Luật hình sự sửa đổi 1997
Số hiệu: 57-L/CTN Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 10/05/1997 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/07/1997 Số công báo: Số 13
Lĩnh vực: Hình sự, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 57-L/CTN

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1997

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 và sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 12 năm 1989, ngày 12 tháng 8 năm 1991 và ngày 22 tháng 12 năm 1992.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm tham nhũng như sau:

1. Điều 133 về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 133. Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa

1- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 05 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có sự thông đồng với người khác;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Tài sản có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

c) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.''

2. Bổ sung Điều 134a "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa'' như sau:

"Điều134a. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa

1- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa có giá trị từ 05 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Tài sản có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.''

3. Bổ sung Điều 137a "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa'' như sau:

"Điều 137a. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa

1- Người nào vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."

4. Điều 156 về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 156.Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân

1- Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Tài sản có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."

5. Điều 175 về tội lập quỹ trái phép được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 175. Tội lập quỹ trái phép

1- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;

b) Để thực hiện tội phạm khác;

c) Quỹ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này."

6. Điều 221 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ."

7. Bổ sung Điều 221a "Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ" như sau:

"Điều 221a. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

1- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."

8. Điều 224 về tội giả mạo trong công tác được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 224. Tội giả mạo trong công tác

1- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."

9. Điều 226 về tội nhận hối lộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 226. Tội nhận hối lộ

1- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản xã hội chủ nghĩa;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."

10. Điều 227 về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 227. Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ

1- Người nào đưa hối lộ hoặc làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Dùng tài sản xã hội chủ nghĩa để đưa hối lộ;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5- Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ."

11. Bổ sung Điều 228a "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi" như sau:

"Điều 228a. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

1- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."

Điều 2. Bổ sung Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" vào "Phần các tội phạm" của Bộ luật hình sự như sau:

"Điều 185a. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý

1- Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Tái phạm tội này.

Điều 185b. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

1- Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

h) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

i) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản 2 Điều này;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

đ) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít ;

e) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản 3 Điều này;

g) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

d) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

đ) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này;

e) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 185c. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1- Người nào tàng trữ trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

g) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

h) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

i) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

k) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

l) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

m) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm l khoản 2 Điều này;

n) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này;

i) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên ;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này;

i) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 185d. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

1- Người nào vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức ;

đ) Vận chuyển qua biên giới;

e) Sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm tội;

g) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm m khoản 2 Điều 185c;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 3 Điều 185c;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 4 Điều 185c;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 185đ. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1- Người nào mua bán trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Thu lợi bất chính lớn;

e) Mua bán qua biên giới;

g) Sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm tội;

h) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm m khoản 2 Điều 185c;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Chất ma tuý có số lượng tương ứng quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 3 Điều 185c;

c) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 4 Điều 185c;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 185e. Tội chiếm đoạt chất ma túy

1- Người nào chiếm đoạt chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Có sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

e) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm m khoản 2 Điều 185c;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 3 Điều 185c;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chất ma tuý có số lượng tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 4 Điều 185c;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 185g. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

1- Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều185h. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

1- Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 185i. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1- Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;

d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác hoặc gây cố tật nặng cho người khác;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Gây chết người;

b) Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nhiều người hoặc gây cố tật nặng cho nhiều người;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

d) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

đ) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Điều 185k. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý

1- Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Đối với nhiều người;

d) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 185l. Tội sử dụng trái phép chất ma tuý

1- Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Tái phạm tội này, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Điều 185m. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1- Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

e) Đối với nhiều người;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác hoặc gây cố tật nặng cho người khác;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Gây chết người;

b) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của nhiều người hoặc gây cố tật nặng cho nhiều người;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

d) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

đ) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Điều 185n. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác

1- Người nào có trách nhiệm trong việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì vụ lợi;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 185(o). Hình phạt bổ sung

1- Người nào phạm tội quy định tại Điều 185a, thì có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Người nào phạm tội quy định tại Điều 185m hoặc Điều 185n, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185k, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185h hoặc Điều 185n, thì bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ hai năm đến năm năm.

3- Người nào phạm tội quy định tại Điều 185i, thì bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự về tội phạm tình dục đối với người chưa thành niên như sau:

1. Bổ sung Điều 112a "Tội hiếp dâm trẻ em" như sau:

"Điều 112a. Tội hiếp dâm trẻ em

1- Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây tổn hại rất nặng cho sức khỏe của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4- Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình."

2. Bổ sung Điều 113a "Tội cưỡng dâm người chưa thành niên" như sau:

"Điều 113a. Tội cưỡng dâm người chưa thành niên

1- Người nào cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười ba năm:

a) Cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Có tính chất loạn luân;

c) Làm nạn nhân có thai;

d) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây tổn hại rất nặng cho sức khoẻ của nạn nhân.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này."

3. Điều 114 về tội giao cấu với người dưới 16 tuổi được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 114. Tội giao cấu với trẻ em

1- Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Có tính chất loạn luân;

c) Làm nạn nhân có thai;

d) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân.

3- Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm."

4. Điều 202 về tội chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 202. Tội chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm

1- Người nào chứa mãi dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mãi dâm, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Cưỡng bức mãi dâm;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."

5. Bổ sung Điều 202a "Tội mua dâm người chưa thành niên" như sau:

"Điều 202a. Tội mua dâm người chưa thành niên

1- Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng."

6. Bổ sung Điều 202b " Tội dâm ô đối với trẻ em" như sau:

"Điều 202b. Tội dâm ô đối với trẻ em

1- Người nào có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều trẻ em;

c) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm:

a) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng."

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Bộ luật hình sự có liên quan như sau:

1. Điều 39 về những tình tiết tăng nặng được sửa đổi, bổ sung như sau:

" Điều 39. Những tình tiết tăng nặng

1- Chỉ những tình tiết sau đây mới được coi là tình tiết tăng nặng:

a) Phạm tội có tổ chức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

c) Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội;

d) Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

e) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, công tác hoặc các mặt khác;

g) Phạm tội vì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

h) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng;

i) Phạm tội nhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm;

k) Sau khi phạm tội đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

2- Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng."

2. Điều 100 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 100. Hình phạt bổ sung

1- Công dân Việt Nam phạm một trong các tội thuộc Mục A, thì bị tước một số quyền công dân từ một năm đến năm năm; phạm một trong các tội thuộc Mục B thì có thể bị tước một số quyền công dân từ một năm đến năm năm.

2- Công dân Việt Nam phạm một trong các tội thuộc Mục A hoặc một trong các tội quy định tại Điều 87, Điều 88, các điều từ Điều 94 đến Điều 99, thì bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

3- Người nào phạm một trong các tội quy định tại Điều 90 và Điều 91 trong trường hợp hình phạt chính không phải là phạt tiền, thì có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định đối với mỗi tội.

Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều 88, 95, 96, 98 và 99, thì có thể bị phạt tiền từ ba trăm nghìn đồng đến ba triệu đồng; phạm tội quy định tại Điều 97, thì bị phạt tiền đến mười lần trị giá hàng phạm pháp.

4- Người nào phạm một trong các tội thuộc Mục A, thì bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; phạm một trong các tội quy định tại Điều 88, các điều từ Điều 94 đến Điều 98, thì có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

3. Điều 112 về tội hiếp dâm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 112 . Tội hiếp dâm

1- Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Có tính chất loạn luân;

đ) Làm nạn nhân có thai;

e) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây tổn hại rất nặng cho sức khoẻ của nạn nhân;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này."

4. Điều 113 về tội cưỡng dâm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 113 . Tội cưỡng dâm

1- Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Có tính chất loạn luân;

d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

a) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này."

5. Điều 118 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 118. Hình phạt bổ sung

1- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 101 đến Điều 105 và tại các điều 107, 112, 112a, 113 và 113a, thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ hai năm đến năm năm.

2- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều 101, 112a và 115, thì có thể bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

6. Điều 134 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 134. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa

1- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

d) Tài sản có giá trị lớn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến mười tám năm:

a) Tài sản có giá trị rất lớn;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Tài sản có giá trị đặc biệt lớn;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.''

7. Điều 137 về tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 137. Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa

1- Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này."

8. Điều 142 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 142. Hình phạt bổ sung

1- Người nào phạm một trong các tội quy định tại Điều 133, Điều 134a, điểm d khoản 2 Điều 135, Điều 137a và Điều 139, thì bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa từ hai năm đến năm năm.

2- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 129 đến Điều 132, Điều 134 và Điều 135, nếu là tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

3- Người nào phạm một trong các tội quy định tại Chương này, trừ các điều 136, 139 và 140, thì tuỳ theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm mà có thể bị phạt tiền đến ba mươi triệu đồng và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt đó."

9. Điều 218 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 218. Hình phạt bổ sung

1- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 186 đến Điều 191 và từ Điều 195 đến Điều 197, thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ hai năm đến năm năm .

2- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 199 đến Điều 202, thì có thể bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

3- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 199 đến Điều 202, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản."

10. Điều 229 về hình phạt bổ sung được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 229 . Hình phạt bổ sung

1- Người nào phạm một trong các tội quy định tại Chương này, thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ nhất định từ hai năm đến năm năm.

2- Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều 221, 221a và 224, thì có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều 226, 227, 228 và 228a, thì bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị của hối lộ hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

11. Điều 246 về tội che giấu tội phạm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 246. Tội che giấu tội phạm

1- Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong những tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

- Các điều từ Điều 72 đến Điều 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 97, khoản 2 và 3 (tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ);

- Điều 101 (tội giết người); Điều 112, khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112a (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 113a (tội cưỡng dâm người chưa thành niên); Điều 115, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);

- Điều 129 (tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, khoản 2 và 3 (tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 134a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 137a, khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 138, khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa);

- Điều 149, khoản 2 (tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em);

- Điều 151 (tội cướp tài sản của công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân); Điều 156, khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân);

- Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn bán hàng cấm); Điều 167, khoản 2 và 3 (tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả); Điều 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối); Điều 174, khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 175, khoản 2, 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép);

- Điều 185a, khoản 2 (tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý); Điều 185b (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 185c (tội tàng trữ trái phép chất ma tuý); Điều 185d (tội vận chuyển trái phép chất ma tuý); Điều 185đ (tội mua bán trái phép chất ma tuý); Điều 185e (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 185g (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 185h, khoản 2 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185i (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185k (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185m (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185n (tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);

- Điều 202a, khoản 2, 3 và 4 (tội mua dâm người chưa thành niên); Điều 202b, khoản 2, 3 và 4 (tội dâm ô đối với trẻ em);

- Điều 221, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 221a, khoản 2, 3 và 4 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 224, khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 226, khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 227, khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ); Điều 228a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi);

- Điều 245, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).

2- Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm."

12. Điều 247 về tội không tố giác tội phạm được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 247. Tội không tố giác tội phạm

1- Người nào biết rõ một trong những tội phạm quy định tại các điều sau đây đang được chuẩn bị hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

- Các điều từ Điều 72 đến Điều 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ);

- Điều 101 (tội giết người); Điều 112, khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112a (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 113a (tội cưỡng dâm người chưa thành niên);

- Điều 129 (tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, khoản 2 và 3 (tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 134a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 137a, khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 138, khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa);

- Điều 151 (tội cướp tài sản của công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân); Điều 156, khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân);

- Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối); Điều 174, khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 175, khoản 2, 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép);

- Điều 185a, khoản 2 (tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý); Điều 185b (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 185c (tội tàng trữ trái phép chất ma tuý); Điều 185d (tội vận chuyển trái phép chất ma tuý); Điều 185đ (tội mua bán trái phép chất ma tuý); Điều 185e (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 185g (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 185h, khoản 2 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185i (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185k (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185m (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185n (tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);

- Điều 202a, khoản 2, 3 và 4 (tội mua dâm người chưa thành niên); Điều 202b, khoản 2, 3 và 4 (tội dâm ô đối với trẻ em);

- Điều 221, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 221a, khoản 2, 3 và 4 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 224, khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 226, khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 227, khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ); Điều 228a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi);

- Điều 245, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).

2- Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."

Điều 5. Thay thế các điều sau đây thuộc "Phần các tội phạm" của Bộ luật hình sự:

1- Điều 96a (tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý) được thay bằng các điều từ Điều 185b đến Điều 185đ.

2- Điều 203 (tội tổ chức dùng chất ma tuý) được thay bằng Điều 185i.

3- Cụm từ "Điều 96a" tại khoản 1 Điều 168 (tội kinh doanh trái phép) và tại khoản 2 Điều 169 (tội trốn thuế) được thay bằng cụm từ "185b, 185c, 185d và 185đ".

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997.

 

 

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

 

- Thời hiệu áp dụng Luật này được hướng dẫn bởi Mục 1, 5 Phần A; Điểm c Tiểu mục 4 Mục II Phần B; Phần C Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì “Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước công bố, trừ trường hợp băn bản đó quy định ngày có hiệu lực”; cho nên, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 22-5-1997 (sau đây gọi là Luật sửa đổi, bổ sung…) có hiệu lực kể từ ngày 22-5-1997.
...
5. Đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 22-5-1997 và được xét xử theo đúng các quy định của Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung… và các hướng dẫn trước ngày ban hành Thông tư này, thì không áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung và các hướng dẫn của Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
c- Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ và cũng có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng: do đó, việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy được hướng dẫn trên đây khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng như sau:
- Nếu xem xét đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng mà thấy rằng không có căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo hoặc để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo (có sự đối xứng giữa các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng), thì phải xử phạt bị cáo mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy được hướng dẫn trên đây:
- Nếu xem xét đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng mà thấy rằng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc có nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn, thì có thể xử phạt bị cáo mức án thấp trong khung hình phạt, mặc dù trọng lượng chất ma túy theo quy định trong khung hình phạt có mức cao. Chỉ áp dụng khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự và trong lượng chất ma túy theo quy định trong khung hình phạt ở mức thấp.
- Nếu xem xét đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng mà thấy rằng có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có, nhưng có nhiều tình tiết tăng nặng hơn, thì cần phải xử phạt bị cáo mức án cao trong khung hình phạt có mức thấp. Nếu trọng lượng chất ma túy theo quy định trong khung hình phạt có mức cao, đã phải xử phạt bị cáo mức án cao nhất trong khung hình phạt.
...
C. VỀ ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ
1. Kể từ ngày 22-5-1997 trở đi người nào thực hiện một trong trong các hành vi phạm tội được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung… thì phải xử phạt nghiêm khắc theo đúng quy định của Luật này.
2. Nếu trước ngày 22-5-1997 người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung… theo hướng nặng hơn, thì tuy phải áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự để xử phạt họ, nhưng có tham khảo các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… để quyết định hình phạt cho thỏa đáng.
3. Trong trường hợp một người bị khởi tố, truy tố, xét xử về một tội nào đó với nhiều hành vi phạm tội (ví dụ: nhiều hành vi mua bán trái phép chất ma túy), trong đó có hành vi thực hiện trước ngày 22-5-1997, có hành vi thực hiện từ ngày 22-50-1997 trở đi, thì áp dụng điều luật đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung… để xét xử (theo ví dụ trên thì phải áp dụng Điều 185đ), nhưng khi quyết định hình phạt cần cân nhắc số lượng và tính chất của các hành vi được thực hiện trước cũng như của các hành vi được thực hiện từ ngày 22-5-1997 trở đi để quyết định một mức hình phạt cho thỏa đáng đối với tất cả các hành vi đó.

Xem nội dung VB
- Luật này được hướng dẫn bởi Mục 1, 2 Phần I; Phần II Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì "Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực" cho nên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 22-5-1997 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung...) có hiệu lực kể từ ngày 22-5-1997.
2. Khoản 1 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực khi hành vi ấy được thực hiện"; do đó, các quy định của luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện kể từ ngày 22/5/1997 trở đi.

II. VỀ ĐƯỜNG LỐI XÉT XỬ
1. Kể từ ngày 22-5-1997 trở đi người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung...., thì phải xử phạt nghiêm khắc theo đúng quy định của Luật này.
2. Nếu trước ngày 22-5-1997 người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung... theo hướng nặng hơn, thì về nguyên tắc là phải áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự để xử phạt họ, nhưng có tham khảo các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... để quyết định hình phạt cho thoả đáng.
3. Trong trường hợp một người bị khởi tố, truy tố, xét xử về một tội nào đó với nhiều hành vi phạm tội (ví dụ: nhiều hành vi mua bán trái phép chất ma tuý), trong đó có hành vi thực hiện trước, có hành vi thực hiện sau ngày 22-5-1997, thì áp dụng điều luật đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung để xét xử (trong ví dụ trên là phải áp dụng Điều 185đ), nhưng khi quyết định hình phạt cần cân nhắc số lượng và tính chất của các hành vi được thực hiện trước cũng như của các hành vi được thực hiện sau ngày 22-5-1997 để quyết định một mức hình phạt cho thoả đáng đối với tất cả hành vi đó.

Xem nội dung VB
- Một số quy định không được sửa đổi trong luật này được hướng dẫn bởi Điều 7, 8 Nghị quyết 1/1998/NQ-HĐTP

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10-5-1997 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
...
7. Khi xét xử các vụ án về các tội chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội chiếm đoạt tài sản của công dân được quy định trong các điều luật chưa được sửa đổi, bổ sung mà trong điều luật tương ứng chỉ có quy định “ gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, thì việc xác định các tình tiết này như sau:
a) Được coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” nếu căn cứ vào hướng dẫn tại tiết e điểm 1 mục I phần B Thông tư liên tịch số 01/1998, thì xác định trường hợp cụ thể đó là “gây hậu quả nghiêm trọng”.
b) Được coi là “ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, nếu căn cứ vào hướng dẫn tại tiết e điểm 1 mục I Phần B Thông tư liên tịch số 01/1998, thì xác định trường hợp cụ thể đó là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, cần chú ý là vì lý do điều luật chưa được sửa đổi, bổ sung, cho nên mặc dù phải áp dụng khoản của điều luật tương ứng có quy định “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, nhưng đối với trường hợp “ gây hậu quả rất nghiêm trọng”, thì đường lối xét xử phải nhẹ hơn đối với trường hợp “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
8. Khi xét xử các vụ án về các tội chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và các tội chiếm đoạt tài sản của công dân được quy định tại các điều luật chưa được sửa đổi, bổ sung mà trong điều luật tương ứng chỉ có quy định các tình tiết định khung tăng nặng “tài sản có giá trị lớn”, “ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”, thì việc xác định giá trị tài sản để áp dụng các tình tiết này như sau:
a) Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi triệu đồng được coi là trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị lớn và phải áp dụng khoản của điều luật tương ứng, trong đó có quy định tình tiết định khung tăng nặng “tài sản có giá trị lớn”.
b) Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng trở lên được coi là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phải áp dụng khoản của điều luật tương ứng có quy định tình tiết “ phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng…”
Tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau đây:
a) Nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt càng lớn, người phạm tội càng phải bị xử phạt với mức án nghiêm khắc hơn trong khung hình phạt. Đối với trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ và cũng có nhiều tình tiết tăng nặng thì cần phải thực hiện đúng hướng dẫn tại tiết g điểm 2 mục I Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.
b) Người nào phạm một trong các tội quy định tại các điều 129, 136 và 153 Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng trở lên, nếu không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự thì phải bị xử phạt với mức án cao nhất theo quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Một người cưỡng đoạt tài sản của công dân có giá trị hai trăm năm mươi triệu đồng, nếu không có tình tiêt giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự, thì phải áp dụng điểm a khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự xử phạt người đó mười năm tù.
c) Người nào phạm một trong các tội chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại các điều luật khác tương ứng của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, nếu không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự thì phải bị xử phạt với mức án cao nhất quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Một người cướp giật tài sản của công dân có giá trị một tỷ đồng, nếu không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự, thì phải áp dụng khoản 3 Điều 154 Bộ luật hình sự xử phạt người đó mười lăm năm tù.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất Điểm a Mục 2 Phần A; Điểm a Tiểu mục 2 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:
- Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (XHCN) (Điều 133);
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
a- Đối với tội tham ô tài sản XHCN (Điều 133) và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134a).
Nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:
- Xử phạt tù từ hai năm đến năm năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới sáu mươi triệu đồng (khoản 1 điều 133 hoặc khoản 1 điều 134a);
- Xử phạt tù từ năm năm đến bảy năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 134a);
- Xử phạt tù từ bảy năm đến mười một năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều 134a);
- Xử phạt tù từ mười một năm đến mười lăm năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều 134a);
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (khoản 3 điều 133 hoặc khoản 2 điều 134a);
- Xử phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 3 điều 133 hoặc khoản 3 Điều 134a);
- Xử phạt tù chung thân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (khoản 4 Điều 133 hoặc khoản 4 Điều 134a);
- Xử phạt tử hình, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên (khoản 4 Điều 133 hoặc khoản 4 Điều 134a).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
- Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 133);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị quyết 1/1998/NQ-HĐTP

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10-5-1997 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
1. Khi xét xử vụ án về tội “ tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” mà hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, thì Toà án phải được thực hiện đúng hướng dẫn tại các điểm 3 và 4. Phần A Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC_VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ “ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự” ( sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Ngoài ra, nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thì cần phải thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
a) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới sáu mươi triệu đồng, thì áp dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ một năm đến năm năm tù;
b) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng thì áp dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ năm năm đến bảy năm tù;
c) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ bảy năm đến mười một năm tù;
d) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười một năm đến mười lăm năm tù;
đ) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới bốn trăm triệu đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười lăm năm tù đến mười tám năm tù;
e) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười tám năm tù đến hai mươi năm tù;
g) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội tù chung thân;
h) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội tử hình.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất, thứ hai Mục 4 Phần A; Điểm a, b Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
4. Khoản 3 điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung… không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997.
- Được áp dụng khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện các hành vi tương ứng (tham ô tài sản XHCN, lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân) nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.
- Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, nếu người nào tham ô tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm tấn gạo trở lên thì bị coi là chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 133 hoặc khoản 2 điều 156 bộ luậ thình sự. Nay theo quy định tại khoản 1 điều 133, khoản 1 điều 156 bộ luật hình sự (Luật sửa đổi, bổ sung…), nếu người nào tham ô tài sản XHCN lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của các điều luật tương ứng này, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều luật tương ứng; do đó, được áp dụng quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung…đối với các trường hợp tham ô tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân theo khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị đến dưới một trăm triệu đồng.
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
a- Tình tiết “vi phạm nhiều lần”, quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a, được hiểu là đã có từ hai lần vi phạm trở lên (hai lần tham ô tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi lần vi phạm tài sản bị hciếm đoạt có giá trị dưới mức khởi điểm mà điều luật quy định (dưới năm trăm nghìn đồng theo khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a), đồng thời trong các lần vi phạm đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. (Theo thông tư số 12-LL/TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì “thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng kể từ ngày phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến ba tháng”). Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần vi phạm cộng lại.
b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất, thứ hai Mục 4 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

4. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành"; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung... không được nêu tại điểm 3 mục I Công văn này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997:
- Được áp dụng khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 2 Điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với các hành vi tương ứng: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, nếu tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản chiếm đoạt từ năm tấn gạo trở lên được coi là lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Nay theo quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung...) nếu tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của các điều luật tương ứng này, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều luật tương ứng; do đó, khi xét xử được áp dụng quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung... để xét xử hành vi tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân theo khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt đến dưới một triệu đồng.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai Điểm a Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:
...
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (các khoản 2, 3, 4 Điều 134a);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 2 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
a- Đối với tội tham ô tài sản XHCN (Điều 133) và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134a).
Nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:
- Xử phạt tù từ hai năm đến năm năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới sáu mươi triệu đồng (khoản 1 điều 133 hoặc khoản 1 điều 134a);
- Xử phạt tù từ năm năm đến bảy năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 134a);
- Xử phạt tù từ bảy năm đến mười một năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều 134a);
- Xử phạt tù từ mười một năm đến mười lăm năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều 134a);
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (khoản 3 điều 133 hoặc khoản 2 điều 134a);
- Xử phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 3 điều 133 hoặc khoản 3 Điều 134a);
- Xử phạt tù chung thân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (khoản 4 Điều 133 hoặc khoản 4 Điều 134a);
- Xử phạt tử hình, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên (khoản 4 Điều 133 hoặc khoản 4 Điều 134a).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (các khoản 2, 3, 4 Điều 134a), trừ trường hợp....;

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất, thứ ba Mục 4 Phần A; Điểm a, b Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
4. Khoản 3 điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung… không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997.
- Được áp dụng khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện các hành vi tương ứng (tham ô tài sản XHCN, lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân) nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.
...
- Được áp dụng khoản 1 Điều 134a (Luật sửa đổi, bổ sung…) mà không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, nếu không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 134a. Nếu thuộc một trong các trường hợp này, thì phải áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự.
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
a- Tình tiết “vi phạm nhiều lần”, quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a, được hiểu là đã có từ hai lần vi phạm trở lên (hai lần tham ô tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi lần vi phạm tài sản bị hciếm đoạt có giá trị dưới mức khởi điểm mà điều luật quy định (dưới năm trăm nghìn đồng theo khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a), đồng thời trong các lần vi phạm đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. (Theo thông tư số 12-LL/TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì “thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng kể từ ngày phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến ba tháng”). Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần vi phạm cộng lại.
b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất, thứ ba Mục 4 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

4. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành"; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung... không được nêu tại điểm 3 mục I Công văn này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997:
- Được áp dụng khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 2 Điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với các hành vi tương ứng: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
...
- Được áp dụng khoản 1 Điều 134a (Luật sửa đổi, bổ sung...) mà không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự để xét xử đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 134a. Nếu thuộc một trong các trường hợp này, thì phải áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ ba Điểm a Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản XHCN (các khoản 2, 3, 4 Điều 137a);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ ba Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa (các khoản 2, 3, 4 Điều 137a);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Điểm a Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 156);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 2 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
...
b- Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản củ công dân (Điều 156)
Trong trường hợp không có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luậ thình sự và cũng không có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại điều 39 bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:
- Xử phạt tù từ một năm đến bốn năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới sáu mươi triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ bốn năm đến sáu năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ sáu năm đến mười năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười năm đến mười ba năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười ba năm đến mười bảy năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến bốn trăm triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù chung thân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (khoản 4);
- Xử phạt tử hình, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên (khoản 4).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 156);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất, thứ hai Mục 4 Phần A; Điểm a, b Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
4. Khoản 3 điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung… không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997.
- Được áp dụng khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện các hành vi tương ứng (tham ô tài sản XHCN, lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân) nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.
- Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, nếu người nào tham ô tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm tấn gạo trở lên thì bị coi là chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 133 hoặc khoản 2 điều 156 bộ luậ thình sự. Nay theo quy định tại khoản 1 điều 133, khoản 1 điều 156 bộ luật hình sự (Luật sửa đổi, bổ sung…), nếu người nào tham ô tài sản XHCN lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của các điều luật tương ứng này, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều luật tương ứng; do đó, được áp dụng quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung…đối với các trường hợp tham ô tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân theo khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị đến dưới một trăm triệu đồng.
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
a- Tình tiết “vi phạm nhiều lần”, quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a, được hiểu là đã có từ hai lần vi phạm trở lên (hai lần tham ô tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi lần vi phạm tài sản bị hciếm đoạt có giá trị dưới mức khởi điểm mà điều luật quy định (dưới năm trăm nghìn đồng theo khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a), đồng thời trong các lần vi phạm đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. (Theo thông tư số 12-LL/TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì “thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng kể từ ngày phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến ba tháng”). Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần vi phạm cộng lại.
b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất, thứ hai Mục 4 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

4. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành"; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung... không được nêu tại điểm 3 mục I Công văn này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997:
- Được áp dụng khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 2 Điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với các hành vi tương ứng: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, nếu tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản chiếm đoạt từ năm tấn gạo trở lên được coi là lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Nay theo quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung...) nếu tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của các điều luật tương ứng này, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều luật tương ứng; do đó, khi xét xử được áp dụng quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung... để xét xử hành vi tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân theo khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt đến dưới một triệu đồng.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ năm Điểm a Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội lập quỹ trái phép (Điều 175);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 2 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
...
c. Đối với tội lập quỹ trái phép (Điều 175)
Trong trường hợp đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội lập quỹ trái phép và chỉ căn cứ vào giá trị của quỹ trái phép mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị của quỹ trái phép như sau:
- Xử phạt tù từ một năm đến ba năm, nêu quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm hai mươi triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ ba năm đến năm năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ một trăm hai mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ năm năm đến tám năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới bốn trăm triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ tám năm đến mười năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười năm đến mười ba năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới tám trăm triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù từ mười ba năm đến mười lăm năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ tám trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng (khoản 4);
- Xử phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên (khoản 4).
Trong trường hợp quỹ trái phép có giá trị từ hai tỷ năm trăm triệu đồng trở lên, thì dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ cũng phải xử phạt tù với mức án cao nhất của khung hình phạt (khoản 4)
Trong trường hợp quỹ trái phép có giá trị hai tỷ năm trăm triệu đồng trở lên, thì dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ cũng phải xử phạt tù với mức án cao nhất của khung hình phạt (khoản 4).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ năm Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội lập quỹ trái phép (Điều 175);

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản a Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:
a. Trong các điều luật về tội phạm ma tuý có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm", thì chỉ tính các trường hợp bị xử phạt hành chính kể từ ngày 22-5-1997 trở đi;

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm b, c, g Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).
c- Tình tiết “đã bị xử phạt hành chính mà còn vị phạm” quy định tại khoản 1 Điều 175 được hiểu là trước đó đã có lần lập quỹ trái phép và đã bị xử phạt một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, nay lại lập quỹ trái phép và bị phát hiện (Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì “cá nhân, tổ chức bị xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành chính”). Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lập quỹ trái phép mới bị phát hiện, nếu giá trị của quỹ trái phép từ năm mươi triệu đồng trởlên. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).
...
g- Khoản 1 Điều 175 quy định: “người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Theo tinh thần của quy định này, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lập quỹ trái phép, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép, nếu:
- Quỹ trái phép có giá trị dưới năm mươi triệu đồng (kể cả trong các trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 175).
- Quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên, nhưng chưa sử dụng quỹ đó hoặc đã sử dụng quỹ đó nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
- Quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên, nhưng chưa bị xử lý kỷ luật hoặc chưa bị xử phạt hành chính.
Người nào tuy không trực tiếp lập quỹ trái phép, nhưng sau đó được kế thừa chức vụ, quyền hạn của người đã lập quỹ trái phép mà thừa nhận và đã sử dụng quỹ đó, gây hậu quả nghiêm trọng, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lập quỹ trái phép.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ sáu Điểm a Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221a);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ sáu Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221a);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ bảy Điểm a Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội giả mạo trong công tác (Điều 224);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ bảy Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 224);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tám Điểm a Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội nhận hối lộ (Điều 226);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
...
d- Đối với tội nhận hối lộ (Điều 226)
Nếu chỉ căn cứ vào giá trị của hối lộ mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị của hối lộ như sau:
- Xử phạt tù từ hai năm đến năm năm, nếu của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới sáu triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ năm năm đến bảy năm, nếu của hối lộ có giá trị từ sáu triệu đồng đến dưới mười triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ bảy năm đến mười một năm, nếu của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười một năm đến mười lăm năm, nếu của hối lộ có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm, nếu của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới bốn mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt từ từ mười tám năm đến hai mươi năm, nếu của hối lộ có giá trị từ bốn mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù chung thân, nếu của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 4).
- Xử phạt tử hình, nếu của hối lộ có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên (khoản 4).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tám Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội nhận hối lộ (Điều 226);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Mục 4 Phần A; Điểm a, b Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
4. Khoản 3 điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung… không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997.

- Được áp dụng khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227 (Luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện các hành vi tương ứng (nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ), nếu của hối lộ có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng và không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG...
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
a- Tình tiết “vi phạm nhiều lần”, quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a, được hiểu là đã có từ hai lần vi phạm trở lên (hai lần tham ô tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi lần vi phạm tài sản bị hciếm đoạt có giá trị dưới mức khởi điểm mà điều luật quy định (dưới năm trăm nghìn đồng theo khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a), đồng thời trong các lần vi phạm đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. (Theo thông tư số 12-LL/TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì “thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng kể từ ngày phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến ba tháng”). Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần vi phạm cộng lại.
b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Mục 4 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

4. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành"; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung... không được nêu tại điểm 3 mục I Công văn này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997:

- Được áp dụng khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với các hành vi tương ứng: nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nếu của hối lộ có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng và không thuộc các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ chín Điểm a Mục 2 Phần A; Điểm đ Tiểu mục 2 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227);
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
...
đ- Đối với tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227)
Nếu chỉ căn cứ vào giá trị của hối lộ mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị của hối lộ như sau:
- Xử phạt tù từ một năm đến ba năm, nếu của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ ba năm đến sáu năm, nếu của hối lộ có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới mười triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ sáu năm đến mười năm, nếu của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười năm đến mười ba năm, nếu của hối lộ có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười ba năm đến mười bảy năm, nếu của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới bốn mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù từ mười bảy năm đến hai mươi năm, nếu của hối lộ có giá trị từ bốn mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù chung thân, nếu của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng (khoản 4);
- Xử phạt tử hình, nếu của hối lộ có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng trở lên (khoản 4).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ chín Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm a, b Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG...
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
a- Tình tiết “vi phạm nhiều lần”, quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a, được hiểu là đã có từ hai lần vi phạm trở lên (hai lần tham ô tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi lần vi phạm tài sản bị hciếm đoạt có giá trị dưới mức khởi điểm mà điều luật quy định (dưới năm trăm nghìn đồng theo khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a), đồng thời trong các lần vi phạm đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. (Theo thông tư số 12-LL/TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì “thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng kể từ ngày phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến ba tháng”). Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần vi phạm cộng lại.
b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Mục 4 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

4. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành"; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung... không được nêu tại điểm 3 mục I Công văn này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997:

- Được áp dụng khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với các hành vi tương ứng: nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nếu của hối lộ có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng và không thuộc các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Mục 4 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
4. Khoản 3 điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung… không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997.

