Nghị định 13/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục quốc phòng và an ninh
Số hiệu: 13/2014/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 25/02/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 12/03/2014 Số công báo: Từ số 303 đến số 304
Lĩnh vực: Quốc phòng, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành: Điều 17, Khoản 3 Điều 23, Khoản 3 Điều 24, Khoản 4 Điều 29, Khoản 4 Điều 30 của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh; xây dựng, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; thẩm quyền quy định mẫu giấy chứng nhận và quản lý giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Điều 2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

1. Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1;

b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quản lý, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn quân khu, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;

Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ thành ủy quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;

Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 2;

c) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh (gọi chung là cấp huyện) quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh và của Trung ương có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 3;

d) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện quyết định triệu tập cán bộ, công chức, viên chức qun lý, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ quan, tổ chức thuộc huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

đ) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã quyết định triệu tập cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân ph(gọi chung là thôn); trưởng các đoàn thể thôn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

e) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của Trung ương, tỉnh có trụ sở trên địa bàn cấp huyện quyết định triệu tập cán bộ, công chức, viên chức quản lý, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thuc quyền không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

Đối tượng quy định tại các Điểm d, đ và e Khoản này gọi là đối tượng 4;

g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này;

h) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quc phòng và an ninh cho sĩ quan cp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

2. Đối tượng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (tương đương đối tượng 3) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện quyết định triệu tập người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều 15 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (tương đương đối tượng 4) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

3. Đi tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư

a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư của đạo Phật; thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản và người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo; thành viên Ban Trị sự Trung ương của các hội thánh Tin lành; thành viên Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Hội thánh, Ban Thường trực Hội thánh, Phối sư và chức sắc tương đương trở lên của các hội thánh Cao đài; thành viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác; người đứng đầu các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục và an ninh cấp huyện triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Điều 3. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

1. Học viện Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1.

2. Học viện Chính trị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc bộ, ngành Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2, đối tượng 3 và tương đương của thành phố Hà Nội.

3. Trường quân sự cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương trên địa bàn.

4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Địa điểm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Địa điểm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trụ sở trên địa bàn xã theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

5. Trường chính trị cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Điều 4. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

1. Trình tự xây dựng và phê duyệt kế hoạch

a) Hằng năm hoặc giai đoạn, cơ quan Thường trực của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm sau hoặc giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7; chỉ đạo Học viện Quốc phòng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.

b) Hằng năm, cơ quan Thường trực của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan, giúp Tư lệnh quân khu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự quân khu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, giúp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc bộ, ngành Trung ương năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; phối hợp với Học viện Chính trị xây dựng kế hoạch từng khóa trình Trưởng ban thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan, giúp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 2 của thành phố Hà Nội năm sau, trình Bộ trưng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.

c) Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Sở Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương của tỉnh, đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định này và phối hợp với cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của Trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 thuộc Bộ, ngành Trung ương năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vào tháng 7; chỉ đạo trường quân sự địa phương, phối hợp với trường chính trị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

d) Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Phòng Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 và tương đương, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc của huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Hằng năm, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã (trừ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã) năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7, xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của Trung ương, của tỉnh có trụ sở trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền (trừ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã) năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

đ) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

e) Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình, thành phần, đối tượng bồi dưỡng, thời gian, địa điểm, điều kiện bảo đảm và tổ chức thực hiện.

Điều 5. Mẫu giấy chứng nhận và quản lý giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trên phạm vi cả nước.

2. Quản lý giấy chứng nhận

a) Giám đốc Học viện Quốc phòng quyết định việc in, cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1;

b) Giám đốc Học viện Chính trị, hiệu trưởng trường quân sự quân khu quyết định việc in, cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2;

c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bảo đảm giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2, 3, 4, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư của thành phố Hà Nội; Hiệu trưởng trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;

d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bảo đảm giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3, 4, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư trên địa bàn;

đ) Người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh quy định tại các Khoản 3, 4, 5 Điều 3 Nghị định này quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo thẩm quyền;

e) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 tại xã và cơ quan tổ chức.

