Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Số hiệu: 125/2018/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 19/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/10/2018 Số công báo: Từ số 945 đến số 946
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 64/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2010 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của khoản 1 Điều 1

Sửa đổi khoản 3 Điều 12 như sau:

“3. Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;

b) Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.”.

2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của khoản 2 Điều 1

a) Sửa đổi Điều 12a như sau:

“Điều 12a. Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Về cơ sở vật chất

a) Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: Màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa;

b) Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.

3. Về đội ngũ giảng viên

a) Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định này.”.

b) Sửa đổi khoản 1 Điều 12b như sau:

“1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo được lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Kê khai về cơ sở vật chất;

d) Danh sách giảng viên, trong đó có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.”.

c) Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 12c như sau:

“b) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động một trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ, quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.”.

d) Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 12g như sau:

“c) Trong thời gian 03 năm liên tục, cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.”.

đ) Bổ sung Điều 12h như sau:

“Điều 12h. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo chương trình khung do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

2. Lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

3. Bố trí người phụ trách khóa học có kinh nghiệm trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giao thông vận tải.”.

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

Các tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; đối với Giấy chấp thuận đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, khi hết thời hạn ghi trên Giấy chấp thuận, cơ sở kinh doanh có nhu cầu tiếp tục đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải hoàn thiện các điều kiện và thực hiện thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và của Nghị định này.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b) pvc

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông

1. Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (sau đây gọi là thẩm tra viên) phải có chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông, ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Đảm nhận chức danh Chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 03 công trình đường bộ;

b) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 07 năm;

c) Có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành giao thông đường bộ về công trình đường bộ, vận tải đường bộ và có thời gian ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ; trong đó, đã tham gia xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình đường bộ trở lên.

3. Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;

b) Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông
...
3. Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;

b) Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Bổ sung Điều 12a, Điều 12b, Điều 12c, Điều 12d, Điều 12đ, Điều 12e và Điều 12g vào sau Điều 12 như sau:

“Điều 12a. Điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Về cơ sở vật chất

a) Bảo đảm phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên; diện tích phòng học tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học;

b) Có phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

3. Về đội ngũ giảng viên

a) Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định này.

4. Về tài liệu giảng dạy

a) Tài liệu giảng dạy phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Nội dung tài liệu giảng dạy phù hợp với quy định của Bộ Giao thông vận tải về chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

5. Về quản lý công tác đào tạo

a) Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Người phụ trách khóa học có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giao thông vận tải.

6. Được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Giấy chấp thuận).

Điều 12b. Trình tự, thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo)

1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo được lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Kê khai về cơ sở vật chất;

d) Danh sách giảng viên, cán bộ quản lý, có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp, kèm theo bản sao hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động;

đ) Bản dự thảo chương trình, tài liệu giảng dạy.

2. Trong trường hợp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp bị mất hoặc bị hư hỏng, cơ sở đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp lại bao gồm:

a) Công văn đề nghị cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chấp thuận cũ, đối với trường hợp bị hư hỏng.

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo, thủ tục cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo:

a) Tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho tổ chức, hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp Giấy chấp thuận hoặc cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Trường hợp không cấp Giấy chấp thuận hoặc không cấp lại Giấy chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

5. Danh sách cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Điều 12c. Giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Giảng viên tham gia giảng dạy đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

a) Đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;

b) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.

2. Học viên phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

b) Có năng lực hành vi dân sự; có đủ sức khỏe;

c) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ và có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm; hoặc có trình độ từ đại học trở lên và có thời gian ít nhất 05 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ.

Điều 12d. Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là chứng chỉ) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước, theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Chứng chỉ có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp, trừ trường hợp cấp lại.