- Được áp dụng khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227 (Luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện các hành vi tương ứng (nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ), nếu của hối lộ có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng và không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ mười Điểm a Mục 2 Phần A; Điểm e Tiểu mục 2 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư này:

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 228a).
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
...
e- Đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây áp dụng với người khác để trục lợi
Nếu chỉ căn cứ vào số tiền hoặc giá trị tài sản hay lợi ích vật chất khác mà người phạm tội trục lợi được, không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với số tiềnhoặc giá trị tài sản hay lợi ích vật chất khác trục lợi được như sau:
- Xử phạt tù từ một năm đến ba năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có giá trị năm trăm nghìn đồng đến dưới năm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ ba năm đến sáu năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới mười triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ sáu năm đến mười năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười năm đến mười ba năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù từ mười ba năm đến mười bảy năm nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới bốn mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù từ haimươi năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên (khoản 4);
- Xử phạt tù chung thân, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên (khoản 4).
g-Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ và cũng có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng; do đó, việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản được hướng dẫn trên đây khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được thực hiện như sau:
- Nếu xem xét, đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng, thấy rằng không có căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo hoặc để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo (có sự cân bằng giữa các tình tiết giảm nhẹ và tình tết tăng nặng), thì phải quyết định đối với bị cáo mức án tương xứng với giá trị tài sản được hướng dẫn trên đây.
- Nếu xem xét, đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng, thấy rằng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc có, nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn, thì có thể quyết định đối với bị cáomức án thấp trong khung hình phạt, mặc dù giá trị tài sản theo quy định trong khung hình phạt có mức cao. Chỉ áp dụng khoản 3 Điều 38 bộluật hình sự để quyết định đối với bị cáo một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự và giá trị tài sản theo quy định trong khung hình phạt có mức thấp.
- Nếu xem xét, đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng, thấy rằng có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có, nhưng có nhiều tình tiết tăng nặng hơn, thì cần phải quyết định đối với bị cáo mức án cao trong khung hình phạt, mặc dù giá trị tài sản theo quy định trong khung hình phạt có mức thấp. Nếu giá trị tài sản theo quy định trong khung hình phạt có mức cao, thì cần phải quyết định đối với bị cáo mức án cao nhất trong khung hình phạt.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ mười Điểm a Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
...
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 228 a).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm a, b Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG...
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
a- Tình tiết “vi phạm nhiều lần”, quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a, được hiểu là đã có từ hai lần vi phạm trở lên (hai lần tham ô tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi lần vi phạm tài sản bị hciếm đoạt có giá trị dưới mức khởi điểm mà điều luật quy định (dưới năm trăm nghìn đồng theo khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a), đồng thời trong các lần vi phạm đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. (Theo thông tư số 12-LL/TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì “thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng kể từ ngày phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến ba tháng”). Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần vi phạm cộng lại.
b- Tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 1 Mục I Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

đ- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156, 175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Nội dung hướng dẫn Điều này tại Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA được sửa đổi bởi Khoản a Điều 9 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

9. Sửa đổi, bổ sung một số hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/1998 như sau:
a. Đoạn 2 tiết a điểm 1 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 được hướng dẫn bổ sung lại như sau:
"Cần lưu ý rằng nhựa thuốc phiện bao gồm: nhựa thuốc phiện lấy từ cây thuốc phiện, nhựa thuốc phiện đã được cô đặc thành dạng keo, dạng bi... Đối với dung dịch thuốc phiện để tiêm, chích thì không coi là chất ma tuý ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện. Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà cần phải xác định hàm lượng thuốc phiện trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện".

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Tiểu mục 1 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về các chất ma túy, tiền chất, phương tiện dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
a- Chất ma túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Trong Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung… đã quy định một số chất ma túy cụ thể thường gặpnhư: Hêrôin, Côcain, nhựa thuốc phiện, nhựa cần sai, cao côca… Ngoài ra, trong điều luật còn quy định các chất ma túy khác ở thể rắn hoặc ở thể lỏng mà không liệt kê cụ thể đó là các chất gì. Vì vậy, cần hiểu các chất ma túy khác là các chất ma túy được quy định cụ thể trong các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy mà Việt Nam đã tham gia ngoài các chất ma túy đã được quy định cụ thể trong Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…) (Kèm theo Thông tư này có Danh mục các chất ma túy theo quy định trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia). Trong trường hợp cần xác định có phải là chất ma túy hay không hoặc ma túy gì, thì phải trưng cầu giám định. Nếu chất được giám định tuy không phải là chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi tưởng rằng chất đó là chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại Điều luật tương ứng về tội phạm ma túy.
Cần lưu ý rằng nhựa thuốc phiện bao gồm: nhựa thuốc phiện lấy từ cây thuốc phiện, nhựa thuốc phiện đã được cô đặc thành dạng keo, dạng bi… Đối với dung dịch thuốc phiện để tiêm chích, thì không coi là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định nồng độ thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện.
b- Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất mà túy bao gồm các tiền chất ma túy được quy định cụ thể trong các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túymà Việt Nam đã tham gia (Kèm theo Thông tư này có Danh mục các tiền chất ma túy theo quy định trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia). Trong trường hợp cần xác định có phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hay không thì phải trưng cầu giám định.
e- Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là các phương tiện dụng cụ được sản xuất ra với chức năng chủ yếu dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay tuy được sản xuất ra với mục đích thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất mà túy.

Xem nội dung VB
- Điều 185a được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A; Điểm a Tiểu mục 3, Điểm a, b Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
a- Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người nào trồng cây thuốc phiện, cây Côca, cây Cần sa hoặc các loại cây khác có chất ma túy (Điều 185a) khi và chỉ khi họ đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp mà còn vi phạm: đã được giáo dục nhiều lần; đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính.
- Đã được giáo dục nhiều lần được hiểu là đã được cơ quan nhà nước tổ chức cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục nhắc nhở về việc không được trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối chính sách cũng như các quy định của pháp luật về việc cấm trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
- Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống được hiểu là đã được hỗ trợ về vốn để sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực thay thế cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy…
- Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm được hiểu là trước đó đã có lần trồng cây thuốc piện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, nay lại trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy và bị phát hiện.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản a Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:
a. Trong các điều luật về tội phạm ma tuý có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm", thì chỉ tính các trường hợp bị xử phạt hành chính kể từ ngày 22-5-1997 trở đi;

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Các hành vi phạm tội cụ thể
a- Hành vi sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185b là hành vi bào chế chất ma túy từ quả của cây thuốc phiện, lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Côca cũng như việc chế biến từ tiền chất ma túy thành chất ma túy hoặc từ chất ma túy này thành chất ma túykhác trái với quy định của Nhà nước.
Không coi là sản xuất trái phép chất ma túy các hành vi giản đơn thông dụng nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn, như: chế biến thuốc phiện thành dung dịch thuốc phiện để tiêm chích, chế biến hêrôin từ dụng bánh thành dạng bột để hít…