3. Điều kiện cấp, cấp lại, hủy bỏ, thu hồi giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về văn bằng, chứng chỉ.

Điều 6. Trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành

1. Giáo viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:

a) Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh;

c) Có văn bằng 2 về chuyên ngành đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh.

2. Giảng viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:

a) Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên;

b) Cán bộ quân đội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

3. Thời gian, lộ trình hoàn thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm:

a) Đến hết năm 2016 có trên 70%, hết năm 2020 có trên 90% giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn;

b) Đến hết năm 2016 có trên 50%, hết năm 2020 có trên 70% giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn.

Điều 7. Điều kiện để cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh

Cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ các điều kiện sau đây thì được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét mở ngành đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh:

1. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.

2. Có chương trình đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Có mặt bằng, kết cấu hạ tầng, giảng đường, thao trường, bãi tập, phòng học chuyên dùng, cơ sở vật chất bảo đảm giảng dạy, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung theo nếp sng quân sự cho sinh viên.

4. Có thư viện, phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu: sách, giáo trình, bài giảng của các học phần/môn học, các tài liệu liên quan, có tạp chí trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.

5. Có đơn vị qun lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ đại học giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.

Điều 8. Nguồn kinh phí cho giáo dục quốc phòng và an ninh

1. Ngân sách trung ương bo đảm nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh của các Bộ, ngành.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh của địa phương.

3. Kinh phí của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh.

4. Các khoản đầu tư, tài trợ của tổ chức, cá nhân và các khoản thu hợp pháp khác chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nội dung chi của Bộ Quốc phòng

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền; biên soạn, in giáo trình, tài liệu; giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

2. Bảo đảm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1, đối tượng 2, sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên trong Quân đội nhân dân.

3. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, bảo đảm chế độ, quyền lợi cho giáo viên, giảng viên; chế độ, quyn lợi cho báo cáo viên giáo dục quc phòng và an ninh thuộc quyn theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng phục vụ dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước; bảo đảm phương tiện, vật chất về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh; bảo đảm trang phục dùng chung cho sinh viên học tập tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

5. Bảo đảm hoạt động của Hội đồng, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, quân khu, cơ quan, đơn vị thuộc quyền được giao nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.

6. Quy hoạch, xây dựng, nâng cấp trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội, cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đi tượng 1, đi tượng 2, đi tượng 3.

7. Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, học tập ở nước ngoài về lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh.

8. Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, tuyên truyền, phổ biến về giáo dục quốc phòng và an ninh; kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

9. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nội dung chi của địa phương

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh; in giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

2. Bồi dưỡng, tập huấn, bảo đảm chế độ, quyền lợi cho tuyên truyền viên, giáo viên, giảng viên; chế độ, quyền lợi cho báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc quyền theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường từ trung học phổ thông đến đại học của địa phương; bồi dưng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng thuộc thẩm quyền triệu tập của Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho nhân dân địa phương.

4. Bảo đảm phương tiện, vật chất, giáo trình, tài liệu giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục của địa phương.

5. Bảo đảm hoạt động của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh, cấp huyện; Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã.

6. Quy hoạch, xây dựng, nâng cấp công trình phục vụ trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh của địa phương.

7. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

8. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nội dung chi của cơ quan của nhà nước

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chđạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

2. Thực hiện giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm phương tiện, vật chất, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền.

4. Xây dựng, nâng cấp công trình phục vụ trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc cơ quan của Nhà nước quản lý.

5. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xlý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

6. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Nội dung chi của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

2. Thực hiện giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm phương tiện, vật chất, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền.

4. Xây dựng, nâng cấp cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

5. Tham gia kiểm tra, thanh tra; thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

6. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Nội dung chi của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

1. Bảo đảm chế độ, quyền lợi cho đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.

2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.

3. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2014.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tchức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTGP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Điều 17. Thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

Chính phủ quy định thẩm quyền triệu tập, cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại các điều 14, 15 và 16 của Luật này.

...

Điều 23. Giáo viên, giảng viên

...

3. Chính phủ quy định cụ thể trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với từng đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành.