2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Tờ trình cấp chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định công nhận kết quả thi của học viên tham gia khóa đào tạo;

c) 02 ảnh màu của mỗi học viên đề nghị cấp chứng chỉ, ảnh cỡ 4 cm x 6 cm, nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ:

a) Cơ sở đào tạo có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho cơ sở đào tạo hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp chứng chỉ cho từng học viên có kết quả thi đạt yêu cầu có tên trong Tờ trình của cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp chứng chỉ trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Danh sách thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp chứng chỉ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Điều 12đ. Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Điều kiện để được cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:

a) Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, thẩm tra viên phải tham gia thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ hoặc tham gia thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ít nhất 03 công trình;

b) Việc cấp đổi chứng chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng trước khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi chứng chỉ do cá nhân lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này;

b) Bản khai kinh nghiệm thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong thời gian có hiệu lực của chứng chỉ xin cấp đổi, bản khai theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp đổi chứng chỉ

a) Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp đổi chứng chỉ. Trường hợp không cấp đổi chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp đổi chứng chỉ trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Chứng chỉ cấp đổi có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp đổi.

Điều 12e. Cấp lại chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, trừ các trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 12g, thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp lại chứng chỉ khi chứng chỉ bị mất, bị hư hỏng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ do cá nhân lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này;

b) Chứng chỉ cũ, đối với trường hợp bị hư hỏng.

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp lại chứng chỉ:

a) Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp lại chứng chỉ. Trường hợp không cấp lại chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại chứng chỉ trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Chứng chỉ cấp lại có thời hạn theo thời hạn của chứng chỉ đã cấp.

Điều 12g. Thu hồi Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo, thu hồi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Thu hồi Giấy chấp thuận đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ không theo chương trình khung do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

b) Cơ sở đào tạo công nhận kết quả thi cho người không tham dự khóa đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

c) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chấp thuận, cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

2. Thu hồi chứng chỉ đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Tẩy, xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;

b) Cho thuê, mượn để sử dụng trái quy định;

c) Phát hiện có sự không trung thực về điều kiện của học viên trong hồ sơ đăng ký học của học viên;

d) Được cấp trong trường hợp cơ sở đào tạo vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận, chứng chỉ thực hiện việc thu hồi Giấy chấp thuận, chứng chỉ.

Quyết định thu hồi Giấy chấp thuận được gửi đến: Cơ sở đào tạo, cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ sở đào tạo (nếu có) và được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy chấp thuận.

Quyết định thu hồi chứng chỉ được gửi đến: Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ, cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý cá nhân bị thu hồi chứng chỉ (nếu có) và được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp chứng chỉ.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, thông báo về các trường hợp vi phạm.”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Bổ sung Điều 12a, Điều 12b, Điều 12c, Điều 12d, Điều 12đ, Điều 12e và Điều 12g vào sau Điều 12 như sau:

“Điều 12a. Điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Về cơ sở vật chất

a) Bảo đảm phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên; diện tích phòng học tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học;

b) Có phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

3. Về đội ngũ giảng viên

a) Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định này.

4. Về tài liệu giảng dạy

a) Tài liệu giảng dạy phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Nội dung tài liệu giảng dạy phù hợp với quy định của Bộ Giao thông vận tải về chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

5. Về quản lý công tác đào tạo

a) Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Người phụ trách khóa học có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giao thông vận tải.

6. Được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Giấy chấp thuận).

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Bổ sung Điều 12a, Điều 12b, Điều 12c, Điều 12d, Điều 12đ, Điều 12e và Điều 12g vào sau Điều 12 như sau:
...
Điều 12b. Trình tự, thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo)

1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo được lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Kê khai về cơ sở vật chất;

d) Danh sách giảng viên, cán bộ quản lý, có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp, kèm theo bản sao hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động;

đ) Bản dự thảo chương trình, tài liệu giảng dạy.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Bổ sung Điều 12a, Điều 12b, Điều 12c, Điều 12d, Điều 12đ, Điều 12e và Điều 12g vào sau Điều 12 như sau:
...
Điều 12c. Giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Giảng viên tham gia giảng dạy đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:
...
b) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Bổ sung Điều 12a, Điều 12b, Điều 12c, Điều 12d, Điều 12đ, Điều 12e và Điều 12g vào sau Điều 12 như sau:
...
Điều 12g. Thu hồi Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo, thu hồi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Thu hồi Giấy chấp thuận đối với một trong các trường hợp sau đây:
...
c) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chấp thuận, cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Xem nội dung VB