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm a, b Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
a- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội tại các điều từ Điếu 185a đến 185e mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thức hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội danh nặng hơn. Tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt cao nhất cao hơn. Trong trường hợp mức hình phạt cao nhất bằng nhau, thì tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt khởi điểm cao hơn.
Ví dụ: Một người sản xuất trái phép Hêrôin sau đó vận chuyển trái phép đến một địa điểm mới và tàng trữ trái phép số Hêrôin đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.
Trong trường hợp các hành vi phạm tội trên đây theo các điều luật có quy định tại các tội danh khác nhau, nhưng đều có mức hình phạt coa nhất bằng nhau và mức hình phạt khởi điểm bằng nhau, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.
Ví dụ: Một người chiếm đoạt ma túy ở thể lỏng và đem bán số ma túy đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma tuý theo Điều 185e.
b- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 185a đến Điều 158e mà các hành vi do độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo Điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người mua bán trái phép Hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 185d và tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
- Xử phạt tù từ ba năm đến 10 năm (khoản 1 Điều 185b, khoản 1 điều 185đ, khoản 1 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới ba trăm gam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng dưới ba gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới ba mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới mười hai gam:
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới sáu mươi mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 60% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai, thứ ba Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
...
- Xử phạt tù từ mười năm đến mười ba năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185đ, khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới tám trăm gam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng năm gam đến dưới hai mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới ba mươi lăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trởlên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tù từ mười ba năm đến mười lăm năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185đ, khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ tám trăm gam đến dưới một kilôgam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới ba mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây Côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mươi kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm e Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
e- Tình tiết “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều 185b và các điều luật tương ứng được xác định như sau:
* Trường hợp thứ nhất:
Nếu các chất ma túy đó được quy định trong cùng một điểm thì cộng trọng lượng các chất ma túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng trong điều luật tương ứng để truycứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản nào của điều luật đó.
Ví dụ: Một người sản xuất ba trăm gam nhựa thuốc phiện và ba trăm gam nhựa cần sa. Do nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa được quy định trong cùng điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 185b, cho nên chỉ cần cộng trọng lượng nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa bằng sáu trăm gam (300g + 300g = 600g). Đối chiếu với quy định về trọng lượng trong Điều 185b, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 185b.
* Trường hợp thứ hai
- Nếu các chất ma túy đó được quy định trong các điểm khác nhau của cùng một khoản 2 (hoặc cùng một khoản 3) của Điều 185b và các điều luật tương ứng, thì không cần xác định tổng số lượng của các chất ma túy để áp dụng tình tiết: “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng…” mà áp dụng tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” hoặc “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 điều luật tương ứng.
* Trường hợp thứ ba
Nếu các chất ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểu quy định tại khoản 2 (tức là thuộc khoản 1) của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các chất ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng đối với chất ma túy đó tại các điểm tương ứng.
- Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng. Nếu từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương vớislu chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại khoản 2 của Điều luật tương ứng.
Ví dụ thứ nhất:
Một người sản xuất hai trăm gam nhựa thuốc phiện và hai gam Hêrôin. Trong trường hợp này tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 40% (hai trăm gam so với năm trăm gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với Hêrôin là 40% (hai gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 80%(40% + 40%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185b.
Ví dụ thứ hai:
Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và ba gam Hêrôin. Theo cách xác định như ví dụ thứ nhất ta có:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 80% (bốn trăm gam so với năm trăm gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 158b đối với Hêrôin là 60% (ba gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 140%(80% + 60%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là trên 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm i khoản 2 Điều 185b.
* Trường hợp thứ tư:
Nếu trong các chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 1, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) hoặc có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 3 của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các chất ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất so với mức độ tối thiểu quy định đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng (nếu chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so với mức tối thiểu của chất ma túy đó quy định tại khoản 3 và nếu thuộc khoản 3 thì so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 4).
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy khác so với mức tối thiểu quy định đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất;
- Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” của khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng có quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất.
Ví dụ thứ nhất: Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và hai mươi bốn gam Hêrôin. Trong trường hợp này Hêrôin có trong lượng thuộc khoản 2 Điều 185b, còn nhựa thuốc phiệm có trọng lượng thuốc khoản 1 Điều 185b; do đó, Hêrôin có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 185b là 80% (hai mươi bốn gam so với ba mươi gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 điều 185b là 40% (bốm trăm gam so với một kilôgam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 120% (80% + 40%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy trên 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 3 điều 185b.
Ví dụ thứ hai: Một người sản xuất bốn phẩy năm kilôgam nhựa thuốc phiện và bốn gam Hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có trọng lượng thuộc khoản 3 Điều 185b, còn Hêrôin có trọng lượng thuộc khoản 1 Điều 185b: do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 90% (bốn phẩy năm kilôgam so với năm kilôgam);
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 4% (bốm gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 94% (90% + 4%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 185b.
Ví dụ thứ ba: Một người sản xuất bốn kilôgam nhựa thuốc phiện và hai mươi gam Hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có số lượng thuộc điểm b khoản 3, còn hêrôin thuộc điểm e khoản 2 Điều 185b; do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 80% (bốn kilôgam so với năm kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 20% (hai mươi gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 100% (80% + 20%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 4 Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư, thứ năm Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3 Điều 185d, khoản 3 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến ba phẩu năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mưới lăm kilôgam đến dưới sáu mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới bốn trăm năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm mười kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới hai trăm hai mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thểlỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới năm trăm năm mươi mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3 Điều 185đ, khoản 3 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ ba phẩy năm kilôgam đến dưới năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cô ca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ sáu mươi kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ bốn trăm năm mươikilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm mười kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai trăm hai mươi gam đến dưới ba trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ năm trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm e Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
e- Tình tiết “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều 185b và các điều luật tương ứng được xác định như sau:
* Trường hợp thứ nhất:
Nếu các chất ma túy đó được quy định trong cùng một điểm thì cộng trọng lượng các chất ma túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng trong điều luật tương ứng để truycứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản nào của điều luật đó.
Ví dụ: Một người sản xuất ba trăm gam nhựa thuốc phiện và ba trăm gam nhựa cần sa. Do nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa được quy định trong cùng điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 185b, cho nên chỉ cần cộng trọng lượng nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa bằng sáu trăm gam (300g + 300g = 600g). Đối chiếu với quy định về trọng lượng trong Điều 185b, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 185b.
* Trường hợp thứ hai
- Nếu các chất ma túy đó được quy định trong các điểm khác nhau của cùng một khoản 2 (hoặc cùng một khoản 3) của Điều 185b và các điều luật tương ứng, thì không cần xác định tổng số lượng của các chất ma túy để áp dụng tình tiết: “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng…” mà áp dụng tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” hoặc “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 điều luật tương ứng.
* Trường hợp thứ ba
Nếu các chất ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểu quy định tại khoản 2 (tức là thuộc khoản 1) của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các chất ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng đối với chất ma túy đó tại các điểm tương ứng.
- Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng. Nếu từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương vớislu chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại khoản 2 của Điều luật tương ứng.
Ví dụ thứ nhất:
Một người sản xuất hai trăm gam nhựa thuốc phiện và hai gam Hêrôin. Trong trường hợp này tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 40% (hai trăm gam so với năm trăm gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với Hêrôin là 40% (hai gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 80%(40% + 40%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185b.
Ví dụ thứ hai:
Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và ba gam Hêrôin. Theo cách xác định như ví dụ thứ nhất ta có:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 80% (bốn trăm gam so với năm trăm gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 158b đối với Hêrôin là 60% (ba gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 140%(80% + 60%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là trên 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm i khoản 2 Điều 185b.
* Trường hợp thứ tư:
Nếu trong các chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 1, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) hoặc có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 3 của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các chất ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất so với mức độ tối thiểu quy định đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng (nếu chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so với mức tối thiểu của chất ma túy đó quy định tại khoản 3 và nếu thuộc khoản 3 thì so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 4).
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy khác so với mức tối thiểu quy định đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất;
- Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” của khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng có quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất.
Ví dụ thứ nhất: Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và hai mươi bốn gam Hêrôin. Trong trường hợp này Hêrôin có trong lượng thuộc khoản 2 Điều 185b, còn nhựa thuốc phiệm có trọng lượng thuốc khoản 1 Điều 185b; do đó, Hêrôin có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 185b là 80% (hai mươi bốn gam so với ba mươi gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 điều 185b là 40% (bốm trăm gam so với một kilôgam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 120% (80% + 40%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy trên 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 3 điều 185b.
Ví dụ thứ hai: Một người sản xuất bốn phẩy năm kilôgam nhựa thuốc phiện và bốn gam Hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có trọng lượng thuộc khoản 3 Điều 185b, còn Hêrôin có trọng lượng thuộc khoản 1 Điều 185b: do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 90% (bốn phẩy năm kilôgam so với năm kilôgam);
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 4% (bốm gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 94% (90% + 4%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 185b.
Ví dụ thứ ba: Một người sản xuất bốn kilôgam nhựa thuốc phiện và hai mươi gam Hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có số lượng thuộc điểm b khoản 3, còn hêrôin thuộc điểm e khoản 2 Điều 185b; do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 80% (bốn kilôgam so với năm kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 20% (hai mươi gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 100% (80% + 20%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 4 Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ sáu, thứ bảy Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù chung thân (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e) nếu
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng bảy mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng một trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng ba trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tử hình (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng trên năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng trên một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ điều 185b) có trọng lượng trên bảy mươi kilôgam.
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng trên sáu trăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ trên ba trăm gam;
+ Các chất ma túykhác ở thể lỏng trên bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm e Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
e- Tình tiết “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều 185b và các điều luật tương ứng được xác định như sau:
* Trường hợp thứ nhất:
Nếu các chất ma túy đó được quy định trong cùng một điểm thì cộng trọng lượng các chất ma túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng trong điều luật tương ứng để truycứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản nào của điều luật đó.
Ví dụ: Một người sản xuất ba trăm gam nhựa thuốc phiện và ba trăm gam nhựa cần sa. Do nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa được quy định trong cùng điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 185b, cho nên chỉ cần cộng trọng lượng nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa bằng sáu trăm gam (300g + 300g = 600g). Đối chiếu với quy định về trọng lượng trong Điều 185b, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 185b.
* Trường hợp thứ hai
- Nếu các chất ma túy đó được quy định trong các điểm khác nhau của cùng một khoản 2 (hoặc cùng một khoản 3) của Điều 185b và các điều luật tương ứng, thì không cần xác định tổng số lượng của các chất ma túy để áp dụng tình tiết: “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng…” mà áp dụng tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” hoặc “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 điều luật tương ứng.
* Trường hợp thứ ba
Nếu các chất ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểu quy định tại khoản 2 (tức là thuộc khoản 1) của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các chất ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng đối với chất ma túy đó tại các điểm tương ứng.
- Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng. Nếu từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương vớislu chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại khoản 2 của Điều luật tương ứng.
Ví dụ thứ nhất:
Một người sản xuất hai trăm gam nhựa thuốc phiện và hai gam Hêrôin. Trong trường hợp này tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 40% (hai trăm gam so với năm trăm gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với Hêrôin là 40% (hai gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 80%(40% + 40%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185b.
Ví dụ thứ hai:
Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và ba gam Hêrôin. Theo cách xác định như ví dụ thứ nhất ta có:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 80% (bốn trăm gam so với năm trăm gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 158b đối với Hêrôin là 60% (ba gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 140%(80% + 60%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là trên 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm i khoản 2 Điều 185b.
* Trường hợp thứ tư:
Nếu trong các chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 1, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) hoặc có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 3 của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các chất ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất so với mức độ tối thiểu quy định đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng (nếu chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so với mức tối thiểu của chất ma túy đó quy định tại khoản 3 và nếu thuộc khoản 3 thì so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 4).
- Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy khác so với mức tối thiểu quy định đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất;
- Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” của khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng có quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất.
Ví dụ thứ nhất: Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và hai mươi bốn gam Hêrôin. Trong trường hợp này Hêrôin có trong lượng thuộc khoản 2 Điều 185b, còn nhựa thuốc phiệm có trọng lượng thuốc khoản 1 Điều 185b; do đó, Hêrôin có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 185b là 80% (hai mươi bốn gam so với ba mươi gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 điều 185b là 40% (bốm trăm gam so với một kilôgam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 120% (80% + 40%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy trên 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 3 điều 185b.
Ví dụ thứ hai: Một người sản xuất bốn phẩy năm kilôgam nhựa thuốc phiện và bốn gam Hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có trọng lượng thuộc khoản 3 Điều 185b, còn Hêrôin có trọng lượng thuộc khoản 1 Điều 185b: do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 90% (bốn phẩy năm kilôgam so với năm kilôgam);
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 4% (bốm gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 94% (90% + 4%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 185b.
Ví dụ thứ ba: Một người sản xuất bốn kilôgam nhựa thuốc phiện và hai mươi gam Hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có số lượng thuộc điểm b khoản 3, còn hêrôin thuộc điểm e khoản 2 Điều 185b; do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 80% (bốn kilôgam so với năm kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 185b là 20% (hai mươi gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 100% (80% + 20%).
Trong trường hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là 100%, cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 4 Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Nội dung hướng dẫn Điều này tại Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA được sửa đổi bởi Khoản b Điều 9 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

9. Sửa đổi, bổ sung một số hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/1998 như sau:

b. Hướng dẫn tại dấu (+) thứ hai của dấu (*) thứ hai tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Người nào đã bị kết án về một trong các tội phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự, nhưng chưa được xoá án mà lại tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý được hướng dẫn trên đây (được hướng dẫn tại dấu (*) thứ nhất tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998) nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 Điều 185d tương ứng; nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 185c hoặc khoản 2 Điều 185d tương ứng.
Cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 Điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép từ hai chất ma tuý trở lên và mỗi chất ma tuý có trọng lượng được hướng dẫn trên đây (được hướng dẫn tại dấu (*) thứ nhất tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998)".

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Các hành vi phạm tội cụ thể

b- Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185c là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người cất giữ bất hợp pháp chất ma túy hộ cho người khác mà biết mục đích mua bán trái phép chất ma túy này của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò của người đồng phạm (người giúp sức).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi hoa thị thứ hai Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)

* Khi áp dụng các khoản 3.4 Điều 185c và các khoản 3, 4 Điều 185d, cần xử phạt tù mức án tương xứng với trọng lượng các chất ma túy tương tự như việc áp dụng các khoản 3, 4 Điều 185b, các khoản 3, 4 Điều 185d và các khoản 3, 4 Điều 185e được hướng dẫn tại điểm a mục 4 này.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi hoa thị thứ hai Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)

* Khi áp dụng các khoản 3.4 Điều 185c và các khoản 3, 4 Điều 185d, cần xử phạt tù mức án tương xứng với trọng lượng các chất ma túy tương tự như việc áp dụng các khoản 3, 4 Điều 185b, các khoản 3, 4 Điều 185d và các khoản 3, 4 Điều 185e được hướng dẫn tại điểm a mục 4 này.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm a, b Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
a- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội tại các điều từ Điếu 185a đến 185e mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thức hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội danh nặng hơn. Tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt cao nhất cao hơn. Trong trường hợp mức hình phạt cao nhất bằng nhau, thì tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt khởi điểm cao hơn.
Ví dụ: Một người sản xuất trái phép Hêrôin sau đó vận chuyển trái phép đến một địa điểm mới và tàng trữ trái phép số Hêrôin đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.
Trong trường hợp các hành vi phạm tội trên đây theo các điều luật có quy định tại các tội danh khác nhau, nhưng đều có mức hình phạt coa nhất bằng nhau và mức hình phạt khởi điểm bằng nhau, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.
Ví dụ: Một người chiếm đoạt ma túy ở thể lỏng và đem bán số ma túy đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma tuý theo Điều 185e.
b- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 185a đến Điều 158e mà các hành vi do độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo Điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người mua bán trái phép Hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 185d và tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)
* Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam:
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng dưới không phẩu một gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới năm mililít.
* Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp sau đây:
+ Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, mà đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185l về tội “sử dụng trái phép ma túy”.
+ Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc về tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà chưa được xóa án nay lại tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép từ hai chất ma túy trở lên mà mỗi chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây.
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
- Xử phạt tù từ hai năm đến năm năm (khoản 1 Điều 185c, khoản 1 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một gam đến dưới ba trăm gam.
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba gam đến dưới năm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ sáu kilôgam đến dưới mười kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ sáu kilôgam đến dưới mười kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ mười hai gam đến dưới hai mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ sáu mươi mililít đến dưới một trăm mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 60% đến dưới 100% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai, thứ ba hoa thị thứ nhất Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)
* Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam:
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng dưới không phẩu một gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới năm mililít.
* Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp sau đây:
+ Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, mà đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185l về tội “sử dụng trái phép ma túy”.
+ Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc về tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà chưa được xóa án nay lại tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép từ hai chất ma túy trở lên mà mỗi chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây.
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:

- Xử phạt tù từ bảy đến mười một năm (khoản 2 Điều 185c, khoản 2 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới tám trăm gam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới hai mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới ba mươi lăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ỏ thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo các tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tù từ một năm đến mười lăm năm (khoản 2 Điều 185c, khoản 2 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ tám trăm gam đến dưới một kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới ba mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươikilôgam;
+ Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
* Khi áp dụng các khoản 3.4 Điều 185c và các khoản 3, 4 Điều 185d, cần xử phạt tù mức án tương xứng với trọng lượng các chất ma túy tương tự như việc áp dụng các khoản 3, 4 Điều 185b, các khoản 3, 4 Điều 185d và các khoản 3, 4 Điều 185e được hướng dẫn tại điểm a mục 4 này.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm a, b Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
a- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội tại các điều từ Điếu 185a đến 185e mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thức hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội danh nặng hơn. Tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt cao nhất cao hơn. Trong trường hợp mức hình phạt cao nhất bằng nhau, thì tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt khởi điểm cao hơn.
Ví dụ: Một người sản xuất trái phép Hêrôin sau đó vận chuyển trái phép đến một địa điểm mới và tàng trữ trái phép số Hêrôin đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.
Trong trường hợp các hành vi phạm tội trên đây theo các điều luật có quy định tại các tội danh khác nhau, nhưng đều có mức hình phạt coa nhất bằng nhau và mức hình phạt khởi điểm bằng nhau, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.
Ví dụ: Một người chiếm đoạt ma túy ở thể lỏng và đem bán số ma túy đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma tuý theo Điều 185e.
b- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 185a đến Điều 158e mà các hành vi do độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo Điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người mua bán trái phép Hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 185d và tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Các hành vi phạm tội cụ thể
...
c- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185d là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán.
Người vận chuyển trái phép chất ma túy này của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò của người đồng phạm (người giúp sức).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất hoa thị thứ nhất Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)
* Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam:
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng dưới không phẩu một gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới năm mililít.
* Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp sau đây:
+ Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, mà đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185l về tội “sử dụng trái phép ma túy”.
+ Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc về tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà chưa được xóa án nay lại tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép từ hai chất ma túy trở lên mà mỗi chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây.
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
- Xử phạt tù từ hai năm đến năm năm (khoản 1 Điều 185c, khoản 1 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một gam đến dưới ba trăm gam.
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba gam đến dưới năm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ sáu kilôgam đến dưới mười kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ sáu kilôgam đến dưới mười kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ mười hai gam đến dưới hai mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ sáu mươi mililít đến dưới một trăm mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 60% đến dưới 100% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai, thứ ba Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù từ mười năm đến mười ba năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185đ, khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới tám trăm gam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng năm gam đến dưới hai mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới ba mươi lăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trởlên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tù từ mười ba năm đến mười lăm năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185đ, khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ tám trăm gam đến dưới một kilôgam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới ba mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây Côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mươi kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên theo cách tính được hướng dẫn tại điểm emục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai, thứ ba hoa thị thứ nhất Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)
* Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam:
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng dưới không phẩu một gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới năm mililít.
* Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp sau đây:
+ Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, mà đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185l về tội “sử dụng trái phép ma túy”.
+ Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc về tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà chưa được xóa án nay lại tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép từ hai chất ma túy trở lên mà mỗi chất ma túy có trọng lượng được hướng dẫn trên đây.
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:

- Xử phạt tù từ bảy đến mười một năm (khoản 2 Điều 185c, khoản 2 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới tám trăm gam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới hai mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới ba mươi lăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ỏ thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo các tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tù từ một năm đến mười lăm năm (khoản 2 Điều 185c, khoản 2 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ tám trăm gam đến dưới một kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới ba mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươikilôgam;
+ Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
* Khi áp dụng các khoản 3.4 Điều 185c và các khoản 3, 4 Điều 185d, cần xử phạt tù mức án tương xứng với trọng lượng các chất ma túy tương tự như việc áp dụng các khoản 3, 4 Điều 185b, các khoản 3, 4 Điều 185d và các khoản 3, 4 Điều 185e được hướng dẫn tại điểm a mục 4 này.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản c Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

c. Phải áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm b khoản 2 Điều 185d Bộ Luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
- Mua trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên nhằm bán trái phép cho người khác, không phân biệt bán một lần hoặc bán nhiều lần;
- Mua trái phép chất ma tuý một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma tuý đó từ hai lần trở lên cho người khác, không phân biệt bán lại từ hai lần trở lên cho một người hoặc cho nhiều người;
- Mua trái phép chất ma tuý một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma tuý đó trong cùng một lúc cho hai người trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3 Điều 185d, khoản 3 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến ba phẩu năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mưới lăm kilôgam đến dưới sáu mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới bốn trăm năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm mười kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới hai trăm hai mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thểlỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới năm trăm năm mươi mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).


Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi hoa thị thứ hai Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)

* Khi áp dụng các khoản 3.4 Điều 185c và các khoản 3, 4 Điều 185d, cần xử phạt tù mức án tương xứng với trọng lượng các chất ma túy tương tự như việc áp dụng các khoản 3, 4 Điều 185b, các khoản 3, 4 Điều 185d và các khoản 3, 4 Điều 185e được hướng dẫn tại điểm a mục 4 này.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi hoa thị thứ hai Điểm b Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
...
b. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d)

* Khi áp dụng các khoản 3.4 Điều 185c và các khoản 3, 4 Điều 185d, cần xử phạt tù mức án tương xứng với trọng lượng các chất ma túy tương tự như việc áp dụng các khoản 3, 4 Điều 185b, các khoản 3, 4 Điều 185d và các khoản 3, 4 Điều 185e được hướng dẫn tại điểm a mục 4 này.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 1 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

1. Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185 đ Bộ Luật hình sự là một trong các hành vi sau đây:
a. Bán trái phép chất ma tuý cho người khác;
b. Mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác;
c. Xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác;
d. Tàng trữ chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; d. Vận chuyển chất ma tuý để bán trái phép cho người khác;
e. Dùng chất ma tuý để trao đổi, thanh toán... trái phép;
g. Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán... lấy chất ma tuý để bán lại trái phép cho người khác.
Khi thực hiện hướng dẫn trên đây cần chú ý:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi được hướng dẫn tại các điểm a và e đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" theo Điều 185 đ Bộ Luật hình sự không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma tuý do đâu mà có.
- Để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện một trong các hành vi được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và g về tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 185 đ Bộ Luật hình sự, thì cần phải chứng minh được mục đích thực hiện một trong các hành vi này của họ là bán trái phép chất ma tuý đó. Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép chất ma tuý của họ, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà căn cứ vào hướng dẫn tại tiết b điểm 4 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tàng trữ trái phép chất ma tuý" theo Điều 185c Bộ Luật hình sự hoặc về tội "vận chuyển trái phép chất ma tuý" theo Điều 185d Bộ Luật hình sự.
- Người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được hướng dẫn tại điểm I Thông tư này, mà trước đó hoặc sau đó đã thực hiện một hoặc hoặc nhiều hành vi phạm tội khác về ma tuý, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điểm 5 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.
- Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người nào thực hiện một trong các hành vi trên đây đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" quy định tại Điều 185đ Bộ Luật hình sự.
- Điều 1 của Thông tư này thay thế tiết d điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm a, b Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
a- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội tại các điều từ Điếu 185a đến 185e mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thức hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội danh nặng hơn. Tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt cao nhất cao hơn. Trong trường hợp mức hình phạt cao nhất bằng nhau, thì tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt khởi điểm cao hơn.
Ví dụ: Một người sản xuất trái phép Hêrôin sau đó vận chuyển trái phép đến một địa điểm mới và tàng trữ trái phép số Hêrôin đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.
Trong trường hợp các hành vi phạm tội trên đây theo các điều luật có quy định tại các tội danh khác nhau, nhưng đều có mức hình phạt coa nhất bằng nhau và mức hình phạt khởi điểm bằng nhau, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.
Ví dụ: Một người chiếm đoạt ma túy ở thể lỏng và đem bán số ma túy đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma tuý theo Điều 185e.
b- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 185a đến Điều 158e mà các hành vi do độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo Điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người mua bán trái phép Hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 185d và tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Các hành vi phạm tội cụ thể

d- Hành vi mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185d là hành vi bán hay mua, tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép, cũng được coi là hành vi mua bán trái phép chất ma túy hành vi dùng chất mà tuý để trao đổi, thanh toán… bất hợp pháp.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
- Xử phạt tù từ ba năm đến 10 năm (khoản 1 Điều 185b, khoản 1 điều 185đ, khoản 1 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới ba trăm gam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng dưới ba gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới ba mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới mười hai gam:
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới sáu mươi mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 60% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ năm Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3 Điều 185đ, khoản 3 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ ba phẩy năm kilôgam đến dưới năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cô ca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ sáu mươi kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ bốn trăm năm mươikilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm mười kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai trăm hai mươi gam đến dưới ba trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ năm trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ sáu, thứ bảy Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù chung thân (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e) nếu
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng bảy mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng một trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng ba trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tử hình (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng trên năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng trên một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ điều 185b) có trọng lượng trên bảy mươi kilôgam.
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng trên sáu trăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ trên ba trăm gam;
+ Các chất ma túykhác ở thể lỏng trên bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm a, b Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
a- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội tại các điều từ Điếu 185a đến 185e mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thức hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội danh nặng hơn. Tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt cao nhất cao hơn. Trong trường hợp mức hình phạt cao nhất bằng nhau, thì tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt khởi điểm cao hơn.
Ví dụ: Một người sản xuất trái phép Hêrôin sau đó vận chuyển trái phép đến một địa điểm mới và tàng trữ trái phép số Hêrôin đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.
Trong trường hợp các hành vi phạm tội trên đây theo các điều luật có quy định tại các tội danh khác nhau, nhưng đều có mức hình phạt coa nhất bằng nhau và mức hình phạt khởi điểm bằng nhau, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.
Ví dụ: Một người chiếm đoạt ma túy ở thể lỏng và đem bán số ma túy đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma tuý theo Điều 185e.
b- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 185a đến Điều 158e mà các hành vi do độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo Điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người mua bán trái phép Hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 185d và tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Các hành vi phạm tội cụ thể

đ- Hành vi chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 185e được thể hiện một trong các hành vi: cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt…