Điều 24. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên

...

3. Chính phủ quy định điều kiện cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở cơ sở giáo dục từ trung học phổ thông đến đại học.

...

Điều 29. Nguồn kinh phí

...

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 30. Nội dung chi

...

4. Chính phủ quy định chi tiết nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 2 như sau:

“a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1;”

Xem nội dung VB
Điều 15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

1. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:

a) Doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên;

...

2. Người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài công lập phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Xem nội dung VB
Điều 15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

1. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:

...

b) Doanh nghiệp hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh;

c) Doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a ... khoản 3 Điều 2 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 2 như sau:

“a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung ... điểm b khoản 3 Điều 2 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 2 như sau:

“b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 ... Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 3 ... Điều 3 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 như sau:

a) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội;

b) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

c) Đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trung đoàn khung thường trực hoặc trung đoàn bộ binh, trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc tỉnh, thành phố.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 4 ... Điều 3 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 như sau:

“4. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tham mưu cho Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cùng cấp tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn, theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của tỉnh có trụ sở trên địa bàn huyện, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 5 Điều 3 như sau:
...
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 3 như sau:

“5. Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quy định địa điểm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c ... khoản 1 Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 4 như sau:

“c) Hằng năm, Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Sở Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3, chức sắc, chức việc tôn giáo, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố chỉ đạo trường quân sự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
4. Sửa đổi, bổ sung ... điểm d khoản 1 Điều 4 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 4 như sau:

“d) Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 được thực hiện như sau:

Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Phòng Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 và tương đương đối tượng 4, già làng, trưởng họ tộc của huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã (trừ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã) năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7, xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của cấp tỉnh có trụ sở trên địa bàn cấp huyện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 40/2014/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Điều 1. Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh gồm 4 (bốn) trang, mỗi trang có kích thước 21 cm x 14,5 cm, cụ thể như sau:

1. Trang 1:

a) Nền đỏ nâu;

b) In hình Quốc huy;

c) Các chữ màu vàng;

2. Trang 2 và trang 3 có chung: Nền màu vàng chanh, viền hoa văn màu vàng cam và chính giữa từng trang in chìm hình mặt trống đồng Ngọc Lũ, cụ thể từng trang như sau:

a) Trang 2: In hình Quốc huy, khung dán ảnh (4 x 6)cm, các chữ màu đen.

b) Trang 3: Hàng chữ “CHỨNG NHẬN” màu đỏ, các chữ khác màu đen.

3. Trang 4: Nền đỏ nâu

4. Kiểu chữ và giấy in:

a) Chữ in trên giấy dùng kiểu chữ Unicode/Times New Roman theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

b) Giấy in: Giấy bìa cứng, định lượng 400gam/m2, độ trắng 90.

5. Thể thức và chi tiết trình bày trên giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thực hiện theo Mẫu giấy chứng nhận tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Thông tư số 30/2012/TT-BQP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu Chứng nhận tốt nghiệp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.

Giấy chứng nhận tốt nghiệp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận của Thông tư này.

Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng; người đứng đầu bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu, Giám đốc Học viện Chính trị, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
...
PHỤ LỤC THỂ THỨC VÀ CHI TIẾT TRÌNH BÀY TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
...
I. MẪU (có mẫu kèm theo)

II. THỂ THỨC VÀ CHI TIẾT TRÌNH BÀY

1. Trang 1

(1) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” chữ in hoa cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, phía trên trang cách mép trên 1,5 cm.

(2) Quốc huy có đường kính 04 cm, nổi giữa trang, cách mép dưới dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” 2,5 cm.

(3) Dòng chữ “GIẤY CHỨNG NHẬN” chữ in hoa cỡ chữ 30, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa trang, cách mép dưới Quốc huy 3,5 cm.

(4) Hai dòng chữ
“HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH”

chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa trang, cách mép dưới dòng chữ “GIẤY CHỨNG NHẬN” 01 cm.

2. Trang 2

(1) Quốc huy có đường kính 04 cm, nổi giữa trang, cách mép dưới đường viền hoa văn trên 02 cm.

