin |
Mẫu số 06 |
Văn bản chấp thuận |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Dành cho công dân)
Kính gửi:………………………………………………………
1. Họ, tên cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin:………………………………………………..
2. Người đại diện/Người giám hộ1:………………………………………………………………
3. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ………………………………………………
cấp ngày……. /……. /……. tại……………………………………………………………………
4. Nơi cư trú2:………………………………………………………………………………………
5. Số điện thoại3……………………………….; Fax………………………; E-mail:……………
6. Tên văn bản/hồ sơ/tài liệu yêu cầu cung cấp:……………………………………………….
7. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin:…………………………………………………………
8. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu |
b) Khác: ……….. (ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên) |
9. Số lượng bản in, sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………
10. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:………………………………………………
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax): …………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận): ………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ):…………………………………………………………………………
11. Văn bản kèm theo (trong trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện):...
|
NGƯỜI YÊU CẦU |
_______________
1 Theo quy định của bộ luật dân sự về người đại diện, người giám hộ đối với người yêu cầu cung cấp thông tin là người chưa thành niên, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi…
2 Ghi nơi cư trú của người đại diện/người giám hộ.
3 Ghi số điện thoại, fax, email của người đại diện/giám hộ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Dành cho công dân yêu cầu cung cấp thông tin thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp)
Kính gửi:………………………………………………………………………
1. Tên tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp:………………………………………………………
2. Người đại diện của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp1: …………………………………..
3. Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu……………………………………………..
cấp ngày ………../………. /………. tại………………………………………………………….
4. Địa chỉ trụ sở của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp: ………………………………………
5. Số điện thoại2……………………..; Fax……………….; E-mail: ……………………………
6. Tên văn bản/hồ sơ/tài liệu yêu cầu cung cấp:………………………………………………
7. Mục đích yêu cầu cung cấp thông tin: ………………………………………………………
8. Yêu cầu cung cấp thông tin này lần thứ:
a) Lần đầu |
b) Khác: ……….. (ghi rõ số lần đã yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung nêu trên) |
9. Số lượng bản in, sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu: ………………………………………
10. Phương thức nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu:……………………………………………….
□ Nhận tại nơi yêu cầu cung cấp thông tin
□ Nhận qua bưu điện (ghi rõ địa chỉ nhận):……………………………………………………
□ Fax (ghi rõ số fax): …………………………………………………………………………….
□ Nhận qua mạng điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận): ………………………………………………
□ Hình thức khác (ghi rõ): ……………………………………………………………………….
11. Văn bản kèm theo (trong trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện):…………………
|
NGƯỜI YÊU CẦU3 |
_______________
1 Theo quy định của Bộ luật dân sự về người đại diện của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
2 Ghi số điện thoại, fax, email của người đại diện yêu cầu cung cấp thông tin.
3 Người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp đó.
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……../……… |
…………, ngày………… tháng…….. năm……… |
PHIẾU TIẾP NHẬN YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN 2
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin:………………………………………………
Tiếp nhận Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của Ông/Bà3: ………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu …………………………………………………
cấp ngày……… /………. / tại …………………………………………………………………….
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………..Fax: …………………Email: ………………………………….
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu: ……………………………………………………….
Hình thức cung cấp thông tin: ……………………………………………………………………
Văn bản kèm theo Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin gồm4:
1 ………………………………………………………………………………………………………
2 ………………………………………………………………………………………………………
3 ………………………………………………………………………………………………………
Vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu, Quyển số:.../năm………
Số thứ tự…………
|
NGƯỜI TIẾP NHẬN PHIẾU |
_______________
1 Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối
2 Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin được lập thành 2 bản; một bản lưu tại cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, một bản giao cho cá nhân, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin.
3 Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
4 Là những văn bản kèm theo trong trường hợp cung cấp thông tin có điều kiện.
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……../……… |
…………, ngày………… tháng…….. năm……… |
PHIẾU GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
Kính gửi:………………………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin: ……………………………………………
Nhận được đề nghị của Ông/Bà2: …………………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu……………………………………………….
cấp ngày…… /…….. / tại ……………………………………………………………………….
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………….. Fax…………………… Email: ……………………………
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu: ………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu như sau:
Hình thức cung cấp thông tin: ……………………………………………………………………
Địa điểm cung cấp thông tin (trong trường hợp cung cấp thông tin tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin): …………………………………………………………………………………
Chi phí cung cấp thông tin (nếu có): ……………………………………………………………
Phương thức thanh toán (nếu có): ………………………………………………………………
Thời hạn thanh toán (nếu có): ……………………………………………………………………
Ngày cung cấp thông tin:………………………………………………………………………….
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI CUNG CẤP THÔNG TIN |
_______________
1 Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2 Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3 Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……../……… |
…………, ngày………… tháng…….. năm……… |
THÔNG BÁO
GIA HẠN CUNG CẤP THÔNG TIN
Kính gửi:……………………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin: ……………………………………………
Nhận được Phiếu yêu cầu của Ông/Bà2: …………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu…………………………………………………………. cấp ngày…….. / …………/... tại ………………………………………………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………….. Fax………………….. Email: …………………………..
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Ngày/tháng/năm nhận Phiếu yêu cầu: …………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc gia hạn cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu vì lý do………………………………………………………………
Thời gian gia hạn cung cấp thông tin:……………………………………………………………
Thời gian cung cấp thông tin sau khi gia hạn: …………………………………………………
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI CUNG CẤP THÔNG TIN |
_______________
1 Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2 Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3 Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……../……… |
…………, ngày………… tháng…….. năm……… |
THÔNG BÁO
TỪ CHỐI YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
Kính gửi:………………………………………………………………
Tên cơ quan/đơn vị đầu mối cung cấp thông tin: …………………………………………….
Nhận được Phiếu yêu cầu của Ông/Bà2: ………………………………………………………
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ………………………………………………………… cấp ngày………….. /……. /... tại …………………………………………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………….. Fax…………………. Email:………………………………
Yêu cầu cung cấp văn bản/hồ sơ/tài liệu:………………………………………………………
Ngày/tháng/năm nhận Phiếu yêu cầu: …………………………………………………………
Cơ quan/Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin do Ông/Bà yêu cầu vì lý do ………………………………………………………….
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI CUNG CẤP THÔNG TIN |
_______________
1 Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin phân công đơn vị đầu mối.
2 Tên của người đại diện trong trường hợp cung cấp thông tin cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
3 Trường hợp đơn vị đầu mối cung cấp thông tin không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan cung cấp thông tin.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày….tháng…..năm……
Tên tôi là: ………………………………………………………………………………………….
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu …………………………………………………………. cấp ngày ………./ ………../………. tại ……………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………….. Fax…………….. Email:………………………………………..
Là chủ sở hữu bí mật kinh doanh/Là chủ sở hữu thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân/Là thành viên của gia đình có thông tin liên quan tại văn bản/hồ sơ/tài liệu:………
Đồng ý để Ông/Bà:………………………………………………………………………………
Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu…………………………………………………………... cấp ngày……… /………. / tại ……………………………………………
Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………… Email: ……………………………………………………….
Được tiếp cận thông tin……………………………………………. tại văn bản/hồ sơ/tài liệu nêu trên.
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ |
NGƯỜI CHẤP THUẬN |
Ghi chú:
1. Trường hợp văn bản chấp thuận của tổ chức, doanh nghiệp thì người đại diện ký, đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp đó mà không cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Cơ quan cung cấp thông tin có thể tách thành 03 mẫu văn bản chấp thuận tương ứng với từng trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện.
_______________
1 Dành cho trường hợp tiếp cận thông tin có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Luật tiếp cận thông tin.