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
- Xử phạt tù từ ba năm đến 10 năm (khoản 1 Điều 185b, khoản 1 điều 185đ, khoản 1 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới ba trăm gam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng dưới ba gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới ba mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới mười hai gam:
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới sáu mươi mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 60% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai, thứ ba Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù từ mười năm đến mười ba năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185đ, khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới tám trăm gam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng năm gam đến dưới hai mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới ba mươi lăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trởlên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tù từ mười ba năm đến mười lăm năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185đ, khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ tám trăm gam đến dưới một kilôgam;
+ Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới ba mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây Côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mươi kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên theo cách tính được hướng dẫn tại điểm emục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư, thứ năm Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3 Điều 185d, khoản 3 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến ba phẩu năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mưới lăm kilôgam đến dưới sáu mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới bốn trăm năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm mười kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới hai trăm hai mươi gam;
+ Các chất ma túy khác ở thểlỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới năm trăm năm mươi mililít.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3 Điều 185đ, khoản 3 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ ba phẩy năm kilôgam đến dưới năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cô ca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ sáu mươi kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ bốn trăm năm mươikilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm mười kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai trăm hai mươi gam đến dưới ba trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ năm trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ sáu, thứ bảy Điểm a Tiểu mục 4 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy
a- Đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
...
- Xử phạt tù chung thân (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e) nếu
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng bảy mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng một trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng ba trăm gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt tử hình (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng trên năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng trên một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ điều 185b) có trọng lượng trên bảy mươi kilôgam.
+ Quả thuốc phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng trên sáu trăm kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ trên ba trăm gam;
+ Các chất ma túykhác ở thể lỏng trên bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
...
c- Điều 185g quy định bốn hành vi phạm tội: tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt tiềnc hất dùng vào các việc sản xuất trái phép chất ma túy và Điều 185h cũng quy định bốn hành vi phạm tội: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Trong trường hợp người phạm tội thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội thì tùy trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định tại Điều 185h) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh về hành vi vi phạm tội đã thực hiện theo điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người chỉ mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185g.
- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định tại Điều 185h) mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với các hành vi đã thực hiện theo Điều luật tương ứng và chỉ phải chịu mọi hình phạt.
Ví dụ: Một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái pháp chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là: “mua bán, vận chuyển, tàng trữ tiếp chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185g và chỉ phải chịu một hình phạt.
- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định tại Điều 185h) mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập mà người ấy đã thực hiện. Khi xét xử Tòa án sẽ áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt chung.
Ví dụ: Một người mua bán một loại tiền chất chung vào việc sản xuất trái phép chất ma t1uy và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một loại tiền chất khác. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán tiềnc hất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” và tội “tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” đều theo Điều 185g (tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng khung hình phạt tương ứng đối với từng tội).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản a, b Điều 7 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

7. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, cần chú ý một số điểm sau đây:
a. Các hành vi sản xuất trái phép, tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, mua bán trái phép được hiểu tương tự như các hành vi tương ứng được hướng dẫn tại các tiết a, b, c điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 và điểm 1 của Thông tư này.
b. Nếu người nào lần đầu sản xuất trái phép tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, mua trái phép phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý để cho bản thân mình sử dụng trái phép chất ma tuý, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính; nếu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185h Bộ Luật hình sự.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 5 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
...
c- Điều 185g quy định bốn hành vi phạm tội: tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt tiềnc hất dùng vào các việc sản xuất trái phép chất ma túy và Điều 185h cũng quy định bốn hành vi phạm tội: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Trong trường hợp người phạm tội thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội thì tùy trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định tại Điều 185h) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh về hành vi vi phạm tội đã thực hiện theo điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người chỉ mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185g.
- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định tại Điều 185h) mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với các hành vi đã thực hiện theo Điều luật tương ứng và chỉ phải chịu mọi hình phạt.
Ví dụ: Một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái pháp chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là: “mua bán, vận chuyển, tàng trữ tiếp chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185g và chỉ phải chịu một hình phạt.
- Người nào thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định tại Điều 185h) mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập mà người ấy đã thực hiện. Khi xét xử Tòa án sẽ áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt chung.
Ví dụ: Một người mua bán một loại tiền chất chung vào việc sản xuất trái phép chất ma t1uy và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một loại tiền chất khác. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán tiềnc hất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” và tội “tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” đều theo Điều 185g (tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng khung hình phạt tương ứng đối với từng tội).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản c Điều 7 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

7. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, cần chú ý một số điểm sau đây:
...
c. Được coi là "vật phạm pháp có số lượng lớn" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 185h Bộ Luật hình sự, nếu có 5 dụng cụ, phương tiện trở lên (có thể là cùng loại, có thể là khác loại).

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

2. Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185i Bộ Luật hình sự là một trong các hành vi sau đây:
a. Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
b. Thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý, cũng như tìm địa điểm để làm nơi đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
c. Cung cấp trái phép chất ma tuý (trừ hành vi bán trái phép chất ma tuý) cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý;
d. Chuẩn bị chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất...) nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
d. Tìm người sử dụng chất ma tuý cho người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể của người họ;
e. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào ( mua, xin, tàng trữ, sản xuất.. .), nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
g. Các hành vi khác (ngoài các hành vi được hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ và e trên đây) giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (như: cho người khác tiền, cho người khác vay tiền để người đó mua chất ma tuý sử dụng trái phép, cho người khác tài sản, cho người khác vay tài sản không phải là tiền để người đó đổi lấy chất ma tuý sử dụng trái phép; giúp người khác hút, hít trái phép chất ma tuý; giúp người khác tiêm, chích trái phép chất ma tuý...), nếu người thực hiện một trong các hành vi này đã:
- Bị kết án về một trong các tội phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự, nhưng chưa được xoá án;
- Bị xử lý vi phạm hành vi về một trong các hành vi vi phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự và được cụ thể hoá trong Thông tư liên tịch số 01/1998 và Thông tư này, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
- Được cơ quan tiến hành tố tụng miễn trách nhiệm hình sự về một trong các hành vi vi phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự và được cụ thể hoá trong Thông tư liên tịch số 01/1998 và Thông tư này, nhưng chưa quá thời hạn một năm, kể từ ngày được miễn trách nhiệm hình sự;
- Được cơ quan nhà nước (như: Uỷ ban nhân dân hoặc công an từ cấp phường, xã, thị trấn trở lên, cơ quan nơi công tác...), tổ chức, đoàn thể (như: tổ dân phố, tổ chức đoàn thanh niên, phụ nữ...) cũng như những người có trách nhiệm ở cơ quan nơi công tác hoặc ở địa phương nơi cư trú (như: Thủ trưởng cơ quan, cảnh sát khu vực, đại diện Uỷ ban nhân dân các cấp, Tổ trưởng tổ dân phố...) giáo dục, nhưng chưa quá thời hạn một năm, kể từ ngày được giáo dục. Cần chú ý là phải có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng người thực hiện một trong các hành vi trên đây đã được giáo dục (như: biên bản cuộc họp; bản tự kiểm điểm hoặc bản cam đoan của người vi phạm; có việc triệu tập đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giáo dục; người có trách nhiệm đến tận gia đình giáo dục...).
Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi tội khác về ma tuý quy định tại các điều luật tương ứng của Bộ Luật hình sự, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185i Bộ Luật hình sự, tuỳ từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của Bộ Luật hình sự.
- Điểm 2 của Thông tư này thay thế tiết e điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm e Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Các hành vi phạm tội cụ thể

e- Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185i là hành vi chuẩn bị địa điểm (như: thuê địa điểm, mượn địa điểm…) cho việc sử dụng trái phép chất ma túy; hành vi chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cho việc sử dụng trái phép chất ma túy, hành vi đưa chất ma túy vào cơ thể người khác với mục đích vụ lợi…
Người nào ngoài việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, còn có hành vi tàng trữ trái phép, mua bán trái phép… chất ma túy, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo Điều 185i, còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép, tội mua bán trái phép… theo các điều luật tương ứng.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
c- Tình tiết “phạm tội đối với nhiều người” quy định tại khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m được hiểu là trong một lần phạm tội cụ thể đó, thì người phạm tội đã phạm tội đối với hai người trở lên.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

4. Hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185k Bộ Luật hình sự là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý, nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm thoả mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma tuý.
Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma tuý nhằm thoả mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma tuý mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tổ cức sử dụng trái phép chất ma tuý" quy định tại Điều 185i Bộ Luật hình sự.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
c- Tình tiết “phạm tội đối với nhiều người” quy định tại khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m được hiểu là trong một lần phạm tội cụ thể đó, thì người phạm tội đã phạm tội đối với hai người trở lên.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

3. Hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 185l Bộ Luật hình sự là hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể của mình dưới bất kỳ hình thức nào (như: hút, hít, tiêm, chích... chất ma tuý) nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng chất ma tuý.
Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185l Bộ Luật hình sự khi người sử dụng trái phép chất ma tuý đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý.
- "Đã được giáo dục nhiều lần" được hiểu là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Được coi là đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh, nếu biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 10 và Điều 24 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6-7-1995) và theo đúng quy định của Quy chế "Về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6-7-1995" (ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 13-4-1996 của Chính phủ).
Người nào đã bị kết án về tội "sử dụng trái phép chất ma tuý" mà tái phạm, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 185l Bộ Luật hình sự.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

5. Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185m Bộ Luật hình sự là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ.
6. Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185 m Bộ Luật hình sự là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác sử dụng trái phép chất ma tuý để họ sử dụng trái phép chất ma tuý.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
c- Tình tiết “phạm tội đối với nhiều người” quy định tại khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m được hiểu là trong một lần phạm tội cụ thể đó, thì người phạm tội đã phạm tội đối với hai người trở lên.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản b Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
b- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
...
d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều 185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ sáu Mục 4 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
4. Khoản 3 điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung… không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Bộ luật hình sự (chưa sửa đổi), thì công dân Việt Nam phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Nay Điều 185 (o) (Luật sửa đổi, bổ sung…) không quy định hình phạt bổ sung quản chế hoặc cấm cư trú đối với người phạm các tội này; do đó, được áp dụng quy định này để không phạt quản chế hoặc cấm cư trú đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được thực hiện trước ngày 22-5-1997.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
b. Về Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
c. Về Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
c) Về Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các điều: 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
a- Tình tiết “có tính chất loạn luân” quy định tại khoản 2 Điều 112a, khoản 2 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 112, khoản 2 Điều 113 được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm, cưỡng dân, giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chĩ em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

b- Tình tiết “nhiều người hiếp một người” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 2 Điều 112 và tình tiết “nhiều người cưỡng dâm một người” quy định tại khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 115 được hiểu là có từ hai người trở lên hiếp một người hay cưỡng dâm một người cũng được coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cùng bàn bạc với nhau là tá6t cả sẽ thay nhau hiếp một người hay cưỡng dâm một người, nhưng quá trình thực hiện tội phạm thì chỉ mới có một hoặc một số người đã thực hiện hành vi hiếp dâm hay cưỡng dâm.
Không coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cấu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho một người trong số họ hiếp dâm một người hay cưỡng dâm một người và khi thực hiện tội phạm, cũng chỉ có một người hiếp dâm hay cưỡng dâm mà thôi.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

c- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 201, khoản 2 Điều 137 được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần hiếp dâm trở lên, hai lần cưỡng dâm trở lên…) và mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưac ó lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng được coi là phạm tội nhiều lần người nào hiếp dâm, cưỡng dẫm giao cấu… từ hai lần trở lên đối với một người.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Tiểu mục 3 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