(2) Khung dán ảnh (4 x 6)cm của người được cấp giấy chứng nhận cách mép dưới Quốc huy 01 cm.

(3) Dòng chữ “Số hiệu...” chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, cách viền hoa văn bên trái trang 1,5 cm, cách viền hoa văn bên dưới trang 02 cm. Ghi số của cơ quan, đơn vị in phôi giấy chứng nhận.

(4) Dòng chữ “Vào sổ số...” chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, cách viền hoa văn bên trái trang 1,5 cm, cách viền hoa văn bên dưới trang 1,5 cm. Ghi số của cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (cơ quan, đơn vị) theo số ở sổ gốc cấp giấy chứng nhận.

Trang 3

(1) Dòng thứ nhất “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ, đứng, đậm, canh chính giữa, phía trên trang cách viền hoa văn 0,8 cm; dòng thứ 2 tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa; chữ cái đầu của các cụm từ được in hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ. Phía dưới, chính giữa tiêu ngữ là 10 hoa thị.

(2) Chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, cách mép dưới hàng hoa thị 01 cm tên chức danh người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (in chức danh của người có thẩm quyền triệu tập đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là sỹ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh).

(3) Chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, cách mép dưới dòng trên 0,5 cm tên cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (in tên cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền triệu tập đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là sỹ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh).

(4) Dòng chữ “CHỨNG NHẬN” chữ in hoa, màu đỏ, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, cách mép dưới hàng chữ trên 01 cm.

(5) Dòng chữ “Ông (bà):..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 01 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi rõ họ, đệm, tên của người được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo giấy khai sinh.

(6) Dòng chữ “Ngày, tháng, năm sinh:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh; nếu sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm đầy đủ 04 chữ số (ví dụ: 06/01/1981).

(7) Dòng chữ “Chức vụ:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì in chữ nghề nghiệp). Ghi chức vụ đang làm việc của người được cấp giấy chứng nhận tại thời điểm học chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì ghi nghề nghiệp đang làm).

(8) Dòng chữ “Đơn vị công tác:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì in chữ nơi làm việc). Ghi tên đơn vị hoặc cơ quan, tổ chức người được cấp giấy chứng nhận (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi họ đang làm việc).

(9) Dòng chữ “Nguyên quán:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi rõ quê quán đủ 3 cấp: xã, huyện, tỉnh của người được cấp giấy chứng nhận theo giấy khai sinh (chứng minh thư, sơ yếu lý lịch).

(10) Hai dòng chữ

“HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỐI TƯỢNG…”

chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm (nếu đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư thì không có cụm từ “ĐỐI TƯỢNG...”). Ghi rõ đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

(11) Dòng chữ “Khóa:..., từ:…. đến:....” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi số thứ tự khóa bồi dưỡng của người được cấp giấy chứng nhận tại cơ sở bồi dưỡng hoặc cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng (nếu có). Ghi thời gian từ khi học đến khi kết thúc (ví dụ: Từ 06/01/2014 đến 22/01/2014).

(12) Dòng chữ “Xếp loại:...” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi kết quả bồi dưỡng: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình.

(13) Dòng chữ “..., ngày... tháng... năm...” chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ nghiêng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, dòng chữ cách viền hoa văn bên phải trang 0,5 cm, địa danh tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bồi dưỡng đặt trụ sở. Ghi ngày, tháng, năm cấp giấy chứng nhận.

(14) Chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm chức danh người ký giấy chứng nhận.

(15) Chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, cách viền hoa văn bên phải, mép trên của hoa văn dưới 0,5 cm học hàm, học vị, cấp bậc (nếu có) tên người ký giấy chứng nhận./.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung điểm đ ... khoản 2 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 5 như sau:

“đ) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Hiệu trưởng Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn.

Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung ... điểm e khoản 2 Điều 5 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 5 như sau:

“e) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của cấp tỉnh quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý.”

Xem nội dung VB
Điều 18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

...

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bảo đảm; chi phí bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nơi nghỉ cho đối tượng xa nơi cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Xem nội dung VB
Điều 22. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp

1. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước không thuộc diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.