3. Việc áp dụng khoản 4 Điều 112a.
Khi áp dụng khoản 4 Điều 112a thì cần xử phạt người phạm tội mức án càng nghiêm khắc nếu độ tuổi của người bị hại càng nhỏ; cụ thể là:
a- Xử phạt tù hai mươi năm, nếu người bị hại là trẻ em từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười ba tuổi.
b- Xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu người bị hại là trẻ em chưa đủ sáu tuổi;
c- Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự hoặc có tình tiết định khung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 112a (Luật sửa đổi, bổ sung…), thì mặc dù người bị hại là trẻ em từ đủ sáu tuổi trở lên, cũng phải xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
c. Về Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 1 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số hành vi phạm tội cụ thể
a- Hành vi cưỡng dâm người chưa thành niên quy định tại Điều 113a là hành vi của người phạm tội đã dùng mọi thủ đoạn khiến người chưa thành niên lệ thuộc vào mình hoặc người chưa thành niên đang ở trong tình trạng quẩn bách phải miễn cưỡng giao cấu.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
c) Về Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các điều: 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
a- Tình tiết “có tính chất loạn luân” quy định tại khoản 2 Điều 112a, khoản 2 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 112, khoản 2 Điều 113 được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm, cưỡng dân, giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chĩ em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

b- Tình tiết “nhiều người hiếp một người” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 2 Điều 112 và tình tiết “nhiều người cưỡng dâm một người” quy định tại khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 115 được hiểu là có từ hai người trở lên hiếp một người hay cưỡng dâm một người cũng được coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cùng bàn bạc với nhau là tá6t cả sẽ thay nhau hiếp một người hay cưỡng dâm một người, nhưng quá trình thực hiện tội phạm thì chỉ mới có một hoặc một số người đã thực hiện hành vi hiếp dâm hay cưỡng dâm.
Không coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cấu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho một người trong số họ hiếp dâm một người hay cưỡng dâm một người và khi thực hiện tội phạm, cũng chỉ có một người hiếp dâm hay cưỡng dâm mà thôi.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

c- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 201, khoản 2 Điều 137 được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần hiếp dâm trở lên, hai lần cưỡng dâm trở lên…) và mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưac ó lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng được coi là phạm tội nhiều lần người nào hiếp dâm, cưỡng dẫm giao cấu… từ hai lần trở lên đối với một người.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
c. Về Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 1 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số hành vi phạm tội cụ thể
...
b- Hành vi giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 114 là hành vi giao cấu của người phạm tội với trẻ em có sự thỏa thuận: đồng ý của trẻ em và việc giao cấu đó không phải vì bất kỳ mục đích có tính chất vật chất nào.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
c) Về Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các điều: 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

c- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 201, khoản 2 Điều 137 được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần hiếp dâm trở lên, hai lần cưỡng dâm trở lên…) và mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưac ó lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng được coi là phạm tội nhiều lần người nào hiếp dâm, cưỡng dẫm giao cấu… từ hai lần trở lên đối với một người.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
a- Tình tiết “có tính chất loạn luân” quy định tại khoản 2 Điều 112a, khoản 2 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 112, khoản 2 Điều 113 được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm, cưỡng dân, giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chĩ em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
c. Về Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
c) Về Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các điều: 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
c. Về Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 1 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số hành vi phạm tội cụ thể
...
c- Hành vi mua dâm người chưa thành niên quy định tại Điều 202a là hành vi của người phạm tội dùng vật chất mua chuộc người chưa thành niên để người chưa thành niên đồng ý cho giao cấu.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
c) Về Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các điều: 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
c. Về Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng các quy định tại các điều 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 1 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số hành vi phạm tội cụ thể
...
d- Hành vi dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
c) Về Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các điều: 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:
- Điểm c khoản 1 Điều 39 về tình tiết tăng nặng: "Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội";

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ nhất Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:
- Điểm c khoản 1 điều 39 về tình tiết tăng nặng “Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị quyết 1/1998/NQ-HĐTP

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10-5-1997 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
...
6. Theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 185, thì đối với các tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, trong hai loại hình phạt bổ sung là phạt tiền và tịch thu tài sản, Toà án chỉ có quyền được áp dụng một trong hai loại hình phạt bổ sung này va nếu áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền thì mức phạt tiền cao nhất không được quá năm trăm triệu đồng, do đó:
- Trong trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, thì Toà án chỉ áp dụng một trong hai loại hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc tịch thu tài sản, nếu là phạt tiền thì vẫn áp dụng đoạn 2 khoản 3 Điều 100 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư, nhưng mức phạt tiền cao nhất không được quá năm trăm triệu đồng.
- Trong trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà xét thấy việc phạt tiền năm trăm triệu đồng đối với người phạm tội là không thoả đáng, vì họ có rất nhiều tài sản khác, thì không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, mà áp dụng khoản 4 Điều 100 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để quyết định tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản có giá trị trên năm trăm triệu đồng.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ hai Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Đoạn 2 khoản 3 Điều 100.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Đoạn 2 khoản 3 Điều 100;

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ ba Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội hiếp dâm (Điều 112).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội hiếp dâm (Điều 112);

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

b- Tình tiết “nhiều người hiếp một người” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 2 Điều 112 và tình tiết “nhiều người cưỡng dâm một người” quy định tại khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 115 được hiểu là có từ hai người trở lên hiếp một người hay cưỡng dâm một người cũng được coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cùng bàn bạc với nhau là tá6t cả sẽ thay nhau hiếp một người hay cưỡng dâm một người, nhưng quá trình thực hiện tội phạm thì chỉ mới có một hoặc một số người đã thực hiện hành vi hiếp dâm hay cưỡng dâm.
Không coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cấu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho một người trong số họ hiếp dâm một người hay cưỡng dâm một người và khi thực hiện tội phạm, cũng chỉ có một người hiếp dâm hay cưỡng dâm mà thôi.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
a- Tình tiết “có tính chất loạn luân” quy định tại khoản 2 Điều 112a, khoản 2 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 112, khoản 2 Điều 113 được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm, cưỡng dân, giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chĩ em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tư Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội cưỡng dâm (Điều 113).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội cưỡng dâm (Điều 113):

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

b- Tình tiết “nhiều người hiếp một người” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 2 Điều 112 và tình tiết “nhiều người cưỡng dâm một người” quy định tại khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 115 được hiểu là có từ hai người trở lên hiếp một người hay cưỡng dâm một người cũng được coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cùng bàn bạc với nhau là tá6t cả sẽ thay nhau hiếp một người hay cưỡng dâm một người, nhưng quá trình thực hiện tội phạm thì chỉ mới có một hoặc một số người đã thực hiện hành vi hiếp dâm hay cưỡng dâm.
Không coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cấu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho một người trong số họ hiếp dâm một người hay cưỡng dâm một người và khi thực hiện tội phạm, cũng chỉ có một người hiếp dâm hay cưỡng dâm mà thôi.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm a Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
a- Tình tiết “có tính chất loạn luân” quy định tại khoản 2 Điều 112a, khoản 2 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 112, khoản 2 Điều 113 được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm, cưỡng dân, giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chĩ em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ năm Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Hình phạt bổ sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 118).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Hình phạt bổ sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 118);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ sáu Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2, 3 Nghị quyết 1/1998/NQ-HĐTP

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10-5-1997 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
...
2. Khi xét xử vụ án về tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”, mà hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, thì Toà án phải thực hiện đúng hướng dẫn tại các điểm 3 và 4 Phần A Thông tư liên tịch số 01/1998. Ngoài ra, nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thì cần phải thực hiện hướng dẫn sau đây:
a) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới ba mươi lăm triệu đồng, thì áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ sáu tháng đến ba năm tù;
b) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba mươi lăm triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng, thì áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ ba năm đến năm năm tù;
c) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ năm năm đến tám năm tù;
d) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ tám năm đến mười hai năm tù;
đ) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười hai năm đến mười lăm năm tù;
e) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm năm mươi triệu đồng đến dưới bốn trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười lăm năm đến mười tám năm tù;
g) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội từ mười tám năm tù đến hai mươi năm tù;
h) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm năm mươi triệu đồng đến dưới một tỷ đồng, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội tù chung thân;
i) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư để xử phạt người phạm tội tử hình.
3. Khi xét xử vụ án về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa” mà hành vi phạm tội được thực hiện kể từ ngày 22-5-1997 trở đi, nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thì cần phải thực hiện hướng dẫn sau đây:
a) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới ba mươi lăm triệu đồng, thì áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi bổ sung để xử phạt người phạm tội từ sáu tháng đến ba năm tù;
b) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba mươi lăm triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng, thì áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ ba năm đến năm năm tù;
c) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng điểm d khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ năm năm đến tám năm tù;
d) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng điểm d khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ tám năm đến mười hai năm tù;
đ) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng điểm a khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ mười hai năm đến mười lăm năm tù;
e) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm năm mươi triệu đồng đến dưới bốn trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng điểm a khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ mười lăm năm đến mười tám năm tù;
g) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm năm mươi triệu đồng, thì áp dụng điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội từ mười tám năm đến hai mươi năm tù;
h) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm năm mươi triệu đồng đến dưới một tỷ đồng, thì áp dụng điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội tù chung thân;
i) Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì áp dụng điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung để xử phạt người phạm tội tử hình.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm đ Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

đ- Được coi là tình tiết “tài sản có giá trị lớn” quy định tại khoản 2 Điều 134 nếu tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi triệu đồng.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm e Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

e- Được coi là tình tiết “tài sản có giá trị rất lớn” quy định tại khoản 3 Điều 134, nếu tài sản có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng đến dưới bốn trăm năm mươi triệu đồng.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm g Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

g- Được coi là tình tiết “tài sản có giá trị đặc biệt lớn”, quy định tại khoản 4 Điều 134, nếu tài sản có giá trị từ bốn trăm năm mươi triệu đồng trở lên.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ bảy Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội sử dụng trái phép tài sản XHCN (các khoản 2, 3, Điều 137);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa (các khoản 2, 3 Điều 137);

Xem nội dung VB
- Quy định này được hướng dẫn bởi Khoản a Điều 8 Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:
a. Trong các điều luật về tội phạm ma tuý có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm", thì chỉ tính các trường hợp bị xử phạt hành chính kể từ ngày 22-5-1997 trở đi;

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ năm Mục 4 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

4. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành"; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung... không được nêu tại điểm 3 mục I Công văn này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997:

- Được áp dụng khoản 1 Điều 137 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với hành vi sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử phạt hành chính.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ năm Mục 4 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
4. Khoản 3 điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung… không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997.

- Được áp dụng khoản 1 Điều 137 (luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi sử dụng trái phép tài sản XHCN, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử phạt hành chính.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

c- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 201, khoản 2 Điều 137 được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần hiếp dâm trở lên, hai lần cưỡng dâm trở lên…) và mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưac ó lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng được coi là phạm tội nhiều lần người nào hiếp dâm, cưỡng dẫm giao cấu… từ hai lần trở lên đối với một người.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm d Tiểu mục 2 Mục II Phần B Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
...
B. VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…

2. Về một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

d- Tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ tám Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Hình phạt bổ sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 142);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Hình phạt bổ sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 142);

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ chín Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm đối với các tội mới được bổ sung (Điều 246, Điều 247).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm đối với các tội mới được bổ sung (Điều 246, Điều 247).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi gạch đầu dòng thứ chín Điểm d Mục 2 Phần A Thông tư 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV (VB hết hiệu lực: 18/01/2008)

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như sau:
A. VỀ THỜI HIỆU ÁP DỤNG
...
2. Khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
...
d- Về Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm đối với các tội mới được bổ sung (Điều 246, Điều 247).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 3 Phần I Công văn 59/KHXX năm 1997

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU

3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
...
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:

- Tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm đối với các tội mới được bổ sung (Điều 246, Điều 247).

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.